Giáo án Ngữ văn 6, kì I - Tuần 4

A - Mục tiêu.

Giúp HS:

1. Về kiến thức:

- Học sinh cần hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện, vẻ đẹp của một số hình ảnh trong truyện: Đây là một truyện cổ tích lịch sử mà cốt lõi sự thật là cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ 10 năm chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn, do Lê Lợi đứng đầu (1418-1427) Bằng những chi tiết hoang đường như gươm thần, Rùa vàng truyện ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa, giải thích tên gọi Hồ Gươm, hồ Hoàn Kiếm, nói lên ước vọng hòa bình của dân tộc ta.

2. Về kỹ năng:

- Đọc- hiểu văn bản truyền thuyết. Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của một số chi tiết tưởng tượng trong truyện.

- Kể lại được truyện.

- Tự nhận thức truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc.

- Làm chủ bản thân, nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa của dân tộc.

3. Về thái độ:

- Giáo dục HS lòng tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước hào hùng của DT ta.

 

doc 11 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1446Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6, kì I - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 4. Phần văn học
Tiết 13: sự tích hồ gươm
(hướng dẫn đọc thêm)
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Học sinh cần hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện, vẻ đẹp của một số hình ảnh trong truyện : Đây là một truyện cổ tích lịch sử mà cốt lõi sự thật là cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ 10 năm chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn, do Lê Lợi đứng đầu (1418-1427) Bằng những chi tiết hoang đường như gươm thần, Rùa vàng truyện ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa, giải thích tên gọi Hồ Gươm, hồ Hoàn Kiếm, nói lên ước vọng hòa bình của dân tộc ta.
2. Về kỹ năng:
- Đọc- hiểu văn bản truyền thuyết. Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của một số chi tiết tưởng tượng trong truyện.
- Kể lại được truyện. 
- Tự nhận thức truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc.
- Làm chủ bản thân, nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa của dân tộc.
3. Về thái độ:
- Giáo dục HS lòng tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước hào hùng của DT ta.
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
- ảnh đền thờ vua Lê ở Thanh Hóa, ảnh về hồ Gươm.
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy kể tên các truyền thuyết về thời các vua Hùng mà em đã học ? Nêu ý nghĩa của một truyền thuyết mà em thích nhất?
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
Nhà thơ Trần Đăng Khoa khi còn nhỏ lên HN đã viết:
 Hà Nội có hồ Gươm
 Nước xanh như pha mực
 Bên hồ ngọn tháp bút
 Viết thơ lên trời cao 
 Giữa thủ đô Thăng Long- Đông Đô - Hà Nội, Hồ Gươm đẹp như một lẵng hoa lộng lẫy và duyên dáng. Những tên gọi đầu tiên của hồ này là: Lục Thuỷ, Tả Vọng, hồ Thuỷ Quân. Đến thế kỉ 15, hồ mới mang tên Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm, gắn với sự tích nhận gươm, trả gươm thần của người anh hùng đất Lam Sơn: Lê Lợi. Sự tích ấy như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản (33 phút) 
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc
H: Em hãy cho biết truyện kể về ai, về sự việc gì, diễn biến ra sao ? Kết thúc như thế nào ? ( Kể tóm tắt sơ lược )
- Hướng dẫn HS đọc một số chú thích từ khó
H: Em hãy cho biết, văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào?
H: Theo em truyện có thể chia làm mấy đoạn ? Nội dung của mỗi đoạn là gì ?
- Đ1: Từ đầu .... đất nước : Lê Lợi nhận gươm thần.
- Đ2: còn lại Lê Lợi trả gươm tại Hồ Gươm.
H: Long quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần trong hoàn cảnh nào ?
H: Việc Long quân cho nghĩa quân mượn gươm thần có ý nghĩa gì ? 
- Sự nghiệp của Lê Lợi, nghĩa quân là chính nghĩa, nên được cả thần linh ủng hộ, giúp đỡ -> mô típ của truyện cổ, chính nghĩa sẽ chiến thắng, được giúp đỡ của thần linh.
H: Vì sao thần lại tách "chuôi gươm"với "lưỡi gươm", tách người nhận lưỡi với người nhận gươm ?
- Chuôi gươm ở trên rừng, lưỡi gươm ở dưới biển, nhưng khi tra vào nhau lại vừa như in - không phải là gươm thường -> gươm thần -> nên không thể cho mượn một cách đơn giản mà phải vòng vèo, quanh co.
H: Tại sao, chỉ khi Lê lợi đến nhà Lê Thận thanh gươm mới sáng rực lên ? Hai chữ ‘Thuận thiên’ ở chuôi gươm có hàm ý gì ?
H: Lê Lợi nhận gươm có ý nghĩa gì ?
H : Trong tay Lê Lợi, gươm thần đã phát huy tác dụng như thế nào ? Theo em nhờ đâu mà đã chiến thắng giặc Minh.
- Sức mạnh của nghĩa quân nhân lên gấp bội khi có gươm thần -> Lòng yêu nước, căm thù giặc, tư tưởng đoàn kết dân tộc, lại được trang bị vũ khí thần diệu là nguyên nhân dẫn đến thắng lợi hoàn toàn.
- GV hướng dẫn HS quan sát ảnh trong SGK: HS nhìn ảnh và kể truyện theo tranh (Tranh kể về sự việc gì ? Em hãy kể lại sự việc ấy )
H: Long Quân đòi gươm trong hoàn cảnh nào ?
- Lê lợi lên làm vua, dời đô về Thăng Long.
H: Vì sao địa điểm trả gươm lại ở hồ Lục Thuỷ mà không phải ở Thanh Hóa ? ý nghĩa của chi tiết này ?
- Mở đầu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa. Kết thúc ở Đông Đô.
- Nếu nhận, trả gươm 1 chỗ thì không hợp lý.
H: Em biết truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh rùa vàng ? Theo em, hình tượng rùa vàng trong truyền thyết VN tượng trưng cho ai và cho cái gì ?
- Thần Kim Quy - Rùa Vàng đã từng có công lớn trong việc giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa, nay lại giúp Lê Lợi đánh giặc. 
+ Rùa: sự tưởng tượng cho sức mạnh, sự sáng suốt, trầm tĩnh của nhân dân trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
H : Truyện ‘Sự tích Hồ Gươm’ có ý nghĩa gì ?
*3 Hoạt dộng 3: Tổng kết (3 phút)
H: Em hãy nêu tóm tắt những giá trị nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của truyện ?
I - Tìm hiểu chung.
1. Đọc, tóm tắt truyện
2. Chú thích
3. Thể loại
- Phương thức biểu đạt: tự sự
4. Bố cục
* Bố cục: 2 đoạn
II – Tìm hiểu văn bản.
1. Lê Lợi nhận gươm.
* Hoàn cảnh : Giặc Minh đô học, tàn ác, khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn còn ở thời kỳ trứng nước, quân yếu, đánh thua luôn, Long Quân quyết định cho chủ tướng Lê Lợi.
=> Thể hiện nguyện vọng của dân tộc là nhất trí, nghĩa quân trên dưới một lòng (lời dặn của Long Quân ở truyền thuyết "Con rồng, cháu tiên..")
-> muôn dân (trời – dân tộc) giao cho Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn trách nhiệm đánh giặc.
=> Lê Lợi nhận gươm: là nhận trong trách, sứ mệnh của dt cứu nước, giành độc lập.
2. Lê Lợi trả gươm – Sự tích Hồ Gươm.
- Chiến tranh kết thúc, đất nước thanh bình, gươm thần không còn cần thiết.
- Hoàn Kiếm thần ở Hồ Tả Vọng đây là thủ đô, trung tâm chính trị, văn hóa của cả nước, là để mở ra một thời kì mới - thời kì hòa bình, xây dựng đất nước. Khát vọng hòa bình.
3. ý nghĩa tên truyện
- Ca ngợi tinh thần nhân dân, toàn dân, chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Suy tôn, đề cao Lê Lợi, nhà Lê.
- Giới thiệu tên gọi, nguồn gốc tên gọi Hồ Hoàn Kiếm (trả gươm).
- Đánh dấu, khẳng định chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn.
- Phản ánh khát vọng hòa bình của dân tộc.
- Cảnh giác, răn đe kể thù xâm lăng.
III - Tổng kết.
* Ghi nhớ.
 Sgk. T 43
*4 Hoạt động 4: (3 phút )
4. Củng cố.
- GV nhận xét giờ học, ý thức học tập của HS
5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài sau 
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:........................................................................................................................
..........................................................................................................................................
* Tồn tại:...........................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 4. Phần tập làm văn
Tiết 14: chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Học sinh nắm vững các khái niệm : Chủ đề, dàn bài, mở bài, thân bài, kết bài trong một bài văn tự sự.
2. Về kỹ năng:
- Tìm chủ đề, làm dàn bài và viết được phần mở bài cho bài văn tự sự. 
- Giao tiếp: phản hồi/ lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng cá nhân về chủ đề và tính thống nhất về chủ đề của văn bản tự sự.
3. Về thái độ:
- Học tập tích cực, yêu thể văn tự sự.
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy cho biết: Sự việc trong văn tự sự được trình bày như thế nào ? Các kiểu nhân vật trong văn tự sự ?
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
Các em đã được tìm hiểu về nhân vật và sự kiện trong một văn bản tự sự, các nhân vật và sự kiện ấy thường đóng vai trò làm nổi rõ nội dung, ý nghĩa của truyện. Đó là chủ đề của một văn bản. Vậy thế nào là chủ đề của một văn bản tự sự, nó thường được trình bày theo một dàn bài ntn ? 
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Phân tích mẫu, hình thành khái niệm ( 25 phút )
 - Gọi HS đọc bài văn trong sgk
H: ý chính của bài văn được thể hiện ở những lời nào ? Vì sao em biết ? Những lời ấy nằm ở đoạn nào của bài văn ?
- Ta biết được đó là chủ đề của bài văn vì nó nói lên ý chính, vấn đề chính, chủ yếu của bài văn. Các câu, đoạn sau là sự tiếp tục triển khai ý chủ đề.
H: Câu chuyện kể về ai ? Trong phần thân bài có mấy sự việc chính ? 
- Có 2 sự việc chính:
+ Từ chối việc chữa bệnh cho nhà giàu trước.
+ Chữa bệnh cho con trai nhà nông dân.
H: Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa bệnh trước cho chú bé nhà nông bị gãy đùi đã nói lên phẩm chất gì của người thấy thuốc ? 
- Sự việc thứ hai thể hiện: Tấm lòng của ông đối với người bệnh: ai bệnh nặng nguy hiểm hơn thì lo chữa trị trước. Thái độ hết lòng cứu giúp người bệnh.
H: Theo em những câu văn nào thể hiện tấm lòng của Tuệ Tình với người bệnh ? 
+ Ông chẳng những mở mang ngành y được dân tộc mà còn là ngườihết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh.
+ Ta phải chữa gấp cho chú bé này, để chậm tất có hại.
+ Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao ông bà lại nói chuyện ân huệ.
H: Theo em, chủ đề câu chuyện là gì ?
H: Chủ đề câu chuyện được thể hiện trực tiếp ở câu văn nào ?
- 2 câu văn đầu.
H: Cho các nhan đề trong SGK, em hãy chọn nhan đề và nêu lí do? Em có thể đặt tên khác cho bài văn được không ?
 - 3 Nhan đề trong SGK đều thích hợp nhưng sắc thái khác nhau. Hai nhan đề sau trực tiếp chỉ ra chủ đề khá sát. Nhan đề thứ nhất không trực tiếp nói về chủ đề mà nói lên tình huống thấy Tuệ Tĩnh tỏ rõ y đức của ông. Nhan đề này hay hơn, kín hơn, nhan đề bộc lộ rõ quá thì không hay.
H: Em có thể đặt cho truyện một nhan đề khác ?
- Một lòng vì người bệnh
- Ai có bệnh nguy hiểm hơn thì chữa trước cho người đó...
H: Vậy theo em chủ đề của bài văn tự sự là gì ?
H: Bài văn tự sự trên gồm mấy phần và nhiệm vụ của từng phần ? 
- Mở bài: giới thiệu Tuệ Tĩnh
- Thân bài: Diễn biến sự việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi rồi mới chữa cho con nhà quí tộc.
- Kết bài: Kết cục của sự việc
H: Qua trên em hiểu thế nào về chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự ?
*3 Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (10 phút ) 
- HS đọc và làm bài tập theo nhóm. Trình bày kết quả vào bảng phụ.
H: Xác định chủ đề của truyện ?
H: Chủ đề nằm ở phần nào câu chuyện ? Vì sao biết?
H: Chỉ rõ 3 phần của truyện ?
H: So sánh với truyện “Tuệ Tĩnh”.
H: Câu chuyện thú vị ở chỗ nào ?
I - Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.
1. Chủ đề của bài văn tự sự.
* Bài văn:
- ý chính, vấn đề chính (chủ đề) nằm ở 2 câu đầu bài văn.: "Tuệ Tĩnh ... người bệnh".
- Những việc làm và lời nói của Tuệ Tĩnh đã cho thấy tấm lòng y đức cao đẹp của ông thương yêu giúp đỡ người bệnh. Đó cũng là nội dung tư tưởng của truyện => được gọi là chủ đề.
* Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong truyện (văn bản).
- Chủ đề còn gọi là ý chủ đạo, ý chính của bài văn.
2. Dàn bài của bài văn tự sự:
* Ghi nhớ.
 Sgk. T 45
II - Luyện tập.
1. Bài tập 1.
 Đáp án:
a. Chủ đề: Ca ngợi trí thông minh, lòng trung thành với vua của người nông dân đồng thời chế giễu tính tham lam, cậy quyền thế của viên quan nọ.
- Chủ đề toát lên từ toàn bộ nội dung câu chuyện.
- Sự việc tập trung cho chủ đề : câu nói của người nông dân với vua.
b. Mở bài : Câu nói đầu tiên.
- Thân bài : các câu tiếp theo
- Kết bài : câu cuối cùng.
c. So với truyện ‘Tuệ Tĩnh”
- Giống nhau : Kể theo trật tự thời gian
+ 3 phần rõ rệt
+ ít hành động, nhiều đối thoại.
- Khác nhau : ít nhân vật hơn
- Chủ đề ở ‘Tuệ Tĩnh’ nằm lộ ngay ở phần mở bài, còn ở bài ‘Phần thưởng’ nằm trong sự suy đoán của bạn đọc.
- Kết thúc “Phần thưởng” bất ngờ, thú vị hơn.
d. Câu chuyện thú vị ở chỗ: Lời cầu xin phần thưởng lạ lùng và kết thúc bất ngờ... nhưng nói lên được sự thông minh, tự tin, hóm hỉnh của người nông dân.
*4 Hoạt động 4: (3 phút)
4. Củng cố: 
- Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ
5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:.........................................................................................................................
...........................................................................................................................................
* Tồn tại:............................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 4. Phần tập làm văn
Tiết 15: tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Học sinh nắm vững các kĩ năng tìm hiểu đề và cách làm một bài văn tự sự, các bước và nội dung tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý, viết thành bài văn.
2. Về kỹ năng:
- Tìm hiểu đề: đọc kĩ đề,nhận ra những y/c của đề và cách làm bài văn tự sự.
- Bước đầu dùng lời văn của minh để viết bài văn tự sự. 
3. Về thái độ:
- Học tập tích cực, yêu thể văn tự sự.
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ: Chủ đề của bài văn tự sự là gì ? Dàn bài của một bài văn tự sự gồm mấy phần ? nhiệm vụ của mỗi phần ?
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
Trước khi bắt tay vào viết bài văn tự sự ta cần phải có những thao tác gì ? Làm thế nào để viết được bài văn tự sự đúng và hay? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó. 
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Phân tích mẫu, hình thành khái niệm ( 33 phút )
 - HS đọc các đề văn trong sgk.
H: Lời văn đề 1 nêu ra những yêu cầu gì ? Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó ? 
- Kể chuyện
- Câu chuyện em thích
- Bằng lời văn của em
Các đề 3, 4, 5, 6 không có từ kể có phải là đề tự sự không ?
- Các đề 3, 4, 5, 6 vẫn là đề tự sự vì vẫn yêu cầu có việc, có chuyện.
H: Hãy gạch chân các từ trọng tâm của mỗi đề ?
- Các từ trọng tâm trong mỗi đề:
Chuyện về người bạn tốt, chuyện kỉ niệm thơ ấu, chuyện sinh nhật của em, chuyện quê em đổi mới, chuyện em đã lớn.
H: Trong các đề trên, em thấy đề nào nghiêng về kể người ? Đề nào nghiêng về kể việc ? Đề nào nghiêng về tường thuật ?
- Trong các đề trên:
+ Đề nghiêng về kể người: 2,6
+ Đề nghiêng về kể việc: 3,4,5
+ Đề nghiêng về tường thuật: 3,4,5
H: Ta xác định được tất cả các yêu cầu trên là nhờ đâu ?
- Muốn xác định được các yêu cầu trên ta phải bám vào lời văn của đề ra.
- GV: Tất cả các thao tác ta vừa làm: đọc. gạch chân các từ trọng tâm, xác định yêu cầu về nội dung... là ta đã thực hiện bước tìm hiểu đề.
H: Em thấy khi tìm hiểu đề văn tự sự ta phải làm ntn ?
- Gọi HS đọc đề văn trong sgk, GV chép đề lên bảng.
H: Đề đã nêu ra những yêu cầu nào buộc em phải thực hiện ? Em hiểu yêu cầu ấy như thế nào ?
H: Lập ý là gì ?
H: Nếu em chọn truyện “Thánh Gióng” em sẽ :
- Mở đầu ra sao ?
- Diễn tiến câu chuyện thế nào ?
- Kết thúc ra sao ?
1. Mở bài: Giới thiệu nhân vật:
2. Thân bài: 
- TG y/c vua làm cho ngựa sắt, roi sắt.
- TG ăn khoẻ, lớn nhanh.
- Khi ngựa sắt và roi sắt được đem đến, TG vươn vai...ra trận.
- Roi sắt gẫy lấy tre làm vũ khí
- Thắng giặc, gióng bỏ lại áo giáp sắt bay về trời
3. KL: 
- Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng thiên Vương và lập đền thờ ngay tại quê nhà.
H: Qua đó em hiểu viết bằng lời văn của em là ntn ?
H: Em hiểu thế nào là lập dàn ý ? Muốn làm bài văn hoàn chỉnh khi đã lập dàn ý ta phải làm thế nào ?
I - Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.
1. Đề văn tự sự:
* Ghi nhớ.
 Sgk. T 48
2. Cách làm bài văn tự sự:
Đề: “Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em”.
a. Tìm hiểu đề
- Kể bằng chính lời văn của mình. Nghĩa là không sao chép của người khác.
b. Lập ý.
- Lập ý là xác định nội dung sẽ viết trong bài làm theo yêu cầu của đề.
c. Lập dàn ý.
=> Là suy nghĩ kĩ càng rồi viết ra bằng chính lời văn của mình, không sao chép của người khác, bất kể là ai. Nếu cần dẫn tới phải đặt trong ngoặc kép.
* Ghi nhớ.
 Sgk. T 48
*4 Hoạt động 4: (3 phút)
4. Củng cố: 
- Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ.
5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài văn theo 4 tổ các đề: 1,2,3,5.
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:........................................................................................................................
..........................................................................................................................................
* Tồn tại:...........................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 4. Phần tập làm văn
Tiết 16: tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự (Tiếp)
(Luyện tập)
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Học sinh nắm vững các kĩ năng tìm hiểu đề và cách làm một bài văn tự sự, các bước và nội dung tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý, viết thành bài văn.
2. Về kỹ năng:
- Tìm hiểu đề: đọc kĩ đề, nhận ra những y/c của đề và cách làm bài văn tự sự.
- Bước đầu dùng lời văn của minh để viết bài văn tự sự. 
3. Về thái độ:
- Học tập tích cực, yêu thể văn tự sự.
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
2. Học sinh
- Viết bài văn theo nhóm ở nhà
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ: Em hiểu thế nào là tìm hiểu đề văn tự sự ? Khi làm bài văn tự sự cần tiến hành qua những bước nào ?
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
Chúng ta đã được tìm hiểu các thao tác, các bước cần tiến hành để làm bài văn tự sự theo yêu cầu của đề. Qua việc thực hành làm các đề văn trong giờ học hôm nay sẽ giúp chúng ta nắm vững hơn các thao tác, kỹ năng ấy.
Hoạt động
Nội dung
*3 Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (35 phút ) 
 - GV nhắc lại yêu cầu, nhiệm vụ của 4 nhóm chuẩn bị các đề 1, 2, 3, 5.
- Trên cơ sở bài làm đã chuẩn bị ở nhà các nhóm trao đổi, thảo luận xem lại nội dung bài làm của nhóm mình.
- Các nhóm cử đại diện lên trình bày bài làm của nhóm mình.
 - Các nhóm nhận xét, đánh giá phần trình bày của nhóm bạn
- GV nhận xét chi tiết cho từng nhóm
- Đánh giá cho điểm các nhóm
I – Học sinh trao đổi, thảo luận theo nhóm.
- Yêu cầu: Trình bày dàn ý chi tiết cho cấc đề văn
II – Trình bày.
*4 Hoạt động 4: (3 phút)
4. Củng cố: 
- GV nhận xét giờ học, ý thức chuẩn bị của HS.
5. Dặn: HS về học bài, trên cơ sở dàn ý tập viết bài văn hoàn chỉnh, chuẩn bị giờ sau viết bài Tập làm văn số 1.
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:........................................................................................................................
..........................................................................................................................................
* Tồn tại:...........................................................................................................................
..........................................................................................................................................
========================== Hết tuần 4 =========================

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4.doc