Giáo án Ngữ văn 6 - Bài 27

I. Mục tiêu :

 1. Kiến thức: - Giớí thiệu các loại chim đã tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của thiên nhiên ở một làng quê mền Bắc.

 - Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật khi miêu tả các loài chim ở làng quê trong bài văn.

 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu bài hồi kí - tự truyện có yếu tố miêu tả.

 - Nhận biết được chất dân gian được sử dụng trong bài văn và tác dụng của những yếu tố đó.

 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương mình.

II. Chuẩn bị :

 1. GV: - Đọc và nghiên cứu văn bản.

 2. HS: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.

III.PP, KT : Vấn đáp, gợi mở, thuyết trình, trực quan, giảng bình,.

IV.Tiến trình tổ chức dạy - học:

 1.Ổn định tổ chức:

 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu nội dung và nghệ thuật văn bản "Lòng yêu nước "?

 3. Bài mới: Chúng ta từng nghe: “Trên rừng có ba mươi sáu thứ chim . Có chim cheo bẻo, có chim ác là”. Để tìm hiểu thế giới các loài chim hôm nay chúng ta học đoạn trích" Lao xao" của nhà văn Duy Khán ?.

 

doc 10 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1314Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Bài 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
Tiết 114
Ngày soạn
Ngày dạy
Hướng dẫn đọc thêm
 Văn bản : LAO XAO
 (Trích Tuổi thơ im lặng - DUY KHÁN ) 
I. Mục tiêu : 
 1. Kiến thức: - Giớí thiệu các loại chim đã tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của thiên nhiên ở một làng quê mền Bắc.
 - Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật khi miêu tả các loài chim ở làng quê trong bài văn. 
 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu bài hồi kí - tự truyện có yếu tố miêu tả.
	- Nhận biết được chất dân gian được sử dụng trong bài văn và tác dụng của những yếu tố đó.
 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương mình.
II. Chuẩn bị : 
 1. GV: - Đọc và nghiên cứu văn bản.
 2. HS: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.
III.PP, KT : Vấn đáp, gợi mở, thuyết trình, trực quan, giảng bình,...
IV.Tiến trình tổ chức dạy - học: 
 1.Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu nội dung và nghệ thuật văn bản "Lòng yêu nước "? 
 3. Bài mới: Chúng ta từng nghe: “Trên rừng có ba mươi sáu thứ chim . Có chim cheo bẻo, có chim ác là”. Để tìm hiểu thế giới các loài chim hôm nay chúng ta học đoạn trích" Lao xao" của nhà văn Duy Khán ?.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung 
- HS: Đọc chú thích * SGK
 ? Em hiểu gì về tác giả Duy Khán?
- GV nhận xét, bố sung.
- GV giới thiệu thêm về sự nghiệp sáng tác văn chương của ông .
? Em hãy nêu hiểu biết của em về tác phẩm?
- GV giới thiệu nét chính của “ Tuổi thơ im lặng” 
- GV kiểm tra chú thích 1, 2, 6, 7, 8.
? Văn bản tả và kể cái gì ? ở đâu ?
? Cách kể và tả có theo trình tự không ? hay là tự do ?
? Theo em, văn bản có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung mỗi đoạn?
- HS: + Đ1: Khung cảnh làng quê mới vào hè
 + Đ2: Tả về các loài chim hiền.
 + Đ3: Tả về các loài chim ác.
HĐ2: HD HS tìm hiểu văn bản. 
? Khung cảnh làng quê được miêu tả như thế nào? 
? Kể các phương diện mà tác giả chọn miêu tả ?
? Âm thanh gợi cho em cảm giác gì?
- HS: Âm thanh lao xao: Rất khẽ, rất nhẹ, nhưng khá rõ-> Sự chuyển động của đất trời, thiên nhiên làng quê khi hè về 
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả? Nêu nhận xét về cách sử dụng câu trong đoạn? 
? Câu ngắn, thậm chí có câu chỉ có 1 từ 
? Theo em việc sử dụng câu ngắn có tác dụng gì?
-Liệt kê, nhấn mạnh ý, thu hút sự chú ý của người đọc
- GV đọc một số câu thơ miêu tả cảnh hè về: (Khi con tu hú
 Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào)
I. TÌM HIỂU CHUNG
 1. Tác giả, tác phẩm:
(xem chú thích * SGK)
.
 2. Đọc và tìm hiểu chú thích
3. Bố cục: 3 phần
II. Tìm hiểu văn bản
 1. Khung cảnh làng quê lúc vào hè:
- Cây cối: um tùm 
- Hoa: đẹp rực rỡ
- Ong bướm: Lao xao, rộn ràng 
-> Tính từ 
-> Cảnh làng quê vào hè: Đẹp, nhộn nhịp, vui vẻ, đáng
HĐ2: HD HS tìm hiểu các loài chim hiền.
- HS đọc đoạn 2 
? Loài chim hiền gồm những loài nào?
? Tác giả tập trung kể về loài nào ?
- HS: Chim sáo và tu hú
? Chúng được kể trên phương diện nào ? - HS: đặc điểm hoạt động của loài: hót, học nói, kêu vào mùa vải chín 
? Tác giả sử dụng biện pháp gì để kể về các loài chim? ( Câu đồng dao)
? Sử dụng câu đồng dao như thế có ý nghĩa gì?
- HS: Tạo sắc thái dân gian
? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? 
- HS: Nhân hoá
? Vì sao tác giả gọi đó là loài chim hiền?
? Hãy nêu những chi tiết miêu tả đặc điểm loài chim hiền?
HĐ3: HD HS tìm hiểu các loài chim ác.
? Hãy kể tên các loài chim ác ?
- HS: Diều hâu, quạ, chèo bẻo, cắt
? Theo em có phải đây là tất cả các loài chim dữ?
- HS: đây mới chỉ một số con gặp ở nông thôn, còn có chim Lợn, đại bàng, chim ưng
? Vì sao tác giả xếp các loài này vào nhóm chim dữ?
? Mỗi loài chim ( hiền - ác) được tác giả miêu tả trên phương diện nào? 
? Em hãy nhận xét về tài quan sát của tác giả và tình cảm của tác giả với thiên nhiên làng quê qua việc miêu tả các loài chim?
HĐ4: HD HS tìm hiểu chất liệu văn hoá dân gian sử dụng trong văn bản.
? Trong bài tác giả đã sử dụng những chất liệu dân gian nào ?
? Cách viết như vậy tạo nên nét đặc sắc gì?
- HS: Riêng biệt, đặc sắc, lôi cuốn
? Theo em, quan niệm của nhân dân về một số loài chim có gì chưa xác đáng?
- HS: ngoài những thiện cảm về từng loài chim còn có cái nhìn định kiến thiếu căn cứ khoa học: Chim Cú, Bìm bịp...
? Bài văn cho em những hiểu biết gì mới về thiên nhiên, làng quê qua hình ảnh các loài chim ?
- HS đọc ghi nhớ SGK
HĐ5: Hướng dẫn học sinh luyện tập
- GV hướng dẫn HS luyện tập: Miêu tả về một loài chim quen thuộc ở quê em.
- HS viết bài
- GV gọi HS trình bày - nhận xét
2. Loài chim hiền:
- Thường mang niềm vui đến cho thiên nhiên, đất trời và con người
+ Tu hú: Báo mùa vải chín
+ Chim ngói: Mang theo cả mùa lúa chín
+ Chim nhạn: Như nâng bầu trời cao thăm thẳm hơn
 3. Loài chim ác:
- Chuyên ăn trộm trứng
- Thích ăn thịt chết 
- Nạt kẻ yếu
-> Tác giả có tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu thiên nhiên và hiểu biết về loài chim.
4. Chất liệu văn hoá dân gian:
- Đồng dao
- Thành ngữ
- Truyện cổ tích
* Ghi nhớ ( SGK)
III. LUYỆN TẬP:
 3. Củng cố: 
- Nghệ thuật đặc sắc trong văn bản ?
- Qua văn bản giúp em có những hiểu biết gì mới về thiên nhiên, làng quê ?
 4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học kĩ bài, nắm được nghệ thuật miêu tả trong văn bản.
- Nhớ được các câu đồng dao, thành ngữ trong văn bản.
- Tìm hiểu thêm các văn bản khác viết về làng quê Việt Nam.
IV. Rút kinh nghiệm
Tuần 31
Tiết *
Ngày soạn
Ngày dạy
 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu bài học:
 HS đạt được sau tiết ôn tập :
1.Kiến thức : 
 Giúp học sinh ôn tập về các thành phần câu, câu trần thuật đơn, các phép tu từ , ẩn dụ, hoán dụ, ...
 2. Kĩ năng : 
- Hs tự đánh giá trình độ của mình về các mặt: KT,năng lực diễn đạt qua giờ ôn tập 
- Rèn kĩ năng tổng hợp các kiến thức Tiếng việt đã học ở kỳ II.
3.Thái độ : ý thức tự giác trong quá trình ôn tập 
II. Chuẩn bỊ:
 - Giáo viên : SGK, SGV , TLTK,...
 - Học sinh : Ôn tập ttổng hợp những kiến thức cơ bản về Tiếng việt đã được học ở kỳ2 
III.PP, KT : Vấn đáp, gợi mở, thuyết trình, trực quan,...
IV. Tiến trình dạy – học : 
1. Tổ chức lớp: : 
2. Kiểm tra bài cũ 
 - Thế nào là câu trần thuật đơn có từ là ? VD?
	 - Làm bài tập 3.
3. Bài mới: 
	I. Nội dung ôn tập 
Nêu khái niệm phó từ ? Cho ví dụ 
? Có mấy loại phó từ ? Cho vd?
1. Phó từ : - Phó từ là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ.
 VD: Tôi đang học bài :
	PT
 - Có hai loại phó từ: phó từ đứng trước và phó từ đứng sau.
 Các phó từ đó đứng ở trước và sau các từ ngữ nó đi kèm
 - Bổ sung các mặt ý nghĩa:
 + đã bổ sung về thời gian
 + đừng............. cầu khiến
 + vừa................ thời gian
 + lắm................ mức độ
 + không.............. phủ định
2. Các biện pháp tu từ 
? So sánh là gì? Cho vd ? 
? Nêu cấu tạo của phép so sánh ?
? Có mấy kiểu so sánh ?
So sánh : 
- Khái niệm: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có sự tương đồng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Cấu tạo của phép so sánh :
*. Mụ hình cấu tạo dạng đầy đủ :
Yếu tố 1
Yếu tố 2
Yếu tố 3
Yếu tố 4
Vế A
(sự vật được so sánh)
Phương diện so sánh
Từ so sánh
Vế B
(sự vật dùng để so sánh)
An 
nhanh
như
Chớp
-Các kiểu so sánh:
+So sánh ngang bằng
+So sánh hơn kém (không ngang bằng)
- Tác dụng của so sánh:
? Nhân hoá là gì ?
?Có mấy kiểu nhân hoá ?
b.Nhân hoá :
* Khái niệm : Nhân hoá là cách gọi, tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ được dùng để gọi hoặc tả con người
VD: Kiến hành quân đầy đường 
-Tác dụng: làm cho đồ vật, cây cối thiên nhiên trở lên gần gũi với con người - diễn đạt sinh động cụ thể gợi cảm.
*Các kiểu nhân hoá
+ Gọi vật bằng những từ vốn gọi người: Lão miệng, cô mắt
+ Dùng những từ chỉ hoạt động tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật, của thiên nhiên; Sông gầy, đê choãi chân ra
+ Trò chuyện xưng hô với vật như với người.
? ẩn dụ là gì ? 
? Có mấy kiểu ẩn dụ ? Cho vd? 
c. ẩn dụ :
* Khái niệm : Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng -ẩn dụ làm tăng sức gơi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt .
VD: Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng 
* Các kiểu ẩn dụ:
- AD cách thức
-AD hình thức 
-AD chuyển đổi cảm giác
- AD phẩm chất
? Hoán dụ là gì ? 
? Có mấy kiểu hoán dụ ? Cho vd?
d..Hoán dụ :
* Khái niệm: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của 1 sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó.
- T/dụng: + Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật diễn đạt.
 + Câu văn câu thơ ngắn gọn, hàm súc.
*Các kiểu hoán dụ
- Lấy bộ phận để gọi toàn thể.
- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
- Lấy cái cụ thể - gọi cái trừu tượng.
3. Câu 
? Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ?
(* Trong một số hoàn cảnh giao tiếp cụ thể ta cũng có thể lược bỏ TP CN hoặc VN hoặc cả CN và VN mà người nghe vẫn hiểu được. Đó là trường hợp câu tỉnh lược và câu đặc biệt).
CN trả lời câu hỏi nào ? 
? Cấu tạo 
VN trả lời câu hỏi nào ?
? Cấu tạo ? 
a. Các thành phần chính của câu : 
- TP chính của câu: (CN, VN) Là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt một ý trọn vẹn.
- TP phụ: Không bắt buộc có mặt trong câu( Trạng ngữ, các TP biệt lập( L9))
* Chủ ngữ :
-Đặc điểm: CN là thành phần chính của câu, nêu tên sự vật, hiện tượng mà nó có đặc điểm, hành động, trạng thái... được miêu tả ở vị ngữ.
- Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: ai? con gì? cái gì?
-Cấu tạo: - Chủ ngữ thường là danh từ; cụm danh từ; đại từ; trong một số trường hợp nhất định, chủ ngữ có thể là động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính từ.
- Câu có thể có 1 hoặc nhiều chủ ngữ.
* Vị ngữ :
là TPC của câu.
* Đặc điểm:
- Có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian.
- Vị ngữ trả lời cho các câu hỏi: làm gì? làm sao? như thế nào? hoặc là gì?
*Cấu tạo của VN: VN thường là động từ,hoặc cụm đt, tính từ hoặc cụm tt, danh từ hoặc cụm dt.
VD: Thủ đô nước ta là Hà Nội. (VN là 1 DT).
 - Câu có thể có 1 hoặc nhiều vị ngữ.
? Thế nào là câu trần thuật đơn ? Cho vd? 
b. Câu trần thuật đơn : 
*Câu trần thuật: Là câu dùng để giới thiệu , tả hoặc kể về một sự vật sự việc hoặc nêu một ý kiến.
Câu trần thuật đơn: Là loại câu do một cụm C-V tạo thành. Dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.
VD ? Trời / mưa. Nắng/ nhạt .
 C V	 C V
? Đắc điểm câu trần thuật đơn có từ là ? Cho vd?
c. Câu trần thuật đơn có từ là ?
Trong câu TTĐ có từ là: 
- VN thường do từ “là” kết hợp với +danh từ (CDT ); Động từ( CĐT); Tính từ( CTT) tạo thành.
- Khi VN biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải.
Các kiểu câu trần thuật đơn có từ "là".
Có một số kiểu câu TTĐ có từ là đáng chú ý như sau: -
 -Câu định nghĩa;
-Câu giới thiệu;
-Câu miêu tả;
- Câu đánh giá.
II. Luyện tập 
HS thực hiện 
GV gọi đọc 
Nhận xét 
Bài tập 1: Viết 1 đoạn văn ngắn từ- câu có sử dụng biện pháp so sánh , nhân hoá có nội dung tả cảnh thiên nhiên hoặc tả cảnh sinh hoạt . 
Bài tập 2: Đặt 2 câu trần thuật đơn . Xác định các thành phần câu :
Hôm nay , trời/ nắng to .
	C V
Ngày mai, lớp em /sẽ đi cắm trại 
	C V
Bài tập 3: Đặt 4 câu trần thuật đơn có từ là theo 4 kiểu câu đã học 
Rắn là một loài bò sát. ( Định nghĩa )
Nam là một học sinh giỏi. ( Đánh giá ) 
Mùa xuân cây cối đâm trồi nảy lộc. ( Miêu tả )
Cà Mau là một tỉnh thuộc vùng cực Nam của Tổ quốc. ( g thiệu )
4. Củng cố : Gv hệ thống bài học – Khắc sâu kiên sthức cho học sinh .
5. HDVN: Ôn tập toàn bộ nội dung bài học. Chuẩn bị giờ sau kiểm tra 1 tiết 
 V.Rút khinh nghiệm :
Tuần 31
Tiết 115
Ngày soạn
Ngày dạy
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu bài học: 
1.Kiến thức : 
 Kiểm tra nhận thức của học sinh về các thành phần câu, câu trần thuật đơn, các phép tu từ ...
 2. Kĩ năng : 
- Qua bài kiểm tra, Hs tự đánh giá trình độ của mình về các mặt: KT, năng lực diễn đạt 
- Rèn kĩ năng sử dụng các kiến thức Tiếng việt vào viết văn.
3.Thái độ : ý thức tự giác trong quá trình làm bài.
II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên : SGK, SGV , TLTK,...
 - Học sinh : Ôn tập ttổng hợp những kiến thức cơ bản về TV đã được học ở kỳ2.
III. PP, KT : 
IV. Tiến trình dạy – học : 
 1. Tổ chức lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới: 
Ma trận
Mức độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Câu 
Điểm
Phép hoán dụ
Câu
1a
1
Điểm
1
1
Các thành phần chính của câu
Câu
1b
1
Điểm
1
1
Câu trần thuật đơn (kiểu câu)
Câu 
1c
1d
2
Điểm
0,5
0,5
1
Câu trần thuật đơn có từ là
Câu
2
1
Điểm
3
3
Câu
3
1
Điểm
4
4
Tổng số câu
2
2
2
6
Tổng số điểm
1,5
1,5
7
10
Tỷ lệ %
15
15
70
100%
B. Đề bài:
Câu 1: (3 điểm): Đọc câu văn sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới :
-Việt Nam rất yêu chuộng hòa bình.
a)Xác định phép hoán dụ và cho biết đó là kiểu hoán dụ nào? (1 điểm)
b)Xác định và phân tích cấu tạo chủ ngữ, vị ngữ. (1 điểm)
c)Câu văn trên thuộc kiểu câu gì ? (0,5 điểm)
d)Hãy giải thích mục đích nói của câu văn trên. (0,5 điểm)
Câu 2 (3 điểm): Đặt 2 câu trần thuật đơn có từ là (một câu dùng để giới thiệu, một câu dùng để đánh giá).
Câu 3 (4 điểm): Viết một đoạn văn ngắn trong đó có sự dụng phép so sánh và phép nhân hóa. Hãy chỉ ra phép so sánh và nhân hóa trong đoạn văn.
B.Đáp án biểu điểm:
Câu 1 (1 điểm) : 
a. 1 điểm :
-Phép hoán dụ : Việt Nam (chỉ người dân Việt Nam) : 0,5 điểm;
- Kiểu hoán dụ : Lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng : 0,5 điểm
b) 1 điểm :
 -Chủ ngữ : Việt Nam (danh từ) : 0,5 điểm
-Vị ngữ : rất yêu chuộng hòa bình (cụm động từ) : 0,5 điểm
c) 0,5 điểm : Câu văn trên là câu trần thuật đơn.
d) 0,5 điểm : Câu văn dùng để nhận xét, đánh giá.
Câu 2 (3 điểm) : Đặt câu trần thuật đơn có từ là. Ví dụ :
-Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc. (câu giới thiệu) : 1,5 điểm
-Nam là người tốt bụng.(câu đánh giá) : 1,5 điểm
Câu 3 (4 điểm) : 
-Viết được đoạn văn có phép nhân hóa và so sánh : 3 điểm.
-Chỉ ra nhân hóa : 0,5 điểm,
-Chỉ ra so sánh : 0,5 điểm.
Ví dụ :
Với người nông dân, tre là người bạn thân thiết. Tre giúp dựng nhà, dựng cửa. Tre cần cù, chịu khó giúp nông dân cấy cày. Tre che chở xóm làng trong dông bão, đạn bom. Tre như người bạn tri kỷ. Tre như người chiến sỹ can trường.
-Phép nhân hóa : giúp, cần cù, chịu khó, che chở.
-So sánh : Tre như người bạn tri kỷ. Tre như người chiến sỹ can trường.
======================================
IV. Củng cố : GV thu bài , nhận xét chung
V. HDVN: 
Ôn tập những kiến thức Tiếng Việt đã học.
Chuẩn bị : Trả bài kiểm tra văn và bài Tập làm văn tả người
 V.Rút khinh nghiệm :
Tuần 31
Tiết 116
Ngày soạn
Ngày dạy
TRẢ BÀI LÀM VĂN TẢ NGƯỜI
I. Mục tiêu : 
1. Kiến thức: 
- Nhận ra được những ưu điểm và nhược điểm trong bài kiểm tra văn và Tập làm văn
- Thấy được phương hướng khắc phục, sửa lỗi.
- Ôn tập những kiến thức, kĩ năng đã học.
 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức; kĩ năng viết văn miêu tả người.
 3. Thái độ: Học sinh có ý thức tự đánh giá, rút kinh nghiệm để học tập tốt hơn. 
II. Chuẩn bị : 
 1. GV: - Chấm kĩ bài làm học sinh
 2. HS: -Ôn lại cách làm bài văn tả người.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học: 
 1.Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ1: Đọc đề, tìm hiểu đề, lập dàn bài 
- HS nhắc lại đề bài
- GV chép đề lên bảng
? Bài viết yêu cầu gì về thể loại ?
( Tả cảnh hay tả người )
? Nội dung cần tả là gì ?
? Cách viết như thế nào ? 
- GV cho học sinh thảo luận nhóm:
? Xây dựng dàn ý cho đề bài trên ?
- Đại diện nhóm trình bày - Nhận xét
- GV treo bảng phụ ghi dàn ý học sinh đối chiếu.
? Bài viết của em đạt được nội dung gì so với dàn bài trên?
? Bài viết của em viết về ai?
? Em đã lựa chọn đủ các chi tiết tiêu biểu về người đó chưa?
? Cách miêu tả đã theo trình tự hợp lí chưa? Có sử dụng phép so sánh không?
? Các phần trong bài viết đã đảm bảo yêu cầu chưa?
HĐ5: GV nhận xét bài viết của học sinh
* Ưu điểm
- Hoàn thành bài viết
- Một số bài viết miêu tả sinh động, chân thực.
- Một số bài viết sử dụng tốt phép so sánh.
- Một số bài hành văn lưu loát, có cảm xúc
* Nhược điểm :
- Một số bài yếu tố kể nhiều hơn yêu tố tả.
- Một số bài còn trình bày rờm rà, hành văn chưa lưu loát.
HĐ6: Trả bài - chữa lỗi
- GV trả bài cho học sinh - Nêu một số lỗi yêu cầu học sinh chữa.
- Học sinh chữa lỗi trong bài viết 
->Trao đổi bài trong bàn.
- GV đọc bài khá: 
I. Đề bài, tìm hiểu đề, lâp dàn bài
* Đề bài : Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất của em( ông , bà, cha, mẹ, anh, chị, em...)
* Tìm hiểu đề:
- Thể loại: Văn miêu tả người
- Yêu cầu: Tả một người thân yêu (Trong gia đình)
* Dàn bài:
- Nêu ở tiết 107 - 108
II. NHẬN XÉT:
* Ưu điểm:
* Nhược điểm
III. Trả bài - chữa lỗi
* Lỗi chính tả :
- Chất dọng - chất giọng
- Gầy gòm - Gầy còm
* Lỗi dùng từ 
- Không bao giờ mạnh mồm với ai- Không bao giờ to tiếng với ai
- Mẹ có túm tóc đen láy - mái tóc
* Lỗi diến đạt
- Em yêu Nguyên lắm và cũng vậy yêu em - Em yêu Nguyên lắm và bé cũng rất quý em.
- Những khi ông ốm, ông ai cũng đến thăm - Những khi ông ốm, các cụ trong xóm đều đến hỏi thăm.
3. Củng cố 
- Kĩ năng làm bài văn tổng hợp kiến thức văn học.
- Cách viết bài văn miêu tả người
4. Hướng dẫn học ở nhà. 
- Ôn tập kiến thức văn học hiện đại
- Ôn kiến thức văn miêu tả người
- Chuẩn bị bài: Ôn tập văn miêu tả.
IV. Rút kinh nghiệm
BGH duyệt
Ngày././2015
TT duyệt
Ngày././2015

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_27_Lao_xao.doc