Giáo án Ngữ văn 6 - Con rồng, cháu tiên (truyền thuyết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS

1. Kiến thức:

- Khái niệm thể loại truyền thuyết.

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.

- Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kì dựng nước.

2. Ki năng:

- Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết.

- Nhận ra những sự việc chính của truyện.

- Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện.

3. Thái độ: Tự hào, tôn vinh nguồn gốc dân tộc, giáo dục tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh.

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1663Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Con rồng, cháu tiên (truyền thuyết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 1
Tieát 1: HDĐT	CON ROÀNG, CHAÙU TIEÂN
 (Truyeàn thuyeát)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS
1. Kiến thức:
Khái niệm thể loại truyền thuyết.
Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.
Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kì dựng nước.
2. Ki năng: 
Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết.
Nhận ra những sự việc chính của truyện.
Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện.
3. Thái độ: Tự hào, tôn vinh nguồn gốc dân tộc, giáo dục tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: 
Bảng phụ, tranh ảnh.
PP: Đàm thoại, vấn đáp, thảo luận
KT: Động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút.
2. HS: 
Tự tìm tài liệu nghiên cứu, tranh ảnh.
Bảng nhóm, nghiên cứu sách giáo khoa, soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
1. Khởi động: (2 phút)
a) Ổn định lớp:
b) Bài cũ:
2. Bài mới: Nhân dân ta có câu ca dao:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
	Qua đó cho thấy dân tộc Việt Nam luôn biết hướng về cội nguồn, luôn tự hào về nguồn gốc của mình. Vậy nguồn gốc của dân tộc ta như thế nào? Để hiểu rõ vấn đề này, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên”.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung. (15 phút)
Hoạt động a: Khái niệm truyền thuyết.
- HS nêu cách hiểu sơ lược về truyền thuyết (SGK/7). 
- GV giới thiệu văn bản trên thuộc nhóm tác phẩm truyền thuyết thời đại Hùng Vương giai đoạn đầu.
- GV giới thiệu khái quát về các truyền thuyết gắn liền với lịch sử đất nước ta. 
Hoạt động b: Đọc – kể văn bản.
- GV hướng dẫn đọc ® GV đọc mẫu ® HS đọc ® Lớp nhận xét.
- HS kể tóm tắt các sự việc chính của truyện.
(- Nguồn gốc của Lạc Long Quân - Âu Cơ.
- Âu cơ - Lạc Long Quân gặp nhau.
- Âu Cơ sinh bọc trứng trăm trứng nở ra trăm con.
- Âu Cơ và Lạc Long Quân chia tay.
- Sự ra đời của nước Văn Lang.
- Người Việt Nam tự hào về nguồn gốc của mình.)
- HS chia bố cục và nêu ý chính đọan.
(- Đọan 1: Từ đầu đến “Long Trang”.
® Việc kết hôn của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Đọan 2: Tiếp đến “lên đường”. 
® Việc sinh con và chia con của họ.
- Đọan 3: Phần còn lại.
® Sự trưởng thành của các con của họ.)
Hoạt động 2: Hương dẫn tìm hiểu văn bản. (10 phút) 
Hoạt động a: Giới thiệu nhân vật. 
- HS đọc đọan 1.
- GV hỏi: Trong trí tưởng tượng của người xưa, Lạc Long Quân có những đặc điểm phi thường nào về nòi giống và sức mạnh?
(Dạy phong tục, lễ nghi)
- GV hỏi: Theo em sự phi thường ấy là biểu hiện của một vẻ đẹp như thế nào? 
(Vẻ đẹp cao quý của bậc anh hùng)
- GV hỏi: Âu Cơ hiện lên với những đặc điểm đáng quý nào về nhan sắc, giống nòi và đức hạnh? 
(Vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ)
- GV hỏi: Theo em, những điểm đáng quý đó ở Âu Cơ là biểu hiện của một vẻ đẹp như thế nào? 
- HS nhận xét về những yếu tố xây dựng nhân vật.
(Yếu tố thần kì, tưởng tượng kì ảo)
- GV bình: Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ có nghĩa là những vẻ đẹp ca quý của thần tiên được hòa hợp. 
- GV hỏi: Theo em mối tình duyên này, người xưa muốn ta nghĩ gì về nòi giống dân tộc? 
(Chung nguồn gốc, tổ tiên: con Rồng, cháu Tiên)
- GV hỏi: Người xưa còn muốn biểu lộ tình cảm nào đối với dân tộc?
(Lòng tôn kính, tự hào về nòi giống cao quý, thiêng liêng)
Hoạt động b: Diễn biến. 
- HS đọc đọan 2.
- GV hỏi: Việc kết duyên giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ có gì lạ? Cuộc tình duyên kì lạ này có ý nghĩa gì?
(Sự kết hợp tuyệt vời giữa hai con người tài sắc vẹn toàn)
- GV hỏi: Chuyện sinh nở của Âu Cơ có gì lạ? Điều đó có ý nghĩa gì? 
(Sự kết tinh những tinh hoa của cha mẹ, thừa hưởng nét đẹp của mẹ, sức khoẻ và tài năng của cha)
- HS phân tích hình tượng “bọc trăm trứng”.
(Giải thích mọi người trên đất nước Việt Nam đều là anh em ruột thịt cùng một cha mẹ sinh ra)
- GV liên hệ tư tưởng Hồ Chí Minh: Bác Hồ gọi nhân dân ta là “đồng bào”, giải thích ý nghĩa từ “đồng bào”?
(Khối thống nhất, đại đoàn kết)
- GV mở rộng: Bác luôn đề cao truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc anh em và niềm tự hào về nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên.
- GV hỏi: Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào? 
- GV hỏi: Vì sao cha mẹ lại chia con thành hai hướng lên rừng, xuống biển? 
(- Mở mang bờ cõi)
- GV hỏi: Qua đó, người xưa muốn thể hiện ý nguyện gì? 
(- Phát triển dân tộc: làm ăn, mở rộng, giữ vững đất đai.
- Đoàn kết, thống nhất dân tộc, mọi người trên đất nước đều có chung nguồn gốc, ý chí và sức mạnh.)
- HS suy nghĩ về câu nói của Lạc Long Quân: “kẻ miền núi... người miền biển khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau”, “đừng quên lời hẹn”.
Hoạt động c: Kết thúc. 
- HS đọc đọan 3.
- GV hỏi: Đoạn cuối truyện nói lên phong tục, tập quán gì của người Việt cổ?
(Cha truyền con nối)
- GV hỏi: Truyện kể, các con của Lạc Long Quân và Âu Cơ nối nhau làm vua ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang, lấy danh hiệu Hùng Vương không hề thay đổi. Việc ấy có ý nghĩa gì trong truyền thống dân tộc?
(Dân tộc ta có từ lâu đời, đoàn kết, thống nhất và bền vững)
- GV hỏi: Truyện còn giải thích điều gì trong lịch sử dân tộc Việt Nam?
(Giải thích việc thành lập nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam)
Hoạt động 3: Tổng kết. (5 phút)
- GV hỏi: Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? 
(Các chi tiết tưởng tượng không có thật, rất phi thường)
- GV hỏi: Có những chi tiết kì ảo nào trong văn bản?
(LLQuân nòi rồng, có phép lạ diệt trừ yêu quái; Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng ở thành trăm người con khoẻ đẹp)
- GV hỏi: Các chi tiết kỳ ảo đó có vai trò gì? 
(- Tô đậm tính chất lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật và sự kiện. 
- Thần kì hóa nguồn gốc, giống nòi, gợi niềm tự hào dân tộc, tôn vinh tổ tiên. 
- Tăng sức hấp dẫn truyện.)
- GV hỏi: Phản ánh sự thật lịch sử nào của nước ta trong quá khứ?
 (Dinh dáng đến lịch sử: thời đại vua Hùng, đền thờ ở Phong Châu – Phú Thọ, giỗ tổ Hùng Vương hằng năm)
- GV hỏi: Hiểu gì về dân tộc ta qua truyền thuyết?
(Dân tộc ta có nguồn gốc thiêng liêng cao quý; là một khối đoàn kết, thống nhất, bền vững.)
- GV hỏi: VB bồi đắp cho em những tình cảm nào? 
- HS trình bày 1 phút những giá trị về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- HS thảo luận ý nghĩa truyện. 
- GV giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS.
- HS đọc ghi nhớ. 
Hoạt động 4: Luyện tập. (10 phút)
- GV hỏi: Biết những truyện nào của các dân tộc khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự truyện “Con Rồng, cháu Tiên”? Sự giống nhau ấy khẳng định điều gì?
- HS kể diễn cảm truyện “Con Rồng, cháu Tiên”.
- GV nêu yêu cầu kể:
+ Đúng cốt truyện, chi tiết cơ bản.
+ Cố gắng dùng lời văn của cá nhân để kể.
+ Kể diễn cảm.
I. Tìm hiểu chung:
1. Truyền thuyết:
2. Đọc – kể:
II. Tìm hiểu một số nội dung và nghệ thuật chủ yếu:
1. Nghệ thuật:
- Sử dụng các yếu tố tưởng tượng kì ảo
- Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh
2. Nội dung:
- Giải thích, ngợi ca nguồn gốc cao quý của dân tộc:
+ Xuất thân và hình dáng đặc biệt của Lạc Long Quân và Âu Cơ
+ Sự sinh nở đặc biệt và quan niệm người Việt có chung một nguồn gốc tổ tiên
- Ngợi ca công lao của Lạc Long Quân và Âu Cơ
+ Mở mang bờ cõi (xuống biển, lên rừng)
+ Giúp dân diệt trừ yêu quái, day dân cách trồng trọt, chăn nuôi, phong tục, lễ nghi
III. Tổng kết:
Ghi nhớ (SGK/8)
IV. Luyện tập:
Bài tập 1:
- Người Mường (Qủa trứng to nở ra con người); người Khơ Mú (Qủa bầu mẹ)
- Khẳng định sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc người trên đất nước ta.
Bài tập 2:
3. Củng cố – Dặn dò: (3 phút)
a. Củng cố:
HS đọc bài đọc thêm (SGK/8, 9).
GV hệ thống kiến thức.
b. Dặn dò:
HS kể lại truyện, học nội dung ghi bảng, ghi nhớ và hoàn chỉnh bài tập.
HS liên hệ một câu chuyện có nội dung giải thích nguồn gốc người Việt.
Soạn tiết tới: “Bánh chưng, bánh giầy” [SGK/9].

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Con_Rong_chau_Tien.doc