Giáo án Ngữ văn 6 (chuẩn)

A. MỤC TIấU

 Học sinh:

- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết Con Rồng, chỏu Tiờn.

- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỡ ảo.

 - Kể được truyện.

B. CHUẨN BỊ:

- Giỏo viờn: + Soạn bài

+ Đọc sỏch giỏo viờn và sỏch bài soạn.

+ Sưu tầm tranh ảnh liờn quan đến bài học.

- Học sinh: + Soạn bài

+ Sưu tầm những bức tranh đẹp, kỡ ảo về về lạc Long Quõn và Âu cơ cựng 100 người con chia tay lờn rừng xuống biển.

+ Sưu tầm tranh ảnh về Đền Hựng, vựng đất Phong Chõu.

 

doc 298 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1412Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời, vật, hiện tượng, khỏi niệm
	C. Là những từ chỉ đặc điểm, tớnh chất của sự vật, hành động trạng thỏi
	D. Là những từ đi kốm với danh từ để chỉ về số lượng
Câu 12: Điều nào không đúng đối với thể văn tự sự?
	A. Văn tự sự có nhân vật chính, nhân vật phụ.
	B. Văn tự sự phải kể những chuyện chính xác, khoa học, có thật.
	C. Văn tự sự có thời gian, địa điểm, nguyên nhân, diễn biến, kết thúc.
	D. Văn tự sự có yếu tố miêu tả, biểu cảm.
II. Phần tự luận (7đ)
Câu 13: ( 2đ) Đặt 4 cõu , trong đó: 
	A. Một cõu cú sử dụng cụm động từ. 
	B. Một cõu cú sử dụng cụm danh từ.
	C. Một cõu cú sử dụng cụm tớnh từ. 
	D. Một cõu cú sử dụng số từ.
 Gạch chân dưới những cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
Câu 14: (5đ) Viết một đoạn văn khoảng 14 đến 16 câu kể về việc tốt mà em đã làm?
c. Đáp án và điểm từng phần
I. Phần trắc nghiệm: Trả lời mỗi ý đúng được 0,25đ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
A
B
D
D
1-C, 2-A, 
3-D, 4-B
C
C
B
C
A
C
B
II. Phần tự luận
Câu
Đáp án
Điểm
13 
(2đ)
- Đặt được các câu và gạch chân dưới những cụm từ: 
+ Một cõu cú sử dụng cụm động từ. VD: Bạn Nam đang chạy thể dục. 
	+ Một cõu cú sử dụng cụm danh từ. VD: Trước mắt em là cánh đồng lúa chín vàng tươi.
	+ Một cõu cú sử dụng cụm tớnh từ. VD: Ngoài vườn có những bông hoa hồng rất đẹp. 
	+ Một cõu cú sử dụng số từ. VD: Nhà em có bốn người.
0,5
0,5
0,5
0,5
14
(5đ)
- Viết được một đoạn văn kể về một việc tốt mà em đã làm:
+ Thời gian, địa điểm, nguyên nhân xảy ra câu chuyện.
+ Diễn biến câu chuyện đúng trình tự, hợp lý
+ Kết thúc câu chuyện.
+ ý nghĩa, bài học từ câu chuyện đó.
- Yêu cầu: Đảm bảo đủ số câu theo yêu cầu.
 Trình bày sạch đẹp, đúng ngữ pháp và chính tả.
0,5
2,5
0,5
0,5
0,5
0,5
D. Tổ chức kiểm tra
1. ổn định
2. Kiểm tra: Giáo viên phát đề, coi kiểm tra.
e. nhận xét, hdvn
- Nhận xét ý thức làm bài của học sinh.
- Chuẩn bị tiết: Hoạt động ngữ văn: Thi kể chuyện. 
 ------------------------------------------------------
Tuần 18	
Bài 16, 17
Tiết 69 :
Hoạt động Ngữ văn: Thi kể chuyện
A. Mục tiêu 
bắm được một số truyện kể dân gian hoặc sinh hoạt văn hóa dân gian địa phương nơi mình sinh sống.
Biết liên hệ và so sánh với phần văn học dân gian đã học trong sách Ngữ văn 6 tập I để thấy sự giống và khác nhau của hai bộ phận văn học dân gian này.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Soạn bài
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
- Học sinh:
+ Soạn bài
C. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
Kể lại truyện "Thầy thuốc giỏi cất nhất ở tấm lòng"? Qua câu chuyện đó, người viết muốn gửi tới chúng ta điều gì?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Giáo viên nhắc lại các yêu cầu mà tiết trước đã phổ biến để học sinh chuẩn bị.
( Cho 5 phút chuẩn bị và tổ chức buổi thi)
Giáo viên giới thiệu trình tự cuộc thi và thành phần Dẫn chương trình, Ban giám khảo.
I. Chuẩn bị
- Mỗi học sinh chuẩn bị kể lại một truyện mà mình thích nhất.
- Có thể chọn bất cứ truyện thuộc thể loại nào (Cổ tích, truyền thuyết, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện trung đại, truyện đời thường, truyện tưởng tượng).
- Không yêu cầu thuộc lòng mà nhớ các chi tiết chính theo thứ tự hợp lý. Lời kể mạch lạc, rõ ràng, biết ngừng nghỉ đúng chỗ, giọng kể diễn cảm, có ngữ điệu. VD: Giọng của kẻ ác, giọng đàn ông, đàn bà, trẻ con.....
- Tư thế, tác phong: Đàng hoàng, tự tin, tiếng nói vừa phải, không lí nhí, không to quá....
- Có lời mở đầu, giới thiệu trước khi kể và lời cảm ơn khi kể xong.
II. Thi kể chuyện
1. Cử người dẫn chương trình
- Một bạn học sinh có khả năng ăn nói lưu loát.
2. Bầu ban giám khảo
- Bầu ba bạn học sinh làm giám khảo: Yêu cầu phải đánh giá khách quan, không thiên vị. Mỗi một bài thi phải có nhận xét ưu khuyết điểm rõ ràng, công khai cho điểm.
3. Thi kể chuyện
- Học sinh kể một câu chuyện mà mình thích.
 - Sau khi Ban giám khảo nhận xét và cho điểm, giáo viên sẽ góp ý nếu thấy cần thiết.
- Giáo viên tổng kết tiết học, biểu dương sự cố gắng của học sinh, phê bình nếu các em không tích cực trong tiết học.
4. Củng cố
5. Dặn dò: Chuẩn bị : Chương trình Ngữ Văn địa phương.
----------------------------------------------
Tiết 70 :
Chương trình Ngữ văn địa phương
A. Mục tiêu 
 Kiểm tra lại kiến thức về phát âm, chính tả cho học sinh.
 Làm được các bài tập trong SGK
 Vận dụng để viết các bài văn không mắc lỗi chính tả.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Soạn bài
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
- Học sinh:
+ Soạn bài
C. Các hoạt động dạy và học :
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Nội dung cần đạt
- Chia nhóm
- Chia 4 nhóm, cử đại diện mỗi nhóm hai em, 1 đọc, 1 viết, thời gian 7 phút
- Gọi 4 em lên điền từ bài tập 1
- HS lên bảng
- Gọi 4 HS yếu lên bảng điền
- HS nhận xét
- GV kết luận
- 3 HS lên bảng làm
I. Thi viết chính tả đúng:
- tr / ch
- s / x
- R / d / gi
- l / n
II. Bài tập:
1. Bài tập 1: 
- Trái cây, chờ đợi, chuyển chỗ, trải qua, trôi chảy, trơ trụi, nói chuyện, chương trình, chẻ tre.
- Sấp ngửa, sản xuất, sơ sài, bổ sung, xung kích, xua đuổi, cái xẻng, xuất hiện, chim sáo, sâu bọ...
- Rũ rượi. rắc rối, giảm giá, giáo dục, rung rinh, rùng rợn, giang sơn, rau diếp, dao kéo, giao kèo, giáo mác..
- Lạc hậu, nói liều, gian nan, nết na, lương thiện, ruộng nương, lỗ chỗ, lén lút, bếp núc, lỡ làng..
2. Bài tập 2: 
a. Vây cá, sợi dây, dây điện, vây cánh, dây dưa, giây phút, bao vây.
b. Giết giặc, da diết, viết văn, chữ viết, giết chết.
c. Hạt dẻ, da dẻ, vẻ vang, văn vẻ, giẻ lau, mảnh dẻ, vẻ đẹp, giẻ rách.
3. Bài tập 3
- Xám xịt -> sát -> sấm -> sáng -> xé -> sung -> sổ -> xơ xác -> sầm sập 
-> xoảng.
4. Củng cố:
- Nội dung bài.
5. HDVN
- Chuẩn bị phần còn lại.
Tiết 71 :
Chương trình Ngữ văn địa phương
A. Mục tiêu 
 Kiểm tra lại kiến thức về phát âm, chính tả cho học sinh.
 Làm được các bài tập 4,5,6,7 trong SGK (168)
 Vận dụng để viết các bài văn không mắc lỗi chính tả.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Soạn bài
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
- Học sinh:
+ Soạn bài
C. Các hoạt động dạy và học :
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Giáo viên gọi các học sinh lên bảng làm bài tập -> Các học sinh khác nhận xét -> GV kết luận.
4. Bài tập 4
- Thắt lưng buộc bụng, buột miệng nói ra, cùng một duộc, con bạch tuộc, thẳng đuồn đuột, quả dưa chuột, bị chuột rút, trắng nuột, con chẫu chuộc.
5. Bài tập 5
- Vẽ tranh, biểu quyết, dè bỉu, bủn rủn, dai dẳng, hưởng thụ, tưởng tượng, ngày giỗ, lỗ mãng, cổ lỗ, ngẫm nghĩ.
6. Bài tập 6
- Căn dặn, rằng, kiêu căng.
- Che chắn, ngang đường, chẳng, rừng, chặt cây.
- Cắn răng.
7. Bài tập 7
- Viết chính tả:
+ Giáo viên đọc cho học sinh viết chính tả.
+ Chấm bài của các em.
+ Biểu dương những em viết tốt.
+ Cho các em chữ xấu, viết sai nhiều lỗi lên bảng sửa -> Các em khác nhận xét.
4. Củng cố: Nếu còn thời gian cho học sinh chép thi một bài thơ : Tre Việt Nam (Nguyễn Duy)- Chấm bài và khích lệ các em rèn chính tả, rèn chữ viết đẹp.
- Nội dung bài.
5. HDVN
Tiết 72 :
Trả bài kiểm tra kì I
A. Mục tiêu 
- Nhận thấy ưu, khuyết điểm của bài làm
- Khả năng ghi nhớ kiến thức tổng hợp, kiến thức trong bài kiểm tra
- Giáo viên đánh giá được khả năng nhận thức của tưng học sinh 
- Giúp các em khắc phục được tồn tại của bài làm, rút kinh nghiệm cho bài kiểm tra lần sau.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
Trả bài, nhận xét
- Học sinh:
Xem lại bài, rút kinh nghiệm.
C. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
I. Phân tích đề
- Bài viết gồm hai phần: Trắc nghiệm và tự luận.
- Nội dung kiểm tra trải đều ở các phân môn: Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn.
- Phần tự luận: Học sinh phải nắm được khái niệm các cụm từ và số từ và đặt được câu.
Phần viết văn: Các em cần tìm được những tình huống hay để bộc lộ được những suy nghĩ và việc làm tốt đẹp của bản thân các em.
- Phần trình bày: Đòi hỏi các em phải trình bày sạch sẽ, khoa học, đúng chính tả.
II. Nhận xét
1. Ưu điểm
- Nhiều em nắm vững kiến thức, hiểu đề nên phần trắc nghiệm tỉ lệ câu trả lời đúng cao.
- Phần tự luận: Một số em lựa chọn được những tình huống hay, trình bày hợp lí. Bài viết sạch sẽ, khoa học.
- Biểu dương: 
2. Nhược điểm
- Một số em chưa hiểu đề, lười học bài, nắm bài chưa vững nên trả lời sai nhiều.
- Bài viết còn tẩy xóa nhiều, chữ viết lem nhem, thiếu dấu, thiếu nét, sai chính tả, diễn đạt lủng củng, bài viết chưa đạt yêu cầu.
- Phê bình: Hoàng, Ngọc, Luyến, Như, Long.....
III. Trả bài, gọi điểm
- GV trả bài cho các em, công bố đáp án, đề nghị các em soát bài, sửa lỗi vào vở.
- Gọi một số em mắc lỗi trầm trọng lên bảng sửa, các em khác nhận xét, Gv uốn nắn.
- Gọi điểm vào sổ.
- Đọc bài điểm khá làm mẫu.
4. Củng cố: Nội dung bài
5. HDVN: Chuẩn bị sách vở môn Ngữ văn cho HK II
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tuần 19
Học kì II
Bài 18
Tiết 73
Văn bản:
Bài học đường đời đầu tiên
(Tô Hoài)
A. Mục tiêu 
 Nắm được nội dung cốt truyện. Thấy được tài năng khắc họa nhân vật của tác giả Tô Hoài.
Rèn kĩ năng đọc truyện đồng thoại, đọc lời đối thoại phù hợp với tính cách các nhân vật, tả vật.
Tích hợp với Tiếng Việt về khái niệm: nhân hóa so sánh cấu tạo và tác dụng của câu luận, câu tả, câu kể; với tập làm văn về kĩ năng chọn ngôi kể thứ nhất.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Soạn bài
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
+ Chân dung Tô Hoài
- Học sinh:
+ Soạn bài
+ Bảng phụ
C. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS về tóm tắt tác phẩm.
3.Bài mới
Trên thế giới và nước ta có những nhà văn nổi tiếng gắn bó cả cuộc đời viết của mình cho đề tài trẻ em,một trong những đề tài khó khăn và thú vị bậc nhất. Tô hoài là một trong những tác giả như thế.
- Truyện đồng thoại đầu tay của Tô Hoài: Dế Mèn phiêu lưu kí (1941). Nhưng Dế Mèn là ai? Chân dung và tính nết nhân vật này như thế nào, bài học cuộc đời đầu tiên mà anh ta nếm trải ra sao? đó chính là nội dung bài học đầu tiên của học kì hai này?
Hoạt động của thầy
Nội dung cần đạt
i. Đọc và tìm hiểu chung:
- 2 HS đọc, mỗi em một đoạn.
- HS trả lời
- HS quan sát
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
- HS chia bố cục theo hiểu biết của mình
- HS trao đổi cặp: Truyện có mấy sự việc chính? Sự việc nào quan trọng nhất? 
- HS trả lời cá nhân: Truyện kể theo ngôi thứ mấy? Lời kể là của ai? Tác dụng?
1.Đọc và giải nghĩa từ khó: 
- Đoạn: Dế Mèn tự tả chân dung mình đọc với giọng hào hứng, kiêu hãnh, to, vang, chú nhấn giọng ở các tính từ, động từ miêu tả.
- Đoạn trêu chị Cốc: 
+ Giọng Dế Mèn trịch thượng khó chịu.
+ Giọng Dế choắt yếu ớt, rên rẩm.
+ Giọng chị Cốc đáo để, tức giận.
- Đoạn Dế Mèn hối hận đọc giọng chậm, buồn, sâu lắng và có phần bị thương.
2. Tác giả, tác phẩm:
* Tác giả:
- Tên khai sinh là Nguyễn Sen sinh 1920, huyện Hoài Đức, Hà Đông. Tự học mà thành tài.
- Ông có khối lượng tác phẩm phong phú: Dế Mèn phiêu lưu kí, Đàn chim gáy, Vợ chồng A Phủ...
* Tác phẩm:
- Dế mèn phiêu lưu kí là tác phẩm nổi tiếng đầu tiên của Tô Hoài, được sáng tác lúc ông 21 tuổi
- Thể loại của tác phẩm là kí nhưng thực chất vẫn là một truyện "Tiểu thuyết đồng thoại" một sáng tác chủ yếu là tưởng tượng và nhân hoá
- Đây là tác phẩm văn học hiện đại lại nhiều lần nhất được chuyển thể thành phim hoạt hình, múa rối được khán giả, độc giả nước ngoài hết sức hâm mộ.
3. Tìm hiểu bố cục :
- Đoạn 1: Từ đầu đến "Đứng đầu thiên hạ rồi" ị Miêu tả hình dáng, tính cách của Dế Mèn.
- Đoạn 2: Còn lại ị Kể về bài học đường đời đầu tiên của Dế mèn.
- 3 sự việc chính:
+ Dế Mèn coi thường Dế Choắt
+ Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt.
+ Sự ân hận của Dế Mèn.
- Sự việc: Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt là sự việc nghiêm trọng nhất.
- Truyện được kể bằng lời của nhân vật Dế Mèn, kể theo ngôi thứ nhất.
ii. Tìm hiểu văn bản :
- GV: Gọi HS đọc đoạn 1
- HS đọc
- Khi xuất hiện ở đầu câu chuyện, Dế Mèn đã là "một chàng Dế thanh niên cường tráng". Chàng Dế ấy đã hiện lên qua những nét cụ thể nào về:Hình dáng?
- HS theo dõi SGK và trả lời
- Cách miêu tả ây gợi cho em hình ảnh Dế Mèn như thế nào?
- HS trao đổi cặp
- Dế Mèn lấy làm "hãnh diện với bà con về vẻ đẹp của mình". Theo em Dế Mèn có quyền hãnh diện như thế không? 
- HS : Có. Vì đó là tình cảm chính đáng; Không. Vì nó tạo thành thói kiêu ngạo hại cho Dế Mèn sau này.
- Tìm những từ miêu tả hành động và ý nghĩ của Dế Mèn trong đoạn văn?
- HS suy nghĩ và trả lời
- Qua hành động của Dế Mèn, em thấy Dế Mèn là chàng Dế như thế nào?
- Thay thế một số từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa và rút ra nhận xét về cách dùng từ của tác giả?
- Thay: Cường tráng = khoẻ mạnh, to lớn
 Cà khịa= gây sự
- Nhận xét về trình tự miêu tả của tác giả
- Em hãy nhận xét về những nét đẹp và chưa đẹp trong hình dáng và tính tình của Dế Mèn?
* GV bình: Đây là đoạn văn đặc sắc, độc đáo về nghệ thuật miêu tả vật. Bằng cách nhân hoá cao độ, dùng nhiều tính từ, động từ từ láy, so sánh rất chọn lọc và chính xác, Tô Hoài đã để cho Dế Mèn tự tạo bức chân dung của mình vô cùng sống động không phải là một con Dế Mèn mà là một chàng Dế cụ thể.
1. Bức chân dung tự hoạ của Dế Mèn:
a. Ngoại hình:
- Càng: mẫm bóng
- Vuốt: cứng, nhọn hoắt, đạp phành phạch
- Cánh: áo dài chấm đuôi
- Đầu: to, nổi từng tảng
- Răng: đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp
- Râu: dài, uốn cong 
ị Chàng Dế thanh niên cường tráng, rất khoẻ, tự tin, yêu đời và rất đẹp trai.
b. Hành động:
- Đi đứng oai vệ, làm điệu, nhún chân, rung đùi
- Quát mấy chị cào cào, đá ghẹo anh gọng vó
- Đạp phanh phách, vũ phành phạch, nhai ngoàm ngoạm, trịnh Trọng vút râu... 
- Tưởng mình sắp đứng đầu thiên hạ.
ị Quá kiêu căng, hợm hĩnh, không tự biết mình.
ị Từ ngữ chính xác, sắc cạnh
- Trình tự miêu tả: từng bộ phận của cơ thể, gắn liền miêu tả hình dáng với hành động khiến hình ảnh Dế Mèn hiện lên mỗ lúc một rõ nét
* Tóm lại: 
- Nét đẹp trong hình dáng của Dế Mèn là khoẻ mạnh, cường tráng, đầy sức sống, thanh niên; về tính nết: yêu đời, tự tin.
- Nét chưa đẹp: Kiêu căng, tự phụ, hợm hĩnh, thích ra oai...
4. Củng cố: Nội dung bài.
5. HDVN
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Soạn: Phần còn lại.
Tiết 74
Văn bản:
Bài học đường đời đầu tiên
(Tô Hoài)
A. Mục tiêu 
Hiểu được nội dung, ý nghĩa Bài học đường đời đầu tiên, thấy được nét đặc sắc của ngòi bút Tô Hoài trong cả hai phương thức miêu tả và kể chuyện.
Rèn kĩ năng đọc truyện đồng thoại, đọc lời đối thoại phù hợp với tính cách các nhân vật, tả vật.
Tích hợp với Tiếng Việt về khái niệm: nhân hóa so sánh cấu tạo và tác dụng của câu luận, câu tả, câu kể; với tập làm văn về kĩ năng chọn ngôi kể thứ nhất.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Soạn bài
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
+ Chân dung Tô Hoài
- Học sinh:
+ Soạn bài
+ Bảng phụ
C. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
Hãy tóm tắt đoạn trích? Chàng Dế được tác giả Tô Hoài giới thiệu như thế nào? Qua đó ta biết được gì về Dế Mèn?
3. Bài mới:
- Mang tính kiêu căng vào đời, DM đã gây ra chuyện gì phải ân hận suốt đời?
- Tìm những chi tiết miêu tả hình ảnh của Dế choắt?
- Em hãy cho biết thái độ của Dế mèn đối với Dế choắt (Biểu hiện qua lời nói, cách xưng hô, giọng điệu)?
- En hãy nhận xét cách Dế Mèn gây sự với chị Cốc bằng câu hát: "Vặt lông ... tao ăn"?
- Việc Dế Mèn dám chêu chị Cốc lớn khoẻ hơn mình có phải là hành động dũng cảm không? Vì sao?
- Nêu diễn biến tâm trạng của Dế Mèn trong việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế choắt?
- Tâm trạng ấy cho em hiểu gì về Dế Mèn?
- Bài học đầu tiên mà Dế Mèn phải chịu hậu quả là gì? Liệu đây có phải là bài học cuối cùng?
- ý nghĩa của bài học này?
- Câu cuối cùng của đoạn trích có gì đặc sắc?
- Theo em trong lúc đứng lặng hồi lâu nghĩ về bài học đường đời dầu tiên Dế Mèn đã nghĩ gì?
3. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn:
- Dế Mèn khinh thường Dế Choắt, gây sự với Cốc gây ra cái chết của Dế Choắt
* H/ảnh Dế Choắt:
- Như gã nghiện thuốc phiện;
- Cánh ngắn củn, râu một mẩu, mặt mủi ngẩn ngơ;
- Hôi như cú mèo;
- Có lớn mà không có khôn;
* Dế Mèn đối với Dế Choắt:
- Gọi Dế Choắt là "chú mày" mặc dù chạc tuổi với Choắt;
- Dưới con mắt của Dế Mèn Dế Choắt rất yếu ớt, xấu xí, lười nhác, đáng khinh
- Rất kiêu căng
- Muốn ra oai với Dế Choắt, muốn chứng tỏ mình sắp đứng đầu thiên hạ.
* Dế Mèn khi trêu chị Cốc
- Qua câu hát ta thấy Dế Mèn xấc xược, ác ý, chỉ nói cho sướng miệng, không nghĩ đến hậu quả.
- Việc trêu chị Cốc không phải dũng cảm mà ngông cuồng vì nó gây ra hậu quả nghiêm trọng cho Dế Choắt.
- Diễn biến tâm trạng của Dế Mèn:
+ Sợ hãi khi nghe Cốc mổ Dế Choắt: "Khiếp nằm im thiêm thít"
+ Bàng hoàng, ngơ ngẩn vì hậu quả không lường hết được.
+ Hốt hoảng lo sợ, bất ngờ vì cái chết và lời khuyên của Dế Choắt.
+ Ân hận, xám hối chân thành ...nghĩ về bài học đường đời đầu tiên phải trả giá.ị Dế Mèn còn có tình cảm đồng loại, biết ăn năn hối lỗi.
- Bài học đường đời đầu tiên:
Là bài học về tác hại của tính nghịch ranh, ích kỉ, vô tình giết chết Dế Choắt... tội lỗi của Dế Mèn thật đáng phê phán nhưng dù sao anh ta cũng nhận ra và hối hận chân thành.
- ý nghĩa: Bài học về sự ngu xuẩn của tính kiêu ngạo đã dẫn đến tội ác.
- Câu văn vừa thuật lại sự việc, vừa gợi tả tâm trạng mang ý nghĩa suy ngẫm sâu sắc.
iii. Tổng kết:"SGK"
- Em hãy tóm tắt nội dung chính và những đặc sắc về nghệ thuật kể và tả của tác giả?
- Em học tập được gì từ nghệ thật miêu tả và kể chuyện của Tô Hoài trong văn bản này?
*Tóm lại : Đây là văn bản mẫu nực về kiểu văn miêu tả mà chúng ta sẽ học owrv bài tập làm văn sau này.
 Cách quan sát, miêu tả loài vật sống động; trí tưởng tượng độc đáo khiến thế giới loài vật hiện lên dễ hiểu như thế giới con người; dùng ngôi kể thứ nhất.
iv: Luyện tập:
1. Theo em có đặc điểm nào của con người được gán cho các con vật ở truyện này? Em biết tác phẩm nào cũng có cách viết tương tự như thế?
1. DM: Kiêu căng nhưng biết hối lỗi.
DC: yếu đuối nhưng biết tha thứ. Cốc: tự ái, nóng nảy.
- Các truyện: Đeo nhạc cho mèo, Hươu và Rùa...
4. Củng cố: Nội dung bài. Còn thời gian cho học sinh tìm hiểu một số trích đoạn trong: Dế Mèn phiêu lưu kí.
5. HDVN
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Soạn: Phó từ
------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 75
Phó từ
A. Mục tiêu 
Nắm được phó từ là gì? Các loại phó từ?
Hiểu và nhớ được các loại ý nghĩa chính của phó từ. biết đặt câu có chứa phó từ để rhể hiện các ý nghĩa khác nhau.
Tích hợp với văn bản Sông nước Cà Mau với sự quan sát tưởng tượng so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Soạn bài
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
+ Bảng phụ viết VD.
- Học sinh:
+ Soạn bài
C. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Nội dung cần đạt
 i. Phó từ là gì?
* GV: Treo bảng phụ đã viết VD
* GV cho HS đọc VD
- Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào?
- Nếu quy ước những từ in đậm là X và những từ bổ sung là Y em hãy vẽ mô hình cụ thể từng trường hợp? 
- Nếu gọi mô hình X + Y là một cụm từ, nhận xét về vị trí và vai trò của X?
* GV: Những từ chuyên đi kèm theo động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ gọi là phó từ
- Phó từ là gì?
* Bài tập nhanh: (Bảng phụ)
xác định mô hình X + Y hoặc Y +X trong 2 ngữ cảnh sau:
a. Ai ơi chua ngọt đã từng
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau
 (Ca dao)
b. Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. (Tô Hoài)
1. Ví dụ:
- Các từ: đã, cũng, vẫn, chưa, thật, được, rất, ra bổ sung ý nghĩa cho các từ: đi, ra, thấy, lỗi lạc, soi gương, ưa nhìn, to, bướng.
- Từ loại:
+ Động từ: đi, ra, thấy, soi...
+ Tính từ: lỗi lạc, ưa, to, bướng...
- Mô hình:
X + Y ị đã đi, cũng ra, thật lỗi lạc.
Y + X ị soi gương được, to ra
X có thể đứng trước hoặc sau Y trong mô hình X + Y.
2. Ghi nhớ: SGK - tr12
a. X + Y: đã từng, đừng quên.
b. X + Y: không trêu
 Y + X: thương lắm
ii. Các loại phó từ:
* GV treo bảng phụ 
* GV cho HS đọc ví dụ
- Những phó từ nào đi kèm với các từ: Chóng, trêu, trông thấy, loay hoay?
- Mô hình hoá từng trường hợp cụ thể
1. Ví dụ: (SGK -Tr13)
* Các phó từ: đừng không, đã, đang, lắm.
* Mô hình:
- X + Y: đừng trêu, không trông thấy, đang loai hoay, đã trông thấy.
- Y + X : chóng lớn lắm
- Điền các phó từ ở mục I và II vào bảng? (GV dùng bảng phụ đã chuẩn bị trước)
PT đứng trước
PT đứng
Chỉ quan hệ thời gian
đã, đang
Chỉ mức độ
thật, rất
lắm
Chỉ sự tiếp diễn tương tự
cũng
Chỉ sự phủ định
không
Chỉ sự cầu khiến
đừng
Chỉ kết quả và hướng
được, ra
Chỉ khả năng
vẫn chưa
* Em hãy nêu lại các loại phó từ?
- Em hãy đặt câu có phó từ và cho biết ý nghĩa của phó từ ấy?
2. Ghi nhớ: SGK- tr14
iii. luyện tập:
* GV: cho HS đọc bài tập
- Em hãy tìm phó từ và nêu tác dụng của phó từ?
* GV: Hướng dẫn HS viết đoạn văn:
- Nội dung: Thuật lại việc DM trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt.
- Độ dài: 3 đến 5 câu
- Kĩ năng : có ý thức dùng PT
* GV nêu đề tài để HS đặt
Bài tập1: Tìm và nêu tác dụng của các phó từ trong đoạn văn:
a. - Đã: phó từ chỉ quan hệ thời gian.
- Không: sự phủ định
- Còn: sự tiếp diền tương tự
- Đã: thời gian
- Đều: sự tiếp diễn
- Đương, sắp: thời gian
- Lại: tiếp diễn
- Ra: kết quả và hướng
- Cũng sự tiếp diễn
- Sắp : thời gian
b. Đã: thời gian
- Được: kết quả
Bài 2: 
 Một hôm tôi nhìn thấy chị Cốc đang rỉa cánh gần hang mình. Tôi nói với Choắt trêu chọc chị cho vui. Choắt rất sợ chối đây đẩy. Tôi hát cạnh khoé khiến chị Cốc điên tiết và tìm ra Dế Choắt. Chị Cốc đã mổ cho Choắt những cú trời giáng khiến cậu ta ngắc ngoải vô phương cứu sống.
- PT: 
+Đang: thời gian hiện tại
+Rất : mức độ
+Ra: kết quả
Bài 3: 
HS thi đặt câu nhanh có dùng phó từ.
4. Củng cố: Nội dung bài.
5. HDVN
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Hoàn thiện bài tập.
Soạn bài: Tìm hiêủ chung về văn miêu tả.
====

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu_van_6_chuan_2013.doc