Giáo án Ngữ văn 6 - Cầu long biên - Chứng nhân lịch sử

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh nắm vững khái niệm văn bản nhật dụng; hiểu được vai trò làm “ chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên qua 1 bài bút kí có yếu tố hồi kí.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, kĩ năng đọc hiểu văn bản nhật dụng có hình thức là một bài bút kí mang yếu tố hồi kí; trình bày những suy nghĩ, tình cảm tự hào của bản thân về lịch sử hào hùng, bi tráng của đất nước.

3. Thái độ: Giáo dục, bồi dưỡng, làm phong phú tâm hồn, tình cảm đối với quê hương, đất nước, đối với các di tích lịch sử của dân tộc.

II. PHƯƠNG PHÁP: Giảng bình, vấn đáp gợi mở, hợp tác nhóm.

III. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên: SGK, giáo án, tranh ảnh về cầu Long Biên, các tư liệu liên quan đến bài học.

 2. Học sinh: Soạn bài, sưu tầm tranh ảnh về cầu Long Biên

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1385Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Cầu long biên - Chứng nhân lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	BÀI GIẢNG DẠY HỌC VỚI DI SẢN
	Họ và tên giáo viên: BÙI LÊ THỤC NGUYÊN
	Ngày sinh: 04/10/1980
	Đơn vị công tác: Trường THCS Hiền Lương - Hạ Hòa - Phú Thọ
	Tên bài: Hướng dẫn đọc thêm: Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử
	Môn dạy: Ngữ văn lớp 6
	Tiết theo phân phối chương trình: 123
Ngày soạn: 10/02/2015
Tiết 123: HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: 
CẦU LONG BIÊN - CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Học sinh nắm vững khái niệm văn bản nhật dụng; hiểu được vai trò làm “ chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên qua 1 bài bút kí có yếu tố hồi kí.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, kĩ năng đọc hiểu văn bản nhật dụng có hình thức là một bài bút kí mang yếu tố hồi kí; trình bày những suy nghĩ, tình cảm tự hào của bản thân về lịch sử hào hùng, bi tráng của đất nước.
3. Thái độ: Giáo dục, bồi dưỡng, làm phong phú tâm hồn, tình cảm đối với quê hương, đất nước, đối với các di tích lịch sử của dân tộc.
II. PHƯƠNG PHÁP: Giảng bình, vấn đáp gợi mở, hợp tác nhóm.
III. CHUẨN BỊ 
	1. Giáo viên: SGK, giáo án, tranh ảnh về cầu Long Biên, các tư liệu liên quan đến bài học.
	2. Học sinh: Soạn bài, sưu tầm tranh ảnh về cầu Long Biên
IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 1p
Thứ 
Ngày dạy
Lớp
Tiết
Sĩ số
Tên học sinh vắng
6A
6B
2. Kiểm tra bài cũ: (4p)
	? Nêu các đặc điểm giống và khác nhau giữa truyện và kí?
3. Bài mới: (33p)
TG
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
Nội dung (Ghi bảng)
10p
20p
3p
Hoạt động1: Tìm hiểu chung
Hướng dẫn đọc: Giọng chậm rãi, tình cảm như đang tâm tình, trò chuyện với cây cầu.
- Văn bản thuộc kiểu loại văn bản nào ?
GV: lưu ý thêm về VB nhật dụng
- Kiểm tra việc tìm hiểu từ khó của HS
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
GV: Yêu cầu HS theo dõi phần 1. 
- Cầu Long Biên được giới thiệu khái quát như thế nào?
- Vị trí của cây cầu ?
- Người xây dựng ?
- Năm xây dựng ?
- Năm hoàn thành ?
- Lời nhận xét đánh giá khái quát ? 
? Trong đoạn 1, tác giả đã sử dụng những hình ảnh nghệ thuật nào để giới thiệu về cây cầu ? 
- Yêu cầu HS theo dõi phần 2
- Tên đầu tiên? Qui mô 
- Kỹ thuật làm cầu ?
- Mục đích ?
- Quá trình xây dựng ?
GV: Giới thiệu thêm về Đu-me: viên quan toàn quyền Pháp. 
- Qua tên gọi của cây cầu và quá trình xây dựng , giúp ta hiểu thêm được điều gì về cuộc sống của người dân thời bấy giờ ? 
- Hình ảnh cây cầu còn được tác giả diễn tả như thế nào ?
- Hình ảnh đó gợi cho ta có những suy nghĩ gì ?
GV: Yêu cầu HS theo dõi tiếp văn bản. 
- Cầu Đu-me được đổi tên vào năm nào ? Đổi tên là gì? 
- Việc đổi tên đó giúp ta hiểu thêm được điều gì ?
- Từ đó trở đi, cầu Long Biên gắn liền với những sự kiện lịch sử cơ bản nào ?
GV: Gợi ý phân tích: 
- Những ngày hoà bình? 
- Trong kháng chiến chống Pháp thì như thế nào ?
- Trong chống Mỹ thì sao ?
- Những ngày lũ lụt?
GV: Yêu cầu HS tìm dẫn chứng để minh hoạ. 
- Trong từng thời điểm đó, tác giả sử dụng những nghệ thuật nào để diễn tả ?
GV: Bình chi tiết : nước mắt ứa ra ... 
- Qua đó, ta thấy cầu Long Biên trở thành chứng nhân cho những gì ? 
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
- Nêu những nét nghệ thuật đặc sắc trong việc diễn đạt văn bản của tác giả ?
- Nội dung nổi bật nhất của văn bản là gì ? 
HS: Đọc theo yêu cầu 
- Văn bản nhật dụng (nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng)
- Giải thích các từ khó theo yêu cầu của GV.
HS: Đọc đoạn 1.
HS: Theo dõi văn bản 
HS: Thảo luận 
- Xác định chi tiết 
- Đại diện trình bày 
- Cùng nhận xét bổ sung.
HS: Suy nghĩ độc lập 
- Nêu đánh giá nhận xét 
- Bổ sung tư liệu, phân tích đánh giá.
HS: Theo dõi 
- Quan sát. 
HS: Theo dõi và quan sát 
HS: Thảo luận 
- Xác định chi tiết hình ảnh 
- Đại diện trình bày.
- Cùng nhận xét đánh giá bổ sung.
HS: Suy nghĩ 
- Nêu ý kiến bình giá 
- Cùng nhẫn xét mở rộng vấn đề.
HS: Hoạt động cá nhân 
- Nêu hình ảnh
HS: Đánh giá những nét nghệ thuật 
HS: Đánh giá, bình phẩm 
HS: Quan sát 
HS: Hoạt động cá nhân 
- Nêu ý kiến đánh giá 
HS: Thảo luận theo yêu cầu 
- Đại diện trình bày 
- Nhận xét mở rộng 
- Cùng đánh giá so sánh nhận xét.
HS: Hoạt động độc lập 
- Nêu khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài bút ký.
- Đọc ghi nhớ. 
I. Tiếp xúc văn bản 
1. Đọc 
2. Chú thích 
* Văn bản nhật dụng: nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng.
- Thể loại: Bút kí mang yếu tố hồi kí
*Từ khó (Tr 126)
II. Tìm hiểu văn bản 
1. Giới thiệu chung về cây cầu
- Bắc ngang qua sông Hồng.
- Do Ephen thiết kế 
- Xây dựng năm 1898
- Hoàn thành : sau 4 năm 
- Cầu Long Biên còn như một chứng nhân anh dũng sống động, đau thương ...
-> Nghệ thuật nhân hoá, so sánh.
=> như một chứng nhân lịch sử trong thời Pháp thuộc.
2. Cầu Long Biên- chứng nhân của lịch sử:
a) Trong thời Pháp thuộc 
- Tên đầu tiên : Đu-me 
- dài : 2290m
- Phục vụ cuộc khai thác thuộc địa lần I.
- là thành tựu ... hiện đại 
- xây bằng mồ hôi xương máu của nhân dân 
- cây cầu như dải lụa ...nặng 17.000 tấn ...
-> so sánh thú vị, gợi sự bất ngờ. 
=> Là chứng nhân của thời thực dân nô lệ áp bức và bất công.
b) Cầu Long Biên từ 1945-> nay
- 1945 đổi tên là cầu Long Biên.
=> Khẳng định chủ quyền của đất nước ...
+ Cầu gắn liền:
- những ngày hoà bình 
- kháng chiến chống Pháp 
- kháng chiến chống Mỹ 
- những ngày lũ lụt 
-> Hình ảnh so sánh, nhân hoá; sự thay đổi ngôi kể (từ ngôi thứ 3-> ngôi 1)
 kết hợp yếu tố biểu cảm 
=> Khẳng định cầu Long Biên là chứng nhân của độc lập hoà bình , của chiến tranh đau thương và anh dũng, của công cuộc trị thuỷ lâu dài.
3. Cầu Long Biên hôm nay và mai sau:
- cầu rút vào vị trí khiêm nhường.
=> Là nhân chứng chứng kiến sự phát triển của đát nước. 
III. Tổng kết 
- Nghệ thuật: Thể hồi kí với bề dày kỉ niệm, cảm xúc gắn bó thân thiết.
- Nội dung: Nâng cao, làm phong phú tâm hồn, tình cảm với quê hương, đất nước, với di tích lịch.
4. Củng cố - Luyện tập: (5p)
	- Suy nghĩ gì về hình ảnh cầu Long Biên hôm nay ?
	- Từ đó, em thấy mình và thế hệ trẻ hôm nay cần làm gì để bào vệ, gìn giữ và phát huy giá trị của các di sản văn hóa của đất nước?
5. Hướng dẫn về nhà: (2p)
	- Nắm chắc nội dung bài học.
	- Có những hành động thiết thực để giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị của các di sản văn hóa ở địa phương mình.
	- Soạn : Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
V. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
	============== & ==============

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_day_hoc_voi_di_san_Tiet_123_Cau_Long_Bien_chung_nhan_lich_su.doc