Giáo án Ngữ văn 6 - Sơn tinh, Thủy tinh

I. MỤC TIÊU:

 Kiến thức:

- Nhân vật, sự kiện của truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

- Hiểu truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt thường xảy ra ở châu thổ Bắc Bộ thưở các Vua Hùng dựng nước và khát vọng của người Việt cổ trong việc giải thích và chế ngự thiên tai lũ lụt bảo vệ cuộc sống của mình.

- Những nét chính về nghệ thuật của truyện: nhiều chi tiết kì lạ, hoang đường.

 Kỹ năng:

- Nắm bắt các sự kiện chính trong truyện.

- Xác định ý nghĩa của truyện.

- Kể lại được truyện.

 

doc 7 trang Người đăng trung218 Lượt xem 4411Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Sơn tinh, Thủy tinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
Tên bài:	 SƠN TINH, THỦY TINH
Môn học: NGỮ VĂN
Lớp: 6
Họ và tên giáo viên: 
Thời gian (tiết): 45 phút
Cụm 4: Giác – Giáp – Ka - Bui
Số lượng HS: 30
Huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện của truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- Hiểu truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt thường xảy ra ở châu thổ Bắc Bộ thưở các Vua Hùng dựng nước và khát vọng của người Việt cổ trong việc giải thích và chế ngự thiên tai lũ lụt bảo vệ cuộc sống của mình.
- Những nét chính về nghệ thuật của truyện: nhiều chi tiết kì lạ, hoang đường.
Kỹ năng:
- Nắm bắt các sự kiện chính trong truyện.
- Xác định ý nghĩa của truyện.
- Kể lại được truyện.
Thái độ:
 - Khơi gợi niềm ước mơ chinh phục thiên nhiên.
II. NỘI DUNG CHÍNH:
- Giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm và khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai.
II. CÂU HỎI QUAN TRỌNG:
Câu 1: Truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?
Câu 2: Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, nhân vật chính là ai? Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như thế nào? 
Câu 3: Theo em, Thuỷ Tinh tượng trưng cho sức mạnh nào của thiên nhiên? Sơn Tinh tượng trưng cho sức mạnh nào?
Câu 4: Phát biểu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh?
III. ĐÁNH GIÁ:
Bằng chứng đánh giá
* Trong bài giảng: HS nhắc lại kiến thức về thể loại truyền thuyết, làm bài tập trắc nghiệm, vẽ sơ đồ tư duy, xem phim, tranh minh họa
* Sau bài giảng: Viết bài văn ngắn theo yêu cầu phần luyện tập.
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:	
- Tư liệu: Tư liệu về thể loại
- Phần mềm: Mindmap, Proshow Gold,
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Nội dung
Mô tả hoạt động của thầy và trò
Tư liệu, phương tiện, đồ dùng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Họat động 1: thời gian: 3 phút
Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức bài cũ; kỹ năng làm bài trắc nghiệm
Phương pháp: thực hành
1. Kiểm tra bài cũ
- Chọn và trả lời câu hỏi trắc nghiệm và điền vào chỗ trống
- Nhận xét, cho điểm
- 2 HS trả lời câu hỏi 
- Lớp nhận xét, đánh giá
Họat động 2: thời gian: 3 phút
Mục tiêu: Tạo tâm thế vào bài mới
Phương pháp: Thuyết trình
2. Giới thiệu bài
Là một đất nước nằm trên bờ biển Đông, hằng năm nhân dân ta phải đương đầu với nhiều thiên tai lũ lụt. Để tồn tại con người phải tìm mọi cách để chống lại lũ. Cuộc chiến đấu lâu dài, gian khổ ấy được thần thoại hóa trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh mà hôm nay cô muốn giới thiệu với các em.
- Xem phim về hiện tượng bão lũ.
- Lắng nghe
Phần mềm 
Proshow Gold
Họat động 3: thời gian: 4 phút
Mục tiêu: Nắm được đặc điểm thể loại truyền thuyết.
Phương pháp: Đọc, quan sát, thuyết trình, vấn đáp
I.Tìm hiểu chung
 - Giáo viên cho học sinh nhắc lại khái niệm về truyền thuyết đã học trong bài học trước.
- Dựa vào chú thích và hiểu biết của em, cho biết truyện STTT được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam ?
- GV chốt ý: 
 + Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh bắt nguồn từ thần thoại cổ được lịch sử hóa.
 + Truyện thuộc nhóm truyền thuyết thời đại Hùng Vương.
- 1 HS thuyết trình 
- Cả lớp chú ý lắng nghe
Họat động 4: thời gian: 25 phút
Mục tiêu: Nắm được nội dung, nghệ thuật. 
Phương pháp: Đọc, quan sát, vấn đáp, thuyết trình, bình giảng.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Đọc – Bố cục
- GV HD HS cách đọc: Giọng đọc chậm rãi ở đoạn đầu, nhanh gấp ở đoạn sau, đoạn cuối giọng đọc và kể trở lại bình tĩnh và chậm.
? Văn bản chia làm mấy phần?
- Giáo viên hướng dẫn và gọi học sinh tóm tắt truyện.
2 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- 3 phần:
 + Đoạn 1: Từ đầu.. “mỗi thứ một đôi”: Vua Hùng kén rể.
 + Đoạn 2: Tiếp đó”đành rút quân”: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh cầu hôn và sự giao tranh của hai vị thần.
 + Đoạn 3: Phần còn lại: Sự trả thù hàng năm về sau của Thuỷ Tinh và sự chiến thắng của Sơn Tinh.
- HS tóm tắt câu chuyện.
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Nhân vật – sự việc
*Chuyển tiếp: Để tìm hiểu rõ hơn về câu chuyện, ta qua phần 2: Tìm hiểu văn bản
Tích hợp với bài học “Nhân vật và sự việc trong văn tự sự”
Em cho biết truyện có mấy nhân vật? Ai là nhân vật chính ?Em hãy mô tả các nhân vật trong truyện ? 
GV hướng dẫn để HS xác định tiêu chí của nhân vật chính.
- Đứng trước việc Sơn Tinh, Thuỷ Tinh cùng cầu hôn Mị Nương, vua Hùng đã có giải pháp nào? Chúng ta qua phần b: Diễn biến cuộc tranh tài.
- Vua Hùng thứ 18 
- Mị Nương: xinh đẹp tuyệt trần
 ® Muốn kén cho con người chồng thật xứng đáng.
- Sơn Tinh là thần Núi à có tài bốc đồi, dời núi.
- Thuỷ Tinh là thần Nước à có tài hô mưa, gọi gió.
è Đều có tài cao, phép lạ, vua Hùng không biết chọn ai.
- Hình ảnh Sơn Tinh, Thủy Tinh
b. Diễn biến cuộc tranh tài
- Em có nhận xét gì về điều kiện thách cưới của vua? 
- Theo em, giải pháp đó có lợi cho Sơn Tinh hay Thuỷ Tinh? 
- Vì sao thiện cảm của vua Hùng lại dành cho Sơn Tinh?
 GV bình luận : Vua Hùng biết được sức mạnh tàn phá của Thuỷ Tinh. Vua tin vào sức mạnh của Sơn Tinh có thể chiến thắng Thuỷ Tinh, bảo vệ cuộc sống bình yên => Sự thiên vị của vua Hùng phản ánh thái độ của người Việt cổ đối với núi rừng và lũ lụt. Lũ lụt là kẻ thù, chỉ đem lại tai hoạ. Còn núi rừng là quê hương, là ích lợi, là bè bạn, là ân nhân. Mô típ kén rể bằng cách thi tài từ những điều kiện do ông bố vợ đặt ra đã trở thành phổ biến trong các truyền thuyết, cổ tích Việt Nam.
- Ai đến trước ?
- HS thảo luận với người cùng bàn, trả lời:
- 100 ván cơm nếp, 100 nệp bánh chứng, voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao, mỗi thứ 1 đôi (Thách cưới bằng lễ vật khó kiếm. Hạn giao lễ vật gấp: trong 1 ngày.)
- Sơn Tinh đến trước, rước Mị Nương về núi.
- Thuỷ Tinh đến sau, nổi giận, đem quân đuổi theo cướp Mị Nương.
 - Tranh minh họa cuộc giao tranh giữa 2 thần
c. Kết quả :
- Trận đánh của 2 người diễn ra thế nào? Sơn Tinh đã đối phó như thế nào? Kết quả ra sao? Thuỷ Tinh thua Sơn Tinh mấy lần?
Câu hỏi phát triển năng lực suy luận :
- Em hình dung cuộc sống thế gian sẽ như thế nào nếu Thuỷ Tinh đánh thắng Sơn Tinh?
- Mặc dù thua, nhưng năm nào Thuỷ Tinh cũng làm dông bão, dâng nước đánh Sơn Tinh. Theo em, Thuỷ Tinh tượng trưng cho sức mạnh nào của thiên nhiên?
(Thiên tai lũ lụt, sự đe doạ thường xuyên của thiên tai đối với cuộc sống con người.)
- Sơn Tinh luôn chiến thắng Thuỷ Tinh. Theo em, Sơn Tinh tượng trưng cho sức mạnh nào? 
- Cuối cùng Thuỷ Tinh thua, rút quân về.
- Hằng năm, Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh à thất bại à rút quân về.
- HS thảo luận, trả lời
(Thế gian ngập nước, không còn sự sống của con người. Nhưng trong thực tế, Thuỷ Tinh không thể thắng nổi Sơn Tinh.)
- Giải thích nguyên nhân của hiện tượng lũ lụt.
=> Sức mạnh chế ngự thiên tai, bão lụt của người Việt Cổ. 
Họat động 5: thời gian: 7 phút
Mục tiêu: Hệ thống kiến thức
Phương pháp: Hệ thống bằng sơ đồ
III. Tổng kết:
*Ghi nhớ: SGK
- Vẽ sơ đồ tư duy bài học “Sơn Tinh, Thủy Tinh”:
Phát triển năng lực khái quát – tổng kết của HS.
- GV khắc sâu nghệ thuật và ý nghĩa văn bản:
a. Nghệ thuật:
- Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh.
- Tình huống truyện hấp dẫn, cách kể chuyện lôi cuốn.
b. Nội dung:
* Ý nghĩa văn bản: Truyện giải thích hiện tượng mưa bão lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ thuở vua Hùng; đồng thời thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên tai bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ.
- Dựa vào bài học và ghi nhớ SGK, vẽ sơ đồ tư duy 
- Lắng nghe
- Mindmap
Họat động 6: thời gian: 3 phút
Mục tiêu: Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài mới ở nhà
Phương pháp: hướng dẫn
Bài cũ:
- Kể lại truyện. Nêu ý nghĩa hình ảnh Sơn Tinh, Thủy Tinh? 
- Làm bài tập 3 trang 34.
Bài mới:
- Chuẩn bị bài “Nghĩa của từ”.
- Chú ý lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_3_Son_Tinh_Thuy_Tinh.doc