Giáo án: Ngữ văn 6 năm học: 2014 - 2015

A. Mục tiêu cần đạt.

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của Bài học đường đời đầu tiên.

- Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.

1. Kiến thức.

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.

- Dế Mèn : một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột kiêu ngạo.

- Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.

2. Kỹ năng.

- Văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả.

- Phân tích các nhân vật trong đoạn trích.

- Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi viết miêu tả.

 

doc 210 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1337Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án: Ngữ văn 6 năm học: 2014 - 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 là hoán dụ.
1. Ngữ liệu.
 Sgk – Tr82.
2. Nhận xét.
- "áo nâu" và "áo xanh" liên tưởng tới những người nông dân và công nhân.
- áo nâu - nông thôn
 Þ Quan hệ đi đôi với nhau. Nói X là nghĩ dến Y.
- áo xanh - thành thị 
VD:
+ Đầu xanh - tuổi trẻ
+ Đầu bạc - tuổi già
+ Mày râu - đàn ông
+ Má hồng - đàn bà
Þ mối quan hệ khách quan tất yếu nó khác cơ bản quan hệ ẩn dụ (so sánh ngầm).
* So sánh:
 - Cách diễn đạt trong thơ Tố Hữu có giá trị biểu cảm.
- Cách diễn đạt của câu văn xuôi chỉ thông báo sự kiện, không có giả trị biểu cảm.
3. Kết luận.
 Ghi nhớ: 
 SGK - TR 82.
II. Các kiểu hoán dụ.
1. Ngữ liệu.
 Sgk – Tr83.
a. Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
b. Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
c. Ngày Huế đổ máu
 Chú Hà Nội về
 Tình cờ chú cháu
 Gặp nhau hàng Bè
d. Em đã sống bởi vì em đã thắng!
Cả nước bbên em, quanh giường nệm trắng,
Hát cho em nghe như tiếng mẹ ngày xưa,
Sông Thu Bồn giọng hát đò đưa...
 (Tố Hữu)
2. Nhận xét.
a. Bàn tay: Bộ phận cơ thể người, công cụ đặc biệt để LĐ (khả năng sáng tạo của sức LĐ).
- Quan hệ: bộ phận và toàn thể.
b. Một và ba: số lượng ít và nhiều.
- Quan hệ: số lượng cụ thể và số lượng vô hạn.
c. Đổ máu: Sự kiện khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở thành phố Huế.
- Quan hệ dấu hiệu đặc trưng của sự kiện, sự việc và bản thân sự kiện, sự việc.
d. Phép hoán dụ: Cả nước
- Quan hệ: Vật chứa (Cả nước)
- Và vật được chứa (Nhân dân VN) sống trên đất nước VN.
3. Kết luận.
 Ghi nhớ: 
 SGK - tr 83
III. Luyện tập.
Bài tập 1:
Xác định các phép hoán dụ và kiểu quan hệ được sử dụng.
a) Làng xóm: Chỉ nhân dân sống trong làng xóm.
- Quan hệ: Vật chứa và vật bị chứa.
b) Mười năm: ngắn, trước mắt, cụ thể Þ quan hệ: cụ thể và triều tượng.
- Trăm năm: dài, triều tượng.
Þ Ý nghĩa: Trồng cây: Kinh tế, trồng người: giáo dục.
- Một xã hội phát triển là cả kinh tế và giáo dục đề phát triển trong đó kinh tế là động lực, giáo dục là mục đích.
+ Hoán dụ: Trồng cây: (Xây dựng kinh tế) - xây dựng xã hội phát triển.
+ Trồng người: (xây dựng con người) - xây dựng xã hội mới.
- Hồ Chủ Tịch nói: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, thì phải có con người XHCN.
+ Quan hệ:
* Kinh tế: Bộ phận - Toàn thể.
* Giáo dục: Công việc đặc trưng - Toàn bộ sự nghiệp.
c) Áo chàm: Hoán dụ kép.
- Áo chàm (y phục) chỉ người dân sống ở Việt Bắc thường mặc áo màu chàm.
+ Quan hệ: Dấu hiệu đặc trưng và sự vật.
+ Áo chàm: Chỉ quần chúng cách mạng người dân tộc ở Việt Bắc, chỉ tình cảm của quần chúng cách mạng nói chung đối với Đảng, Bác.
+ Quan hệ: Bộ phận và toàn thể.
+ Trái đất: Chỉ loài người tiến bộ đang sống trên trái đất.
+ Quan hệ: Vật chứa và vật bị chứa.
Bài tập 2:
Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ.
- Giống nhau:
+ Ẩn dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác.
+ Hoán dụ: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.
- Khác nhau:
+ Ẩn dụ: Dựa vào mối quan hệ tương đồng (qua so sánh ngầm) về hình thức, cách thức, phẩm chất, cảm giác.
+ Hoán dụ: Dự vào mối quan hệ tương cận (gâng gũi) đi đôi với nhau. Về bộ phận - toàn thể, vật chứa - vật bị chứa, dấu hiệu - sự vật, cụ thể - trừu tượng.
* Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà
4. Củng cố: 
 - Khái quát bài học.
	 - Nhận xét giờ. 
5. Hướng dẫn về nhà:
Học bài, hoàn thiện bài tập.
Soạn bài: Tập làm thơ 4 chữ, mỗi HS chuẩn bị một bài thơ 4 chữ.
	__________________________________________
Ngày soạn: 25/02/2015
Giảng: 
TIẾT 102: TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ
I. MỤC TIÊU.
- Hiểu được đặc điểm thơ bốn chữ.
- Nhận diện được thể thơ này khi học và đọc thơ ca.
1. Kiến thức
 - Một số đặc điểm của thể thơ bốn chữ.
 - Các kiểu vần được sử dụng trong thơ nói chung và thơ bốn chữ nói riêng.
2. Kỹ năng:
 - Nhận diện được thể thơ bốn chữ khi đọc và học thơ ca.
 - Xác định được cách gieo vần trong bài thơ thuộc thể thơ bốn chữ.
 - Vận dụng những kiến thức về thể thơ bốn chữ vào việc tập làm thơ bốn chữ.
3. Thái độ.
- Yêu thích, hăng hái làm thơ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
- Giáo viên:
+ Soạn bài
+ Bảng phụ.
- Học sinh:
+ Soạn bài
+ Chuẩn bị bài thơ
 III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
	* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
	Sĩ số: 6B - 
2. Kiểm tra bài cũ.
	Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới.
	Tập làm thơ bốn chữ.
Hoạt động 2: Nội dung.
 Hoạt động của thầy & trò.
Nội dung
- Ngoài bài thơ Lượm, em còn biết thêm bài thơ, đoạn thơ bốn chữ nào khác? Hãy nêu và chỉ ra những chữ cùng vần với nhau trong bài thơ đó?
* Hoạt động 3: Luyện tập
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sao cho phù hợp về thanh điệu và đảm bảo nội dung? 
Gv dùng bảng phụ viết sẵn.
Hs: Điền
- GV nêu yêu cầu bài tập 2
- GV đọc mẫu bài
- Hs Thực hành làm thơ 4 chữ
- Giáo viên phân nhóm cho học sinh để các em trình bày bài của mình trong nhóm và tự sửa cho nhau.
- Gọi một số học sinh lên đọc và chỉ ra các đặc điểm về nhịp, vần trong đoạn thơ.
- Cả lớp nhận xét nhữnh điểm được và chưa được.
- Cá nhân sửa chữa bài viết của mình.
- Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm.
I. Chuẩn bị.
1. Những chữ cùng vần trong bài thơ Lượm:
Mai - cháu, về - bè, loắt choắt - xắc - thoăn thoắt, nghênh nghênh - lệch, vang - vàng, mí - chí, quân - dần - à - cá - nhà..
2. Đặc điểm cơ bản của thể thơ bốn chữ:
- Mỗi câu gồm bốn tiếng. số câu trong bài không hạn định, các khổ trong bài được chia linh hoạt tuỳ theo nội dung hoặc cảm xúc.
- thích hợp với kiểu vừa kể chuyện vừa miêu tả (về đồng dao, về hát du...)
- Nhịp 2/3, chẵn đều
- Vần: kết hợp các kiểu vần: chân, lưng, bằng trắc, liền cách.
* Phân tích một đoạn thơ mẫu:
Chú bé/ loắt choắt (Vần liền, trắc-VL, T)
 Cái xắc/ xinh xinh (VL,T - VL, B)
 Cái chân/ thoăn thoắt (VL, C, T)
 Cái đầu/ nghênh nghênh (VC, B)
Ca lô đội/ lệch (VL, B)
Mồm huýt /sáo vang
 Như con/ chim chích (VC, T)
Nhảy trên/ đường vàng (VC, B)
 * Ghi chú: 
- V: vần
- L: liền, lưng
- C: Cách, chân
- B: bằng
- T: Trắc
- / : Vạch nhịp
II. Tập làm thơ bốn chữ trên lớp.
1. Bài tập 1: Điền từ
Mỗi mùa xuân đến
Lộc biếc chồi xanh
Sương đọng ( long lanh)
Ngàn hoa khoe sắc
Ngày hè ( rực nắng )
Phượng đỏ rợp trời
Trống trường nghỉ ngơi
Ve ngân tiếng hát
Thu sang ( dịu mát )
Thoang thoảng huơng nhài
Chiếc lá thuộc bài 
Rơi trong ( trang vở )
Đông sang bỡ ngỡ
Từng bước sụt rùi
Ngõ trúc ( bờ tre )
Vàng rơi sắc lá
Bốn mùa sắc lạ
Bốn mùa hương quen
Ước mình là hạt
Thơm lên bốn mùa
Bài tập 2:
 Tập sáng tác bài thơ 4 chữ về đề tài tự chọn.
+ Đề tài môi trường.
 Sợi rác tâm tình
Tôi là sợi rác
Bị vứt ra đường
Chẳng chút sót thương
Hết mưa rồi nắng.
Gío ào bụi trắng
Cuộn tấm thân gầy
Mặc sức tôi bay
Vật vờ trôi nổi.
Phố phường chật chội
Đâu chỗ của mình?
Đâu bạn tâm tình?
Đâu người thân thiết?
* Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà
4. Củng cố: 
 	- Nhắc lại đặc điểm thể thơ 4 chữ.
 - Nhận xét giờ. 
5. Hướng dẫn về nhà: 
	- Hoàn thiện bài tập
	- Soạn bài: Cô Tô.
__________________________________________
Ngày soạn: 25/02/2015
Giảng: 
 TIẾT 103: CÔ TÔ
___Nguyễn Tuân___
I. MỤC TIÊU.
- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.
- Hiểu được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.
- Yêu mến thiên nhên và con người trên đất nước.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Vẻ đẹp của đất nước ở một vùng biển đảo.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.
2. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm văn bản; giọng đọc vui tươi, hồ hởi.
- Đọc – hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả.
- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về vùng đảo Cô Tô sau khi học xong văn bản.
3. Thái độ.
- Yêu thiên nhiên, đất nước, con người.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
- Giáo viên:
+ Soạn bài
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
- Học sinh:
+ Soạn bài
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
	* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
	Sĩ số: 6B - 
2. Kiểm tra bài cũ.
1. Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Lượm? Hình ảnh nào trong bài thơ làm em cảm động nhất? Vì sao?
2. Hình ảnh Lượm trong đoạn thơ đầu và đoạn thơ thứ hai có gì giống và khác nhau?
3. Bài mới.
Sau một chuyến tham quan chòm Cô Tô 17 đảo xanh, trong vịnh Bắc Bộ nhà văn Nguyễn Tuân viết bút kí. Tuỳ bút CôTô nổi tiếng, bào văn khá dài, tả cảnh thiên nhiên, biển đảo trong giông bão, trong bình minh và trong sinh hoạt hàng ngày của bà con trên đảo. Đoạn trích ở gần cuối bài, tái hiện một cảnh sớm bình thường trên biển và đảo Thanh Luân.
	* Hoạt động 2: Đọc, hiểu văn bản.
 Hoạt động của thầy & trò.
Nội dung
GV nêu yêu cầu đọc:
+ Chú ý các tính từ, động từ miêu tả, các so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, mới lạ, đặc sắc.
+ Đọc giọng vui tươi hồ hởi;
- GV đọc mẫu 1 đoạn sau đó gọi HS đọc.
Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung chính của mỗi đoạn?
- Gọi HS đọc đoạn 1
- Dưới ngòi bút miêu tả của Nguyễn Tuân, cảnh Cô Tô sau cơn bão hiện lên qua các chi tiết nào?
Ở đây, lời văn miêu tả có gì đặc sắc về cách dùng từ?
- Nhận xét về NT miêu tả của tác giả?
- Em hiểu gì về tác giả qua cảm nghĩ đó của ông?
* Hoạt động 3: Luyện tập
 Bài văn có 3 nét cảnh. Nét cảnh nào hấp dẫn hơn cả đối với em?
 + Cảnh mặt trời mọc, vì cách tả cảnh đặc sắc gây ấn tượng mới lạ về cảnh tượng lộng lẫy, kì ảo).
 + Cảnh sinh hoạt của con người vì nó đã gợi sự sống giản dị, thanh bình, hạnh phúc nơi đây).
Em có nhận xét gì về bức tranh minh hoạ trong SGK?
 Bức tranh minh hoạ toàn cảnh Cô Tô trong trẻo, sáng sủanhưng chưa tả được các sắc màu cụ thể như lời nhà văn Nguyễn Tuân.
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản:
1. Đọc & kể:
2. Chú thích.
- Tác giả: Nguyễn Tuân (1910-1987), quê ở Hà Nội, là nhà văn nổi tiếng sở trường về thể tuỳ bút và ký.
- Tác phẩm của ông luôn thể hiện phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện.
- Đoạn trích ở phần cuối của bài kí Cô Tô: Ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.
- Từ khó:
- Ngư dân: người đánh cá.
- Chài: Lưới đánh cá, nghề đánh cá.
- Ghe: Thuyền nhỏ.
3. Thể loại và bố cục.
a. Thể loại.
 Ký.
b. Bố cục.
Chia làm ba phần.
a) Từ đầu đến "ở đây" - Toàn cảnh Cô Tô một ngày sau bão (Điểm nhìn miêu tả: trên nóc đồn biên phòng Cô Tô).
b) Từ "Mặt trời" đến "nhịp cánh": Cảnh mặt trời lên trên biển Cô Tô (vị trí: Nơi đầu mũi đảo).
c) Phần còn lại: Cảnh buổi sớm trên đảo Thanh Luân (vị trí từ cái giếng nước ngọt ở rìa đảo).
II. Đọc, tìm hiểu nội dung văn bản.
1. Cảnh Cô Tô sau cơn bão:
- Trong trẻo, sáng sủa;
- Cây thêm xanh mượt
- Nước biển lam biếc đậm đà
- Cát vàng giòn hơn
- Cá nặng lưới
Þ Dùng các tính từ gợi tả sắc màu vừa tinh tế vừa gợi cảm (Trong trẻo, sáng sủa, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn).
- Tính từ vàng giòn tả đúng sắc vàng khô của cát biển, một thứ sắc vàng có thể tan ra được. đó là sắc vàng riêng của cát CôTô trong cảm nhận của tác giả.
- NT miêu tả: bao quát từ trên cao thu lấy những hình ảnh chủ yếu đập vào mắt. Qua đó bộc lộ tài quan sát và cách chọn lọc từ ngữ trong vốn từ vựng giàu có của tác giả.
 * Tóm lại: 
 Sau cơn bão Cô Tô thật đẹp, trong sáng, phóng khoáng, lộng lẫy. Thể hiện tình cảm yêu mến Cô Tô như quê hương của tác giả.
* Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà
4. Củng cố: 
 - Khái quát bài học.
	 - Nhận xét giờ. 
5. Hướng dẫn về nhà:
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Hoàn thiện bài tập.
Soạn bài.
__________________________________________
Ngày soạn: 25/02/2015
Giảng: 
 TIẾT 104: CÔ TÔ
___Nguyễn Tuân___
I. MỤC TIÊU.
- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.
- Hiểu được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.
- Yêu mến thiên nhên và con người trên đất nước.
1. Kiến thức
- Vẻ đẹp của đất nước ở một vùng biển đảo.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.
2. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm văn bản; giọng đọc vui tươi, hồ hởi.
- Đọc – hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả.
- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về vùng đảo Cô Tô sau khi học xong văn bản.
3. Thái độ.
- Yêu thiên nhiên, đất nước, con người.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
- Giáo viên:
+ Soạn bài
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
- Học sinh:
+ Soạn bài
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
	* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
	Sĩ số: 6B - 
2. Kiểm tra bài cũ.
	Cảnh biển Cô Tô sau cơn bão được miêu tả như thế nào?
3. Bài mới.
	Nét nghệ thuật độc đáo của nhà văn Nguyễn Tuân trong việc miêu tả cảnh thể hiện như thế nào?
Hoạt động 2: Đọc, hiểu văn bản.
 Hoạt động của thầy & trò.
Nội dung
- Gọi HS đọc đoạn 2
- Cảnh mặt trời mọc trên biển, đảo Cô Tô được quan sát và miêu ntn?
Hãy tìm các chi tiết miêu tả trong từng thời điểm đó?
- Em có nhận xét gì về NT miêu tả của tác giả trong các chi tiết trên?
- Cái cách đón nhận mặt trời mọc của tác giả diễn ra như thế nào? Có gì độc đáo trong cách đón nhận ấy?
- Theo em, vì sao nhà văn lại có cách đón nhận mặt trời mọc công phu và trân trọng đến thế?
Bình: Nguyễn Tuân là người có tình yêu thiên nhiên đến say đắm và khát vọng khám phá cái đẹp....
- HS đọc đoạn 3.
Nhà văn đã chọn điểm không gian nào để miêu tả cảnh sinh hoạt? Em suy nghĩ như thế nào về không gian ấy ?
 Qua con mắt của tác giả, sự sống trên đảo diễn ra như thế nào xung quanh giếng nước ngọt ?
 Em có nhận xét gì về cảnh sinh hoạt trên đảo ?
- Hình ảnh anh hùng Châu Hoà Mãn gánh nước ngọt ra thuyền, chị Châu Hoà Mãn địu con bên cái giếng nước ngọt trên đảo gợi cho em cảm nghĩ gì về cuộc sống và con người nơi dây?
 Tất cả gợi lên không khí sinh hoạt, làm ăn yên vui, đầm ấm, thanh bình, dân dã của những người con LĐ trên biển cả trên một bến thiên nhiên. Thấy được tình nghĩa và nhịp sống khoẻ mạnh, Vui tươi, giản dị của con người đảo biển.
* Hoạt động 3: Luyện tập
HS viết đoạn trong 5 phút sau đó đọc.
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản.
II. Đọc, tìm hiểu nội dung văn bản.
1. Cảnh Cô Tô sau cơn bão.
2. Cảnh mặt trời mọc trên biển, đảo Cô Tô:
+ Trước khi mặt trời mọc: Chân trời ngấn bể sạch như tấm kính.
+ Trong lúc mặt trời mọc: Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm, đường bệ đặt lên một mâm bạc... y như mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh.
+ Sau khi mặt trời mọc: Vài chiếc nhạn chao đi chao lại... một con hải âu là là nhịp cánh.
Þ Dùng nhiều hình ảnh, trong đó nổi bật là hình ảnh so sánh độc đáo mới lạ (Quả trứng tròn trĩnh phúc hậu như,..hồng hào thăm thẳm ... y như..). Thể hiện tài quan sát, tưởng tượng của nhà văn. 
Þ Tạo được bức tranh cực kì rực rỡ, lộng lẫy về cảnh mặt trời mọc trên biển.
- Dậy từ canh tư, ra tận đầu mũi đảo ngồi rình mặt trời lên. Cách đón nhận công phu và trang trọng
- Nhà văn là người yêu thiên nhiên.
* Tóm lại: 
Cảnh mặt trời mọc thật rực rỡ, hùng vĩ, tráng lệ mang nét đẹp riêng của đảo.
3. Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô.
- Địa điểm miêu tả: Giếng nước ngọt giữa đảo => nơi tập trung cuộc sống của mọi người dân đảo.
- Mới buổi sớm đã rất đông người: Người tắm, người múc, người gánh....từ người dân đến các xã viên, anh hùng...
 * Tóm lại: 
Cảnh sinh hoạt và lao động khẩn trương, tấp nập và thanh bình, thể hiện một cuộc sống êm ấm, hạnh phúc, giản dị. 
III. Tổng kết: 
1. Nghệ thuật.
- Ngôn ngữ điêu luyện, miêu tả tinh tế, chính xá, giàu hình ảnh, cảm xúc.
2. Nội dung.
Cảnh thiên nhiên, sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô.
* Ghi nhớ:
SGK- Tr91.
IV. Luyện tập.
1.Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc nơi em ở?
2. Văn Nguyễn Tuân bồi đắp thêm tình cảm nào trong em?
* Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà
4. Củng cố: 
 - Khái quát bài học.
	 - Nhận xét giờ. 
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Chuẩn bị viết bài TLV tả người
	__________________________________________
Duyệt giáo án ngày 02 tháng 03 năm 2015
TỔ TRƯỞNG
 Nguyễn Thị Kim Yến
________________________________________________________________
TUẦN 27
Ngày soạn: 05/03/2015
Giảng:	
	TIẾT 105+106: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ NGƯỜI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng trong văn miêu tả, đặc biệt là việc quan sát trong tả người.
- Đánh giá việc lĩnh hội kiến thức của học sinh.
2. Kĩ năng:
 - Biết vận dụng các kĩ năng đã học vào bài viết.
3. Thái độ:
 - Giáo dục ý thức chủ động, tự giác khi làm bài. 
II. ĐỀ BÀI
 Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với em( ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em...)
III. ĐÁP ÁN
1.Yêu cầu chung.
+ Hình thức:
- Bài viết sạch sẽ, rõ ràng, diễn đạt lưu loát.
- Viết đúng yêu cầu của đề : Tả người
+ Nội dung:
- Thể loại: Văn miêu tả ( Tả người)
- Nội dung: Tả về người thân và thể hiện được quan hệ thân thiết của người viết.
- Bài viết thể hiện rõ bố cục 3 phần.
2. Đáp án chấm.
Nội dung
Điểm
Mở bài 
1,5 đ
- Giới thiệu khái quát người mình định tả.
1,5 điểm
Thân bài 
7 đ
- Hình dáng: 
Dáng người: (đậm, khoẻ khoắn ; màu da, ánh mắt, nụ cười)
- Tính tình:
(Cởi mở, chan hoà, dễ gần.)
- Hành động, cử chỉ, việc làm:
(Nhanh nhẹn, chăm chỉ, cần cù)
- Tình cảm:
- Quan hệ với người xung quanh và quan hệ với mình:
1,5 đ
1,5 đ
1,5 đ
1 đ
1,5 đ
 Kết bài
1,5 đ 
Nêu cảm nghĩ, nhận xét về đối tượng miêu tả.
1,5 điểm
Biểu điểm 
- Điểm 9 - 10: 
Hiểu rõ đề, miêu tả được toàn diện và làm nổi bật hình ảnh người thân, mối quan hệ, văn viết có cảm xúc, hành văn lưu loát, bài viết có cấu tạo rõ ràng, mạch lạc, có sự tưởng tượng phong phú, không mắc lỗi thông thường, trình bày sạch đẹp. Câu văn đúng cú pháp, sử dụng từ sát hợp 
- Điểm 7- 8 : 
Nội dung rõ ràng, làm nổi bật được đối tượng miêu tả, diễn đạt khá trôi chảy, bài viết khá sinh động, mắc không quá 2 lỗi thông thường.
- Điểm 5 -6 :
Bài viết đủ 3 phần, miêu tả được đối tượng, diễn đạt chưa thật trôi chảy, chưa diễn tả được mối quan hệ của đối tượng , còn mắc lỗi thông thường.
- Điểm 3 - 4: 
Bài viết sơ sài, diễn đạt còn lúng túng, mắc nhiều lỗi chính tả và 1-2 loại lỗi khác.
- Điểm 1 - 2: 
Bài viết chưa chọn vẹn, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi chính tả và một số lỗi khác.
- Điểm 0: Bỏ giấy trắng, không nộp bài.
IV. TIẾN HÀNH KIỂM TRA.
1. Tổ chức:
	Sĩ số: 6B - 
2. Phát đề và coi thi.
	- Gv chép đề lên bảng, cho Hs chép đề, làm bài.
	- Coi để Hs làm bài nghiêm túc 
3. Củng cố _ Thu bài
	- Gv thu bài.
	- Nhận xét giờ.
4. Hướng dẫn về nhà.
	- Chuẩn bị bài: Các thành phần chính của câu.
________________________________________
Duyệt giáo án ngày tháng năm 2015
TỔ TRƯỞNG
 Nguyễn Thị Kim Yến
DUYỆT BAN GIÁM HIỆU
 Đặng Tiến Hải
___________________________________________
Ngày soạn: 05/02/2015
Giảng:
	TIẾT 107: CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU
I. MỤC TIÊU.
- Nắm được khái niệm thành phần chính của câu.
- Biết vận dụng kiến thức nói trên để nói, viết câu đúng cấu tạo.
1. Kiến thức
- Các thành phần chính của câu.
- Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu.
2. Kỹ năng:
- Xác định được chủ ngữ và vị ngữ của câu.
- Đặt được câu có chủ ngữ, vị ngữ phù hợp với yêu cầu cho trước.
3. Thái độ.
- Yêu thích bộ môn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
- Giáo viên:
+ Soạn bài
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
+ Bảng phụ.
- Học sinh:
+ Soạn bài
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
	* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
	Sĩ số: 6B - 
2. Kiểm tra bài cũ.
	Hãy cho biết các thành phầnchính của câu đã học ở bậc Tiểu học?
3. Bài mới.
Trong câu có hai thành phần chính là CN và VN, để hiểu rõ hơn về các thành phần chính cũng như phân biệt chúng với thành phẫn phụ bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thưc mới
 Hoạt động của thầy & trò.
Nội dung
Gv viết VD lên bảng.
- Em hãy xác định các thành phần trong câu văn?
- Thử lược bỏ từng thành phần và rút ra nhận xét?
+ Những thành phần nào bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt một ý trọn vẹn?
+ Những thành phần nào không bắt buộc phải có mặt trong câu?
 Vậy hai thành phần chính của câu là gì?
 Hai thành phần CN và VN không thể lược bỏ trong câu gọi là thành phần chính của câu. 
- HS rút ra kết luận.
- HS đọc ghi nhớ.
GV treo bảng phụ đã viết VD
- Gọi HS đọc VD
- Xác định các thành phần chính của câu?
- Từ nào làm VN chính? Từ đó thuộc từ loại nào?
- Mỗi câu có thể có mấy VN? 
 VN thường trả lời cho câu hỏi nào? Em hãy đặt một câu hỏi để tìm VN trong các VD trên?
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- GV chốt lại ý chính.
- Cho HS đọc lại các câu vừa phân tích ở phần II
- Cho biết mối quan hệ giữa sự vật nêu ở CN với hành động, đặc điểm, trạng thái nêu ở VN là quan hệ gì?
- CN có thể trả lời cho những câu hỏi như thế nào?
- Phân tích cấu tạo của CN trong các VD trên?
- Cho HS đọc ghi nhớ
- GV củng cố lại kiến thức bằng cách cho HS làm bài tập nhanh (Treo bảng phụ).
3 HS lên bảng, mỗi em làm một câu, cả lớp làm vào giấy nháp
- Gv tổ chức cho HS đặt câu
- Giữa các tổ thi đặt câu nhanh theo yêu cầu
- HS xác định CN một trong các câu mà tổ khác vừa đặt
I. Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ.
1. Ngữ liệu.
 Sgk – Tr92
2. Nhận xét:
+ Chẳng bao lâu: Trạng ngữ
+ Tôi: Chủ ngữ.
+ Trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng: Vị ngữ.
- Không thể bỏ CN và VN vì cấu tạo của câu sẽ không hoàn chỉnh, khi tách khỏi hoàn cảnh giao tiếp câu sẽ trở nên khó hiểu.
- Có thể bỏ TN mà ý nghĩa cơ bản của câu không thay đổi (thành phần phụ).
3. Kết luận.
 Sgk - Tr 92.
II. Vị ngữ.
1. Ngữ liệu.
 Sgk – Tr 92,93.
2. Nhận xét.
a. Một buổi chiều, tôi // ra đứng cửa 
 TN CN VN1 
hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống. VN2
b. Chợ Năm Căn// nằm sát bên bờ
 CN VN1
 sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. 
 VN2 VN3 VN4 
c. Cây tre// là người bạn thân của
 CN VN
 nông dân VN 
 Tre, nứa, trúc, mai, vầu// giúp 
 CN 
người trăm .. khác nhau.
 VN 
3. Kết luận. 
a. VN: đứng, xem (ĐT)
b. VN: Nằm (ĐT); ồn ào, đông vui, tấp nập (TT).
c. VN: (là) người bạn (Danh từkết hợp với từ là)
VN: Giúp (ĐT)
- Mỗi câu có thể có một hoặc nhiều VN.
- VN có th

Tài liệu đính kèm:

  • docVan_6.doc