Giáo án Ngữ văn 6 - Học kì I

 A. mục tiêu cần đạt

 1. Kiến thức : Giúp học sinh:

- Định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.

- Nội dung ý nghĩa của truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên”.

- Chỉ ra và hiểu ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo.

 2. Kĩ năng :

- Rèn kỹ năng kể, phân tích truyền thuyết.

 3. Thái độ :

- Có ý thức đoàn kết, xây dựng dân tộc, tự hào về nguồn gốc tổ tiên.

 B. Chuẩn bị:

- GV: Tư liệu, truyện "Quả trứng to nở ra con người" của dân tộc Mường, truyện "Quả bầu mẹ" của dân tộc Khơ Mú.

- HS: Đọc SGK, trả lời câu hỏi.

 

doc 153 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1988Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lời văn của mình.
- Soạn tiếp phần còn lại.
Ngày soạn : 15/ 9 /2015.
Tiết 22: THẠCH SANH (T2)
(Truyện cổ tích)
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức :
- Tiếp tục giúp học sinh nắm được nội dung, ý nghĩa của truyện và 1 số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật dũng sĩ. Có niềm tin thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà của tác giả dân gian và nghệ thuật tự sự dân gian. Đọc - hiểu truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại. 
2. Kĩ năng :
- Cảm thụ và phân tích chi tiết trong truyện cổ tích, rèn kĩ năng sống thông qua nhân vật Thạch Sanh. Trình bày những cảm nhận và suy nghĩ của mình về các nhân vật và các chi tiết đặc sắc trong truyện.
3. Thái độ :
- Giáo dục tình yêu thương và giúp đỡ đồng loại, có tư tưởng ở hiền gặp lành
B. Chuẩn bị:	
- GV: Đọc sách – Tư liệu – Giáo án
- HS: Đọc SGK – Trả lời câu hỏi.
C. Tiến trình dạy - học:
*HĐ1: Khởi động
 1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số
HS nghỉ học
Điểm kiểm tra
6A
/9/2015
/40
6B
/9/2015
/42
2. Kiểm tra : - Nêu những đặc điểm của truyện cổ tích? 
 - Kể truyện Thạch Sanh?
3. Giới thiệu bài : Ở tiết học trước chúng ta đã thấy được nguồn gốc xuất thân và sự ra đời kì lạ của Thạch Sanh. Với sự kì lạ ấy chắc chắn chàng sẽ có những hành động phi thường. Đó là những hành động nào? Câu chuyện kết thúc ra sao? Tiết học này sẽ giúp chúng ta có được câu trả lời ấy.
*HĐ 2: Đọc - Hiểu văn bản 
?Ngoài Thạch Sanh truyện còn có nhân vật nào tiêu biểu? 
? Đặc điểm nổi bật của Lí Thông hiện lên qua những chi tiết nào?
GV : Lí Thông là kẻ thù chủ yếu, nguy hiểm nhất của TS. Hắn triệt để lợi dụng tình anh em bóc lột, lừa đảo và cướp công của TS.
? Qua những chi tiết đó em hình dung Lí Thông là người ntn?
? Lí Thông phải trả giá cho việc làm của mình ra sao? 
?Ai là người trừng trị Lí Thông? Trừng phạt như vậy có thỏa đáng không?
GV : Dù TS có lòng nhân ái, tha bổng cho mẹ con Lí Thông, nhưng hắn vẫn bị đấng Tối cao trừng trị - thỏa đáng, biến thành loài vật bẩn thỉu...
?Em có nhân xét gì về giọng văn khi XD nhân vật này?
GV : Giọng văn sắc lạnh, lên án tội ác thâm độc của nhân vật Lí Thông. Trong truyện cổ tích phông có nhân vật phản diện nào có thể so sánh với Lí Thông.
?Cách XD nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông có gì đặc biệt? XD nhân vật Lý Thông nhằm mục đích gì?
Giảng : Cách xây dựng nhân vật đặc sắc, 2 nhân vật đối lập nhau toàn diện, sâu sắc: thật thà><thấp hèn. TS - cái thiện; Lí Thông - cái ác.
? Kết cục của truyện nói lên nguyện vọng gì của nhân dân ta?
Chuyển : Câu chuyện hấp dẫn không chỉ là chiến thắng của cái thiện trước cái ác mà còn bởi từ những chi tiết kì diệu.
? Trong truyện có những chi tiết nào kỳ diệu? 
? Phân tích làm nổi bật vai trò của tiếng đàn trong truyện?
Giảng : Tiếng đàn thần kì, giúp Thạch Sanh giải oan, giúp công chúa khỏi câm, nhận ra người cứu mình và đã giải thoát cho TS. Khiến Lý Thông bị vạch mặt. Làm nhụt chí quân 18 nước chư hầu.
?Tiếng đàn có ý nghĩa ntn?
 Bình : Tiếng đàn phân trần lẽ phải trái ở đời, lên án chiến tranh xâm lược, là tiếng nói chính nghĩa, tiếng gọi yêu thương khiến địch mất hết ý chí. Tiếng đàn ấy chỉ phát huy tác dụng trong tay TS, còn trong tay cha con vua Thủy Tề nó vẫn chỉ là cây đàn bình thường.
Liên hệ: Tiếng sáo Sọ Dừa, tiếng hát Trương Chi.
?Ngoài tiếng đàn, niêu cơm thần cũng là một chi tiết đặc sắc? Chi tiết m.tả niêu cơm thần?
Giảng : Niêu cơm là vũ khí kì lạ, ăn hết lại đầy, làm cho quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường, chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên, khâm phục.
?Chi tiết đó có ý nghĩa gì?
Bình : tiếng đàn giãi bày nỗi niềm còn niêu cơm làm ấm lòng, mát dạ đã thức tỉnh lương tri của kẻ thù. Tiếng đàn và niêu cơm thần đã trở thành phương tiện và vũ khí lợi hại có một không hai trong truyện cổ tích.
*Gv treo tranh
?Nêu nghệ thuật đặc sắc của truyện?
? YN của truyện Thạch Sanh?
II. Phân tích văn bản :
1. Nhân vật Thạch Sanh :
2. Nhân vật Lý Thông :
- Lợi dụng tình anh em, tính trung hậu của TS để bóc lột sức lao động.
- Lừa TS chết thay cho mình.
- Cướp công diệt chằn tinh, lập mưu sát hại Thạch Sanh....
-> Tham lam, xảo quyệt, tàn nhẫn, độc ác và hèn nhát .
- Lí Thông cùng mẹ biến thành bọ hung. 
* Cái thiện thắng cái ác, ác giả ác báo.
3. Những chi tiết thần kỳ :
a, Tiếng đàn Thạch Sanh:
- Tiếng đàn tuyệt diệu tượng trưng cho tâm hồn, tình yêu, công lý, nhân đạo, hoà bình. 
- Với cây đàn TS trở thành người anh hùng - nghệ sĩ đấu tranh cho tình yêu và công lí, cho hòa bình và hạnh phúc.
b, Niêu cơm Thạch Sanh:
- Ăn hết lại đầy.
- Tượng trưng tấm lòng nhân ái, ước vọng đoàn kết, tư tưởng yêu hoà bình của ND ta.
III. Tổng kết 
1. Nghệ thuật:
- Chi tiết tưởng tượng , giàu ý nghĩa.
- Kết thúc có hậu
2. Nội dung:
- Truyện kể về người dũng sĩ. 
- Thể hiện ước mơ, niềm tin của n.dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa, lương thiện.
* Ghi nhớ: SGK – 67
 *HĐ3 : Luyện tập
 - Tập trình bày những cảm nghĩ về chiến công và thử thách của TS?
 - Em có nhận xét gì về nhan đề của truyện?
 GV : Nhan đề ca ngợi nhân vật Thạch Sanh là người lao động nghèo nhưng có nhiều tài năng tiêu diệt thế lực gian ácàCách đặt tên bằng nhân vật chính như nhiều truyện cổ tích khác: Sọ Dừa, Tấm Cám.
 *HĐ4 : Củng cố - Hướng dẫn
- Hệ thống bài giảng.
- Khắc sâu kiến thức cơ bản.
- Soạn: Chưã lỗi dùng từ.
********************************************************************
Ngày soạn : 15 /9 /2015
Tiết 23 : CHỮA LỖI DÙNG TỪ 
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức : 
- Giúp học sinh nhận diện các lỗi lặp từ và lẫn lộn trong những từ gần âm.
 2. Kĩ năng :
- Bước đầu có kĩ năng phát hiện lỗi, phân tích nguyên nhân mắc lỗi khi dùng từ, sửa lỗi và kĩ năng dùng từ chính xác khi nói viết.
 3. Thái độ :
- Giáo dục ý thức học tập, trau dồi vốn từ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B. Chuẩn bị:	 
- GV:Chuẩn bị 1 số lỗi – Tư liệu – Giáo án
- HS: Đọc SGK – Trả lời câu hỏi.
C. Tiến trình dạy học:
*HĐ1: Khởi động
 1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số
HS nghỉ học
Điểm kiểm tra
6A
/9/2015
/40
6B
/9/2015
/42
2. Kiểm tra : - Từ nhiều nghĩa là gì? Một từ xuất hiện nhiều nghĩa là do hiện tượng nào? Làm bài tập 3, 3/ 56, 57?
3. Giới thiệu bài: Khi viết bài có rất nhiều trường hợp chúng ta dùng từ sai mà không hiểu nguyên nhân. Bài học này sẽ giúp chúng ta biết được vì sao dùng từ sai và cách sửa như thế nào?
 *HĐ2: Hình thành kiến thức mới
? Gạch dưới những từ giống nhau trong VDa, b?
?Cách lặp ở 2 VD a&b có gì khác nhau?
GV : NLa, lặp lại từ ngữ ca tác dụng nhấn mạnh, tạo nhịp điệu đó là cách điệp từ ngữ. Còn NLb, lặp từ không cung cấp ND mới mà nhắc lại ND cũ 1 cách máy móc, gây nhàm chán đó là lỗi lặp từ..
? Nguyên nhân nào dẫn đến lỗi lặp từ?
?Sửa như thế nào?
?Từ ngữ liệu, em hiểu lặp từ là lỗi ntn?
?Chỉ ra những từ dùng sai? 
- NLa : Hiểu ý của câu : các em đi xem tận mắt Viện bảo tàng để mở rộng hiểu biết, học hỏi kinh nghiệm. Mà đó không phải nghĩa của từ "thăm quan".
- NLb, chỉ cử động khẽ và liên tiếp của bộ ria mép, mà Nghĩa của từ nhấp nháy là : 1. Mở ra, nhắm lại liên tiếp ; 2. ánh sáng khi loé lên, khi tắt liên tiếp.
? Vậy sửa các từ dùng sai trong câu bằng cách nào?
?Nguyên nhân nào dẫn đến việc dùng từ sai?
GV: Từ có 2 mặt, hình thức và nội dung, hai mặt này luôn gắn chặt chẽ với nhau, nếu nhớ sai về hình thức sẽ dẫn đến hiểu sai về nội dung.
?Lẫn lộn các từ gần âm là lỗi ntn? 
?Để tránh lỗi lặp từ và lẫn lộn giữa các từ gần âm khi nói - viết cần chú ý điều gì?
*HĐ3: Luyện tập
I. Lặp từ :
1. Ngữ liệu:
a
b
- tre : 7 lần
- giữ : 4 lần
- anh hùng : 2 lần
- Truyện dân gian : 2 lần
Lặp lại nhằm tạo liên kết câu, nhấn mạnh, tạo nhịp điệu hài hoà cho đoạn văn xuôi giàu chất thơ.
-> Biện pháp tu từ.
Nhắc lại từ ngữ 1 cách máy móc, dập khuôn, không có tác dụng, gây nhàm chán....
-> Lỗi lặp từ ngữ.
- Nguyên nhân : vốn từ nghèo nàn.
- Cách sửa : 
 + Bỏ cụm từ " truyện dân gian" ở cuối câu.
 + Đảo cấu trúc Truyện - em thích- đọc thành cấu trúc Em - thích - đọc - truyện.
 + Thay cụm từ " truyện dân gian" bằng cụm từ "loại truyện này"
2. Kết luận: 
* Lặp từ : Là lặp đi lặp lại một từ, một ngữ, không có tác dụng trong diễn đạt, gây cảm giác nặng nề, nhàm chán.
II. Lẫn lộn các từ gần âm :
1. Ngữ liệu : SGK – 68
- NLa : từ dùng sai là thăm quan
- NLb : từ dùng sai là nhấp nháy 
- Sửa : 
 + NLa : thay từ thăm quan -> tham quan 
 + NLb : thay từ "nhấp nhấy" -> mấp máy
- Nguyên nhân : 
 + Không nhớ chính xác hình thức ngữ âm của từ. (lẫn lộn với các từ gần âm).
 + hiểu không đúng nghĩa của từ.
2. Kết luận :
*Lẫn lộn giữa các từ gần âm :
- Có nhiều từ khi phát âm, thoáng nghe tưởng giống nhau, nhưng thực tế nghĩa khác xa nhau.
VD: cuốc - quốc, xán lạn - sáng lạng, thủy mặc - thủy mạc, khuyến mại - khuyến mãi..
*Chú ý:
- Khi dùng từ nếu không nhằm mục đích nhấn mạnh tạo ấn tượng hoặc để tạo liên kết câu thì không nên dùng từ lặp.
- Muốn tránh mắc lỗi lẫn lộn từ gần âm thì phải hiểu đúng nghĩa của từ. 
- Lược bỏ các từ ngữ trùng lặp
a, - bạn, ai cũng, lấy làm, rất
b, - Câu chuyện ấy = chuyện ấy
 - Những nhân vật ấy = họ
c, - Lớn lên (nghĩa trùng với trưởng thành)
- Thay từ dùng sai bằng các từ khác
Nguyên nhân sai : do không nhớ kỹ âm thanh (hình thức) của từ.
1. Bài 1 (68):
a, Bạn Lan là 1 lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều yêu quý.
b, Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện ấy vì họ đều là những người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
c, Qúa trình vượt núi cao cũng là qúa trình con người trưởng thành.
2. Bài 2 (69):
a, Linh động à Sinh động.
b, Bàng quang (chứa nước tiểu).
 Bàng quan: đứng ngoài cuộc mà nhìn, coi là không quan hệ đến mình.
c, Thủ tục (những việc làm phải theo quy định).
 Hủ tục: Phong tục đã lỗi thời.
 *HĐ4: Củng cố - Hướng dẫn
- Khắc sâu ND bài
 - Hoàn thành các bài tập
 - Ôn tập văn tự sự.
********************************************************************
Ngày soạn : 15/9/2015
Tiết 24 : TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức :
- Qua bài kiểm tra giúp học sinh nhận thấy những ưu khuyết điểm trong nhận thức về văn kể chuyện.
2. Kĩ năng :
- Phát hiện những ưu điểm và hạn chế trong bài viết, đánh giá kết quả học tập.
- Biết sửa những lỗi sai trong diễn đạt.
3. Thái độ :
- Giáo dục ý thức nghiêm túc học tập . Có tinh thần cầu tiến bộ trong học tập.
B. Chuẩn bị:	 - GV: Bài chấm - Giáo án
- HS: Ôn kỹ lý thuyết văn tự sự
C. Tiến trình dạy - Học:
*HĐ1: Khởi động
 1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số
HS nghỉ học
Điểm kiểm tra
6A
/9/2015
/40
6B
/9/2015
/42
2. Kiểm tra : Lời văn giới thiệu nhân vật và sự việc trong văn tự sự ntn? Hình thức và nội dung của đoạn văn tự sự?
3. Giới thiệu bài : tiết trả bài sẽ giúp các em nhận rõ ưu điểm trong bài viết số một của mình,về văn tự sự,để từ đó các em rút kinh nghiệm cho bài viết sau của mình.
*HĐ2 : Nội dung trả bài
B. Đề bài 
 Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em.
C. Đáp án - Thang điểm
Yêu cầu và nội dung cần đạt
Điểm
Yêu cầu:
*Thể loại: Tự sự
- ND: Bất kì truyện truyền thuyết hoặc cổ tích nào.
- Phạm vi: Bằng lời văn của mình.
 * Nội dung : Nhớ các chi tiết, sự việc.
- Kể đúng trình tự. 
- Không chép lại truyện.
* Hình thức:
- Kể bằng lời văn của mình.
- Trình bày sạch sẽ, cẩn thận. Có đủ 3 phần.
 Không sai về lỗi chính tả, diễn đạt.
1điểm
Dàn bài
A. Mở bài :
- Giới thiệu được câu chuyện.
- Nhân vật tiêu biểu. 
- Sự việc quan trọng. 
B.Thân bài : 
 Trình bày diễn biến sự việc
- Sự việc khởi đầu.
- Sự việc phát triển. (Diễn biến)
- Sự việc cao trào.(Diễn biến )
C.Kết bài : Kết cục sự việc
0,5đ
0,5
0,5
1
3
2
1,5
III. Nhận xét chung.
Ưu điểm : 
- Đa số các em nắm được y/c của đề bài biết kể chuyện bằng văn của mình lời kể khá sinh động. 1 số bài kể có sáng tạo,bố cục 3 phần rõ ràng .Chữ viết sạch sẽ 
6A:..............................................................................................................................................................
6B:..............................................................................................................................................................
2. Nhược điểm :
- 1 số em quên không mang vở còn viết ra giấy.
- 1 số em sao chép gần như y nguyên truyện.
- 1 số bài viết quá sơ sài , thiếu ý chính, chữ viết cẩu thả, sai lỗi chính tả (6A: Điệp... 6B: Tuân, Hữu, Như Thắng...
IV. Chữa lỗi:
- Lỗi chnh tả : Xơn tinh à Sơn Tinh
 Lước rângàNước dâng
- Lỗi lặp từ.. Lỗi lẫn lộn các từ gần âm 
V.Trả bài - goi điểm .
*HĐ3 : Luyện tập
- Đọc những bài viết tốt cho học sinh tham khảo.
- Chữa các bài tập về văn tự sự.
*HĐ4: Củng cố - Hướng dẫn
- Ôn lại về văn tự sự.
- Tập kể chuyện bằng lời văn của mình.
- Soạn : Em bé thông minh.
********************************@**********************************
Ngày 21/9/2015
Tổ CM duyệt
Ngày soạn 21 /9/ 2015
Tiết 25: EM BÉ THÔNG MINH(T1)
 (Truyện cổ tích) 
 A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức :
- Học sinh hiểu được ND, ý nghĩa truyện Em bé thông minh và đặc điểm tiêu biểu của nhân vật thông minh trong truyện.
- Tiếng cười vui vẻ hồn nhiên, nhưng không kém phần sâu sắc và khát vọng về sự công bằng của nhân dân lao động.
2. Kĩ năng :
- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. Trình bày suy nghĩ tình cảm về nhân vật thông minh. Kể được truyện.
3. Thái độ :
- Ý thức rèn luyện tính thông minh, sáng tạo.
B. Chuẩn bị: 
- GV: Đọc sách – Tư liệu – Giáo án-Tranh minh họa.
- HS: Đọc SGK – Trả lời câu hỏi.
C. Tiến trình dạy - học: 
*HĐ1: Khởi động
 1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số
HS nghỉ học
Điểm kiểm tra
6A
/9/2015
/40
6B
/9/2015
/42
2. Kiểm tra: - Nêu ý nghĩa truyện Thạch Sanh?.
 Thạch Sanh thuộc kiểu nv nào? Nêu suy nghĩ của em về nv này?
 3. Giới thiệu bài : Nhân vật thông minh cũng là kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới. Em bé thông minh là một truyện cổ tích sinh hoạt. Truyện gần như không có yếu tố thần kì. Em bé thông minh thuộc loại truyện “Trạng”, đề cao trí khôn dân gian, trí khôn kinh nghiệm, tạo được những tiếng cười vui vẻ hồn nhiên, chất phác nhưng không kém phần thâm thúy của nhân dân trong đ/s hàng ngày.
*HĐ2: Đọc - Hiểu văn bản 
- Đọc: to, rõ ràng
?Kể cần phải đảm bảo những chi tiết, sự việc chính nào?
- Đọc chú thích
?Những chú thích nào là từ Hán Việt? Được giải thích như thế nào?
?Truyện chia làm mấy đoạn? ND từng đoạn?
I. Đọc - tìm hiểu nội dung:
1. Đọc và kể :
- Vua sai tìm người tài giỏi, nhờ câu hỏi oái oăm và câu đáp thông minhàphát hiện nhân tài.
- Vua tạo ra tình huống oái oăm thử tài em bé.
- Em bé dùng trí thông minh của mình thắng mưu sâu của kẻ thù, giữ nguyên bờ cõi đất nước.
- Em bé được phong trạng nguyên trở thành vị cố vấn trẻ tuổi giúp vua trong việc triều đình.
2. Tìm hiểu chú thích:
1, 2, 4, 7, 8, 12, 13, 15/SGK
3. Bố cục: 4 đoạn
+P1: Từ đầuà “về tâu vua”: Em bé trả lời câu đố của quan.
+P2: Tiếpà “ăn mừng với nhau rồi”: Em bé trả lời câu đố của vua lần 1.
+P3: Tiếpà “ban thưởng rất hậu”: Em bé trả lời câu đố của vua lần 2.
+P4: Còn lại: Em bé trả lời câu đố sứ thần.
?Em có nhận xét gì về cách mở đầu của truyện? Có giống với truyện TS, Sọ Dừa không?
?Viên quan đi tìm người tài bằng cách nào?
?T.dụng của cách viết mở đầu?
?Viên quan gặp em bé trong hoàn cảnh nào?
?Viên cận thần đã ra câu đố như thế nào? Em có nhận xét gì về câu đố ấy?
Giảng: Con trâu có thể đi nhanh chậm, đường cày có thể dài ngắn, không tính được bao nhiêu, giống như 1 bài toán khó không đủ điều kiện để đi đến đáp số.
?Em bé đã giải đáp câu đố bằng cách nào?
? Kết quả ra sao?
*Phần mở đầu truyện : Không giới thiệu nhân vật mà nêu tình huống truyện, đây là 1 trong 2 cách mở bài của văn tự sự.
- Viên quan đi dò la tìm người tài bằng cách ra những câu đố oái oăm.( Dùng câu đố để thử tài n.vật là chi tiết phổ biến trong truyện cổ d.gian và truyện cổ tích nói riêng. )
->Tác dụng : + Câu đố để thử thách qua đó nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất.
 + Tạo tình huống cho câu chuyện phát triển, gây hứng thú, hồi hộp cho người nghe.
II. Phân tích VB:
1. Em bé giải đố của viên quan:
- Hai cha con đang làm ruộng.
- Câu đố: “Trâu của lão 1 ngày cày mấy đường” 
à Câu hỏi khó, bất ngờ.
- Giải đố bằng cách đố lại : “Ngựa ông đi 1 ngày được mấy bước?"
*Kết quả : Viên quan há hốc mồm sửng sốt, không biết đối đáp như thế nào. Em đã giải cứu cho cha. 
 *HĐ3: Luyện tập
- Kể lại nội dung của truyện.
- Suy nghĩ của em về nhân vật em bé trong lần giải đố lần thứ nhất.
 *HĐ4: Củng cố - HDVN
- Giải thích vì sao coi đây là VB tự sự?
- Học bài và soạn tiếp phần còn lại.
*********************************************************************
Ngày soạn : 21/9 /2015 
 Tiết 26 : EM BÉ THÔNG MINH (T2)
(Truyện cổ tích) 
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức :
- Học sinh tiếp tục tìm hiểu được ND, ý nghĩa truyện Em bé thông minh và đặc điểm tiêu biểu của nhân vật thông minh trong truyện.
- Tiếng cười vui vẻ hồn nhiên, nhưng không kém phần sâu sắc và khát vọng về sự công bằng của nhân dân lao động.
2. Kĩ năng :
- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. Trình bày suy nghĩ tình cảm về nhân vật thông minh. Kể được truyện.
3. Thái độ :
- Ý thức rèn luyện tính thông minh, sáng tạo.
B. Chuẩn bị: 
- GV: Đọc sách – Tư liệu – Giáo án-Tranh minh họa.
- HS: Đọc SGK – Trả lời câu hỏi.
C. Tiến trình dạy - học: 
*HĐ1: Khởi động
 1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số
HS nghỉ học
Điểm kiểm tra
6A
/9/2015
/40
6B
/9/2015
/42
2. Kiểm tra : - Kể tóm tắt truyện? 
 - Nhân vật em bé trong truyện thuộc kiểu nhân vật nào?
3. Giới thiệu bài : T1 chúng ta đã thấy được em bé trong truyện đã nhanh trí đối đáp lại viên quan, khiến viên quan ngạc nhiên vô cùng. Sự thông minh ấy còn được thể hiện một cách ngoạn mục ở những lần giải đố tiếp theo, cô trò chúng ta cùng tìm hiểu tiết học hôm nay.
*HĐ2: Đoạn - Hiểu văn bản 
Chuyển : Phát hiện được tài năng của cậu bé nông dân, viên cận thần đã về tâu vua. Vua không tin và muốn chứng thực. Vậy vua đã thử tài em bé bàng cách nào?
?Lần thứ nhất vua thử tài em bé bằng cách nào? 
?So với câu đố của viên quan câu đố này khó hơn không? 
Giảng : CH khó, vô lý hơn và lệnh vua không ai dám trái lời.
?Em bé đã giải đáp câu đố của vua ntn?
GV : Em bé bảo dân làng đem trâu ra mổ, lấy gạo đồ xôi ăn mừng, nhưng dân làng ai nấy lo sợ không biết em giải quyết vấn đề ra sao?
?Em có nhận xét gì về cách giải đố đó?
Giảng: Em bé cố tình ngây ngô buộc vua phải giải thích. Câu giải thích ấy là cái cớ để em bé hỏi lại và để vua tự nói ra sự vô lí trong câu đố của chính mình.
?Em học tập những gì qua cách nói của em bé? 
Giảng: Lời lẽ đĩnh đạc, lễ phép, đúng mực, lý lẽ sắc sảo, thông minh làm cho người ra câu đố tự thấy cái phi lý của mình.
? Kết quả của lần giải đố này ntn?
?Mục đích của việc ra câu đố lần 2 của vua là gì? 
?Vua thử tài em bé bằng cách nào? 
? Em bé đã giải lệnh vua bằng cách nào?
GV : Em trả lời bằng 1 câu hỏi như thách thức nhà vua. Khiến vua đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác và không thể không công nhận tài trí của em bé.
? Kết quả lần giải đố này ra sao?
? Câu đố của sứ thần là gì?
?Mục đích ra câu đố này là gì?
?Theo em đây là một câu hỏi có YN ntn?
Giảng : Câu đố có tính chất quốc gia, liên quan đến vận mệnh, danh dự dân tộc.
?Trước câu đố ấy, vua và các quan đại thần tỏ thái độ gì?
GV : Trước câu đố của sứ thần vua và các quan tìm cách giải đố nhưng đều lắc đầu, bó tay. Họ phải nhờ tới em bé.
?Em bé giải đố của sứ thần ntn?
?Kết quả của lần giải đố ntn?
?Em có nhận xét gì về cách giải đố của em bé?
GV : Giải đố dựa vào kinh nghiệm dân gian đơn giản mà hiệu quả.
?Qua những lần thách đố em có nhận xét gì về các câu đố cũng như cách giải đố của em bé?
GV : Câu đố có tính chất oái oăm ngày 1 tăng, lần sau khó hơn lần trước. Song cách giải đố dùng kinh nghiệm của đời sống, không dựa vào sách vở. Lời giải rõ ràng như 1 trò chơi, vừa bất ngờ giản dị, vô cùng lý thú.
?Kết quả những lần giải đố khẳng định em bé là người như thế nào?
?Nghệ thuật đặc sắc của truyện?
?Nội dung?
II. Phân tích văn bản:
1. Em bé giải đố của viên quan :
2. Em bé giải câu đố của vua :
a. Lần 1 : Vua ban 3 thúng gạo nếp, 3 con trâu đực, bắt đẻ 9 con hẹn 1 năm sau nộp, nếu ko cả làng bị phạt.
à Một bài toán khó. Không làm thì cả làng bị phạt.
* Giải quyết : 
 + Làm thịt trâu, đồ xôi ăn mừng .
 + Vờ khóc lóc đòi cha đẻ em bé.
 -> Câu đố của vua đã khó nhưng lời giải đố của em bé còn oái oăm hơn, vạch ra sự vô lí ko thể xảy ra được trong lệnh vua.
*Kết quả : Vua chịu em bé thông minh.
b. Lần 2: 
- Mục đích : Khẳng định em bé thực sự thông minh.
* Câu đố : 1 con chim sắp 3 mâm cỗ.
*Giải đố : Yêu cầu vua rèn 1 con dao xẻ thịt chim từ một cây kim.
 *Kết quả : Vua ban thưởng rất hậu.
4. Em bé giải câu đố của sứ thần nước ngoài :
* Câu đố : dùng sợi chỉ xâu qua vỏ ốc vặn._> Câu đố oái oăm.
- Mục đích : Muốn xâm chiếm nước ta nhưng còn e ngại nước ta có người tài.
* Giải đố: Vừa chơi vừa hát bài đồng dao....-> dùng kinh nghiệm dân dân đơn giản mà hiệu quả.
 * Kết quả : Con kiến xâu được sợi chỉ qua đường ruột ốc trước sự thán phục của mọi người à Bảo toàn thể diện nhà vua, cứu nguy cho dân tộc.
*Tiểu kết : Em bé là người thông minh, bản lĩnh, nhanh nhạy, cứng cỏi. Tiêu biểu cho trí khôn của nhân dân lao động được đúc kết từ đời sống. 
III. Tổng kết 
1. Nghệ thuật: 
- Dùng câu đố thử tài - tạo tình huống thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất.
- Cách dẫn dắt sự việc cùng với mức độ tăng dần của những câu đố và cách giải đố tạo nên tiếng cười hài hước.
 2. Nội dung:
- Đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian. Tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hàng ngày.
*Ghi nhớ: SGK
*HĐ3: Luyện tập
? Qua truyện em học tập ở em bé được điều gì?
? Suy nghĩ của em về nhân vật này?
*HĐ4: Củng cố - Dặn dò
- Đọc diễn cảm và kể chuyện.
- Học bài – tập kể chuyện
- Soạn Chữa lỗi dung từ(tiếp)
*******************************************************************
 Ngày soạn : 21/9/2015
Tiết 27 : CHỮA LỖI DÙNG TỪ (Tiếp)
A. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức :
- Giúp học 

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 6 (15-16).doc