Giáo án Ngữ văn 6 năm 2011

A/ Mục tiêu cần đạt:

*Giúp HS hiểu được:

 - Định nghĩa sơ lược về truyền thuyết, nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết "Con Rồng, cháu Tiên", chỉ ra và hiểu ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo của truyện

 - Giáo dục lòng tự hào về nòi giống dân tộc, tinh thần đoàn kết

 - Rèn kỹ năng kể, phân tích truyền thuyết.

B/ Chuẩn bị

 - Giáo viên: - Đọc SGK, SGV, nghiên cứu, soạn bài

 - Tranh lạc Long Quân và Âu cơ cùng 100 người con chia tay

 - Học sinh: Vở ghi, soạn bài theo câu hỏi.

C/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:

 

doc 142 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1404Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh:
Củng cố, nâng cao kiến thức đã học về danh từ. Hiểu rõ đặc điểm của danh từ, các nhóm danh từ chỉ đơn vị và sự vật.
Rèn kĩ năng phân loại thống kê các danh từ.
Giáo dục ý thức học tập cho học sinh.
B/ Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Giáo án, SGK, TLTK, bảng phụ.
	- Học sinh Ôn lại những kiến thức về danh từ đã học ở tiểu học.
C/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
	1- ổn định: Sĩ số: 6c.
 6B.
	2- Kiểm tra: - HS lên bảng chữa bài tập 3 trang76
	3. Bài mới:
Gv treo bảng phụ có ghi ngữ liệu. HS đọc ngữ liệu.
- Hãy tìm danh từ trong cụm danh từ in đậm?
- Trước và sau danh từ còn có những từ nào?
- Nhìn vào ngữ liệu em hãy tìm các danh từ khác?
- Danh từ biểu thị những gì? lấy ví dụ minh hoạ cho mỗi loại?
- Danh từ có khả năng kết hợp như thế nào ?
-Danh từ giữ chức vụ chủ yếu gì trong câu
 HS đọc ghi nhớ.
Gv treo bảng phụ có ghi ngữ liệu. HS đọc ngữ liệu.
- Nghĩa của các danh từ in đậm có gì khác với các danh từ đứng sau
- Thử thay thế các danh từ đó bằng những từ khác nhau và nhân xét chúng có sự thay đổi không? Vì sao?
- Vậy danh từ gồm mấy loại? Là những từ loại nào?
- Vì sao có thể nói “ Nhà có 3 thúng gạo rất đầy” nhưng không thể nói “ nhà có 6 tạ thóc rất nặng”
- Danh từ chỉ đơn vị lại được phân loại như thế nào?
- Vậy danh từ gồm mấy loại? Là những từ loại nào?
- Danh từ chỉ đơn vị lại được phân loại như thế nào?
HS đọc ghi nhớ.
Liệt kê các danh từ chỉ sự vật và đặt câu 
Liệt kê các loại từ
*Bài tập nâng cao: 
- Tìm các từ loại đứng trước danh từ “thuyền”: Chiếc, con
- Tìm các danh từ là từ ghép: Học sinh, giáo viên, nhà trường
I Bài học:
1.Đặc điểm của danh từ.
a. Ngữ liệu.
Nhận xét.
 Ba con trâu ấy đ cụm danh từ
- Danh từ: Con trâu, 
+ Trước: Ba -> chỉ số lượng
+ Sau: ấy -> Chỉ định
- Các danh từ khác trong câu: Vua,. làng, thúng, gạo, nếp
 Kết luận
 - Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm
+ DT chỉ người: Vua, học sinh
+ DT chỉ vật: Trâu, chó..
+ Danh từ chỉ sựvật: Thúng, gạo, biển
+ DT chỉ hiện tượng: Sấm, mưa
+ DT chỉ khái niệm: Đạo đức, học lực, tính tình
- Khả năng kết hợp :
+ Đứng trước danh từ : những, cái, con, ba, bốn.
-> Từ chỉ số lượng.
+ Đứng sau danh từ : ấy, đó, nọ, kia, khác.
 -> Chỉ từ.
- Chức vụ chủ yếu của danh từ trong câu
+ Làm chủ ngữ
+ Nếu làm vị ngữ cần có thêm từ "là"đứng trước.
b. Ghi nhớ 1 SGK trang 86
2. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vât
a. Ngữ liệu. 
- Ba con trâu
- Một viên quan
- Ba thúng gạo
- Sáu tạ thóc
 Nhận xét.
ị Từ gạch chân: DT chỉ loại, đơn vị TN
- Thay thế
+ Chú trâu, tên quan đ đơn vị tính đếm đo lường không thay đổi
Vì: Các từ đó không chỉ số đo, số đếm
+ Rá gạo, tấn thóc đ đơn vị tính đếm thay đổi
Vì các từ đó chỉ số đo, số đếm
- Ba thúng gạo rất đầy
Danh từ thúng chỉ số lượng ước phỏng, không chính xác đ thêm từ bổ xung về lượng
- Sáu tạ thóc rât nặng đ không dùng được vì : sáu tạ là những từ chỉ số lượng chính xác
 Kết luận
 Danh từ gồm 2 loại lớn: 
- DT chỉ đơn vị: Nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật. Chia làm 2 loại
+DT chỉ đơn vị tự nhiên (loại từ)
+Danh từ chỉ đơn vị quy ước
 DT chỉ đơn vị chính xác
 DT chỉ đơn vị ước chừng
- DT chỉ sự vật: Nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm
b. Ghi nhớ 2 SGK trang 87
II. Luyện tập
Bài tập 1: 
- Bàn, ghế, nhà, cá, chim, bút, phấn.
- Bàn học của em rất đẹp
Bài tập 2: 
- Chuyên đứng trước danh từ chỉ người: Ông, bà, chú, bác, cô, dì, ngài
- Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: Cái, bức, tấm, chiếc, quyển, pho, bộ, tờ
 4: Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên khái quát, nhấn mạnh kiến thức cơ bản trong tiết học bằng sơ đồ
- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 3, 4, 5 SGK trang 87
- Đọc kĩ bài "Danh từ" 
Soạn:10/10/2011	 
Giảng:.	
Tiết 33 : Ngôi kể trong văn tự sự
A. Mục tiêu cần đạt :
 Giúp học sinh:
 - Nắm được đặc điểm và ý nghĩa của ngôi kể trong văn tự sự (ngôi thứ 1 và ngôi thứ 3). Biết lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn tự sự
- Phân biệt được tính chất khác nhau của ngôi kể thứ 1 và ngôi kể thứ 3.
- Giáo dục ý thức học tập.
B/ Chuẩn bị	
	- Thầy giáo: Tìm hiểu kỹ các bài tập trong SGK; Soạn giáo án.
	- Học sinh: Đọc trước bài.
C/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
	1- ổn định: Sĩ số: 6C.
 6B.
 	2- Kiểm tra: 	- Kết hợp trong giờ.
	3- Bài mới: 
GV: Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện.( Giới thiệu ngôi kể 1 và ngôi thứ 3)
- Đọc đoạn văn 1 
- Người kể gọi tên các nhân vật bằng gì? Gạch chân dưới các tên gọi ấy? Khi sử dụng ngôi kể như thế tác giả làm những gì? Khi ấy, tác giả ở đâu? Đó là kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng?
- Theo em cách kể này có thường gặp trong những loại văn bản nào? (thương gặp trong truyền thuyết, thần thoại, cổ tích, truyện cười)
- Học sinh đọc đoạn văn 2 - Trong đoạn văn này người kể tự xưng mình là gì? Gạchdưới các từ xưng hô đó? Khi xưng hô như vậy người kể có thể làm những gì?
- Nếu chọn ngôi kể thứ 3, người kể có khả năng làm như thế không? Vì sao?
-So sánh 2 ngôi kể được thể hiện trong 2 đoạn văn, em thấy 2 cách kể có những điểm mạnh, điểm yếu gì?
- Giáo viên có thể lấy đoạn 2 đọc, thay đổi ngôi kể từ 1đ3 để học sinh nhận xét
- Lấy ví dụ về 2 khả năng khi sử dụng ngôi thứ 1
+ Tự truyện - Nguyên Hồng
+ Dế mèn.- Tô Hoài
Em hiểu ngôi kể là gì ?
Khi kể chuyện người kể thường sử dụng những ngôi kể nào ?
- 2 học sinh đọc phần ghi nhớ
 Đọc đoạn văn bằng cách thay đổi ngôi kể và nhận xét
- Đọc đoạn văn thay đổi ngôi kể từ 3đ1 và nhận xét có gì khác giữa 2 đoạn văn?
- Truyện “Câybút thần” kể theo ngôi nào? vì sao?
I. Bài học:
 1. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự
a. Ngữ liệu: Đoạn văn 1, 2 SGK (T 88)
* Đoạn văn 1.
+ Người kể giầu mình, gọi sự vật bằng tên của chúng: Vua, thằng bé, hai cha con, sứ giả, chim sẻ, em bé, cha..
Tự giấu mình đi như là không có mặt nhưng thật ra vẫn có mặt ở khắp nơi trong toàn truyện
+ Người kể đã sử dụng ngôi thứ 3đđây là ngôi kể hay được sử dụng đ người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật
* Đoạn văn 2.
+ Nhân vật Dế Mèn xưng là “tôi”
+ Người kể trực tiếp kể ra những gì mình nghe thấy, nhìn thấy, trải qua
ị người kể sử dụng ngôi kể thứ nhất, trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ, tình cảm của mình ị cách kể thường gặp trong văn tự sự
- Khi kể người kể có thể tự do lựa chọn ngôi kể 1 hoặc3
+ Điểm mạnh: Ngôi thứ 1: Tính chủ quan (Thân mật, cảm xúc cá nhân); Ngôi thứ ba: Tính khách quan
+ Điểm yếu: (Ngược lại)
* Chú ý:
- Khi đã sử dụng ngôi kể 1 hoặc 3, tác giả vẫn có thể thay đổi người kể, nhân vật kể chuyện
- Khi sử dụng ngôi kể thứ 1 đ xảy ra 2 khả năng
+ Nhân vật tôi chính là tác giả (tác phẩm hồi kí, tự truyện)
+ Nhân vật tôi do tác giả sáng tạo ra (Dế Mèn)
- Không nên đổi ngôi thứ 3 thành ngôi kể thứ 1đ nêu đổi phải cấu tạo lại đoạn văn, phá vỡ cách kể ban đầu
b.Kết luận.
- Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện.
- Kể theo ngôi thứ nhất,nhân vật xưng “ tôi “, có thể kể những gì mình trải qua hoặc chứng kiến.
- Kể theo ngôi thứ ba, gọi bằng tên của nhân vật, có thể kể những gì diễn ra đối với nhân vật.
2. Ghi nhớ (SGK)
II.Luyện tập
Bài 1: 
- Thay “tôi” thành “Dế Mèn”, “Mèn”, ta có một đoạn văn kể theo ngôi thứ 3, có sắc thái khách quan
- Đoạn cũ có nhiều tính chủ quan như đang xảy ra, hiện ra trước mắt người đọc qua giọng kể của người trong cuộc
Bài 2:
Thay tất cả các từ Thanh bằng từ Tôi ị tô đậm thêm sắc thái tình cảm của đoạn văn
Bài 3
- Truyện Cây bút thần kể theo ngôi kể thứ 3, vì không có nhân vật nào xưng tôi khi kể
Bài tập nâng cao
Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì khi nhân vật là con vật hoặc đồ vật tự kể về nó bằng cách xưng tôi
A/ Nhân hoá C/ ẩn dụ
B/ Phóng đại D/ Tượng trưng
 4: Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên khái quát, nhấn mạnh nội dung cần nắm vững	
 - Đọc thêm đoạn văn SGK trang 90.
 - Học thuộc ghi nhớ.
 - Làm bài tập 4, 5, 6 SGK trang 90.
 -Tập kể các văn bản đã học theo ngôi kể khác nhau 
 ****************************************************
Ngày soạn: 10/10/2011	 
Ngày giảng:.	
Tiết 34- Hướng dẫn đọc thêm :
Ông lão đánh cá và con cá vàng (tiết 1)
 ( Truyện cổ tích của A. Puskin) 
A. Mục tiêu cần đạt :
 Giúp học sinh:
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện. Nắm vững cốt truyện, biết cách tóm tắt truyện. Nắm được các biện pháp nghệ thuật chủ đạo trong truyện.
- Rèn kĩ năng kể chuyện diễn cảm.
- Giáo dục HS ý thức học tập.
B/ Chuẩn bị	
	- Giáo viên: giáo án, SGK, TLTK...Máy chiếu
	- Học sinh: Đọc, kể, tóm tắt truyện và soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài
C/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
	1- ổn định: Sĩ số: 6C.
 6B.
	2- Kiểm tra: - Kể diễn cảm chuyện : “Cây bút thần”
	 - Nêu ý nghĩa của truyện
	3- Bài mới : 
- GV nêu yêu cầu đọc và kể đ đọc mẫu một đoạn
- Gọi HS đọc và kể tóm tắt truyện
- Đọc các chú thích SGK - GV nhấn mạnh 1 số ý
- Bố cục truyện? Nội dung chính từng phần
? Chủ đề truyện ?
- Truyện có bao nhiêu nhân vật, hãy kể tên?
- Nhân vật ông lão được giới thiệu như thế nào?
- Trước lời cầu xin của cá vàng, ông đã nói và hành động như thế nào?
- Em có nhận xét gì về nhân vật ông lão?
Trong truyện ông lão mấy lần ra biển nhờ cá?
- Ông lão có thực hiện những đòi hỏi của mụ vợ không?
- Năm lần ông lão ra biển gọi Cá Vàng, tác giả sử dụng biện pháp gì ?
 - Qua những việc làm của ông lão em thấy ông là người như thế nào?.
- Nếu là ông lão em có làm vậy ko?
- Bài học rút ra cho bản thân?
I. Hướng dẫn tiếp xúc văn bản
1. Đọc và kể
- Đọc rõ ràng, diễn cảm, phân biệt rõ các tình huống truyện, lời của các nhân vật
- Kể chuyện chú ý kịch tính
2. Tìm hiểu chú thích
- Truyện của Puskin (1799-1837) - đại thi hào Nga, kể lại bằng 205 câu thơ đ tác phẩm cổ tích văn học, thể hiện tài năng sáng tạo của tác giả
- Chú thích: 2, 5, 6, 7, 11, 12, 13
3. Bố cục: 3 phần
 + Giới thiệu
 + Phát triển
 + Kết thúc
4.Chủ đề:
Ca ngợi lòng biết ơn với người có tấm lòng nhân hậu, nêu lên bài học đích đáng cho kẻ tham lam.
II. Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
- 4 nhân vật: Ông lão, mụ vợ, cá vàng, biển
1. Nhân vật ông lão
- Làm nghề đánh cá, nghèo khổ.
- Ba lần thả lưới mới bắt được cá vàng đ thả cá và nói: “ta không đòi hỏi gì cả..”
-> Kể + chi tiết kì ảo
ị Ông lão: nghèo khổ, chăm chỉ làm ăn, lương thiện, nhân hậu.
- 5 lần ông lão “lóc cóc, lủi thủi” đi ra biển cầu xin cá vàng trả ơn, giúp đỡ theo lời mụ vợ
-> Nghệ thuật: Biện pháp lặp lại 
=> Hiền lành, nhu nhược.
Bài học: Nhân hậu, tốt bụng nhưng cũng cần phải biết đấu tranh với cái xấu, cái ác.
* Luyện tập: 
Đọc phân vai
4.Củng cố, dặn dò: 
- GV khái quát, nhấn mạnh, khắc sâu về tác giả.
	- Học và hoàn chỉnh bài soạn, kể diễn cảm truyện.
	- Tìm hiểu về các nhân vật còn lại, viết đoạn văn nhận xét về nhân vật ông lão.
 ********************************************
Ngày soạn:	10/10/2011	 
Ngày giảng:	
 Tiết 35: Hướng dẫn đọc thêm 
 Ông lão đánh cá và con cá vàng (t2)
 ( Truyện cổ tích của A. Puskin) 
A. Mục tiêu cần đạt : 
	- Tiếp tục tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện- phân tích nhân vật mụ vợ để thấy được tính tham lam, lăng loàn , độc ác, bội bạc đã bị trừng trị.
	- Rèn kĩ năng kể diễn cảm truyện.
	- Giáo dục ý thức học tập, lòng nhân ái, sống có tình nghĩa.
B/ Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV+ Tranh: Ông lão đi ra biển nhờ cá vành giúp đỡ; Mụ vợ ngồi bên chiếc máng cũ.(Máy chiếu)
	- Học sinh: Đọc, kể, tóm tắt truyện.
C/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
	1- ổn định: Sĩ số: 6C.
 6B.
	2- Kiểm tra: Kể tóm tắt truyện, nêu cảm nghĩ của em về nhân vật ông lão?
	3- Bài mới 
Mấy lần mụ đòi cá vàng đền ơn? Mụ đã đòi hỏi những gì? Em có nhận xét gì về tính cách và mức độ đòi đền ơn của mụ? Qua thái độ và cách đối xử với chồng và với cá vàng, em khẳng định mụ vợ là người như thế nào? 
- Trong truyện hình tượng thiên nhiên độc đáo là biển cả đã luôn thay đổi tương ứng với lòng tham của mụ vợ như thế nào?
-Biện pháp lặp lại, tăng tiến có tác dụng gì? (tạo tình huống, gây hấp dẫn)
- Em có nhận xét gì về những đòi hỏi của mụ vợ ? Qua đó em thấy mụ là người như thế nào ? 
- Thái độ và hành động của mụ vợ với chồng như thế nào ?
- Tìm các sự việc chứng tỏ sự hành hạ của mụ đối với chồng
- Theo em cá vàng trừng phạt mụ vì sự tham lam hay sự bội bạc (cả 2 nhưng chủ yếu là vì sự bội bạc)
Qua thái độ và cách ứng sử đó em thấy mụ vợ là người như thế nào ?
- Kết thúc truyện như thế nào ? Em có nhận xét gì về cách kết thúc truyện?
? Cảnh biển thay đổi ntn mỗi lần ông lão ra biển ?
? Mtar cảnh biển tgiar sử dụng NT gì ?
? Sự thay đổi của n.dân chính là thái độ gì của n.dân ?
Hình ảnh Cá Vàng tượng trưng cho những gì? 
- 4 lần cá vàng thoả mãn yêu cầu của mụ vợ, tại sao lần thứ 5 cá lại từ chối?
- Vì sao mụ vợ ông lão không bị trừng phạt mà chỉ trở về như xưa (kết thúc mở)
- Qua tìm hiểu em hãy xác định hình thức nghệ thuật nổi bật và ý nghĩa nội dung của truyện ?
 - Học sinh đọc ghi nhớ
II/ Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
2.Nhân vật mụ vợ.
* Đòi hỏi của mụ vợ: 
 Đòi hỏi của mụ vợ.
- Lần 1: Đòi máng lợn
- Lần 2: Đòi nhà đẹp
- Lần 3: Đòi thành bà nhất phẩm phu nhân
- L4: Đòi thành nữ hoàng
-L5: Đòi thành Long Vương bắt cá vàng hầu hạ
-> Nghệ thuật lặp tăng tiến.
-> Những đòi hỏi với giá trị ngày càng tăng không có điểm dừng. Mụ muốn có mọi thứ: của cải, danh vọng, quyền lực
 biển cả
- Gợn sóng êm ả
- Biển nổi sóng
- Biển nổi sóng dữ dội
- Nổi sóng mù mịt
- Nổi sóng ầm ầm
Giông tố kinh khủng.
-> Nghệ lặp thuật tăng tiến.
=> Biển không chỉ là thiên nhiên bình thường mà còn là thái độ, phản ứng của nhân dân, của đất trời trước thói xấu vô độ của mụ vợ
ị Tham lam vô độ, thực dụng và ích kỉ.
* Đối xử với chồng: mắng chồng, quát to, tát vào mặt chồng, đuổi đi
đ Tăng dần lên, từ coi thường đến hành hạ tàn nhẫn, lòng tham và sự bội bạc càng lớn thì tình nghĩa vợ chồng càng teo lại, tiêu biến
=> Người vợ: bội bạc, tàn nhẫn
KL: Mụ vợ tham lam vô độ, bội bạ, tàn nhẫn.
- Kết thúc truyện : gia cảnh ông lão lại trở lại như xưa. ( Kết thúc độc đáo, theo lối vòng tròn, mở )
3. Biển cả, cá Vàng:
*Biển cả:
- L1: Gợn sóng êm ả
- L2: Nổi sóng
- L3: Nổi sóng dữ dội -> Lặp tăng tiến
- L4: Nổi sóng mù mịt
- L5: Giông tố, sóng ầm ầm
=> Biển thay đổi-> thái độ của n.dân: giận dữ, bất bình
*Cá Vàng
- Tượng trưng cho khả năng kì diệu của con người
- Tượng trưng cho sự biết ơn, tấm lòng của nhân dân đối với những người nhân hậu đã cứu giúp con người trong khi hoạn nạn -> Cá Vàng đại diện cho lòng tốt, cho cái thiện.
- Tượng trưng cho một chân lý của nhân gian: kẻ tham lam, bội bạc sẽ bị trừng trị đích đáng
III/ Tổng kết: 
1- Nghệ thuật:
 Tương phản, đối lập, lặp lại, tăng tiến các tình huống, các yếu tố kì ảo, hoang đường
2- ý nghĩa văn bản:
 Lên án thói tham lam bội bạc. Ca ngợi lòng tốt, lòng biết ơn đối với con người nhân hậu
* Ghi nhớ SGK trang 96
IV. Luyện tập
Bài1: Có thể đặt tên truyện là “Mụ vợ ông lão đánh cá và cá vàng” vì:
+ Mụ vợ là nhân vật chính
+ ý nghĩa truyện: Phê phán, nêu những bài học sâu sắc cho những kẻ tham lam bội bạc như mụ vợ
- Đọc thêm SGK trang 97
4: Củng cố, dặn dò: 
 - GV khái quát, nhấn mạnh, hệ thống về nội dung, nghệ thuật của truyện qua 2 tiết học
 - Theo em cá vàng đền ơn cho ai? Ông lão hay mụ vợ? Vì sao?
 - Học thuộc ghi nhớ, kể sáng tạo truyện, nắm vững nội dung, nghệ thuật
 - Soạn: ếch ngồi đát giêng , Thầy bói xem voi.
**************************************************************************
Ngày soạn: 10/10/2011	 
ngày giảng:	
Tiết 36 : Thứ tự kể trong văn tự sự
A. Mục tiêu cần đạt :
 Giúp học sinh:
- Thấy rõ thứ tự kể chuyện theo hai cách: Trình tự thời gian hoặc không theo trình tự thời gian. Ưu điểm và nhược điểm của từng cách.
- Rèn kĩ năng kể chuyện theo thứ tự.
- Giáo dục HS ý thức học tập.
B/ Chuẩn bị: 
	- Giáo viên: Giáo án, SGK, TLTK.
	- Học sinh: Đọc trước bài	
C/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
	1- ổn định: Sĩ số: 6C.
 6B.
	2- Kiểm tra: - Kể chuyện “ Thạch Sanh” (đoạn 2) theo ngôi thứ 1.
	3- Bài mới: 
- Hãy tóm tắt các sự việc trong truyện “Ông lão .. Cá vàng” 
- Các sự việc ấy được trình bày theo thứ tự nào? 
- ý nghĩa của cách sắp xếp ấy?
- Nếu không theo thứ tự ấy có làm cho ý nghĩa truyện nổi bật nên không? (Không) 
- Học sinh đọc bài văn SGK T97. 
Tóm tắt sự việc chính trong đoạn văn ?
Các sự việc trong đoạn văn được kể theo trình tự nào? 
- Bài văn được kể theo thứ tự nào? ý nghĩa của việc kể theo thứ tự ấy? 
Việc lựa chọn thứ tự kể có cần thiết không? Có mấy cách kể ?
- Ưu điểm và nhược điểm của từng lối kể?
- Giáo viên: Tuy nhiên kể theo thứ tự, tự nhiên có tầm quan trọng không thể xem thường: Ngay trong hồi tưởng người ta vẫn kể theo thứ tự tự nhiên và còn có tác dụng tạo sự hấp dẫn tăng kịch tính 
- HS đọc ghi nhớ SGK Tr 98
- Đọc câu truyện và chỉ ra ngôi kể? trình tự kể và vai trò của hồi tưởng trong câu chuyện? 
- Đọc bài tập 2 tìm hiểu đề và lập dàn ý? 
I> Bài học
1. Ngữ liệu :
*Tóm tắt truyện “Ông lão dánh cá vàcon cá vàng”
+ Ông lão ra khơi thả lưới, bắt được cá vàng 
+ Nghe lời cá xinđông thả cá
+ Về nhà kể chuyện cho vợ nghe 
 - Mụ vợ mắng: bắt xin máng lợn 
 - Lần 2: Xin nhà rộng
 - Lần 3: Nhất phẩm phu nhân 
 - Lần 4: Làm nữ hoàng 
 - Lần 5: Làm Long Vương 
+ Cá lặn xuống biển, vợ chồng ông lão quay trở về cuộc sống nghèo khổ như xưa.
-> Truyện được trình bày theo trình tự thời gian: sự việc xảy ra trước kể trước và theo thứ tự tăng tiến 
đ đặc điểm của truyện cổ dân gian 
- ý nghĩa: 
+ Làm cho cốt truyện mạch lạc, sáng tỏ dễ theo dõi 
+ Làm cho mâu thuẫn giữa các nhân vật tăng tiến dần và truyện thêm hấp dẫn 
+ Làm tăng dần mật độ tố cáo, phê phán 
*Tìm hiểu đoạn văn: 
- Ngỗ mồ côi, không người rèn, hư đ mọi người xa lánh 
- Ngỗ trêu trọc đánh lừa mọi người -> mất lòng tin
- Ngỗ bị chó cắn, kêu cứuđ Không ai đến
- Chó cắn, phải tiêm thuốc băng bó 
-> Thứ tự kể: Hiện tại, quá khứ, hiện tại-> kể ngược, gắn hồi tưởng 
Sự việc hiện tại kể trước - sau đó kể các sự việc đã xảy ra trước đó đ Làm cho câu chuyện hoàn chỉnh đ kể không theo trình tự thời gian 
=>ý nghĩa: 
Sự việc Ngỗ bị chó cấn được nhấn mạnh và sự việc này là hậu quả tai hại của việc nói dối 
KL:
+ Sự lựa chọn thứ tự kể rất quan trọng, cần thiết nằm trong ý đồ nghệ thuật của người kể 
+ Có hai thứ tự kể: Xuôi, ngược
* Ưu nhược điểm: 
- Kể xuôi: 
/Truyện dễ theo dõi, phù hợp với truyện tự sự dân gian 
/ Dễ đơn điệu, nhàm tẻ 
- Kể ngược 
/ Sự việc phong phú, khách quan như thật 
/Tạo sự bất ngờ, hấp dẫn 
/Phù hợp truyện hiện đại khi tác giả muốn khác sâu tâm trạng nhân vật 
/ Khó theo dõi, dễ trùng lặp 
b. Ghi nhớ : SGK T 98 
II. Luyện tập 
Bài tập 1 (Tr 98)
- Ngôi kể thứ nhất: Nhân vật xưng hô “Tôi” đóng vai người kể truyện 
- Trình tự kể: Theo mạch hồi tưởng của nhân vật (Kể ngược) 
- Vai trò: Hồi tưởng đóng vai trò chất keo kết dính, xâu chuỗi các sự việc: quá khứ, hiện tại thống nhất với nhau.
Bài tập 2( Tr 99): Lập dàn ý theo 2 ngôi kể 
- Cách kể 1: Theo trình tự thời gian (kể xuôi) 
 Ngôi kể 3: Tác giả dấu mình 
- Cách kể 2: Kể ngược đi rồi nhớ lại và kể 
 Ngôi kể 1: Tác giả xưng “Tôi” 
 * Dàn ý:
+ Mở bài: Lí do chuyến đi chơi xa (Đi chơi trong trường hợp nào ? Ai đưa đi)
+ Thân bài:
- Nơi xa ấy là ở đâu ?( Quê, hay đi thăm quan)
- Em trông thấy gì trong chuyến đi ấy ).
- Điều gì làm em thích thú và nhớ mãi.
+ Kết bài: ấn tượng của em trong và sau chuyến đi.
4: Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên khái quát, nhấn mạnh nội dung của bài đ học sinh nắm vững 2 cách kể trong văn tự sự
- Nắm vững bài học, ghi nhớ SGK trang 98
- Ôn tập: Phương pháp làm văn tự sự đ chuẩn bị vở để viêt bài số 2
- Tập làm các đề TLV SGK trang 99
 ************************************************
Ngày soạn:10/10/2011	 
Ngày giảng:	
Tiết 37+ 38: Viết bài Tập làm văn số 2
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
- Biết kể một câu chuyện có ý nghĩa bằng lời văn. Biết thực hiện 1 bài viết văn tự sự có bố cục chặt chẽ, lời văn mạch lạc, ngôi kể rõ ràng và kể theo trình tự hợp lý
- Rèn kĩ năng viết văn, diễn đạt lưu loát.
- giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
B/ Chuẩn bị: 
	- Giáo viên:Đề, đáp án
	- Học sinh: Ôn bài
C/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
	1- ổn định: Sĩ số: 6C.
 6B.
	2- Kiểm tra: 
	3- Bài mới: 
I.Ma trận:
 Cấp độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
 Tập làm văn
- Viết bài văn kể chuyện đời thường
Viết bài văn tự kể lại 1 việc làm tốt của mình
Số câu
Số điểm: Tỉ lệ %
1
10 100%
1
10 100%
II.Đề bài:
Hãy kể lại 1 việc làm tốt của em
III.Đáp án và biểu điểm:
1.Yêu cầu: 
- Chọn 1 việc làm tốt của em: việc có ý nghĩa tích cực, thiết thực
- Kể lại bằng ngôi kể thứ nhất, thứ tự kể hợp lý
- Bố cục rõ ràng, sạch sẽ, không có lỗi chính tả.
2.Dàn ý:
 - Mở bài (2đ): Giới thiệu được tình huống chuyện xảy ra sự việc
 - Thân bài (6đ): Kể lại diễn biến sự việc: nguyên nhân, diễn biến, kết cục sự việc
 - Kết bài(2đ): Tâm trạng bản thân sau khi làm được việc tốt 
3. Khung điểm:
- Đ: 9-10: Kể được việc làm tốt của bản thân, kể chân thực, hấp dẫn, biết bộc lộ cảm xúc 
- Đ: 7-8: Đúng yêu cầu đề, có 1 vài lỗi chính tả, lỗi diễn đạt
- Đ: 5- 6: Đúng yêu cầu đề, kể dài dòng, lỗi chính tả, diễn đạt
- Đ: 3- 4: Ko đúng yêu cầu đề, sai nhiều lỗi
- Đ: 1-2-3: Ko đúng yêu cầu đề, ko nắm được truyện.
4- Củng cố- HDVN:
- Nhận xét giờ ktra
- Thu bài
- Về nhà soạn bài: ếch ngồi đáy giếng- thầy bói xem voi.
**************************************************************************
Ngày soạn: 10/10/2011	 
Ngày giảng:.	
Tiết 39: ếch ngồi đáy giếng
Thầy bói xem voi
( Truyện ngụ ngụn)
A. Mục tiêu cần đạt : 
Giúp học sinh:
	- Hiểu được khái niệm truyện ngụ ngôn. Hiểu và nắm vững nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật đặc sắc của truyện: ếch ngồi đáy giếng ,biết liên hệ các truyện trên với những tình huống, hoàn cảnh thực tế
	- Rèn kĩ năng kể diễn cảm truyện, tìm hiểu truyện.
	- Giáo dục HS ý thức học tập, mở rộng tầm hiểu biết, nhìn xa trông rộng. 
B/ Chuẩn bị	
	- Giáo viên: Đọc, nghiên cứu, soạn giáo án, tìm thêm tư liệ

Tài liệu đính kèm:

  • docganv_6.doc