Giáo án Ngữ văn 6 năm 2014

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

 - Hiểu được định nghĩa sơ lược về Truyền thuyết.

 - Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết “ Con rồng cháu tiên”.

 - Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện.

2. Kĩ năng:

 - Rèn cho học sinh kĩ năng đọc văn bản nghệ thuật, nghe kể, tóm tắt truyện.

3. Thái độ:

 - Học sinh thêm yêu nguồn gốc của mình.

 II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên:

 -Tranh về Đền Hùng.

 - Sgk, tài liệu tham khảo.

 

doc 158 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1419Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 năm 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệc trong truyện Thạch Sanh?
Câu 3: Em hãy kể tên các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh? Em thích nhất nhân vật nào? Vì sao?
III. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM
Câu 1: ( 0,2 điểm) Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tượng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
Câu 2: ( Mỗi sự kiện được 0,5 điểm)
 Các sự kiện trong truyện Thạch Sanh:
Nguồn gốc ra đời và lớn lên của Thạch Sanh.
Thạch Sanh kết nghĩa với Lí Thông.
Thạch Sanh giết được Chằn Tinh, bị cướp công.
Thạch Sanh giết đại bàng, cứu công chúa, bị cướp công.
Thạch sanh cứu Thái Tử con vua thủy tề, được tặng đàn thần, bị vu vạ.
Thạch Sanh được giải oan.
Thạch Sanh lấy công chúa, đánh tan quân 18 nước chư hầu.
Thạch Sanh lên làm vua.
Câu 3: ( 0,3 điểm)
Các nhân vật trong truyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh”( 01 điểm).
Sơn Tinh
Thủy Tinh
Vua Hùng
Mỵ Nương
- Học sinh tự do chọn lựa nhân vật mình yêu thích. Tự do giải thích lí do vì sao em yêu thích nhân vật đó( 02 điểm).
3. Thu bài.
4. Củng cố, luyện tập.
 - Gv nhận xét giờ làm bài
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
- Ôn lại các bài đã học
- Chuẩn bị bài: Luyện nói kể chuyện
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy.
 Ngày dạy: 6A: 23. 10. 2014. 6B: 22. 10. 2014. 6C: 21. 10. 2014. 6D: 24. 10. 2014.
TIẾT 30 BÀI : 7
 LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức:
 - Cách trình bày miệng một bài kể chuyện dựa theo dàn bài đã chuẩn bị.
2. Kĩ năng:
 - Biết cách làm dàn bài kể chuyện.
	- Lựa chọn, trình bày miệng những việc có thể kể chuyện theo một thứ tự hợp lí, lời kể rõ ràng, mạch lạc, bước đầu biết thể hiện cảm xúc.
	- Phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật nói trực tiếp.
- Tạo cơ hội cho HS luyện nói , làm quen với phát biểu miệng.
3. Thái độ:
 - Tự tin trình bày cảm xúc trước tập thể.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Hướng dẫn HS chuẩn bị dàn bài ở nhà.
2. Chuẩn bị của học sinh: 
 - Chuẩn bị luyện nói theo đề trước ở nhà ( dàn ý).
III. TIẾN TÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
 Kiểm tra phần chuẩn bị của HS
3. Bài mới.
* Đặt vấn đề: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Chuẩn bị
Gv hướng dẫn hs kể chuyện về bản thân và gia đình
H: Em hãy giới thiệu về bản thân mình để cả lớp được biết?
- Lời chào và lý do giới thiệu.
- Giới thiệu về tên tuổi và sở thích.
- Gia đình có mấy người.
- Bản thân là con thứ mấy trong gia đình.
- Công việc hàng ngày của bản thân là làm gì.
- Bản thân có nguyện vọng ntn?
- Sau cùng là lời cám ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.
H: Em hãy kể về gia đình em?
- Gv gợi ý cho hs trình bày được các ý sau:
- Gv gọi hs dựa vào đó để kể về gia đình mình trước lớp
1. Lập dàn bài
a. Kể chuyện về bản thân
b. Kể về gia đình mình
- Lời chào, lý do kể.
- Giới thiệu chung về gia đình.
- Lần lượt kể về từng người trong gia đình, và sở thích của từng người.
- Tình cảm của mình đối với gia đình.
Hoạt động 2: Luyện nói trên lớp
- Tổ chức hs thảo luận theo 4 tổ.
- Yêu cầu các tổ luyện nói với nhau khoảng 20’.
- Gv gọi 1 vài em bất kì của mỗi tổ lên trình bày nói trước lớp bài nói của tổ mình.
- Cho hs nhận xét lẫn nhau.
- Gv nhận xét từng bài nói của hs : Nội dung, hình thức trình bày, cách diễn đạt, tác phong, giọng nói, cử chỉ , điệu bộ.
Yêu cầu khi nói
- To , rỏ ràng, trôi chảy.
- Tự nhiên , nhìn vào mặt mọi người.
- Chú ý nói chứ không phải đọc.
Hoạt động 3: Bài nói tham khảo
Yêu cầu 2 hs đọc to , rõ 2 bài nói mẫu tham khảo ở trang 78 :Tự giói thiệu về mình , gia đình mình.
4. Củng cố, luyện tập.
- Nói về một sự vật bất kì ở xung quanh em.
- Nhận xét tiết học.
- Nêu những ưu, nhược điểm cần rút kinh nghiệm cho hs.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
- Tự tập kể trước gương.
- Tiếp tục lập dàn bài và luyện nói với các đề trên.
- Chuẩn bị bài: “Danh từ” , ôn lại khái niệm danh từ ở lớp 5
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy.
 Ngày dạy: 6A: 23. 10. 2014. 6B: 22. 10. 2014. 6C: 23. 10. 2014. 6D: 24. 10. 2014.
TIẾT 31 BÀI : 8 Hướng dẫn đọc thêm
 Văn bản
CÂY BÚT THẦN
 ( Truyện cổ tích Trung Quốc ) 
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức:
 - Quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật và khả năng kì diệu của con người.
	- Cốt truyện hấp dẫn có nhiều chi tiết thần kì.
	- Sự lặp lại tăng tiến của các chi tiết, sự đối lập giữa các nhân vật.
2. Kĩ năng:
 - Đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì về kiểu nhân vật thông minh, tài giỏi.
	- Nhận ra và phân tích được các chi tiết nghệ thuật kì ảo trong truyện
- Kể lại câu chuyện.
3. Thái độ:
 - Có ý thức vươn lên trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Tranh minh hoạ.
 - Sgk,tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của học sinh: 
 - Sgk,vở soạn,vở nháp.
III. TIẾN TÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
 GV: Tóm tắt truyện “Em bé thông minh”? Nêu những lần giải đố của em bé? 
 HS : Trả lời – gv nhận xét,cho điểm.
3. Bài mới.
* Đặt vấn đề: 	
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Đọc, tìm hiểu chung
- Hướng dẫn HS đọc bài: Chậm rãi, bình thường.
- GV đọc mẫu một đoạn -> Gọi HS đọc tiếp.
H: Văn bản này chia làm mấy đoạn? Nội dung chính từng đoạn?
- Gv treo bảng phụ lên bảng.
- Hs theo dõi, ghi vào vở.
1. Đọc, Tóm tắt.
2. Từ khó.
 Sgk
4. Bố cục 5 đoạn (bảng phụ)
- Đ1: Từ đầu ->Lấy làm lạ: Mã Lương học vẽ và có được cây bút thần.
- Đ2: “em vẽ cho thùng”: Mã Lương vẽ cho người nghèo khổ.
- Đ3: “phóng như bay”: Mã Lương dùng bút chống địa chủ.
- Đ4:  “Lớp sóng hung dữ”: vua ác, tham lam.
- Đ5:còn lại: Những truyền tụng về Mã Lương.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết
H: Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?
H: Mã Lương là một kiểu nhân vật rất phổ biến nào trong truyện cổ tích?
- Kiểu nhân vật có tài năng kì lạ.
Nhân vật Mã Lương được giới thiệu như thế nào?(số phận , tính nết , khả năng)
- Mồ côi, nghèo khổ, có tài vẽ, ham vẽ: vẽ dưới đất, trên tường
H: Vì sao thần cho ML cây bút vẽ ?
GV : chi tiết này còn nói lên mơ ước của nhân dân, đó là nhũng người có tài đức cần được ban thưởng.
H: Điều kì diệu nào đã xảy ra dưới ngòi bút thần của ML?
H: Qua việc ML học thành tài , nhân dân muốn thể hiện quan niệm gì về khả năng của con người ?
H: Khi đã thành tài và có thêm cây bút thần,ML đã vẽ gì cho người nghèo? 
- Cho họ công cụ lao động.
H: Vì sao Mã Lương không vẽ cho họ của cải có sẵn? 
H: Nếu có cây bút thần em sẽ vẽ gì cho người nghèo?
- Đồng ruộng, dòng sông, sách vở , bút mực..
H: Qua sự việc Mã Lương vẽ cho người nghèo nhân dân ta muốn nói gì mục đích của tài năng?
H: Tài vẽ đã gây tai hoạ gì cho Mã Lương?
H: Tại sao địa chủ bắt Mã Lương?
H: Em hình dung, địa chủ sẽ bắt Mã Lương vẽ những gì cho hắn ?
H: Trong thực tế Mã Lương đã vẽ những gì ?
H: Em nghĩ gì về tài năng của con người qua sự việc Mã Lương để trừng trị tên địa chủ?
H: Sau khi thoát khỏi nhà địa chủ, Mã Lương đã bị vua bắt.Vì sao vua bắt Mã Lương?
H: Mã Lương thực hiện lệnh vua như thế nào?
H: Tại sao Mã Lương lại dám vẽ như thế?
H: Nhưng vì sao Mã Lương lại đồng ý vẽ thuyền và biển cho vua?
H: Khi vua ra lệnh ngừng vẽ, Mã Lương cú vẽ thậm chí còn vẽ độc hơn. Em nghĩ gì về thái độ của Mã Lương lúc này?
H: Qua tất cả những hành động kể trên, cho thấy Mã Lương là người như thế nào?
- Thông minh , mưu trí, thực hiện công lí.
H: Truyện Cây bút thần đã thể hiện sâu sắc quan niệm và mơ ước của nhân dân về tài năng con người. Theo em đó là những quan niệm mơ ước nào?
H: Qua việc Mã Lương trừng trị bọn địa chủ , vua quan cho thấy nhân dân muốn thể hiện điều gì ?
1. Mã Lương học vẽ
- Say mê, cần cù, chăm chỉ, thông minh, khiếu vẽ.
- Thần cho cây bút bằng vàng, vì tài đức của Mã Lương có thể làm nhiều điều tốt đẹp.
- Vẽ chim chim cất cánh bay, vẽ cá cá vẫy đuôi bơi.
=> Mã Lương cần cù, có nghị lực -> Thành tài. Con người cũng có thể vươn tới khả năng thần kì bằng tài năng và công sức rèn luyện.
2. Mã Lương sử dụng cây bút thần
a. Vẽ cho người nghèo
- Cày, cuốc: Dụng cụ lao động hàng ngày
- ML là người lao động nên coi trọng lao động
-> Vẽ các phương tiện cần thiết cho cuộc sống để con người tạo ra của cải bằng chính sức lao động của mình=> tài năng phải phục vụ người nghèo, phục vụ cuộc sống của nhân dân.
b. Vẽ để trừng trị địa chủ và vua tham lam
* địa chủ 
- Bị địa chủ bắt-> buộc Mã Lương vẽ theo ý hắn.
- Vẽ nhà cao cửa rộng, đàn trâu bò, vựa thóc, vàng bạc.
- Mã Lương chỉ vẽ : bánh , thang , ngựa và cung tên để bắn chết tên địa chủ độc ác.
-> Tài năng không phục vụ cái ác, dung để chống lại cái ác
* Bọn vua quan
- Vì cậy quyền lực và ham của cải.
- Bắt vẽ rồng >< vẽ cóc ghẻ
- Bắt vẽ phượng >< vẽ gà trụi lông.
- Ghét tên vua gian ác, không sợ quyền uy.
- Có ý định trừng trị tên vua cậy quyền , độc ác, tham lam :Vẽ sóng, vẽ biển động dữ dôi, vẽ gió bão, sóng lớn ập xuống thuyền dìm chết bọn vua quan 
-> Không khoan nhượng bọn vua quan, quyết tâm trừng trị cái => Mưu trí, thông minh mang sứ mệnh diệt trừ kẻ ác, thực hiện công lí.
3. Ý nghĩa của truyện
- Con người có thể vươn tới những khả năng thần kì.
- Tài năng thuộc về nhân dân, về chính nghĩa.
- Mã Lương là hiện thân của công lí , công bằng trong XH.
4. Củng cố, luyện tập.
- Ý nghĩa của truyện. 
- Gv gọi hs đọc ghi nhớ trong SGK.
- GV hệ thống toàn bộ nội dung bài học.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
- Học nội dung ghi nhớ.
- Phân tích hình tượng nhân vật Mã Lương.
- So sánh tài năng của Mã Lương và Thạch Sanh , tìm điểm giống và khác nhau ?
- Chuẩn bị bài : “ Danh từ”.
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy.
 Ngày dạy: 6A: 25. 10. 2014. 6B: 24. 10. 2014. 6C: 27. 10. 2014. 6D: 25. 10. 2014.
TIẾT 32 BÀI : 8
 DANH TỪ
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức:
 - Khái niệm của danh từ:
	+ Nghĩa khái quát của danh từ.
	+ Đặc điểm ngữ pháp của danh từ ( Khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp).
 - Các loại danh từ.
2. Kĩ năng:
 - Nhận biết danh từ trong văn bản.
	- Phân biệt danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.
	- Sử dụng danh từ để đặt câu.
3. Thái độ:
 - Có ý thức trong cách dùng từ, đặt câu.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Soạn giáo án.
 - Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: 
 - Chuẩn bị bài ở nhà.
III. TIẾN TÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
* Phát hiện và chữa các lỗi về dùng từ trong các câu sau:
 a. Hùng là một người rất cao ráo. ( Cao lớn)
 b. Bài toán này hắc búa thật.( Hóc búa)
3. Bài mới.
* Đặt vấn đề: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Đặc điểm của danh từ
- GV gọi HS đọc ví dụ sgk.
- GV ghi cụm từ in đậm lên bảng.
H: Trọng cụm từ ấy, từ nào là Danh từ H: Xung quanh nó là những loại từ nào ?
H: Tìm thêm các danh từ khác trong câu đã cho?
H: Danh từ biểu thị những gì?
Gv cho một số Danh từ chỉ khái niệm hiện tượng
Ví dụ: + Hiện tượng : mưa. Gió , bảo..
 + Khái niệm : văn học, lịch sử
Khả năng kết hợp của danh từ (xung quanh danh từ trong cụm danh từ có những từ nào?)
- Ví dụ: Lan đang học bài.
 Thủ Đô của nước ta là Hà Nội.
Cho biết các danh từ trong ví dụ trên giữ chức năng gì trong câu ?
Hs 
1. Xét ví dụ
a. Ba con trâu ấy
- Danh từ : con trâu
- Từ chỉ định : ấy
- Số lượng : ba
b. Danh từ : Vua, gạo, thúng, nếp, làng..
->Danh từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm
- Khả năng kết hợp: 
+ Từ chỉ số lượng đứng trước : ba, vài, những, các, một.
+ Các từ chỉ định đứng sau để phân biệt: ấy, này, nọ, kia, khác, đó..
- Thường giữ chức vụ chủ ngữ và khi làm vị ngữ thường kết hợp với từ là đứng trước.
2. Ghi nhớ (sgk)
Hoạt động 2: Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật
- Gv gọi hs đọc ví dụ sgk.
H: Em có nhận xét gì về nghĩa các từ in đậm với các từ đứng sau nó?
H: Em hãy thay thế các từ in đậm bằng các từ khác rồi nhận xét? Trường hợp nào đơn vị tính đếm đo lường thay đổi, trường hợp nào không thay đổi? Vì sao?
Gv giảng: Nếu thay con bằng chú, viên bằng ông thì đơn vị tính đếm đo lường không thay đổi. Vì đó là những từ chỉ đơn vị tự nhiên. nhưng nếu thay từ thúng bằng từ rá, tạ bằng cân thì đơn vị tính đếm đo lường sẽ thay đổi vì đó là những danh từ chỉ đơn vị qui ước.
H: Em hiểu thế nào về đặc điểm của danh từ, và thế nào là danh từ chỉ đơn vị, danh từ chỉ sự vậ?.
- Gv hướng dẫn hs dựa vào ghi nhớ sgk để trả lời.
1. Xét ví dụ
- Danh từ đứng trước (từ in đậm) là danh từ chỉ đơn vị
- Danh từ đứng sau (từ in đậm) là danh từ chỉ vật.
2. Ghi nhớ: sgk.
Hoạt động 3: Luyện tập 
Hđ3:Gv hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập trong sgk.
- Gv cho hs làm bài tập vào vở và gọi một hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét bài làm của hs sau đó ghi bảng.
1. Bài tập1: Em hãy liệt kê các danh từ chỉ vật và đặt câu.
Mẫu: ông-ông em đã già rồi.
2. Bài tập 2: Tìm một số danh từ chỉ đơn vị.
- Đứng trước danh từ chỉ người.
Vd: ông, bà, cô, bác...
- Đứng trước đồ vật:
 Vd: Cái, bức, tấm, quyển...
4. Củng cố, luyện tập.
- Gv củng cố nội dung bài học.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
- Học ghi nhớ
- Làm bài tập 3,4, 5
- Chuẩn bị bài: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy.
 Ngày dạy: 6A: 28. 10. 2014. 6B: 27. 10. 2014. 6C: 28. 10. 2014. 6D: 31. 10. 2014.
TUẦN 9: 
 TIẾT 33 BÀI : 8
 NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức:
 - Khái niệm ngôi kể trong văn bản tự sự.
	- Sự khác nhau giữa ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất.
	- Đặc điểm riêng của mỗi ngôi kể.
2. Kĩ năng:
 - Lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự.
	- Vận dụng ngôi kẻ vào đọc - hiểu văn bản tự sự.
3. Thái độ:
 - Có ý thức lựa chọn ngôi kể thích hợp.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Soạn giáo án.
 - Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: 
 - Chuẩn bị bài ở nhà.
III. TIẾN TÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
 GV: Kể về việc làm của bản thân em trong ngày hôm qua ?
 HS: Trả lời- Gv nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới.
* Đặt vấn đề: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự
- Gv gọi hs đọc đoạn văn 1 sgk.
H: Đoạn văn kể về nhân vật nào? Người kể ở đây có xuất hiện không?
- Đoạn văn kể về em bé thông minh nhưng người kể ở đây không xuất hiện mà giấu mình đi nhưng lại biết tất cả mọi chuyện ở mọi nơi (Cung Vua, Công quán).
H: Em thấy cách kể này ntn?
- Cách kể tự do, những gì xảy ra với nhân vật ở khắp mọi nơi. Cách kể này người ta gọi là cách kể thứ ba.
- Gv gọi hs đọc đoạn văn thứ 2 trong sgk.
H: Từ"tôi" trong đoạn văn giúp ta hiểu được người đang kể là ai? Người đó có xuất hiện không?
- Người xưng "tôi" để kể trong đoạn văn này chính là Dế Mèn. Người đó kể tất cả những gì về chính mình. Cách kể đó thuộc ngôi thứ nhất.
H: Em hiểu thế nào là ngôi kể và có mấy ngôi kể?
H: Em hãy nêu nhận xét của mình về cách kể ở đoạn văn 1 và đoạn văn 2?
H: Em hãy thay đổi vị trí ngôi kể trong hai đoạn văn?
- Gv gợi ý cho hs đổi cách kể trong hai đoạn văn đó. Đoạn 1 kể thành ngôi thứ nhất, đoạn 2 thành ngôi kể thứ ba.
Từ đó gv nhắc lại nội dung bài học một cách khái quát theo ghi nhớ sgk.
1. Ngôi kể trong văn tự sự.
- Người kể không xuất hiện mà có mặt ở khắp nơi.
" kể theo ngôi thứ ba.
- xưng tôi khi kể chuyện.
"kể theo ngôi thứ nhất.
⇒ Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.
2. Vai trò của ngôi kể.
- Ngôi kể thứ ba, người kể dấu mình đi và kể tự do.
- Ngôi kể thứ nhất chỉ kể những gì mình biết.
* Ghi nhớ: sgk.
Hoạt động 2: Luyện tập
H: Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn từ thứ nhất sang thứ ba.Nhận xét sự khác biệt giữa 2 đoạn
- Hs : làm vào vở
- Gv gọi hs lên bảng làm, chấm điểm
H: Thay ngôi kê thứ 3 sang ngôi kể thứ1. So sánh 2 đoạn văn tìm sự khác biệt?
- Hs : làm theo bàn.
- GV quan sát , gợi ý nhắc nhở từng bàn.
H: Truyện Cây Bút Thần kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biêt ?
H: Tác dụng của ngôi kể này là gì ?
1. Bài tập 1
Thay tất cả các từ “Tôi” bằng từ “Dế Mèn” hoặc Mèn
- Đoạn mới : nhiều tính khách quan như là đã xảy ra.
- Đoạn cũ : nhiều tính chủ quan, như là đang xảy ra, hiển hiện trước mắt người đọc qua giọng kể của người trong cuộc.
2. Bài tập 2
- Thay tất cả từ Thanh bằng từ Tôi.
- Nhận xét tương tự như câu 1.
3. Bài tập 3
- Cây Bút Thần : ngôi thứ 3
- Vì không có nhân vật nào xưng Tôi
- Tác dụng : người kể có thể tự do linh hoạt kể những gì diễn ra với nhân vật Mã Lương.
4. Củng cố, luyện tập.
- Nhắc lại ngôi kể.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
- Làm các bài tập 4, 5.
- Chuẩn bị bài: Ông lão đánh cá và con cá vàng.
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy.
 Ngày dạy: 6A: 30. 10. 2014. 6B: 31. 10. 2014. 6C: 28. 10. 2014. 6D: 31. 10. 2014.
TIẾT 34 BÀI : 9 Hướng dẫn đọc thêm
 Văn bản
ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG
 ( Truyện cổ tích của A. Pu-skin ) 
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức:
 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện một tác phẩm truyện cổ tích thần kì.
	- Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập của các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng hoang đường.
2. Kĩ năng:
 - Đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì.
	- Phân tích các sự kiện trong truyện.
	- Kể lại được truyện.
3. Thái độ:
 - Ca ngợi lòng biết ơn, lên án lòng tham và sự bội bạc.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Tranh minh hoạ.
 - Sgk,tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của học sinh: 
 - Sgk,vở soạn,vở nháp.
III. TIẾN TÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
 GV: Kể tóm tắt câu chuyện “Cây bút thần”?
 HS : Trả lời – gv nhận xét,cho điểm.
3. Bài mới.
* Đặt vấn đề: 	
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Đọc, tìm hiểu chung
- Gọi HS đọc phân vai: Cá vàng, ông lão, mụ vợ.
- Giải thích các từ khó (sgk).
H: Hãy xác định bố cục truyện theo kết cấu 3 phần MT-TT-KT? Nêu nội dung từng phần
1. Đọc, tóm tắt
2. Chú thích: sgk
3. Thể lọai.
4. Bố cục:
- Mở truyện: giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh.
- Thân truyện: ông lão đánh bắt và thả cá vàng. Cá vàng nhiều lần đền ơn.
- Kết truyện: Vợ chồng ông lão trở lại cuộc sống nghèo khổ như xưa.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết
H: Trong truyện có mấy lần ông lão ra biển?
H: Tác dụng của biện pháp lặp lại đó?
 Mức độ thay đổi của cảnh biển như thế nào?
- L1: Biển gợn sóng êm ả.
- L2: Biển xanh đã nỗi sóng.
- L3: Biển xanh nỗi sóng dữ dội.
- L4: Biển nỗi sóng mù mị.t
- L5: Một cơn giông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nỗi sóng ầm ầm.
H: Qua lời nói của cá vàng em thấy ông lão là người như thế nào?
 H: Thái độ và hành động của ông lão trước những đòi hỏi của mụ vợ như thế nào?
H: Bà vợ ông lão đòi hỏi cá vàng những điều gì?
Hs:- L1: Đòi máng lợn mới.
- L2: Đòi một cái nhà rộng.
- L3: Muốn làm nhất phẩm phu nhân.
- L4: Muốn làm nữ hoàng.
- L5: Muốn làm Long Vương.
H: Nhận xét về sự đòi hỏi của mụ vợ?
 H: Thái độ của mụ đối với ông lão ra sao?
 H: Mụ vợ mang bản chất nào?
H: Cá vàng trừng trị mụ có thích đáng không?
H: Truyện sử dụng những nét nghệ thuật độc đáo nào?
 H: Ý nghĩa của truyện?
1. Sự việc ông lão đi ra biển
- 5 lần ông lão đi ra biển.
2. Nhân vật ông lão
- Lão ngư nghèo khổ, chăm chỉ làm ăn.
-> Nhu nhược, cam chịu, nhẫn nhục.
3. Nhân vật mụ vợ ông lão
- Lòng tham vô đáy, muốn có mọi thứ của cải, danh vọng, quyền lực.
-> Tham lam, bội bạc, cay nghiệt, thô bỉ.
- Mụ mắng, quát, dận dữ, nỗi cơn thịnh nộ với chồng.
-> Giai cấp bốc lột, thống trị tham ác
=> Cá vàng trừng trị mụ vợ rất thích đáng. Từ đỉnh cao quyền lực và danh vọng mụ đánh mất tất cả.
4. Nét đặc sắc nghệ thuật
- Tương phản, đối lập.
- Trùng lặp, tăng cấp, nhân hoá.
5. Ý nghĩa
- Cá vàng đại diện cho lòng tốt, cái thiện.
- Trừng trị thích đáng kẻ tham lam, bội bạc.
4. Củng cố, luyện tập.
- Thái độ cuả biển đối với các yêu cầu của mụ vợ.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
- Nắm chắc cốt truyện.
- Học ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài: Thứ tự kể trong văn tự sự.
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy.
 Ngày dạy: 6A: 30. 10. 2014. 6B: 03. 10. 2014. 6C: 30. 10. 2014. 6D: 31. 10. 2014.
TIẾT 35 BÀI : 9
 THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức:
 - Có hai cách kể - hai thứ tự kể: Kể “xuôi”, kể “ngược”.
	- Điều kiện cần có khi kể “ngược”.
2. Kĩ năng:
 - Chọn thứ tự kể phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu thể hiện nội dung.
	- Vận dụng hai cách kể vào bài viết của mình.
3. Thái độ:
 - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào kể truyện.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Soạn giáo án.
 - Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: 
 - Chuẩn bị bài ở nhà.
III. TIẾN TÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
 GV: Thế nào là ngôi kể? Ngôi kể thứ nhất?
 HS: Trả lời- Gv nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới.
* Đặt vấn đề: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự
H: Gv cho hs tóm tắt các sự việc chính?
- Gv đưa bảng phụ.
- Cho các nhóm nhận xét.
H: Các sự việc trong truyện được kể theo thứ tự nào?
H: Kể theo thứ tự đó tạo hiệu quả nghệ thuật gì?
H: Thứ tự thực tế của các sự việc trong bài văn đã diễn ra như thế nào?
H: Chuyện kể theo ngôi nào?
H: Bài văn kể theo thứ tự nào?
H: Kể như vậy có tác dụng nhấn mạnh đến điều gì?
H: Rút ra nhận xét gì?
1 Tóm tắt các sự việc trong truyện
 “ Ông lão đánh cá và con cá vàng”
- Ông lão đi đánh cá bắt đuợc cá vàng, và thả cá vàng, ông nhận lời hứa giúp đỡ của cá vàng
- Năm lần ông lão ra biển gặp cá vàng, năm lần sóng biển thay đổi, lòng tham của mụ vợ ngày càng tăng
-> Kể theo thứ tự tự nhiên ( kể xuôi ), thứ tự gia tăng của lòng tham, tăng ý nghĩa tố cáo và phê phán.
2 Đọc bài văn sách giáo khoa
- Ngỗ mồ côi cha mẹ, không có người rèn...
- Ngỗ tìm cách trêu chọc, đánh lừa
- Khi Ngỗ bị chó dại cắn, không ai cứu.
- Ngỗ bị chó cắn, tiêm thuốc trừ dại.
-> Ngôi kể thứ ba.
- Kể theo mạch cảm xúc, tam trạng nhân vật
- Kể hiện tại-> quá khứ -> hiện tại.
=> Tạo sự hấp dẫn tăng cường kịch tính.
3. Ghi nhớ ( SGK)
Hoạt động 2: Luyện tập
H: Truyện kể theo ngôi nào?
 H: Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò gi?
-> Đại diện t

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Con_Rong_chau_Tien.doc