Giáo án Ngữ văn 6 - Con rồng cháu tiên năm 2008

A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS hiểu được:

 - Định nghĩa sơ lược về truyền thuyết

 - Nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết "Con Rồng, cháu Tiên"

 - Chỉ ra và hiểu ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo của truyện

 - Rèn kỹ năng kể, phân tích truyền thuyết.

B/ Chuẩn bị

 - Giáo viên: - Đọc SGK, SGV, nghiên cứu, soạn bài

 - Tranh lạc Long Quân và Âu cơ cùng 100 người con chia tay

 - Học sinh: Vở ghi, soạn bài theo câu hỏi.

C/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:

 * HĐ 1: Khởi động

 - ổn định:

 - Kiểm tra: Sách giáo khoa; Vở ghi; Vở soạn bài.

 - Giới thiệu bàii: : (SGV trang 35)

 * HĐ 2: Đọc hiểu văn bản

 

doc 8 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1219Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Con rồng cháu tiên năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/12/2008	 Bài 1 
Ngày giảng:................ 	 Tiết 1: Con rồng cháu tiên
	 (Truyền thuyết)
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS hiểu được:
	- Định nghĩa sơ lược về truyền thuyết
	- Nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết "Con Rồng, cháu Tiên"
	- Chỉ ra và hiểu ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo của truyện
	- Rèn kỹ năng kể, phân tích truyền thuyết.
B/ Chuẩn bị
	- Giáo viên:	- Đọc SGK, SGV, nghiên cứu, soạn bài 
	- Tranh lạc Long Quân và Âu cơ cùng 100 người con chia tay
	- Học sinh: Vở ghi, soạn bài theo câu hỏi.
C/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
	* HĐ 1: Khởi động
	- ổn định: 
	- Kiểm tra: Sách giáo khoa; Vở ghi; Vở soạn bài.
	- Giới thiệu bàii: : (SGV trang 35)
	* HĐ 2: Đọc hiểu văn bản
- GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu và gọi HS đọc.
- Truyện có những chi tiết chính nào? Dựa vào các chi tiết đó kể lại truyện?
- Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích. Chú ý chú thích 1,2,3,5,7 đặc biệt chú thích (*)
- Văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung chính từng phần?
- Đọc thầm đoạn 1.
- Đoạn này có nhiệm vụ gì? Nhân vật chính được giới thiệu là ai? Có đặc điểm gì nổi bật? 
- Trong đoạn 1, tác giả còn giới thiệu sự việc gì? Chi tiết nào liên quan đến phần sau câu chuyện? Em nhận xét gì về cuộc nhân duyên đó? 
- HS đọc đoạn 2. Đoạn này kể về những sự việc chính nào? Sự việc nào có tính chất khác thường? Trong những truyện DG mà em biết còn có những nhân vật nào ra đời khác thường như vậy? 
( T.Gióng; Sọ Dừa; Hoàng tử Cóc...)
- Vì sao lại có sự chia con? LLQ chia con và căn dặn vợ con như thế nào?
- Em hiểu thế nào là chi tiết T2, kỳ ảo?
(Chi tiết không có thật)
- Truyện có những chi tiết kỳ ảo nào?
ý nghĩa thực của những chi tiết đó?
- Truyện có ý nghĩa gì?
- Những truyện nào của các DT Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc DT tương tự như truyện trên?
- Sự giống nhau của các truyện đó phản ánh điều gì?
- HS kể truyện.
I- Tiếp xúc văn bản:
1. Đọc và kể:
2. Tìm hiểu chú thích:
" Truyền thuyết": 
 + Là truyện dân gian kể về người, vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ
 + Nó không phải là lịch sử mà là truyện, là tác phẩm nghệ thuật dân gian
 + Người kể, người nghe tin truyền thuyết là có thật dù truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo.
 + Truyền thuyết Việt Nam có quan hệ chặt chẽ với thần thoại
3. Bố cục: 3 phần
- Đoạn 1: Từ đầu =>"Long Trang"
- Đoạn 2: Tiếp đến "lên đường"
- Đoạn 3: Còn lại
II/ Phân tích văn bản
1. Giới thiệu:
+ Giới thiệu nhân vật: Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là thần, nguồn gốc cao quý
 - Long Quân: Khoẻ, có phép lạ
 - Âu Cơ: Xinh đẹp tuyệt trần
+ Giới thiệu sự việc: Âu Cơ gặp Lạc Long Quân , thành vợ chồng, cùng nhau sống trên cạn 
=> Cuộc nhân duyên tuyệt đẹp, dự báo điều kỳ lạ.
2. Diễn biến:
+ Việc sinh nở của Âu Cơ: 
 "Bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con" => Kỳ lạ, khác thường
+ Chia con: 50 người con theo cha ra bể
 50 người con theo mẹ lên rừng
=> Khi có việc thì giúp đỡ.
3. Kết thúc: Sự hình thành nhà nước đầu tiên
* Chi tiết tưởng tượng kỳ ảo: 
( - LLQ là thần có phép lạ trừ yêu tinh, dạy dân...=>Công lao mở nước, dựng nước.
-Bọc trăm trứng: Suy tôn nguồn gốc dân tộc Việt.)
* ý nghĩa của truyện: 
- Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý của cộng đồng người Việt: đều là con Rồng, cháu Tiên.
- Thể hiên ý nguyện đoàn kết, thống nhất.
III/ Tổng kết - Ghi nhớ: (SGK trang 8)
* HĐ 3: Luyện tập:
1- Bầi tập1: 
- "Quả trứng to nở ra con người" (Mường)
- "Quả bầu mẹ" (Khơ mú)
=> Sự giống nhau ấy khẳng định sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc.
2- Bài tập 2: Kể lại truyện
	* HĐ 4: Củng cố, dặn dò: - Khái niệm truyền thuyết?
	 - ý nghĩa của truyện? 
	 - Kể diễn cảm truyện
	 - Soạn: Bánh chưng, bánh giầy.
Ngày soạn: ....................	 Bài 1 
Ngày giảng: ................... Tiết 2: Bánh chưng, bánh giầy.
	 (Truyền thuyết)
	 (Tự học có hướng dẫn)
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS hiểu được:
	-Nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy".
	- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo của truyện
	- Rèn kỹ năng kể truyện.
B/ Chuẩn bị
	- Giáo viên:	- Đọc nghiên cứu, soạn bài
	- Tranh Lang Liêu dâng lễ vật cúng Tiên Vương
	- Học sinh: Vở ghi, soạn bài theo câu hỏi.
C/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
* HĐ 1: Khởi động
	- ổn định: 
	- Kiểm tra: 
	- Nêu ngắn gọn đặc điểm của truyền thuyết? Tóm tắt truyện "Con Rồng, cháu Tiên" 
	- Đọc ghi nhớ? Chọn 1 chi tiết kỳ ảo mà em thích và nêu ý nghĩa của chi tiết đó?
	- Giới thiệu bài: : (SGV trang 39)
* HĐ 2: Đọc hiểu văn bản
- GV gọi mỗi HS đọc 1 đoạn
=> GV nhận xét và hướng dẫn HS kể theo các đoạn
- HS tìm hiểu các chú thích 1,2,3,4,7,8,9,12
- Hoàn cảnh, ý định, cách thức vua Hùng chọn người nối ngôi?
- Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?
(Ra ở riêng chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai...)
" Trong trời đất không có gì quý bằng hạt gạo"
- Vì sao 2 thứ bánh của Lang Liêu được vua chọn để tế trời đất, Tiên Vương và Lang Liêu được nối ngôi?
( Tham khảo SGV trang 43 )
( Đem cái quý nhất trong trời đất, đồng ruộng do chính tay mình làm ra mà cúng Tiên Vương => là con người thông minh, tài năng, hiếu thảo...)
- Truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy" có ý nghĩa gì?
- ý nghĩa phong tục ngày tết, nhân dân ta làm bánh?
Chỉ ra và phân tích 1 chi tiết mà em thích nhất? Vì sao?
I- Tiếp xúc văn bản:
1. Đọc và kể:
+ Đoạn 1: Từ đầu => "chứng giám"
+ Đoạn 2: Tiếp => " hình tròn"
+ Đoạn 3: Còn lại
2. Tìm hiểu chú thích: 
II/ Hướng dẫn thảo luận, trả lời câu hỏi:
* Câu 1: 
- Giặc yên, vua già, muốn truyền ngôi.
- Người nối ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng.
- Dùng một câu đố đặc biệt để thử tài.
* Câu 2: 
- Trong các Lang, Lang Liêu là người thiệt thòi nhất.
- Tuy là con vua nhưng phận gần gũi dân thường.
- Là người duy nhất hiểu được ý thần và thực hiện được ý thần ( Thần ở đây là dân )
* Câu 3: 
- Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế (Sản phẩm nghề nông =>Quý trọng nghề nông và hạt gạo.
- Hai thứ bánh có ý tưởng sâu xa ( Tượng trưng trời, đất )
- Hai thứ bánh hợp ý vua, chứng tỏ được tài đức của con người có thể nối chí vua
* Câu 4: ý nghĩa
- Giải thích nguồn gốc sự vật
- Đề cao lao động, đề cao người lao động - Lang Liêu hiện lên như 1 anh hùng V.hoá.
III/ Tổng kết - Ghi nhớ (trang 12)
* HĐ 3: Luyện tập
1- Bài 1: (12)
- Đề cao nghề nông, sự thờ kính trời đất, tổ tiên
- Cha ông đã xây dựng nên một phong tục, tập quán đẹp, giản dị mà thiêng liêng, giàu ý nghĩa => văn hoá truyền thống đậm bản sắc dân tộc.
2- Bài 2: 
- Lang Liêu nằm mộng thấy thần đến => chi tiết thần kỳ, hấp dẫn => Nêu bật giá trị hạt gạo, trân trọng sản phẩm con người tự làm
- Lời vua nói với mọi người về hai loại bánh: Đây là cách "đọc", cách"thưởng thức"nhận xét về văn hoá.
* HĐ 4: Củng cố, dặn dò: -Đọc lại và nêu ý nghĩa của truyền thuyết?
	- Kể diễn cảm
	- Xem trước: Từ và cấu tạo của từ Hán Việt
Ngày soạn: 20/8/2011	 
Ngày giảng: ................... 	 
Tiết 3: Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS hiểu được:
1. Kiến thức
- Định nghĩa về từ, từ đơn, từ phức, cỏc loại từ phức.
- Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện, phõn biệt được:
	+ Từ và tiếng
	+ Từ đơn và từ phức
	+ Từ ghộp và từ lỏy.
- Phõn tớch cấu tạo của từ.
B. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Đọc nghiên cứu, soạn bài
	- Học sinh: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi
C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
* HĐ 1: Khởi động
	1. ổn định: 6A: ..................................; 6B:..................................
	2.Kiểm tra: Vở ghi
	3. Bài mới: 
* HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
- GV lý giải về tiếng; Em hãy tách từ? tách tiếng? 
- Phân biệt sự khác nhau giữa tiếng và từ?
- Khi nào một tiếng được coi là 1 từ?
- GV chuẩn bị bảng câm (bảng phân loại) HS lên điền
- Thế nào là từ đơn?
- Thế nào là từ phức?
- Cấu tạo của từ ghép và từ láy có gì giống và có gì khác nhau?
- Thế nào là từ ghép?
- Thế nào là từ láy?
*NL1: "Thần/ dạy/ dân/ cách/ trồng trọt/ chăn nuôi/ và/ cách/ ăn ở.
=> Có đơn vị vừa là từ, vừa là tiếng.
 - Tiếng dùng cấu tạo từ;
- Từ dùng tạo câu
=>Khi 1 tiếng có thể dùng tạo câu-> tiếng thành từ.
*NL2: ( HS điền bảng phân loại )
- Từ đơn: từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, tết, làm
- Ghép: chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy
- Láy: Trồng trọt
=> + Giống: Là những từ phức, nhiều tiếng
 + Khác: Quan hệ giữa các 
tiếng trong từ.
I/ Bài học
1- Từ là gì?
Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
2- Từ đơn và từ phức
- Từ đơn: Là từ gồm 1 tiếng
-Từ phức: Là từ gồm 2 hoặc nhiều tiếng
- Từ ghép: : Các tiếng có qhệ nghĩa - Từ láy: Các tiếng có qhệ âm
* Ghi nhớ: SGK/14 
- HS đọc bài tập1
- . Từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu cấu tạo từ nào?
- Tìm từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc ?
- Tìm từ ghép chỉ qhệ thân thuộc? 
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 3
* Bài tập bổ xung: 
 Khách đến nhà hỏi em bé:
- Anh em có nhà không?
Em bé trả lời:
- Anh em đi vắng rồi ạ!
Theo em: - Anh em trong hai câu này là 2 từ đơn hay là 1 từ phức? 
 - So sánh với anh em trong câu tục ngữ "Anh em như chân với tay"?
* HĐ 3: II/ Luyện tập
1- Bài tập 1/14: 
a. Từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu từ ghép
b. Từ đồng nghĩa: Cội nguồn, gốc gác
c. Từ ghép: Cậu mợ, cô gì, chú cháu, anh em 
2- Bài 3/14: (HS tự làm )
3- Bài tập bổ sung:
-Anh em trong đoạn hội thoại là 2 từ đơn (với nghĩa là anh của em)
- Anh em trong câu tục ngữ là 1 từ ghép.
* HĐ 4: Củng cố, dặn dò:
4. Củng cố:
 - Từ là gì? 
	- Phân biệt từ đơn, từ phức? Từ láy, từ ghép? Cho VD minh hoạ?
5. Hướng dẫn về nhà:	
 - Học bài
	- Làm các bài tập còn lại.
	- Xem trước: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
Ngày soạn: 20/8/2011	 
Ngày giảng: ................... 	 
Tiết 4: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS :
 1. Kiến thức
- Sơ giản về hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tỡnh cảm bằng phương tiện ngụn ngữ: giao tiếp, văn bản, phương thức biểu đạt, kiểu văn bản.
- Sự chi phối của mục đớch giao tiếp trong việc lựa chọn phương thức biểu đạt để tạo lập văn bản.
- Cỏc kiểu văn bản tự sự, miờu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh và hành chớnh - cụng vụ.
2. Kỹ năng:
- Bước đầu nhận biết về việc lựa chọn phương thức biểu đạt phự hợp với mục đớch giao tiếp.
- Nhận ra kiểu văn bản ở một văn bản cho trước căn cứ vào phương thức biểu đạt.
- Nhận ra tỏc dụng của việc lựa chọn phương thức biểu đạt ở một đoạn văn bản cụ thể.
B. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Đọc nghiên cứu, soạn bài + Chuẩn bị một số loại văn bản khác nhau minh hoạ cho 6 kiẻu văn bản.
	- Học sinh: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi
C.Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
* HĐ 1: Khởi động
1. ổn địn: 6A:.........................................; 6B:...........................................
2.Kiểm tra: Vở ghi
3. Bài mới:
	- Giới thiệu bàii: Trong thực tế, chúng ta đã tiép xúc và sử dụng rất nhiều văn bản vào các mục đích khác nhau. Nhưng văn bản là gì và các phương thức biểu đạt trong từng loại văn bản như thế nào thì có lẽ các em chưa hiểu. Bài học hôm nay sẽ giúp các em bước đầu hiểu được những khái niệm đó.
* HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
- Trong đời sống, khi có 1 tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biét thì em làm thế nào?
- Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn thì em phải làm thế nào?
- Đọc câu ca dao
 + Câu ca dao được viết ra để làm gì?
 + Nó đề cập đến vấn đề gì? (chủ đề)
 + Nó được liên kết với nhau như thế nào?
 + Câu ca dao có thể coi là một văn bản được không?
- Lời phát biểu của thầy hiệu trưởng trong lễ khai giảng có phải là VB không?Vì sao?
- Bức thư có phải là văn bản không?
- Các loại đơn từ, bài thơ, truyện .. có phải là văn bản không?
- Vậy em hiểu thế nào là văn bản?
- GV dùng bảng phụ ghi các kiểu VB và phương thức biểu đạt; Hướng dẫn HS nắm các kiến thức trên theo lối chấp nhận
- Nhìn vào bảng, em thấy có mấy kiểu VB? Là những kiểu nào? Mục đích giao tiếp của từng kiểu?
- HS đọc toàn bộ phần ghi nhớ.
- HS đọc và trả lời bài tập 1
- GV xác nhận đúng, sai.
- Bài tập bổ xung: Cho tình huống giao tiếp, HS chọn kiểu văn bản và phương thức biểu đạt phù hợp:
a. Hai đội bóng đá muốn xin phép sử dụng sân vận động của thành phố.
b. Tường thuật diễn biến trận bóng.
c. Tả lại những pha bóng đẹp
d. Bày tỏ tình cảm yêu mến đội bóng.
e. Bác bỏ ý kiến cho rằng bóng đá là môn thể thao tốn kém, làm ảnh hưởng tới học tập và công việc của nhiều người.
I/ Bài học:
1- Văn bản và mục đích giao tiếp:
- Muốn mọi người biết được tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng của mình cần có sự giao tiếp (nói, 
viết ra cho người ta biết)
=> Giao tiếp: Là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng ngôn ngữ.
- Muốn cho người khác hiểu ý mình một cách đầy đủ, trọn vẹn thì phải tạo lập văn bản. (nói có đầu đuôi, mạch lạc, có lý lẽ)
- Tìm hiểu câu ca dao:
 + Mục đích sáng tác là để khuyên bảo.
 + Chủ đề: Giữ chí cho bền ( không dao động khi người khác thay đổi chí hướng )
 + Tính liên kết: Câu sau giải thích, làm rõ ý cho câu trước
=> Nó có đủ tính chất của 1 văn bản.
- Lờiphát biểu là văn bản vì đó là một chuỗi lời nói có chủ đề.
- Bức thư cũng là văn bản.
- Các loại đơn từ, thiếp, thơ, truyện ... đều được gọi là văn bản vì chúng đều có mục đích, nội dung, đủ thông tin và theo thể thức nhất định.
* Văn bản: SGK trang 17
2- Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản:
- Có 6 kiểu văn bản chủ yếu: Tự sự; Miêu tả; Biểu cảm; Nghị luận; Thuyết minh; Hành chính - công vụ ( điều hành )
- Mỗi kiểu văn bản gắn liền với phương thức biểu đạt riêng.
* Ghi nhớ: SGK trang 17
* HĐ 3: II.Luyện tập: 
1- Bài 1/17
 a. Tự sự d. Biểu cảm
 b. Miêu tả e. Thuyết minh
 c. Nghị luận
2- Bài tập bổ sung
a. Viết đơn ( Hành chính công vụ )
b. Tự sự
c. Miêu tả
d. Biểu cảm
e. Nghị luận
* HĐ 4: Củng cố, dặn dò: 
 4. Củng cố:
- Giao tiếp là gì? 
- Thế nào là văn bản? Có mấy kiểu văn bản chủ yếu?
 5. HDVN:
- Học bài - Làm bài tập 2/18.- Soạn bài Thánh Gióng 

Tài liệu đính kèm:

  • docVan_6_T14.doc