I . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
– Cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên sông nước vùng Cà Mau.
– Nắm được nghệ thuật miêu tả cảnh sông nước trong bài văn của tác giả.
2. Kĩ năng: Nắm vững kĩ năng phân tích 1 VB.
3. Thái độ: Yêu thích môn học, tích cực xây dựng bài.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK.
2. Học sinh: Bài mới, bài cũ, SGK.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kể tóm tắt VB Bài học đường đời đầu tiên? Nêu nghệ thuật của đoạn trích?
3. Bài mới: Ai đã từng 1 lần được đến Cà Mau hẳn không thể nào quên được vùng đồng bằng trù phú với những con kênh đỏ nặng phù sa và những vườn cây ăn quả trĩu trịt. Không chỉ thế, Cà Mau còn được bết đến với hệ thống sông ngòi chằng chịt được miêu tả sinh động trong Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi mà chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Tuần 20 Tiết 77, 78 VĂN BẢN: Sông nước Cà Mau (Trích) – Đoàn Giỏi – I . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: – Cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên sông nước vùng Cà Mau. – Nắm được nghệ thuật miêu tả cảnh sông nước trong bài văn của tác giả. 2. Kĩ năng: Nắm vững kĩ năng phân tích 1 VB. 3. Thái độ: Yêu thích môn học, tích cực xây dựng bài. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Giáo án, SGK. 2. Học sinh: Bài mới, bài cũ, SGK. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Kể tóm tắt VB Bài học đường đời đầu tiên? Nêu nghệ thuật của đoạn trích? 3. Bài mới: Ai đã từng 1 lần được đến Cà Mau hẳn không thể nào quên được vùng đồng bằng trù phú với những con kênh đỏ nặng phù sa và những vườn cây ăn quả trĩu trịt. Không chỉ thế, Cà Mau còn được bết đến với hệ thống sông ngòi chằng chịt được miêu tả sinh động trong Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi mà chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài học hôm nay. Hoạt động của GV Hoạt động của HS ND ghi bài Hđ1: Tìm hiểu chung. – GV gọi HS đọc Chú thích é và yêu cầu trả lời các câu hỏi: + Dựa vào Chú thích é, hãy trình bày đôi nét về nhà văn Đoàn Giỏi? + Ông thường viết về đề tài gì? – GV gọi 3 HS đọc VB và yêu cầu trả lời các câu hỏi: + Cho biết xuất xứ của VB? + PTBĐ chính là gì? + Hãy cho biết VB có thể chia làm mấy đoạn? ND chính của từng đoạn? – GV gọi HS đọc Chú thích từ. Hđ1: Tìm hiểu chung. – HS đọc. Yêu cầu: à HS trả lời ngắn gọn (Năm sinh, mất, quê quán). à HS trả lời. – HS đọc. Yêu cầu: à HS trả lời (chương XVIII của truyện Đất rừng phương Nam). à HS suy nghĩ, trả lời (Miêu tả). à Có thể chia làm 3 đoạn: + Đ1: Từ đầumàu xanh đơn điệu à Những ấn tượng chung ban đầu về thiên nhiên Cà Mau. + Đ2: tiếp theosóng ban mai à Kênh rạch ở vùng CM và tập trung miêu tả con sông Năm Căn rộng lớn, hùng vĩ. + Đ3: còn lại à Đặc tả cảnh chợ Năm Căn đông vui, trù phú và nhiều màu sắc độc đáo. – HS đọc. I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả. – Đoàn Giỏi (1925-1989), quê ở Tiền Giang. – Thường viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người Nam Bộ. 2. Tác phẩm. – Xuất xứ: chương XVIII của truyện Đất rừng phương Nam. – PTBĐ: miêu tả. Hđ2: Đọc – hiểu VB. – GV gọi HS đọc lại đoạn 1 và yêu cầu trả lời các câu hỏi: + Trong đoạn văn, tg đã diễn tả ấn tượng bao trùm ban đầu về vùng Cà Mau. Ấn tượng ấy ntn? + Trong đoạn văn, tg đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? – GV gọi HS đọc lại đoạn 2 và yêu cầu trả lời các câu hỏi: + Tìm những danh từ riêng chỉ kênh rạch, sông ngòi vùng đất CM? Con người ở đây căn cứ vào đâu mà đặt tên như vậy? + Đoạn văn ngoài yếu tố miêu tả còn có sự đan xen của yếu tố nào? + Tìm những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông Năm Căn và rừng đước? + Cách miêu tả có gì độc đáo? – GV gọi HS đọc đoạn 3 và yêu cầu trả lời các câu hỏi: + Tìm những nét độc đáo của chợ Năm Căn? + Những nét độc đáo trên có ý nghĩa gì? Hđ 2: Đọc – hiểu VB. – HS đọc. Yêu cầu: à HS suy nghĩ trả lời. à HS trình bày theo suy nghĩ. – HS đọc. à HS suy nghĩ, trả lời. à HS trình bày suy nghĩ. à HS suy nghĩ, trả lời. à HS suy nghĩ, trình bày. – HS đọc. Yêu cầu: à HS đọc sách, trả lời. à Nét văn hóa đặc sắc đời sống sông nước của con người vùng sông nước Cà Mau. II. Đọc – hiểu VB. 1. Ấn tượng chung về thiên nhiên vùng Cà Mau. – Không gian: rộng lớn, mênh mông. – Sông ngòi, kênh rạch: giăng chi chít. – Tất cả bao trùm trong màu xanh của trời, nước, rừng cây. à Nghệ thuật: Miêu tả đan xen kể; sử dụng liệt kê, điệp từ, đặc biệt là tính từ. 2. Cảnh sông ngòi, kênh rạch Cà Mau. – Sông ngòi, kênh rạch được đặt tên theo đặc điểm riêng biệt của nó. à Nghệ thuật: Miêu tả kết hợp thuyết minh. à Thiên nhiên tự nhiên, hoang dã, phong phú; con người sống rất gần gũi với thiên nhiên. – Cảnh dòng sông: Sông rộng hơn ngàn thước; nước ầm ầm đổ ra biển như thác; cá nước bơi hàng ngàn. – Rừng đước: ngọn bằng tăm tắp; lớp này chồng lớp kia; đắp từng bậc màu xanh. à Nghệ thuật: Biện pháp so sánh, sử dụng nhiều tính từ miêu tả màu sắc. 3. Cảnh chợ Năm Căn. – Tấp nập, đông vui, trù phú. – Họp chợ ngay trên thuyền; hàng hóa phong phú. – Đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói. à Độc đáo: văn hóa đặc sắc đời sống sông nước của con người vùng sông nước Cà Mau. 4. Ý nghĩa VB: Miêu tả một cách đặc sắc đời sống con người vùng sông nước Cà Mau và bức tranh sinh hoạt sông nước của con người miền đất cực Nam Tổ quốc. 5. Nghệ thuật. – Miêu tả sinh động. – So sánh độc đáo. – Ngôn ngữ miêu tả phong phú, tự nhiên. Hđ3: Tổng kết. Gọi HS đọc Ghi nhớ. Hđ3: Tổng kết. HS đọc Ghi nhớ. III. Tổng kết. *Ghi nhớ (SGK/23) IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 1. Củng cố: Hãy viết 1 đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau qua bài Sông nước Cà Mau. 2. Dặn dò: – Học lại bài. – Soạn bài mới: “So sánh” + “Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả”.
Tài liệu đính kèm: