I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Bước đầu nắm được định nghĩa truyền thuyết
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết "Bánh trưng, bánh giầy ".
- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện.
2. Kĩ năng: Kể được truyện
3. Thái độ:
- Định hướng, giáo dục tình yêu quê hương đất nước, văn hóa của dân tộc.
II. Chuẩn bị :
- Giáo viên : Đọc sách giáo khoa ngữ văn 6, sách giáo viên ngữ văn 6, sách tham khảo có liên quan đến bài. Tranh minh hoạ .
- Học sinh: Đọc, chuẩn bị bài ở nhà.
Tuần 1 Tiết PPCT: 02 Ngày soạn: 14/8/2014 Ngày dạy: Lớp 6A4 BÁNH TRƯNG, BÁNH GIẦY (Tự học có hướng dẫn) Mục tiêu: Kiến thức: Bước đầu nắm được định nghĩa truyền thuyết Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết "Bánh trưng, bánh giầy ". Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện. Kĩ năng: Kể được truyện Thái độ: - Định hướng, giáo dục tình yêu quê hương đất nước, văn hóa của dân tộc. II. Chuẩn bị : - Giáo viên : Đọc sách giáo khoa ngữ văn 6, sách giáo viên ngữ văn 6, sách tham khảo có liên quan đến bài. Tranh minh hoạ . - Học sinh: Đọc, chuẩn bị bài ở nhà. III. Tổ chức các hoạt động học tập: Ổn định: Lớp 6A4: 2. Kiểm tra kiến thức cũ: 1) Thế nào là truyện truyền thuyết ? 2) Kể các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo trong truyện “Con Rồng cháu Tiên” Và cho biết em thích chi tiết nào nhất, vì sao ? 3. Giảng kiến thức mới: * Giới thiệu bài: Truyền thuyết bánh trưng, bánh dày là truyền thuyết giải thích phong tục làm bánh trưng, bánh dày trong ngày tết, đề cao sự thờ kính trời, đất và tổ tiên của nhân dân, đồng thời ca ngợi tài năng, phẩm chất của cha ông ta trong việc tìm tòi, xây dựng nền văn hóa đậm đà màu sắc, phong vị dân tộc. Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung ghi bài Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS Đọc - tìm hiểu chung văn bản - Cho học sinh đọc theo đoạn ( 3 đoạn) - Giáo viên nhận xét góp ý cách đọc - Giáo viên giúp các em hiểu kỹ hơn về các chú thích 1, 2, 3, 4, 7, 8, 9, 12, 13. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS Đọc- hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện. GV cho HS thảo luận hệ thống câu hỏi phần đọc hiểu văn bản: ? Hoàn cảnh, ý định, cách thức vua Hùng chọn người nối ngôi ? ? Em có nhận xét gì về cách thức chọn người nối ngôi của vua Hùng GV: Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ ? Theo em nhân vật thần ở đây là chỉ ai ? vì sao? GV: Em có nhận xét gì về chi tiết “thần” được sử dụng ở đoạn này? Sau khi được thần báo mộng Lang Liêu đã làm gì và kết quả của việc làm đó ra sao à phần 3 GV: Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế trời đất, Tiên vương, Lang Liêu được nối ngôi vua? GV: Hãy giải thích lý do hai thứ bánh được vua Hùng chọn làm lễ vật ? GV: Qua việc Lang Liêu làm 2 thứ bánh bánh để cúng tiên vương và đã được vua truyền ngôi cho. Vậy theo em Lang Liêu được truyền ngôi như vậy có xứng đáng không.? GV: Theo em Lang Liêu có được những phẩm chất nào mà đáng để cho em học tập?. GV: ý nghĩa của truyền thuyết “Bánh trưng, bánh dày” ? Hoạt động III: Hướng dẫn Tổng kết - Ghi nhớ - luyện tập “Ý nghĩa của phong tục ngày tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh dày” (đề cao nghề nông) I. Đọc và tìm hiểu chung 1. Đọc 2. Chú thích 1, 2, 3, 4, 7, 8, 9, 12, 13 II. Đọc - hiểu nội dung, ý nghĩa truyện 1. Hoàn cảnh, ý định, cách thức vua Hùng chọn người nối ngôi. a) Hoàn cảnh: - Đất nước: giặc ngoài đã yếu, vua có thể tập trung chăm lo cho dân được no ấm. - Sức khỏe: vua đã già yếu, muốn truyền ngôi b) Ý định: - Về tài đức: phải nối được chí vua - Về thứ bậc trong gia đình: không nhất thiết phải là con trưởng. c) Cách thức: Điều vua đòi hỏi mang tính một câu đố đặt biệt để thử tài: “Nhân lễ Tiên Vương” truyền ngôi à Đó là một ý định đúng đắn, vì nó coi trọng cái chí à không bị ràng buộc vào luật lệ triều đình à Cuộc thi trí. 2. Lang Liêu được thần dạy “Lấy gạo làm bánh” lễ Tiên vương - Chàng là người thiệt thòi nhất - Sống giản dị, gần gũi với nhân dân - Chàng hiểu được ý thần và thực hiện được ý thần. à Chi tiết thần báo mộng à hoang đường à nghệ thuật tiêu biểu của truyện dân gian à giáo viên lý giải cho học sinh hiểu vì sao truyện lại được xếp vào thể loại truyền thuyết. 3. Lang Liêu được nối ngôi vua - Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo nuôi sống con người và là sản phẩm do chính con người làm ra. - Hai thứ bánh có ý tưởng sâu xa (Tưởng trời, tưởng đất, tưởng muôn loài). - Hai thứ bánh làm vừa ý vua, hợp ý vua à Lang Liêu là con người có tài năng, đức độ thông minh, hiếu thảo, trân trọng những người sinh thành ra mình à xứng đáng được nối ngôi vua. 4. ý nghĩa của truyện: - Giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh dày - Phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông. - Thể hiện sự thờ kính trời đất, tổ tiên của nhân dân ta. III. Tổng kết-Ghi nhớ - luyện tập 1. Ghi nhớ: Sách giáo khoa 2. Luyện tập: * Câu 1: Đề cao nghề nông, thờ kính trời đất, tổ tiên của nhân dân ta à phong tục tập quán thiêng liêng, giàu ý nghĩa. Ngày tết gói bánh có ý nghĩa giữ gìn truyền thống văn hóa, đậm đà bản sắc dân tộc và làm sống lại chuyện bánh chưng, bánh dày Câu 2: Chi tiết Lang Liêu nằm mộng thấy thần khuyên bảo: “Trong trời đất.. à thần kỳ à tăng sức hấp dẫn cho truyện à Lang Liêu được thần giúp đỡ nêu bật giá trị củ hạt gạo ở 1 đất nước sống chủ yếu bằng nghề nông à thể hiện 1 cách sâu sắc đáng quý đáng trân trọng sản phẩm do con người làm ra. Củng cố bài giảng: Hãy nhắc lại thế nào là truyền thuyết? Chỉ ra yếu tố làm nên tính truyền thuyết cho câu chuyện này? Hướng dẫn học tập ở nhà: Giáo viên hướng HS sinh tìm hiểu các bài phân tích, bình giảng, các dị bản của truyện Bánh chưng, Bánh giầy Chuẩn bị bài: “Từ và cấu tạo của từ tiếng việt” IV. Rút kinh nghiệm.
Tài liệu đính kèm: