A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Nắm chắc kiến thức đã học về văn tự sự: Chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự.
- Yêu cầu của việc kể một câu chuyện của bản thân.
2. Về kỹ năng:
- Lập dàn y và trình bày rõ ràng, mạch lạc một câu chuyện của bản thân trước lớp.
- Giao tiếp, ứng xử: trình bày suy nghĩ/ ý tưởng để kể các câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.
3. Về thái độ:
- HS bình tĩnh, tự tin, có ý thức tôn trọng tập thể trong khi trình bày bài làm trước lớp.
- Yêu thích văn tự sự , giao tiếp ngôn ngữ t/ Việt trong sáng.
Tuần 11 Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 10. Phần tập làm văn Tiết 41: luyện nói kể chuyện. A - Mục tiêu. Giúp HS: 1. Về kiến thức: - Nắm chắc kiến thức đã học về văn tự sự : Chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự. - Yêu cầu của việc kể một câu chuyện của bản thân. 2. Về kỹ năng: - Lập dàn y và trình bày rõ ràng, mạch lạc một câu chuyện của bản thân trước lớp. - Giao tiếp, ứng xử: trình bày suy nghĩ/ ý tưởng để kể các câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp. 3. Về thái độ: - HS bình tĩnh, tự tin, có ý thức tôn trọng tập thể trong khi trình bày bài làm trước lớp. - Yêu thích văn tự sự , giao tiếp ngôn ngữ t/ Việt trong sáng. B - Chuẩn bị. 1. Giáo viên: - Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo. 2. Học sinh - Chuẩn bị đề bài ở nhà theo yêu cầu của GV C -Tiến trình. 1. ổn định lớp: Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS ở nhà. 3. Bài mới. *1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút ) Chúng ta đã được tìm hiểu về các bài văn tự sự, các thể loại truyện dân gian như: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn mỗi câu chuyện ấy đều gửi đến người đọc một thông điệp về cuộc sống, đạo lý, còn những câu chuyện đời thường hiện tại mà bản thân chúng ta ai cũng có dịp gặp hay chải qua. Giờ học hôm nay giúp các em kể về một câu chuyện của bản thân, một kỉ niệm của chính bản thân các em. Hoạt động Nội dung *2 Hoạt động 2: tổ chức cho HS luyện nói (33phút) - GV chép các đề trong sgk lên bảng - Trên cơ sở các tổ đã chuẩn bị bài ở nhà yêu cầu các em thảo luận xem lại dàn bài theo hệ thống câu hỏi của GV. H: Dàn bài của bài văn tự sự gồm những phần nào ? H: Bài văn của em sẽ kể theo ngôi nào ? Có mấy loại ngôi kể trong văn tự sự ? H: Em sẽ lựa chọn thứ tự kể ntn trong bài làm của mình ? Có mấy thứ tự kể trong văn tự sự ? Nêu đặc điểm của mỗi thứ tự kể ấy ? - Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên trình bày bài làm của nhóm mình - Các nhóm đóng góp bổ sung cho nhau - Thành viên của các nhóm có thể lên trình bày bổ sung - GV nhận xét, đóng góp cho từng bài. - Cho điểm những bài trình bày tốt (theo nhóm) I - Chuẩn bị. 1. Lập dàn bài theo các đề: - Các nhóm thảo luận xem lại đề bài đã chuẩn bị ở nhà II - Luyện nói. *3 Hoạt động 3: (4 phút ) 4. Củng cố. - GV nhận xét giờ học, ý thức học tập của học sinh. 5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài sau Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 11. Phần tập làm văn Tiết 42: cụm danh từ. A - Mục tiêu. Giúp HS: 1. Về kiến thức: - Nghĩa của cụm danh từ - Chức năng ngữ pháp của cụm danh từ. - Cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ. - y nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau của cụm danh từ. 2. Về kỹ năng: - Đặt câu có sử dụng cụm DT. - Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng danh từ phù hợp với thực tiễn giao tiếp. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng danh từ. 3. Về thái độ: - Yêu thích, giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiến Việt. B - Chuẩn bị. 1. Giáo viên: - Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo. - Chuẩn bị bảng phụ. 2. Học sinh - Học bài, chuẩn bị bài theo sgk C -Tiến trình. 1. ổn định lớp: Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày những hiểu biết của em về danh từ chỉ sự vật ? Khi viết danh từ riêng ta phải lưu ý những điêm nào ? 3. Bài mới. *1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút ) Khi DT hoạt động trong câu, để dảm nhiệm một chức vụ cú pháp nào đó, trước và sau DT còn có thêm một số từ ngữ phụ. Những từ ngữ này cùng với DT tạo thành một cụm, đó là cụm DT. bài học hôm nay sẽ nghiên cứu về cụm từ đó. Hoạt động Nội dung *2 Hoạt động 2: Phân tích mẫu, hình thành khái niệm (25 phút) - Gọi HS đọc vd trong sgk, chú ý các từ in đậm. H: Các từ in đậm bổ nghĩa cho những từ ngữ nào ? Các từ đó thuộc từ loại gì ? - Các từ in dậm bổ nghĩa cho các từ: Ngày, vợ chồng, túp lều ị đều là DT - GV: Muốn xác định đúng các từ phụ trước hết tìm đúng các từ trung tâm. H: Vậy trong câu đầu tiên, các từ trung tâm là những từ nào ? Các từ ngữ phụ là những từ nào ? - Từ trung tâm: Ngày, vợ chồng, túp lều. - Từ ngữ phụ: xưa, hai, Ông lão đánh cá, một, nát, trên bờ biển. * GV dùng bảng phụ cho HS so sánh: H: So sánh các cách nói sau : a. Túp lều - Một túp lều (cụm danh từ) b. Một túp lều (cụm danh từ) Một túp lều nát (cụm danh từ phức tạp) c. Một túp lều nát (cụm danh từ phức tạp) Một túp lều nát trên bờ biển(cụm danh từ phức tạp hơn nữa) + túp lều/ một túp lều DT / Cụm DT + một túp lều / một túp lều nát St + DT / ST + DT + TT + một/ túp lều/ nát trên bờ biển St + DT + TT + DT chỉ vị trí H: Em hãy rút ra nhận xét về nghĩa của cụm DT so với nghĩa của một DT ? H: Vậy cụm danh từ là gì ? *3 Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (12 phút ) - HS thảo luận theo các bàn - Gọi 2 - 3 em lên bảng, các em cùng GV khác nhận xét sửa chữa. - HS thảo luận theo 3 nhóm - Mỗi nhóm cử một đại diện lên bảng - 3 nhóm nhận xét chéo - GV nhận xét, bổ sung I - Cụm danh từ là gì ? 1. Ví dụ: - "Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ớ với nhau trong một túp lều nát bên bờ biển". - Nghĩa của cụm danh từ phức tạp, cụ thể hơn nghĩa của danh từ. - Cụm danh từ càng phức tạp (càng thêm các từ ngữ phụ) thì nghĩa của nó càng phức tạp hơn. - VD : Sông -> Dòng sông Cửu Long. * Ghi nhớ. Sgk. T 117 III - Luyện tập. * Bài tập (*). Em hãy tìm một danh từ và triển khai thành cụm danh từ ? Đáp án: - Gạo nếp - gạo nếp Tú Lệ - gạo nếp Tú Lệ nổi tiếng khắp nơi. 1. Bài tập 1. T 118. Đáp án: a. Một người chồng thật xứng đáng b. Một lưỡi búa của cha dể lại c. Một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ *4 Hoạt động 4: ( 3 phút ) 4. Củng cố: - Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ 5. Dặn: HS về làm bài tập, chuẩn bị phần II. Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 11. Phần tập làm văn Tiết 43: cụm danh từ (Tiếp) A - Mục tiêu. Giúp HS: 1. Về kiến thức: - Nghĩa của cụm danh từ - Chức năng ngữ pháp của cụm danh từ. - Cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ. - y nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau của cụm danh từ. 2. Về kỹ năng: - Đặt câu có sử dụng cụm DT. - Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng danh từ phù hợp với thực tiễn giao tiếp. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng danh từ. 3. Về thái độ: - Yêu thích, giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiến Việt. B - Chuẩn bị. 1. Giáo viên: - Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo. - Chuẩn bị bảng phụ. 2. Học sinh - Học bài, chuẩn bị bài theo sgk C -Tiến trình. 1. ổn định lớp: Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là cụm danh từ ? Cho ví dụ. 3. Bài mới. *1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút ) Giờ trước chúng ta đã được tìm hiểu về cụm DT là những DT kết hợp với một số từ ngữ phụ tạo thành. Các cụm DT có ý nghĩa đầy đủ hơn so với một mình DT. Vậy, các cụm DT thường có cấu tạo ntn ? Chúng ta sẽ tiếp tục đi tìm hiểu trong giờ học hôm nay. Hoạt động Nội dung *2 Hoạt động 2: Phân tích mẫu, hình thành khái niệm (25 phút) - Gọi HS đọc vd trong sgk. H: Em hãy tìm các cụm DT trong câu trên ? Chỉ rõ các từ ngữ đứng trước và sau DT ? - Các cụm DT: + làng ấy + ba thúng gạo nếp + ba con trâu đực + ba con trâu ấy + chín con + năm sau + cả làng - Phụ ngữ đứng trước có hai loại: + cả: chỉ số lượng ước chừng + ba: chỉ số lượng chính xác - Phụ ngữ đứng sau có hai loại: + ấy chỉ vị trí để phân biệt + đực, nếp: chỉ đặc điểm * GV: Phần trung tâm của cụm DT là một từ ghép sẽ tạo thành trung tâm 1 và TT2. TT1 chỉ đơn vị tính toán, chỉ chủng loại khái quát, TT2 chỉ đối tượng cụ thể. - GV treo bảng phụ ghi mô hình CDT và cho câu vd. H: Em hãy điền câu trên vào mô hình ? H: Qua vd em thấy cụm DT thường có cấu tạo như thế nào ? H: Em hãy cho biết vai trò của phụ ngữ trước và sau trong cụm danh từ ? H: Nêu nhận xét của em về cụm danh từ ? *3 Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (10 phút ) - HS thảo luận theo 3 nhóm, yêu cầu các em điền các CDT ở bài tập 1 vào mô hình. a. Một người chồng thật xứng đáng b. Một lưỡi búa của cha để lại c. Một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ - HS TL theo các bàn - Gọi 1 - 3 em trả lời, các em khác nhận xét - GV nhận xét, sửa chữa. - GV chia lớp làm 4 nhóm TL - Mỗi nhóm cử một đại diện lên trình bày, GV cùng HS nhận xét sửa chữa. II - Cấu tạo của cụm danh từ. 1. Ví dụ: * Các câu: - Làng ấy - Ba thúng gạo nếp ấy Phần trước Phần trung tâm phần sau T1 T2 TT1 TT2 S1 S2 Làng ấy ba thúng Gạo Nếp - Cụm DT gồm ba phần: + Phần TT: DT đảm nhiệm + Phần phụ trước: phụ ngữ bổ nghĩa cho DT về số lượng + Phụ sau: nêu đặc điểm của DT hoặc xác định vị trí của DT ấy trong không gian và thời gian * Ghi nhớ. Sgk. 118 III - Luyện tập. 1. Bài tập 2. T118 Đáp án: Cụm Danh từ PPT PTT PPS T1 T2 TT1 TT2 S1 S2 Một người chồng thật xứng đáng Một lưỡi búa của cha để lại Một con yêu tinh ở trên núi có nhiều phép lạ 2. Bài tập 3. T 118 Đáp án: Các phụ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống : - Rỉ, cũ, mềm, nặng, kì lạ... - ấy, đó, hôm trước. 3. Bài tập 3. Viết đoạn văn có sử dụng cụm DT. *4 Hoạt động 4: ( 3 phút ) 4. Củng cố: - Gọi HS đọc lại các phần ghi nhớ 5. Dặn: HS về nhà học bài, tiếp tục viết đoạn văn. Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 11. Phần văn học Tiết 44: chân, tay, tai, mắt, miệng. (Hướng dẫn đọc thêm) (Truyện ngụ ngôn) A - Mục tiêu. Giúp HS: 1. Về kiến thức: - Đặc điểm thể loại ngụ ngôn trong văn bản. - Nét đặc sắc của truyện: Cách kể y vị với ngụ y sâu sắc, đúc kết bài học về sự đoàn kết. 2. Về kỹ năng: - Đọc hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại. - Phân tích, hiểu ngụ y của truyện. - Kể lại được truyện. - Tự nhận thức giá trị của tinh thần trách nhiệm, sự đoàn kết tương thân tương ái trong cuộc sống. - ứng xử có trách nhiệm và có tinh thần đoàn kết tương thân tương ái. 3. Về thái độ: - Biết ứng dụng nội dung truyện vào thực tế cuộc sống. B - Chuẩn bị. 1. Giáo viên: - Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo. 2. Học sinh - Học bài, chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu của GV C -Tiến trình. 1. ổn định lớp: Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Bài học em rút ra được từ truyện ngụ ngôn ”Thầy bói xem voi” 3. Bài mới. *1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút ) Văn học dân gian là một kho tàng kiến thức vô giá đối với chúng ta bởi lẽ đằng sau mỗi câu chuyện bao giờ cũng ẩn chứa những bài học luân lý đầy giá trị cho cuộc sống ở mọi thời đại. Hôm nay các em sẽ được tìm hiểu thêm một lời khuyên, một bài học mới cho cuộc sống từ truyện ngụ ngôn... Hoạt động Nội dung *2 Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản (34phút) - GV đọc mẫu, hướng dẫn HS cách đọc - Chú ý đọc phân biệt và thể hiện được thái độ của các nhân vật. - HS đọc một số chú thích. H: Truyện Chân, tay,... thuộc thể loại nào ? Truyện này có gì khác so với những truyện các em đã được học ? (về nhân vật) H: Theo em truyện có thể chia thành mấy phần ? nội dung của mỗi phần ? - P1: Từ đầu đến kéo nhau về ị chân tay, tai, mắt, miệng, quyết định không làm lụng, không chung sống với lão miệng. - P2: Tiếp đến họp nhau lại để bàn ị hậu quả của quyết định này - P3: Còn lại ị cách sửa chửa hậu quả H: Truyện có bao nhiêu nhân vật ? Cách đặt tên như vậy gợi cho em suy nghĩ gì ? - Truyện có 5 nhân vật. Nhân vật Miệng là đầu mối của truyện -> Lấy tên các bộ phận của cơ thể người để đặt tên cho từng nhân vật. H: ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? - Biện pháp nhân hóa, ẩn dụ H: Tại sao lại gọi là cô Mắt, cậu Chân, Tay, bác Tai, lão Miệng ? - Cô Mắt : Duyên dáng. - Câu Chân, Tay : Làm việc à Khoẻ - Bác Tai : Chuyên nghe. - Miệng : Vốn bị ghét nên gọi là Lão. H: Đang sống hòa thuận, giữa mọi người với lão Miệng bỗng xảy ra truyện gì ? - GV nêu hệ thống câu hỏi để HS tiến hành TL theo nhóm (4 nhóm). H: Ai là người phát hiện ra vấn đề ? Vì sao cô Mắt lại là người khơi chuyện ? H: Thái độ của cậu Chân, cậu Tay, bác Tai? H: Tại sao phát hiện của cô Mắt lại được cậu Chân, cậu Tay, bác Tai đồng tình ủng hộ ? H: Tuy khác nhau ở cử chỉ, lời nói nhưng họ giống nhau ở điểm nào ? H: Lòng ghen ghét, đố kị đã khiến họ đi đến quyết định gì ? H: Thái độ của cả bọn khi đi đến nhà lão Miệng ? - HS tiếp tục thảo luận theo 4 nhóm dưới sự hướng dẫn của GV: H: Cuộc đình công ấy đã có kết quả ntn ? H: Em có nhận xét gì về cách tả từng bộ phận (nhân vật) ? - Chân, Tay không hoạt động nổi. - Mắt lờ đờ, muốn ngủ mà không ngủ được. - Tai ù. - Miệng nhợt nhạt, ... => Cách tả lí thú cụ thể từng biểu hiện thiếu ăn của từng bộ phận cơ thể, mặt khác cho thấy sự thống nhất cao độ của các bộ phận, tạo nên sự sống cho cơ thể, suy rộng ra là sự thống nhất của cả xã hội, cộng đồng. H: Vì sao cả bọn phải chịu hậu quả đó ? Ai là người đã phát hiện ra sai lầm ? H: Tại sao cả bọn lại đồng tình với ý kiến của bác Tai ? => đồng tình vì đã thấm thía, ngấm đòn do chính mình tạo ra. H: Em hãy đánh giá câu nói : “Lão Miệng không ăn, chúng ta cũng bị tê liệt” ? H: Khi đã nhận ra sai lầm cả bọn đã làm gì để sửa chữa sai lầm đó ? *3 Hoạt dộng 3: Tổng kết (3 phút) H: Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho cuộc sống ? H: Truyện có ý nghĩa ntn ? H: Nhận xét của em về nghệ thuật dựng truyện ? H: Nêu tóm tắt nhận xét của em về những giá trị từ câu chuyện ? I - Tìm hiểu chung. 1. Thể loại: - Thể loại truyện ngụ ngôn - Mượn bộ phận cơ thể người để nói chuyện người. 2. Bố cục: 3 phần II - Tìm hiểu chi tiết văn bản. 1. Chân, Tay, Tai, Mắt quyết định không làm lụng, không chung sống cũng lão Miệng: - Cô mắt khơi chuyện, tìm cách kích động cậu Chân, cậu Tay. - Cậu Chân, cậu Tay đồng tình ủng hộ. - Tất cả đều ghen ghét đố kị với lão Miệng. - Quyết định: đình công không ai làm gì nữa. - Thái độ dứt khoát, từ chối mọi sự bàn bạc. 2. Hậu quả của quyết định không cùng chung sống: - Tất cả mệt mỏi, uể oải, chán chường gần như sắp chết. => khẳng định sự thống nhất chặt chẽ, sự gắn bó không thể tách rời giữa các bộ phận khác nhau trong cơ thể con người. Suy rộng ra là trong cộng đồng xã hội. 3. Cách sửa chữa hậu quả: III - Tổng kết. 1. Bài học : - Đóng góp của mỗi cá nhân với cộng đồng khi họ thực hiện khả năng, nhiệm vụ của bản thân. - Hành động, ứng xử của mỗi người vừa tác động đến chính bản thân họ, vừa tác động đến tập thể. 2. ý nghĩa: Truyện nêu bài học về vai trò của mỗi thành viên trong cộng đồng. Vì vậy, mỗi thành viên không thể sống đơn độc, tách biệt mà cần đoàn kết, nương tựa, gán bó vào nhau để cùng tồn tại và phát triển. 3. Nghệ thuật: Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, nhân hoá: Mượn các bộ phận của cơ thể để nói chuyện con người. * Ghi nhớ. Sgk. T 116 *4 Hoạt động 4: (3 phút ) 4. Củng cố. - Tóm tắt lại truyện Chân, tay,... - Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho cuộc sống ? 5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài sau ========================== Hết tuần 11 =========================
Tài liệu đính kèm: