I. Mục tiêu bài học: Hs cần đạt được:
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về từ mượn, nghĩa của từ.
2. Kĩ năng.
- Nhận biết và phân tích được giá trị của từ mượn, giải được nghĩa của từ.
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng từ mượn, nắm được nghĩa của từ trong khi nói và viết, đặc biệt trong các bài viết văn.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài.
- Học sinh: Ôn tập
III. Tổ chức các hoạt động của giáo viên và học sinh.
1.Ổn định:1’
2. Kiểm tra bài cũ: 6’
a. Cho các từ: mượt, hồng, vàng, trắng. -> Tạo các từ phức
b. Viết đoạn văn ngắn có chứa các từ láy đã tạo ở trên?
3. Giới thiệu bài (2’)
Ngày soạn: 3/10/2015 Ngày dạy: 8/10/2015 Tiết ÔN TẬP TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu bài học: Hs cần đạt được: 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về từ mượn, nghĩa của từ. 2. Kĩ năng. - Nhận biết và phân tích được giá trị của từ mượn, giải được nghĩa của từ. 3. Thái độ: - Có ý thức vận dụng từ mượn, nắm được nghĩa của từ trong khi nói và viết, đặc biệt trong các bài viết văn. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài. - Học sinh: Ôn tập III. Tổ chức các hoạt động của giáo viên và học sinh. 1.Ổn định:1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 6’ a. Cho các từ: mượt, hồng, vàng, trắng. -> Tạo các từ phức b. Viết đoạn văn ngắn có chứa các từ láy đã tạo ở trên? 3. Giới thiệu bài (2’) Hoạt động của GV&HS Nội dung Nhắc lại thế nào là từ thuần Việt? Từ mượn là gì? Từ mượn của nước ta mượn từ mấy nguồn? Đó là những nguồn nào? Cho VD mỗi loại? ? Nêu những hiểu biết của em về nghĩa của từ? ? Có mấy cách giải nghĩa của từ? Nêu ví dụ? Cho HS làm bài tập củng cố Bài tập 1. -Tìm từ Hán Việt trong bài thơ - Giải nghĩa các từ tìm được. - Các từ HV đã tạo cho bài thơ một không khí: CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ (Bà huyện Thanh Quan) Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn Tiếng ốc xa đưa lẫn trống dồn Gác mái ngư ông về viễn phố Gõ sừng mục tử lại cô thôn Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi Dặm liễu sương sa khách bước dồn Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn? Bài tập 2:Giải nghĩa của từ và đặt câu: 1. Từ mượn. - Hai nguồn gốc chính: + Ngôn ngữ Ấn - Âu (Anh, Pháp, Nga...). + Từ gốc Hán và từ Hán Việt (chủ yếu). - Cách viết: + Viết giống từ thuần Việt (Việt hóa cao). + Viết giữa các tiếng của từ có dấu gạch nối. - Sử dụng các từ mượn có từ thuần Việt tương đương cần chú ý để tránh sai về sắc thái biểu cảm. Các từ HV thường có sắc thái trang trọng, trang nhã hơn các từ TV. VD: phu nhân - vợ, phụ nữ - đàn bà, ... Vay mượn từ cần được cân nhắc, không tùy tiện. 2. Giải nghĩa của từ. - Từ gồm hai mặt: hình thức và nội dung. + Hình thức của từ: mặt âm thanh mà ta nghe được hoặc ghi lại ở dạng chữ viết. + Nội dung (sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất, quan hệ...) mà từ biểu thị là nghĩa của từ. -> Gắn bó chặt chẽ với nhau. - Có hai cách chính giải nghĩa của từ: + Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. + Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải nghĩa. - Khi giải nghĩa từ, cần chú ý sao cho lời giải nghĩa có thể thay thế cho từ trong lời nói. VD: chứng giám: soi xét và làm chứng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám. = Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương soi xét và làm chứng. - Nếu giải nghĩa bằng các từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa phải chú ý về sắc thái, phạm vi sử dụng. VD: tâu (động từ): thưa trình (ding khi quan, dân nói với vua chúa, thần linh). * Lưu ý: Vận dụng kĩ năng giải nghĩa từ để phân tích giá trị biểu cảm của đoạn văn, đoạn thơ. II.Luyện tập: Bài tập 1: -Tìm từ Hán Việt trong bài thơ - Giải nghĩa các từ tìm được. - Các từ HV đã tạo cho bài thơ một không khí: * Gợi ý: - hoàng hôn: thời gian mặt trời sắp lặn. - ngư ông: ông đánh cá. - viễn phố: phố xa. - mục tử: đứa trẻ chăn trâu. - cô thôn: làng vắng vẻ (lẻ loi). - lữ thứ: chỉ người đi xa và đang ở trên đường. - hàn ôn: nỗi niềm tâm sự vui buồn. -> Những từ HV có trong bài thơ tạo sắc thái cổ kính, trang nghiêm. Không khí bài thơ trầm lắng, u hoài, man mác làm cho nỗi nhớ, nỗi buồn tăng lên. Bài tập 2: Giải nghĩa của từ và đặt câu: - lấp lửng: mập mờ không rõ ràng. - lơ đãng: không tập trung đến một vấn đề nào đó. - mềm mại: nhẹ nhàng, êm đềm, dễ chịu. - quê cha đất tổ: nơi tổ tiên, ông cha ta sinh sống và lập nghiệp. - chôn nhau cắt rốn: nơi mình sinh ra và lớn lên. - ăn nên đọi, nói nên lời: học tập cách ăn nói, diễn đạt mạch lạc và rõ ràng. *DẶN DÒ: Bài về nhà: 1. Em có nhận xét gì về cách dùng các từ in đậm dưới đây? Theo em nên ding như thế nào? - Hê lô, đi đâu đấy? - Đi ra chợ một chút. ... - Thôi, bai nhé, si ơ ghên. 2. Điền các từ cười nụ, cười góp, cười xòa, cười trừ, cười mát vào chỗ trống dưới đây cho phù hợp. a. ...: cười theo người khác. b. ...: cười nhếch mép có vẻ khinh bỉ hoặc hờn giận. c. ...: cười chúm môi một cách kín đáo. d. ...: cười để khỏi trả lời trực tiếp. e. ...: cười vui vẻ để xua tan sự căng thẳng. 3. Viết đoạn văn ngắn (từ 7 - 10 câu) tả cảnh biển trong đó có chứa các từ: rì rào, lấp lánh, xào xạc.
Tài liệu đính kèm: