Giáo án Ngữ văn 6 - Tập 1 - Bài 11: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Kết quả cần đạt

1. Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng; biết ứng dụng nội dung truyện vào thực tế đời sống

2. Hiểu cụm danh từ là gì và nắm bắt được cấu tạo của cụm danh từ

3. Nắm được yêu cầu của các bước trong việc xây dựng bài văn kể chuyện đời thường

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1703Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tập 1 - Bài 11: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 11 :
Kết quả cần đạt
Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng; biết ứng dụng nội dung truyện vào thực tế đời sống
Hiểu cụm danh từ là gì và nắm bắt được cấu tạo của cụm danh từ
Nắm được yêu cầu của các bước trong việc xây dựng bài văn kể chuyện đời thường
Văn bản:
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
( Truyện ngụ ngôn )
I.Mục tiêu cần đạt
Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Biết ứng dụng nội dung truyện vào thực tế cuộc sống.
II.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy-học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
Hđộng 1: Giới thiệu truyện ngụ ngôn:
Nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn : Truyện ngụ ngôn là loịa truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng nói gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
Trong khi chuẩn bị bài trước ở nhà, khi đọc tiêu đề câu chuyện này, em hãy cho biết trong truyện ngụ ngôn “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” thì nhân vật là những ai ?
 Dựa vào những hiểu biết của mình, em có thể nêu tên một vài truyện có đề tài tương tự truyện ngụ ngôn này có trong kho tàng truyện ngụ ngôn Việt Nam ko ?
Hs trả câu hỏi
Hs trả lời: Lục súc tranh công, Hoa điểu tranh năng...
I. Giới thiệu tác phẩm
- Truyện ngụ ngôn “ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” có nhân vật là những bộ phận của cơ thể con người đã được nhân hoá. Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người.
Hđ 2 : Hướng dẫn học sinh đọc và giải thích từ khó.
Gọi 6 học sinh lên đọc, phân thành năm vai theo thứ tự : Dẫn truyện, Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
Cần lưu ý hs có giọng đọc thay đổi thích hợp với từng nhân vật và từng đoạn.
- Đoạn đầu giọng than thở, bất mãn.
- Đoạn Chân, Tay, Tai, Mắt đến gặp lão Miệng có giọng hăm hở, nóng vội
- Đoạn tả kết quả của sự “đình công” của Chân, Tay, Tai, Mắt thì giọng uể oải, lề mề.
Giải thích từ khó
Hs đọc 
Hđ 3 : Trả lời và thảo luận câu hỏi.
Vì sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai lại so bì với lão Miệng ?
Khi Chân, Tay, Tai, Mắt quyết định đình công thì đã có chuyện gì xảy ra ? Cuối cùng tất cả đã nhận ra điều gì ? 
Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người. Có thể ví cơ thể người như một tổ chức, một cộng đồng...mà Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là những cá nhân trong tổ chức, cộng đồng đó. Từ mỗi quan hệ này, truyện nhằm khuyên nhủ răn dạy người ta điều gì ?
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời
II. Tìm hiểu tác phẩm
1. Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng vì đến một ngày nọ, họ nhận thấy họ phải “làm việc mệt nhọc quanh năm, còn lão Miệng chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không”.
-> Nhìn vào bề ngoài công việc thì lí do đó là có lí vì :
- Mắt phải nhìn
- Chân phải đi 
- Tay phải làm
- Riêng có Miệng được ăn
Rõ ràng bốn nhân vật đó phải phục vụ cho Miệng, còn miệng được hưởng thụ tất cả.
2.Bốn nhân vật trên so bì với lão Miệng vì chỉ nhìn thấy vẻ ngoài mà chưa nhìn ra sự thống nhất chặt chẽ bên trong: nhờ Miệng ăn mà toàn bộ cơ thể được nuôi dưỡng khoẻ mạnh.
3. Từ quan hệ không thể tách rời giữa các nhân vật- bộ phận cơ thể người- trong truyện, có thể chỉ ra ngụ ý của truyện và bài học cho con người :
- Cá nhân không thể tồn tại nếu tách khỏi cộng đồng. Đây là một phương diện rất quan trọng của mối quan hệ giữa người với người, giữa các nhân với cộng đồng
- Lời khuyên thiết thực và khôn ngoan với mỗi người : “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”. Mỗi hành động, ứng xử của cá nhân không chỉ đơn giản tác động đến cá nhân ấy mà còn có ảnh hưởng đến cả cộng đồng, tập thể.
Hđ 4 : Đọc phần ghi nhớ
GV hướng dẫn hs đọc phần Ghi nhớ và phân tích các ý trong mục tiêu này, yêu cầu hs học thuộc lòng phần Ghi nhớ
Hs đọc phần Ghi nhớ
III. Ghi nhớ ( SGK – 116 )
Hđ 5 : Luyện tập
1 Nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn và tên gọi của các truyện ngụ ngôn đã học
2. Yêu cầu hs chứng minh các đặc điểm cơ bản của thể loại này từ những truyện các em đã học trên lớp và tự học ở nhà.
Hs trả lời

Tài liệu đính kèm:

  • docChân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.doc