Giáo án Ngữ văn 6, tập 1 - Bài 13 - Tiết 54: Ôn tập truyện dân gian

I.Mục tiêu :

 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được :

Những đặc điểm của thể loại truyện dân gian đã học, hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện. Nhận thức được vai trò của truyện dân gian trong kho tàng Văn học Việt Nam

 2. Kĩ năng:

Rèn luyện kĩ năng kể chuyện, nhận biết nội dung, ý nghĩa của truyện dân gian

 3. Thái độ:

GD học sinh say mê hứng thú học bộ môn .

II. Chuẩn bị:

 1. GV: Bảng phụ ghi đặc điểm tiêu biểu của truyện dân gian.

 2. HS: Đọc, chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi sgk .

III. Tiến trình tổ chức dạy - học:

 1. Kiểm tra bài cũ(4'): - Kể lại chuyện cười “Treo biển, Lợn cưới áo mới”

- Em hiểu thế nào là truyện cười? Nêu ý nghĩa hai truyện vừa học.

 2. Các hoạt động dạy học:

* GV giới thiệu bài (1'):

Hoạt động của thầy- trò Nội dung

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 4511Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6, tập 1 - Bài 13 - Tiết 54: Ôn tập truyện dân gian", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:6A:
 Tiết 54	 ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN
I.Mục tiêu :
 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được : 
Những đặc điểm của thể loại truyện dân gian đã học, hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện. Nhận thức được vai trò của truyện dân gian trong kho tàng Văn học Việt Nam
 2. Kĩ năng: 
Rèn luyện kĩ năng kể chuyện, nhận biết nội dung, ý nghĩa của truyện dân gian
 3. Thái độ:
GD học sinh say mê hứng thú học bộ môn .
II. Chuẩn bị: 
 1. GV: Bảng phụ ghi đặc điểm tiêu biểu của truyện dân gian.
 2. HS: Đọc, chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi sgk . 
III. Tiến trình tổ chức dạy - học: 
 1. Kiểm tra bài cũ(4'): - Kể lại chuyện cười “Treo biển, Lợn cưới áo mới”
- Em hiểu thế nào là truyện cười? Nêu ý nghĩa hai truyện vừa học.
 2. Các hoạt động dạy học:
* GV giới thiệu bài (1'):
Hoạt động của thầy- trò
Nội dung
HĐ1( 17') : Hướng dẫn HS ôn lại định nghĩa các loại truyện dân gian. 
? Em đã được học những thể loại truyện dân gian nào ?
- HS thảo luận nhóm (Thời gian: 3')
- GV giao nhiệm vụ
+ Nhóm 1: Thế nào là truyền thuyết ? kể tên các truyền thuyết đã học ?
+ Nhóm 2: Thế nào là truyện cổ tích ? Kể tên các truyền thuyết em đã học ?
+ Nhóm 3: Thế nào là truyện ngụ ngôn ? em đã được học những truyện ngụ ngôn nào ?
+ Nhóm 4: Thế nào là truyện cười ?
Kể tên những truyện cười em đã học ?
- HS: Các nhóm thảo luận ->Đại diện nhóm trình bày->Nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét, kết luận
HĐ2(18'): Hướng dẫn HS ôn lại đặc điểm các truyện dân gian đã học:
- HS hoạt động nhóm ( 7’ )
- GV giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Hãy nêu đặc điểm tiêu biểu của truyền thuyết ?
+ Nhóm 2: Nêu đặc điểm tiêu biểu của truyện cổ tích ?
+ Nhóm 3: Nêu đặc điểm tiêu biểu của truyện ngụ ngôn ?
+ Nhóm 4: Truyện cười có những đặc điểm nào tiêu biểu ?
- HS: Đại diện nhóm trình bày->Nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét, kết luận bằng bảng phụ 
I. ĐỊNH NGHĨA CÁC THỂ LOẠI TRUYỆN DÂN GIAN ĐÃ HỌC .
- Truyện truyền thuyết:
- Truyện cổ tích
- Truyện ngụ ngôn
- Truyện cười
II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TIÊU BIỂU CỦA THỂ LOẠI TRUYỆN DAN GIAN ĐÃ HỌC: 
Truyền thuyết
Cổ tích
Ngụ ngôn
Truyện cười
Kể về nhân vật và sự kiện lịch sử trong quá khứ .( Lê Lợi, Đánh giặc Minh )
Kể về cuộc đời và số phận 1 số kiểu nhận vật quen thuộc( mồ côi, xấu xí)
Mượn truyện loài vật, đồ vật hoặc con người để nói bóng gió chuyện con người ( ếch ngồi.)
Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống .( Khoe áo, khoe của)
Có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo . 
Có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo .
Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý
Có yếu tố gây cười
Có cơ sở cốt lõi là sự thật lịch sử
Nêu bài học để khuyên nhủ, răn dạy người đọc trong cuộc sống .
Nhằm gây cười mua vui hoặc phê phán châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội 
Người kể, người nghe tin câu chuyện như có thật . 
Người kể,người nghe không tin là có thật. 
Thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử . 
Ước mơ niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác.
3. Củng cố (3'):
- GV hệ thông bài: Đặc điểm tiêu biểu từng thể loại truyện dân gian
- Kể lại một truyện cổ tích trong số các truyện em đã học ?
4. Hướng dẫn học ở nhà (2')
- Ôn lại toàn bộ truyện dân gian đã học.
- Trả lời các câu hỏi 5,6 SGK-> Giờ sau ôn tập tiếp.
Ngày soạn:
Ngày dạy:6A:
 6B:
 6C: 
 Tiết 55	 ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN
 ( Tiếp)
I.Mục tiêu :
 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được : 
Những đặc điểm của thể loại truyện dân gian đã học, hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện. Nhận thức được vai trò của truyện dân gian trong kho tàng Văn học Việt Nam
 2. Kĩ năng: 
Rèn luyện kĩ năng kể chuyện, nhận biết nội dung, ý nghĩa của truyện dân gian
 3. Thái độ:
GD học sinh say mê hứng thú học bộ môn .
II. Chuẩn bị: 
 1. GV: Bảng phụ ghi đặc điểm tiêu biểu của truyện dân gian.
 2. HS: Đọc, chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi sgk . 
III. Tiến trình tổ chức dạy - học: 
 1. Kiểm tra bài cũ(4'): - Truyện cổ tích có những đặc điểm gì tiêu biểu ?
 2. Các hoạt động dạy học:
* GV giới thiệu bài (1'):
Hoạt động của thầy- trò
Nội dung
HĐ1( 15' ) : Hướng dẫn HS so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích; ngụ ngôn và truyện cười. 
- GV cho hai dãy lớp thảo luận theo nhóm bàn (Thời gian: 7')
- GV giao nhiệm vụ:
+ Dãy 1: So sánh sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích ?
+ Dãy 2: So sánh sự giống và khác nhau giữa ngụ ngôn và truyện cười ?
- HS: Các nhóm thảo luận-> Đại diện các nhóm trình bày-> Nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận bằng bảng phụ.
? Hãy minh họa sự giống và khác nhau đó bằng các câu chuyện đã học ? 
HĐ2(20'): Hướng dẫn học sinh luyện tập
- GV nêu yêu cầu: Kể một số truyện dân gian đã học. Kể giọng to, rõ ràng, có thể kết hợp với cách kể chuyện đã học để kể hoặc kể chuyện sáng tạo.
- GV cho học sinh kể trước nhóm
- GV gọi một vài em kể trước lớp.
- GV cho học sinh sắm vai nhân vật trong hai truyện cười đã học để trình bày trước tập thể lớp
- HS: Đại diện mỗi tổ cử một nhóm bạn thể hiện lớp kịch ngắn ấy.
? Hãy vẽ 1 bức tranh minh họa 1 truyện dân gian đã học ?
III. SO SÁNH SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA TRUYỀN THUYẾT VỚI CỔ TÍCH, NGỤ NGÔN VÀ TRUYỆN CƯỜI.
* Truyền thuyết và cổ tích:
a. Giống nhau .
- Đều có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo
- Các chi tiết giống nhau: Sự ra đời thần kỳ, nhân vật chính có những tài năng phi thường. 
b. Khác nhau : 
- Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử. Thường được tin là có thực. 
- Cổ tích: Kể về cuộc đời 1 số kiểu nhân vật nhất định, thể hiện ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và các ác. Thường được coi là không có thực
* Truyện ngụ ngôn và truyện cười: 
a. Giống nhau: 
- Thường gây cười .
b. Khác nhau. 
- Truyện cười: để gây cười, mua vui phê phán châm biếm . 
- Truyện ngụ ngôn: khuyên nhủ răn dạy con người một bài học nào đó.
IV. LUYỆN TẬP .
 1. Kể lại một số truyện dân gian đã học.
2. Thể hiện một lớp kịch ngắn:
- Treo biển
- Lợn cưới áo mới
3. Vẽ tranh minh họa truyện dân gian đã học . 
 3. Củng cố (3'):
- GV hệ thống kiến thức qua 2 giờ ôn tập.
- Nắm được đặc điểm tiêu biểu của 4 thể loại truyện đã học.
4. Hướng dẫn học ở nhà (2'):
- Ôn lại toàn bộ kiến thức về truyện dân gian đã học.
- Đọc lại các truyện dân gian, nhớ nội dung và nghệ thuật của mỗi truyện.
- Ôn lại kiến thức Tiếng Việt đã học và đã làm bài kiểm tra giờ sau trả bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docÔn tập truyện dân gian.doc