Giáo án Ngữ văn 6 - Ôn tập văn học dân gian

I. Đặc điểm

1. Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

2. Những yếu tố cơ bản của bài tự sự:

- Sự việc: Các sự kiện xảy ra.

- Nhân vật: Người làm ra sự việc (gồm nhân vật chính và nhân vật phụ)

- Cốt truyện: Trình tự sắp xếp các sự việc.

- Người kể: Có thể là một nhân vật trong câu chuyện hoặc người kể vắng mặt.

II. Yêu cầu của bài văn tự sự ở lớp 6

1. Với bài tự sự kể chuyện đời thường

- Biết sắp xếp sự việc theo một trình tự có ý nghĩa.

- Trình bày bài văn theo một bố cục mạch lạc 3 phần.

- Tuỳ theo yêu cầu đối tượng kể để lựa chọn tình huống và sắp xếp sự việc có ý nghĩa.

 

doc 116 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1051Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Ôn tập văn học dân gian", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quang, Lang Liêu đã kể cho mọi người nghe về sự ra đời của hai loại bánh chưng, bánh giầy. Hãy ghi lại lời kể ấy.
*Bài viết
Vào một buổi sáng đẹp trời, Lang Liêu cùng vợ được lệnh vào triều chuẩn bị cho lễ đăng quang. 
Buổi lễ diễn ra vô cùng long trọng, các bá quan văn võ đều có mặt đông đủ. Sau khi được vua trao cho áo long bào, Lang Liêu liền khoác lên người và bước lên ngai vàng. Trông chàng thật uy nghi, đường bệ khác hẳn thuở còn hàn vi ở chốn quê nhà.
Trong buổi lễ đăng quang đó, rất nhiều đại thần và các lang muốn biết vì sao Lang Liêu lại chọn được hai loại bánh có ý nghĩa như vậy. Và dân chúng chắc cũng sẽ thắc mắc vì sao chàng lại nên được ngôi vua trong khi so với các anh của chàng thì chàng là người nghèo khổ, thiệt thòi nhất.
Thấu hiểu được sự thắc mắc của bá quan văn võ và dân chúng, nhân ngày vui đó Lang Liêu mới chậm rãi kể cho tất cả mọi người cùng nghe. Trước khi vào câu chuyện của mình, chàng nói:
- Con xin đội ơn sự tin tưởng của vua cha, Người đã lựa chọn con để nối ngôi báu. Ân đó con xin ghi tạc và nguyện một lòng xây dựng đất nước ngày một vững bền, hùng mạnh để không phụ công lao của vua cha.
Nói xong, chàng bước xuống và lạy vua cha ba lạy.
Trở lại ngai vàng chàng bắt đầu câu chuyện.
“Là con của hoàng đế nhưng ngay từ nhỏ ta đã sống một cuộc sống lao động vất vả như một người nông dân thực thụ, hàng ngày ta chỉ biết chăm sóc vun trồng cho ngô khoai, ruộng lúa dù không nói ra nhưng ta thầm hiểu đây chính là nguồn lương thực chính nuôi sống con người. Do đó ta rất trân trọng hạt gạo. Thế rồi nghe lệnh của đức vua, lúc đầu ta vô cùng lo lắng vì không biết chọn món gì để dâng lên tiên đế để cho trọn chữ hiếu với tổ tiên, với vua cha. Ta đã trằn trọc, lo lắng suốt mấy đêm. Và cho đến một đêm ta nằm mộng thấy một vị tiên, vị tiên nói với ta rằng: trong trời đất, thứ quý nhất là gạo, hãy lấy gạo làm bánh mà lễ tiên vương. Tỉnh dậy, ta suy nghĩ rất kĩ câu nói đó và thực tế trong thâm tâm ta cũng luôn nghĩ như vậy. Và ta chọn gạo làm nguyên liệu chính cho món ăn dâng lên tiên đế. Ta chọn thứ gạo nếp thật ngon đem ngâm nước nửa ngày rồi đem gói lại bằng thứ lá dong vẫn mọc ở vườn nhà. Đến phần nhân bánh ta trộm nghĩ nếu bánh không có nhân thì chiếc bánh sẽ kém phần ngon hơn nữa trong nhà vẫn có những thứ tự tay ta làm ra như thịt và đậu xanh, suy nghĩ một hồi ta quyết định lấy thịt, đậu xanh và một vài gia vị nữa đem đặt vào giữa chiếc bánh dễ làm nhân. Sau khi gói thành những chiếc bánh vuông vắn ta cho vào nồi nấu thật nhừ, làm cho gạo, thịt, đậu xanh quyện chặt vào với nhau. Ta lại đem thứ gạo ấy đồ lên, giã nhuyễn rồi nặn thêm mọt thứ bánh hình tròn. Làm xong hai loại bánh đó ta vô cùng thích thú bởi chúng được làm từ những thứ gần gũi, thân thuộc với con người nhất. Với ý nghĩ đơn giản, mộc mạc như vậy ta đã đem vào cung và dâng lên tiên đế. Thật may mắn đức vua đã để ý tới và chọn ta làm người kế thừa ngôi vị.
Người đã đặt tên loại bánh vuông là bánh chưng và loại bánh tròn là bánh dày, ta thấy những cái tên đó rất có ý nghĩa: thứ nhất vì nhân dân ta có quan niệm trời tròn đất vuông, hai thứ hài hoà với nhau cùng con người và vạn vật tạo nên sự sống. Còn các thứ thịt mỡ, đậu xanh là tượng trưng cho thiên nhiên, muông thú. Vỏ lá dong bọc ngoài là ước muốn của ta nhắc nhở đồng bào đùm bọc lấy nhau”
Mọi người nhất loạt đều đồng ý tán thưởng. 
Lang Liêu tiếp: 
“Ta thấy những thứ đem làm bánh đều có sẵn trong dân chúng, đó là những sản phẩm do chính bà con nông dân làm ra do đó đều rất dễ tìm, hơn thế nó lại mang nhiều ý nghĩa. Nay ta truyền lệnh: cứ vào những dịp lễ tết lớn của dân tộc, nhà nhà sẽ làm hai thứ bánh này để cúng tế tổ tiên và làm thức ăn trong ngày tết. Các khanh hãy nhớ đây là một truyền thống quý báu của dân tộc. Các khanh phải nhắc nhở con cháu biết giữ gìn và phát triển để nó không chỉ là một món ăn mà còn phải là một nét văn hoá của dân tộc mình, để mai này con cháu của chúng ta có đi đến nơi đâu cũng không thể quên được hương vị đặc trưng của quê nhà".
Cả triều thần và dân chúng nghe lời Hùng Vương mới đều thấy là chí lý nên đều vỗ tay reo mừng hưởng ứng. Thế là từ ngày có ông tổ của bánh chưng, bánh dày, người Việt ta lại có thêm một món ăn dân tộc vừa ngon vừa ý nghĩa.
Trải qua bao thăng trầm và sóng gió, thế nhưng tục lệ làm bánh trưng vẫn là thói quen quen thuộc của quần chúng nhân dân. Và có không ít đồng bào ở nước ngoài vẫn nhớ đến chiếc bánh chưng. Đó chính là nét văn hoá độc đáo quý báu của dân tộc. 
*Đề bài: Tưởng tượng cuộc thi của các loài hoa và trong vai một loài hoa, em hãy kể lại cuộc thi đó.
*Bài viết
Để chọn một loài hoa tiêu biểu và xứng đáng nhất cho cuộc thi hoa toàn quốc, ban tổ chức chọn những loài hoa đẹp nhất để dự thi. Đối tượng được tham gia dự thi là các loài hoa như hoa Huệ, hoa Phong Lan, hoa Layơn, hoa Phăng, hoa Hướng Dương... và em là hoa Hồng Nhung.
Mấy ngày trước hội thi em đã chuẩn bị rất kĩ như chăm sóc thật tỉ mỉ từng cánh hoa sao cho chúng thật đẹp, thật mềm mại. Cũng giống như em, các bạn khác cũng chăm chút rất tỉ mỉ cho mình.
Đêm trước hôm đi thi, em vô cùng hồi hộp, chỉ sợ mình sẽ không trả lời được những câu hỏi của ban giám khảo. Vốn nhút nhát, em rất ngại đứng trước chỗ đông người, thế nhưng em vẫn rất vui và mong chờ đến ngày mai.
Buổi sáng hôm sau, em dậy thật sớm, ngắm lại bộ cánh của mình, em bước ra khỏi vườn với một chút lo âu xen lẫn nỗi hồi hộp.
Khi em đến nơi, cảnh tượng vô cùng lộng lẫy và tấp nập, trên sân khấu đèn được treo rực rỡ, phía sau cánh gà các chị hoa tham gia cuộc thi cũng đã đến đông đủ trông ai cũng xinh đẹp, kiều diễm. Chị hoa Huệ trắng muốt, dáng cao mềm mại, chị Phong Lan thướt tha trong bộ váy xoè màu hồng, chị Layơn cũng dịu dàng trong bộ váy hồng sang trọng, chị Hướng Dương rực rỡ trong bộ cánh màu vàng. Trên khuôn mặt các chị, đều nở những nụ cười thật tươi, thật duyên dáng. Tất cả trông như một rừng hoa rực rỡ và giữa rừng hoa ấy em thẹn thùng đứng nép sau các chị.
Cuộc thi bắt đầu, chị hoa Hải Đường hôm nay là người dẫn chương trình. Sau khi nghe chị giới thiệu danh sách các thí sinh dự thi là đến phần thi thứ nhất: phần thi sắc đẹp. Rồi đến phần thi thứ hai: phần thi tài năng. Chắc là ban giám khảo đã rất vất vả khi chấm điểm vì em thấy ai cũng xinh đẹp và tài năng như nhau.
Sau hai ngày đắn đo suy nghĩ, cuối cùng ban giám khảo đã công bố danh sách thí sinh được chọn vào chung kết: Hồng nhung, Hoa Nhài và Lan tím. Em vô cùng bất ngờ và sung sướng trước kết quả này.
Mọi người đến chúc mừng em rất đông. Và ngày hôm sau cuộc chọn một loài hoa đẹp nhất được bắt đầu. Cuộc thi hôm nay khiến em hồi hộp hơn nhiều.
Khi chị dẫn chương trình nói phần thi thứ nhất bắt đầu và em là thí sinh đầu tiên bước ra. Em hồi hộp và run quá nhưng khi đứng trước khán giả nhìn thấy ai có vẻ cũng ủng hộ và họ vỗ tay thật nhiều thì em đã đỡ run hơn và tự tin trình bày tốt phần thi của mình. Em bước ra chưa thật tự tin nhưng lại rất đặc trưng trong bộ đồ đỏ thẫm, mềm mại, mượt mà. Những chiếc váy xoè nhiều tầng nhịp nhàng theo bước chân của em. Vẻ đẹp của em cũng được khán giả rất cảm mến, vỗ tay reo mừng không ngớt.
Sau phần trình diễn của em là đến phần trình diễn của các chị còn lại; chị Phong Lan uyển chuyển trong chiếc áo tím truyền thống, ở chị toát ra vẻ đẹp đài các, kiêu sa của loài hoa quý, chị Hướng Dương tự tin trong chiếc áo màu vàng, trông chị toát ra đầy sức sống, chị hoa Nhài dịu dàng trong chiếc áo trắng Tất cả đều đẹp đẽ duyên dáng và đáng yêu.
Phần thi thứ nhất diễn ra khá suôn sẻ, khán giả tỏ ra rất hài lòng trước sắc đẹp của các thí sinh và họ luôn dành cho chúng em những tràng pháo tay ròn rã. 
Màn thi "mùi hương quyến rũ" đến. Em vô cùng tự tin khi bước ra sân khấu, bước chân của em đi đến đâu, mùi hương nhẹ nhàng bay ra đến đó, mùi hương gợi cho người ta cảm giác ngọt ngào thoang thoảng bền lâu, còn chị hoa Huệ và chị hoa Nhài có mùi hương đậm đà quyến rũ.
Quan trọng nhất đó là màn thi ứng xử. Câu hỏi thi năm nay được ban giám khảo đưa ra hóc búa vô cùng. Cả ba thí sinh đều phải cho biết "quan niệm của mình về sắc đẹp".
Chị hoa Nhài trả lời lưu loát: Vẻ đẹp của loài hoa là ở sự quyến rũ. Loài hoa nào quyến rũ được con người tốt nhất, loài hoa ấy sẽ là đẹp nhất. Nghe có vẻ cũng có lý. Nhưng chị Lan Tím lại có một quan niệm khác: loài hoa đẹp không chỉ đẹp về hình thức mà còn đẹp trong phẩm chất tâm hồn. ở đó hương và sắc hoà quyện với nhau rất khó phai.
Em lo lắng nhưng rồi cũng mạnh dạn trả lời: Loài hoa chúng ta có một sứ mệnh cao cả đó là làm đẹp cho đời. Vẻ đẹp ấy không chỉ ở hương và sắc. Điều quan trọng nữa là lúc nào cũng phải giữ được vẻ tinh khiết bền lâu. 
Cả ba phần thi đã xong xuôi. Chúng em hồi hộp chờ đợi ban giám khảo công bố kết quả hội thi. Điều mong chờ đã đến với em khi từng lời của ban giám khảo là những lời ý nghĩa: vẻ đẹp và hương sắc của ba thí sinh đều tuyệt mỹ nhưng quan niệm về cái đẹp của hoa Hồng được ban giám khảo đánh giá là hoàn thiện nhất. Cái đẹp trước hết phải là cái có ích. Hồng Nhung sẽ là chủ nhân của vương miện năm nay.
Em vô cùng ngỡ ngàng và xúc động bước lên sân khấu trong tiếng cổ vũ động viên của khán giả, của bạn bè và của cả gia đình. Em bước lên bục cao nhất và được nhận từ tay chị Huệ danh hiệu cao nhất chiếc vương miện. Vẻ đẹp của em càng rực rỡ hơn khi trên đầu em đội chiếc vương miện. Em xúc động nói lời cảm ơn:
- Em thật may mắn khi được ban giám khảo tin tưởng giao cho em danh hiệu cao quý này. Vậy trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn tới ban giám khảo, và tiếp đó là lòng biết ơn đến mọi người, những người đã luôn ở bên em, động viên, chăm sóc em suốt những ngày qua. Em xin hứa sẽ giữ mãi vẻ đẹp ban đầu và đem lại cho nhân loại nhiều niềm vui và hạnh phúc hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
Em vừa dứt lời, một tràng pháo tay nổ ran. Em thầm hứa sẽ không phụ lòng tin của bạn bè, người thân.
*Đề bài: Kể lại tâm sự của cây bàng (hoặc cây phượng) non bị lũ trẻ bẻ cành lá.
*Bài viết
Các bạn thân mến! Các bạn có biết vì sao các bạn có thể sống khoẻ mạnh mỗi ngày không? Các bạn có thể tượng tượng bạn sẽ sống ra sao nếu tất cả cây cối nhà chúng tôi đều biến mất! Các bạn sẽ không được hít thở không khí trong lành! Các bạn sẽ không có bóng râm che mátVà còn biết bao tai hoạ sẽ xảy ra đấy. Trong mái trường này, họ nhà bàng chúng tôi đã đem lại cho các bạn những điều tốt đẹp. 
Nhân dịp năm mới, nhà trường đem tôi về trồng thay cho cây bàng năm trước bị bão đánh đổ. Được về sống ở môi trường này tôi sung sướng lắm. Vì hằng ngày tôi sẽ được các bạn chăm sóc yêu thương, được nghe, được thấy các bạn ca hát, nô đùa. Hàng ngày các bạn cho tôi uống nước, nhặt sâu cho tôi, những hôm trời nắng to, thương tôi còn nhỏ yếu, các cô, các bạn còn che cho tôi khỏi bị nắng làm héo lá. Chỉ một thời gian sau, thân của tôi đã to hơn trước và cao hơn trước, những chiếc lá non mới lại bắt đầu nhú lên, trông thật mỡ màng và tràn đầy sức sống. Tôi thầm nhủ chẳng mấy chốc tôi sẽ lớn bằng các anh các chị nhà bàng được trồng cách đây mấy năm. Tôi mơ ước mình sẽ lớn thật nhanh, ra nhiều cành lá để các bạn gái còn chơi nhảy dây, các bạn nam sẽ đá cầu dưới tán lá xanh rì, mát rượi của tôi. Và tôi muốn mình sẽ vươn thật cao, tán toả ra thật rộng, để cho các bạn thật nhiều bóng mát.
Buổi sáng, tôi thức dậy thật sớm vươn vai, rung rinh những chiếc lá non xanh mỡ chuẩn bị chào đón các bạn nhỏ đến trường. Đến chiều tôi lại nghiêng nghiêng cái thân hình nhỏ nhắn của mình để tạm biệt mọi người.
Cuộc sống của tôi cứ êm ả trôi qua và có lẽ tôi sẽ lớn nhanh như thổi nếu như không có buổi sáng ấy. Tôi nhớ mãi hôm đó là một buổi sáng chủ nhật, tôi đang buồn vì sáng nay các bạn đều nghỉ học bỗng tôi nghe thấy tiếng lao xao của một vài bạn nhỏ, tôi sung sướng mừng thầm vậy là tôi đã có bạn chơi. Tôi nhận ra đó là các bạn học lớp 6. Sau một hồi đi dạo quanh sân trường nô đùa nhau ầm ĩ, các bạn dừng lại nghỉ chân ở ngay cạnh tôi! Tôi đung đưa trong gió khoe những chiếc lá mỡ màng để chào đón các bạn. Trong tiếng gió tôi thì thầm: Chào các bạn thân yêu!
Đáp lại tấm lòng hiếu khách của tôi, một bạn nam lên tiếng:
- Chơi từ nãy chán rồi thôi bọn mình thử đi tìm hiểu cây bàng mới lớn này xem sao.
 Nghe vậy, tôi giật mình. Một cậu đứng lên chạy vòng quanh thân tôi, lấy chiếc que vạch vạch như tìm một cái gì đó. Bỗng cậu reo lên:
- Ôi các cậu ơi, cây này lắm rễ lắm, chúng mình thử cắt bỏ đi vài cái rễ xem nó có sống được không?
Nghe xong tôi thấy bủn rủn hết cả người. Nhưng chưa kịp định thần một cậu đã lấy tay vặt luôn hai chiếc rễ nhỏ phía ngoài của tôi. Tôi thét lên đau đớn, nhựa túa ra, cả thân cây như muốn đổ gục xuống. Nhưng cũng may tôi đã cố gắng đứng vững được, tôi cắn răng chịu đựng, và tôi thốt lên rằng:
- Tôi đau lắm các bạn ơi. Các bạn chỉ đứt một tí tay, chảy một chút máu thôi các bạn đã oà khóc rồi. Thế mà các bạn lại hành hạ. Tôi oà khóc nức nở. Nhưng chẳng ai thấy được những giọt nước mắt đang lăn dài của tôi. Họ vẫn thản nhiên trêu đùa nhau. Tôi đau đớn và chưa kịp định thần thì trước khi đi, một bạn lại tiện tay bẻ luôn cái ngọn non nớt vừa nhú của tôi.
Tôi hoảng hốt hét to:
- Trời ơi đau quá! Các bạn thật độc ác. Các bạn giết tôi rồi.
Tôi ngất đi, cả thân của tôi rũ xuống, phải mất một ngày sau tôi mới tỉnh và lúc đó tôi mới tin rằng mình vẫn còn sống. Nhìn vết thương vẫn còn đang rỉ những giọt nhựa, tôi đau đớn nhận ra mình sẽ không thể vươn lên cao được nữa. Tôi phải mang một vết thương suốt đời. Tôi gắng gượng đứng thẳng và hít khí trời.
Sáng hôm sau, các bạn nữ chạy đến chăm sóc tôi. Các bạn tỏ ra rất bực tức khi thấy tôi đã bị hành hạ như vậy.
Nhờ có sự chăm sóc động viên của các bạn, tôi thấy đỡ đau đớn hơn nhiều. Và cũng thật may mắn, sau một thời gian tôi đã hoàn toàn hồi phục. 
Và từ đấy, tuy tôi chẳng cao nên được là bao nhưng những tán lá lại mọc ra rất nhiều và thật khoẻ mạnh. Ngày ngày các bạn vẫn quây quần bên tôi, và có lẽ ân hận vì hành động trước đây của mình, các bạn trước đã từng bẻ cành non của tôi giờ tỏ ra rất yêu quý tôi, thỉnh thoảng mang nước tưới cho tôi và trong lúc ra chơi các bạn còn ra ngồi dựa vào thân tôi để học bài, hóng mát.
Tôi cũng không còn oán giận các bạn đó nữa, nhưng tôi chỉ muốn nói rằng chúng tôi cũng là một cơ thể sống, chúng tôi cũng biết đau, biết giận hờn. 
Nhưng tôi vẫn còn buồn vì thỉnh thoảng tôi vẫn bắt gặp có bạn chẳng có ý thức bảo vệ chúng tôi. Các bạn ngang nhiên bẻ cành vặt lá làm tổn thương đến họ hàng nhà cây chúng tôi.
Các bạn ơi! Hãy bảo vệ chúng tôi, việc làm đó cũng có nghĩa là bạn đang bảo vệ chính cuộc sống của mình.
*Đề bài: Tưởng tượng và kể lại câu chuyện mười năm sau khi về thăm trường cũ.
*Bài viết
Thời gian trôi nhanh thật, thấm thoắt mới đó mà đã mười năm. Giờ đây tôi đã lớn khôn, đã trở thành sinh viên năm thứ nhất đại học. Hôm nay, có dịp về thăm ngôi trường cũ thân yêu, trong tôi dâng ngập một cảm giác xao xuyến và bỡ ngỡ khôn cùng.
Ngôi trường cũ hiện ra trước mắt tôi với nhiều nhiều kỉ niệm vừa quen thuộc vừa xen chút lạ lẫm. Con đường đầy sỏi đá năm xưa đã được thay thế bằng một con đường trải đá phẳng lì, êm ru. 
Xe tôi chạy chầm chậm trên con đường nhỏ mà cảm thấy vui sướng vô cùng. Chiếc cổng trường năm xưa giờ đã được thay thế bằng chiếc cổng xây kín đáo và phía trên ghi rõ hàng chữ Trường THCS. Tôi còn nhớ rõ ngày ấy, mỗi lần đi học muộn, cánh cửa lại đóng sập lại, tôi phải năn nỉ mãi bác bảo vệ mới cho vào. 
Bước vào sân trường sự thay đổi ấy càng hiện lên rõ hơn. Dãy lớp tôi học năm xưa giờ được thay thế bằng một nhà cao tầng khang trang, sáng sủa. Lớp cũ năm xưa không còn nhưng tôi vẫn như thấy đâu đây hình ảnh của các bạn cùng lớp. Cái Lan toét, cái Hồng cụ, thằng Sơn tê ta Ngày ấy cũng ở góc sân trường này, chúng tôi thường chơi đùa. Cây bàng năm xưa vẫn còn nhưng nó đã già hơn trước. Tôi bước lại gần, những nét chữ khắc vào thân cây vẫn còn nhưng những dòng chữ của chúng tôi không còn nữa, có lẽ thời gian đã làm mờ dần. 
Tôi bước tới khu hiệu bộ, căn nhà cũng được sửa lại đôi chút nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng năm xưa, nằm uy nghiêm giữa hai bên hàng cây mát rượi. Đây chính là hàng cây ngày xưa chúng tôi trồng khi trường mới xây xong mà. Ôi! Giờ đây nó đã cao lớn quá, tôi phải ngước mắt lên mới thấy ngọn của nó. Trong tiếng gió tôi nghe những lời rì rầm như những tiếng chào. Dưới gốc cây vẫn còn chiếc biển đề quen thuộc "Cây kỷ niệm lớp...khoá...".
Sân trường đang giờ học im ắng đến lạ thường. Tôi nghe tiếng thầy cô âm vang, trầm ấm trong lớp học. Nỗi nhớ thầy cô các bạn dâng ngập hồn tôi, từ ngày chia tay mỗi người một ngả không biết cuộc sống của họ ra sao. Và các thầy cô của tôi nữa, tôi nhớ cô Thanh dạy văn cũng đồng thời là giáo viên chủ nhiệm, ngày ấy cô rất nghiêm khắc, không ít lần cô đã mắng chúng tôi khi chúng tôi không chịu nghe giảng. Tôi biết lúc đó đã có một số bạn tỏ ý không bằng lòng với cô nhưng chính những người bạn đó sau này đã tâm sự với tôi: Đến khi xa cô rồi mới thấm thía lời cô dạy.
Thực ra ngày đó chúng tôi còn nhỏ quá chỉ thích chơi thôi. Giờ đây lớn khôn tôi chỉ mong có dịp gặp lại cô để nói hết những tâm sự của mình.
Đang mải mê với dòng suy nghĩ của mình thì tôi gặp cô Thanh, tôi vô cùng sung sướng và bất ngờ vì bao năm rồi cô vẫn dạy ở nơi đây. Tôi chạy lại, vui mừng:
- Em chào cô! Cô có nhận ra em không ạ?
Cô nheo đôi mắt, sửa lại cặp kính:
- Em là Lan học sinh lớp 6A, khoá học cách đây mười năm rồi phải không?
- Em cảm ơn vì cô vẫn còn nhận ra em.
Thế là cô trò tíu tít nói chuyện. Đến lúc này tôi mới có dịp ngắm nhìn lại gương mặt cô, năm tháng trôi đi, trên khuôn mặt của cô đã có nhiều nếp nhăn, đôi mắt cũng không còn sáng như xưa nữa nhưng cái nhìn của cô vẫn thật dịu dàng. Mái tóc đen năm xưa giờ đã có khá nhiều sợi bạc. Tôi bỗng thấy thương cô vô cùng bởi tôi biết cuộc đời riêng của cô không mấy hạnh phúc nên bao nhiêu tình cảm cô dành hết cho tất cả các học sinh.
Tôi và cô đi dạo quanh sân trường, cô trò nhắc lại bao chuyện cũ, đi bên cô tôi thấy mình như nhỏ lại, như được trở lại tuổi học trò thơ ngây bé nhỏ. Tôi vẫn thấy cô dịu dàng và ân cần như ngày tôi còn đi học. Tôi đã tâm sự hết với cô về những tình cảm của các bạn của lớp dành cho cô như thế nào. Cô rất xúc động, cô nói:
- Những gì cô dạy dỗ các em năm xưa, cô biết rằng có thể ngay lúc đó các em chưa hiểu hết nhưng cô tin rằng mai này lớn lên các em sẽ hiểu. Và từ đó các em sẽ trưởng thành hơn trong cuộc sống. 
- Cô ơi, ngày đó quả chúng em còn nhỏ quá nên không hiểu hết tấm lòng của cô dành cho chúng em.
Cô vuốt tóc tôi mỉm cười, một nụ cười vô cùng nhân hậu:
- Cô chỉ mong mỗi lớp học trò qua đi trở thành những người có ích cho xã hội và nếu có dịp về thăm cô là cô rất vui.
Trống vào lớp vang lên tôi phải tạm biệt cô rồi. Lúc này tôi chẳng muốn rời xa cô, tôi tự hứa tết năm nay chúng tôi sẽ họp lớp và tất cả sẽ về thăm trường cũ, thăm cô giáo chủ nhiệm.
Ngắm ngôi trường cũ một lần nữa, tạm biệt những kỉ niệm của tuổi thơ tôi ra về trong lòng nao nao bao kỷ niệm buồn vui. Mái trường thân yêu, ngôi nhà thứ hai của chúng tôi, chính nơi đây đã chắp cánh cho tôi bao ước mơ hy vọng. Tôi hiểu rằng dù là mười năm hay bao nhiêu năm nữa, ta cũng sẽ mãi khắc ghi những kỷ niệm về một thời cắp sách đến trường.
*Đề bài: Kể lại cảnh tượng của một buổi chợ mà em chứng kiến.
*Bài viết
Hè năm vừa rồi, mẹ em bảo:
- Năm tới con lên lớp 6 rồi, sẽ bận học hơn nên hè này mẹ cho về quê chơi với bà ngoại một tháng. Tôi sung sướng chạy lại ôm lấy cổ mẹ:
- Con cảm ơn mẹ.
- Về ở với bà con phải ngoan ngoãn nghe lời bà, không được đi ra nắng ốm thì khổ bà nhé.
- Vâng
Em sung sướng chuẩn bị đủ thứ: nào váy nào gấu MiSa, nhét tất cả vào chiếc ba lô to tôi hồi hộp chờ đến cuối tuần để bố mẹ đưa về với bà.
Nhà bà em nằm ở ven sông Hồng, quê bà em nghèo lắm nhưng em lại rất thích, vì ở đó em có bà và vào những buổi chiều khi ông mặt trời sắp lặn bà lại đưa em ra bờ sông hóng mát, ngắm thuyền bè qua lại. Điều em thích nhất là vào những ngày phiên chợ bà em lại cho em ra chợ chơi.
Chợ quê bà em khác hẳn với chợ ở thành phố, nó không nằm trong những ngôi nhà tầng mà nằm trên một khoảng đất bằng phẳng và khá rộng rãi ở làng. Đúng ngày chợ, khi còn nằm trên giường em đã nghe thấy những bước chân lịch bịch của những người gánh hàng đến chợ, vừa đi họ vừa lầm rầm nói chuyện, và khi trời vẫn còn tờ mờ tối bà em đã chở dậy cho mấy bó rau đã chuẩn bị từ chiều hôm trước vào thúng để mang ra chợ bán. Chờ cho trời sáng rõ hơn bà gọi em dậy, hai bà cháu tung tẩy ra chợ, bà đi trước em lon ton theo sau. Bà đi rất nhanh, có những lúc em phải chạy mới theo kịp bà.
Từ nhà bà ra đến chợ là trời đã sáng rõ. Không khí chợ lúc này đã tấp nập và nhộn nhịp, tiếng gọi nhau í ới, tiếng gà vịt kêu quang quác. Tiếng những chú lợn con bị nhốt trong rọ kêu eng éc. Những chú cá vừa được đánh ở dưới sông lên nhảy lên đanh đách. Tiếng mời mua hàng nổ ra râm ran.
Chợ ở quê nhưng có rất nhiều hàng hoá và cũng được xếp theo những gian hàng rất gọn gàng và đẹp mắt. Chỗ bán hàng xén, bán quần áo, thì đủ các màu sắc, đó là màu đỏ, xanh của những bộ quần áo, những cuộn chỉ màu. ở đó có mấy cô gái đang mải mê ướm thử những chiếc áo hồng, miệng cười mủm mỉm. Nơi em thích thú nhất là nơi bán hoa tươi, các loại hoa với đủ màu sắc, hoa hồng đỏ thắm, hoa cúc đại đoá vàng rực, hoa huệ trắng muốt, trông chẳng khác gì một vườn hoa. Cô bán hàng xinh tươi, duyên dáng nhanh tay bó hoa cho khách hàng. Chỗ thì bán rau thì xanh mướt. Tất cả như một bức tranh đủ màu sắc. Phía trong góc chợ là chỗ dành cho thực phẩm; chỗ thì bán thịt, chỗ bán cá, chỗ bán gà. ở đó cũng rôm rả nhộn nhịp, người mua hàng thì mặc cả, người xem hàng thì hỏi giá, rộn rã cả một góc chợ. Em nhìn khắp nơi chỗ nào cũng chỉ thấy người: nào các bà, các mẹ, và có cả lũ trẻ con trạc tuổi em đang chơi đùa ở góc chợ, trên mặt ai cũng hớn hở.
ở góc kia, chỗ bán hàng ăn sẵn, mùi thơm bay đi khắp nơi và tiếng mỡ rán sôi xèo xèo như réo mời khách hãy đến ăn quà.
Lối đi chật như nêm, mọi người phải ý tứ lách qua nhau cứ như đi chảy hội. Vất vả lắm bà cháu em mới lách vào đến hàng rau, bà em chỉ ngồi bán một loáng đã hết rổ rau. Bán xong bà mua thêm một ít thức ăn, xong bà lại dắt em đi khắp nơi trong chợ và bà mua

Tài liệu đính kèm:

  • docon_tap_van_hoc_dan_gian.doc