Giáo án Ngữ văn 6 - Ếch ngồi đáy giếng (truyện ngụ ngôn)

 I. MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức: Nắm được khái niệm truyện ngụ ngôn, đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngụ ngôn.

 - Ý nghĩa sâu sắc của truyện ngụ ngôn.Nghệ thuật đặc sắc của truyện: mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, ẩn bài học triết lý; tình huống bất ngờ, hài hước.

 2. Kỹ năng: Đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngôn. Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.Kể lại được truyện.

 3.Thái độ: Giáo dục học sinh sự chăm chỉ, cần cù học tập, rút kinh nghiệm từ bài học trong truyện (Giáo dục kĩ năng sống:

 -Tự nhận thức giá trị cách ứng xử khiêm tốn, dũng cảm, biết học hỏi trong cuộc sống.

 - Giao tiếp: phản hồi lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thân, về giá trị nội dung, nghệ thuật và bài học của truyện ngụ ngôn.)

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2693Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Ếch ngồi đáy giếng (truyện ngụ ngôn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 16/10/2015
Tiết 39 
Bài dạy ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
 (Truyện ngụ ngôn) 
 I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức: Nắm được khái niệm truyện ngụ ngôn, đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngụ ngôn. 
 - Ý nghĩa sâu sắc của truyện ngụ ngôn.Nghệ thuật đặc sắc của truyện: mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, ẩn bài học triết lý; tình huống bất ngờ, hài hước.
 2. Kỹ năng: Đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngôn. Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.Kể lại được truyện.
 3.Thái độ: Giáo dục học sinh sự chăm chỉ, cần cù học tập, rút kinh nghiệm từ bài học trong truyện (Giáo dục kĩ năng sống: 
 -Tự nhận thức giá trị cách ứng xử khiêm tốn, dũng cảm, biết học hỏi trong cuộc sống.
 - Giao tiếp: phản hồi lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thân, về giá trị nội dung, nghệ thuật và bài học của truyện ngụ ngôn.)
II. CHUẨN BỊ : 
 1.Chuẩn bị của giáo viên : Tham khảo SGV, soạn giáo án, tranh minh họa, đọc tư liệu, bảng phụ, phiếu học tập.
 -Phương án tổ chức lớp học:hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm...
 2. Chuẩn bị của học sinh : Đọc, tìm hiểu khái niệm truyện ngụ ngôn, đọc văn bản, trả lời câu hỏi SGK, tập kể chuyện.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
 1.Ổn định tình hình lớp : (1 phút).
 + Điểm danh học sinh trong lớp.
 +Chuẩn bị kiểm tra bài cũ. 
 2. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
 *Hỏi : 
 Câu 1: Đặc điểm thường thấy trong truyện cổ tích ,truyền thuyết là gì?
 Câu 2 : Nhận xét sau đúng với thể loại tự sự nào?
 Truyện kể về những nhân vật bất hạnh với ước mơ hạnh phúc, công bằng.
A, Truyền thuyết. B, Cổ tích. C, Truyện cười. D, Truyện ngụ ngôn.
 *Dự kiến trả lời :
 Câu 1: Đặc điểm thường thấy trong truyện cổ tích,truyền thuyết là yếu tố tưởng tượng kì ảo.
 Câu 2: Đáp án : B. 
 3. Giảng bài mới:
 a. Giới thiệu bài : (1 phút ) Các em đã được bước vào thế giới lung linh sắc màu kì ảo của truyện cổ tích. Nhưng truyện dân gian không chỉ dừng lại ở đó, vẫn còn nhiều thể loại khác. Mỗi thể loại mang một sự thú vị, hấp dẫn riêng. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một thể loại khác đó là truyện ngụ ngôn,văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”.
 b. Tiến trình bài dạy :
Thời gian
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Nội dung
4 phút
17 phút
3 phút
3 phút
10 phút
 Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm truyện ngụ ngôn:
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm về truyện ngụ ngôn.
*GV giảng thêm: Ngụ ngôn là nói có ngụ ý, nghĩa là không nói trực tiếp điều mình muốn nói, trong đó có nghĩa đen và nghĩa bóng mà nghĩa bóng là ý sâu kín gởi gắm trong câu chuyện. 
- GV hướng dẫn HS đọc truyện – Gọi HS đọc
?: Truyện này chia làm mấy đoạn? Nêu ý nghĩa mỗi đoạn?
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản :
?: Hoàn cảnh sống của ếch có điều gì đặc biệt ?
?: Với môi trường sống đó, Ếch nhìn mình và nhìn đời ra sao?
?: Sự nhìn nhận đó có đúng đắn không?
?: Qua đó em biết gì về tính cách của Ếch?
?: Từ chuyện của Ếch nói đến điều gì về con người?
?: Khi Ếch ra khỏi giếng, hòan cảnh sống có gì thay đổi?
?: Ếch có nhận ra sự thay đổi đó không?
?: Chi tiết nào chứng tỏ điều này?
?: Tại sao Ếch lại “nhâng nháo” và “chả thèm để ý đến xung quanh”?
?: Hậu quả gì đến với ếch?
?: Qua sự việc này nhân dân khuyên con người điều gì?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết:
?: Theo em, truyện ngụ ngôn này ngụ ý phê phán điều gì ?Khuyên răn điều gì?
?: Em có nhận xét gì về nghệ thuật truyện ngụ ngôn?
GV gọi HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập 
Nêu nội dung, ý nghĩa của truyện “ Ếch ngồi đáy giếng”
 Hoạt động 5: Củng cố, hướng dẫn về nhà:
Củng cố:
 ?: Hãy vẽ sơ đồ tư duy cho bài Ếch ngồi đáy giếng?
- Nhận xét ghi điểm.
Hướng dẫn về nhà:
- Học ghi nhớ, kể lại câu chuyện.
- Tìm những câu ca dao, tục ngữ được nêu ra trong câu chuyện.
- Liên hệ bản thân.
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm truyện ngụ ngôn:
- HS đọc chú thích * sgk
T: Đọc
T: Truyện chia làm 2 đoạn:
 + Đoạn 1:Từ đầu đến chúa tể ® Hoàn cảnh của ếch trong đáy giếng .
 + Đoạn 2: Phần còn lại ® Ếch ra khỏi giếng và bị giẫm bẹp .
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản :
T: Ếch sống trong một cái giếng, không tiếp xúc với thế giới rộng bên ngoài giếng.
T : Sống lâu, sống quen ở một chỗ chật hẹp
- Xung quanh Ếch là những con vật bé nhỏ, chúng luôn hoảng sợ khi Ếch kêu.
 Þ Ếch chủ quan ,kiêu ngạo.
- Nhìn đời (bầu trời) bé bằng chiếc vung; còn bản thân mình oai như một vị chúa tể .
T: Sự nhìn nhận hoàn toàn không đúng, quá chủ quan và sai lệch.
T: Hiểu biết nông cạn nhưng lại huênh hoang.
*HS thảo luận:
- Người sống trong môi trường hạn hẹp sẽ mắc bệnh chủ quan, kiêu ngạo, không nhận biết hết khả năng của mình, xem thường người khác.
T: Không gian rộng mở khiến cho Ếch có thể đi lại khắp nơi.
T: Ếch ta không nhận ra sự thay đổi đó. 
T: Chi tiết: nhâng nháo nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý xung quanh.
T: Vì Ếch cứ tưởng bầu trời là “bầu trời giếng” của mình, xung quanh là “xung quanh giếng của mình với cua, ốc nhỏ bé, tầm thường”. Cứ tưởng mình là chúa tể.
T: Bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
T: Khuyên con người hãy mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan kiêu ngạo.
*HS đọc ghi nhớ sgk
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết:
T: Phê phán kẻ hiểu biết hạn hẹp mà huênh hoang.
- Khuyên nhủ phải mở rộng hiểu biết, không được kiêu ngạo.
T: Ngắn gọn, mượn chuyện lòai vật để nói con người.
HS đọc .
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập 
HS nêu.
 Hoạt động 5: Củng cố, hướng dẫn về nhà:
 HS vẽ
I. Đọc – tìm hiểu chung:
1. Khái niệm truyện ngụ ngôn: 
 Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về đồ vật, lòai vật hoặc về chính con người để nói kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy một bài học nào đó trong cuộc sống.
II Tìm hiểu chi tiết:
1. Ếch khi ở trong giếng:
- Chật hẹp,đơn giản.
-Xem trời chỉ bằng cái vung.
- Oai như một vị chúa tể.
® Hiểu biết nông cạn, cao ngạo.
2. Ếch khi ra khỏi giếng: 
- Đi lại nghênh ngang, nhâng nháo , không thèm để ý xung quanh.
*Hậu quả : bị trâu giẫm bẹp.
III. Tổng kết: 
*Ghi nhớ: sgk
 4.Daën doø hoïc sinh chuaån bò cho tieát hoïc tieáp theo: ( 	1 phút )
 - Chuẩn bị văn bản : “ Thầy bói xem voi” 
 + Đọc lại khái niệm truyện ngụ ngôn.
 + Đọc kĩ văn bản, xác định nội dung chính của truyện.
 + Tìm hiểu ý nghĩa của truyện theo câu hỏi SGK.
IV .RÚT KINH NGHIỆM- BỔ SUNG : 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_10_Ech_ngoi_day_gieng.doc