Giáo án Ngữ văn 6, tập 1 - Bài 16 - Tiết 65: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

A. Mục tiêu:

 Giúp học sinh

 - Hiểu và cảm phục phẩm chất vô cùng cao đẹp của một bậc lương y chân chính, chẳng những giỏi về nghề mà quan trọng hơn là có lòng nhân đức, thương xót và đặt sinh mạng của người dân lúc ốm đau lên tất cả.

- Hiểu cách viết truyện gần với cách viết kí, viết sử ở thời trung đại.

- Rèn kỹ năng phân tích truyện trung đại. Đọc hiểu văn bản, kể lại được truyện.

- Học tập tấm gương sáng của một bậc lương y chân chính.

*Tích hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh, bài : “Tuệ Tĩnh và hai người bệnh”, tích hợp với môn GDCD lớp 9 bài “Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc” .

B. Chuẩn bị:

- HS: Đọc lại truyện “ Tuệ tĩnh” trang 44 và tóm tắt. Soạn bài

- GV: Soạn bài

 Máy chiếu.

C. Các hoạt động dạy học:

Ổn định lớp

Kiểm tra bài cũ:

? Qua truyện “ Mẹ hiền dạy con” em thấy phương pháp dạy con của bà mẹ Mạnh Tử như thế nào? (Máy chiếu)

HS: Bà mẹ thầy Mạnh Tử là tấm gương sáng về tính thương con và đặc biệt là về cách dạy con:

 + Tạo môi trường sống tốt đẹp.

 + Dạy con vừa có đạo đức vừa có chí học hành.

 + Thương con nhưng không nuông chiều, ngược lại rất kiên quyết.

Bài mới:

 

docx 10 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 11796Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6, tập 1 - Bài 16 - Tiết 65: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:05 /11/2014
Ngày dạy:24/11/2014
BÀI 16
Tiết 65: THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG
 Hồ Nguyên Trừng
A. Mục tiêu:
 Giúp học sinh
 - Hiểu và cảm phục phẩm chất vô cùng cao đẹp của một bậc lương y chân chính, chẳng những giỏi về nghề mà quan trọng hơn là có lòng nhân đức, thương xót và đặt sinh mạng của người dân lúc ốm đau lên tất cả.
- Hiểu cách viết truyện gần với cách viết kí, viết sử ở thời trung đại.
- Rèn kỹ năng phân tích truyện trung đại. Đọc hiểu văn bản, kể lại được truyện.
- Học tập tấm gương sáng của một bậc lương y chân chính.
*Tích hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh, bài : “Tuệ Tĩnh và hai người bệnh”, tích hợp với môn GDCD lớp 9 bài “Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc”..
B. Chuẩn bị:
- HS: Đọc lại truyện “ Tuệ tĩnh” trang 44 và tóm tắt. Soạn bài
- GV: Soạn bài
 Máy chiếu.
C. Các hoạt động dạy học:
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ:
? Qua truyện “ Mẹ hiền dạy con” em thấy phương pháp dạy con của bà mẹ Mạnh Tử như thế nào? (Máy chiếu)
HS: Bà mẹ thầy Mạnh Tử là tấm gương sáng về tính thương con và đặc biệt là về cách dạy con:
 + Tạo môi trường sống tốt đẹp.
 + Dạy con vừa có đạo đức vừa có chí học hành.
 + Thương con nhưng không nuông chiều, ngược lại rất kiên quyết.
Bài mới: 
GV: Trong xã hội có nhiều nghề và làm nghề nào cũng phải có đạo đức. Nhưng có hai nghề mà xã hội đòi hỏi phải có đạo đức nhất, do đó cũng được tôn vinh nhất là dạy học và làm thuốc. Truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” của Hồ Nguyên Trừng nói về một bậc lương y chân chính, giỏi về nghề nghiệp nhưng quan trọng hơn là giàu lòng nhân đức. Cô cùng các em đi tìm hiều văn bản.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Nêu hiểu biết của em về tác giả?
GVNX, bổ sung (chiếu máy)
- Hồ Nguyên Trừng (1374 -1446) con trai trưởng của Hồ Quý Ly.
- Tự : Mạnh Nguyên, hiệu : Nam Ông; người Diễn Châu - Nghệ An.
- Từng hăng hái chống giặc Minh, bị giặc Minh bắt đem về Trung Quốc.
- Nhờ có tài chế tạo vũ khí được làm quan đến chức Thượng Thư trong triều nhà Minh. 
- Ông qua đời trên đất Trung Quốc. Hiện mộ phần của ông tại thôn Nam An Hà, thuộc thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày nay
? Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm?
(chiếu máy)
“Nam ông mộng lục” là tập truyện kí viết bằng chữ Hán trong thời gian Hồ Nguyên Trừng sống lưu vong ở Trung Quốc ra đời đầu thế kỉ XV. “Nam ông mộng lục” chép lại những giấc mộng của Nam ông, ghi lại những sự kiện và những con người tiêu biểu ở nước Nam, sách được in năm 1442 ở Trung Quốc. 
GV hướng dẫn đọc: giọng chậm rãi, rõ lời đối thoại của các nhân vật, đặc biệt giọng điềm tĩnh nhưng cương quyết của Phạm Bân và giọng thay đổi của viên trung sứ từ lạnh lùng đến tức giận; giọng mừng rõ của Trần Anh Vương.
GV đọc mẫu 1 đoạn
Gọi 3 HS đọc
GVNX, uốn nắn.
? Em hãy kể tóm tắt truyện?
GVNX, bổ sung ( chiếu lên máy)
Ông Phạm Bân có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh, phụng sự vua Trần Anh Vương. Ông thường đem tiền bạc mua thuốc tốt và tích lũy thóc gạo giúp đỡ người nghèo. Một hôm có người dân đến xin ông chữa bệnh gấp cho người nhà đang nguy kịch. Đến lúc đó thì sứ giả của nhà vua đến triệu ông vào cung chữa bệnh cho một quý nhân bị sốt. Thấy không gấp, ông đã đi chữa bệnh cho người đàn bà kia, sau đó đến tỏ lòng thành với vua. Khi hiểu rõ vua từ quở trách sang khen ngợi ông.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của từ.
? Thế nào là “gia truyền”?
Giải nghĩa “ Thái y lệnh, lương y”
? Xác định thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản?
GVNX, chiếu máy 
? Văn bản chia làm mấy phần? 
( chiếu máy)
GVnx
? Em hiểu gì về thầy thuốc họ Phạm qua lai lịch, chức tước, nhiệm vụ?
(chiếu máy)
GVnx
? Qua việc tìm hiểu thầy thuốc họ Phạm em thấy thầy có vai trò gì trong xã hội ? (Máy)
GVnx
? Vì sao vị lương y họ Phạm được người đời trọng vọng? (Máy)
GVnx
? Tìm các chi tiết nói rõ sự việc này?
GVnx, chiếu máy
? Em có nhận xét gì về cách kể ở đoạn này?
GVnx
? Những việc làm như thế đã nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc họ Phạm? (chiếu máy)
GVnx, khái quát
? Vì sao ở phần này, tác giả lại giới thiệu về lai lịch, chức vụ, hành động y đức của nhân vật?
GVnx, chốt: Thông tin trên gắn với đặc trưng thể loại, vừa tạo chủ đề cho văn bản và phát triển ý tiếp theo, cô cùng các em tìm hiểu tiếp phần 2.
? Em hãy quan sát bức tranh và cho biết đây là tình huống nào? (Máy)
? Tình huống đó đã đặt vị thái y lệnh trước một thử thách như thế nào? (Máy)
? Ông đã quyết định như thế nào? 
(Máy)
? Tình thế của thái y lệnh Phạm Bân làm em nhớ đến câu chuyện nào? Vì sao?
GVnx
? Thử tưởng tượng nếu em là thầy thuốc, gặp hai người bệnh có hoàn cảnh tương tự như trên, em sẽ chữa cho người nào trước?
? Việc làm đó đã thể hiện nét đẹp nào trong truyền thống dân tộc ta?
GVnx
? Sau khi Thái y lệnh đưa ra quyết định đi chữa cho người dân thường nguy kịch trước Quan trung sứ đã nói gì? (Máy)
? Em hiểu như thế nào về lời nói của Quan trung sứ? Vì sao Quan trung sứ lại đặt vấn đề “Phận làm tôi” đối với Thái y lệnh? (chiếu máy)
Gvnx, chốt: 
 Viên trung sứ tức giận đe dọa nhắc ông không quên trách nhiệm của kẻ làm tôi đối với vua chúa. Cưỡng lại lệnh vua, kẻ làm tôi dù đúng vẫn có thể bị tội nặng, thậm chí mất đầu, câu nói của viên quan trung sứ như một lời cảnh báo về mối nguy hiểm cho vị Thái y lệnh nếu ông ta cứ làm theo ý mình. Đây là tình huống gay cấn buộc Thái y lệnh phải có sự lựa chọn đúng đắn.
? Trước lời lẽ răn đe của Quan trung sứ lời đáp của Thái y lệnh như thế nào? 
? Lời nói đó thể hiện bản lĩnh gì?
GV chốt: Lời nói khẳng định nhân cách của ông: Quyền uy không thắng nổi y đức, tính mệnh của mình đặt dưới tính mệnh của dân. Thể hiện lập luận khéo léo, trí tuệ.Bởi nói như vậy, vẫn giữ được phận làm tôi mặc dù không theo đúng lệnh của vua. Nói như thế, nếu vua là người có lương tâm và lương tri, chắc chắn không thể trị tội Thái y lệnh.
? Cũng nói về y đức của người thầy thuốc, Hồ Chí Minh đã có lời căn dặn gì với cán bộ y tế?
GVnx, chiếu máy: Yêu thương và hết lòng vì người bệnh là phẩm chất cần có của những người làm ngành y ở mọi thời. 
? Với sự lựa chọn sáng suốt của Thái y lệnh đã đem đến điều gì cho cả hai người bệnh?
GVnx, kq.
? Từ tình huống thử thách và việc chọn lựa của Thái y lệnh, em có suy nghĩ gì về thầy thuốc Phạm Bân? (Máy)
GVnx, chốt.
? Thái y lệnh đã bày tỏ điều gì với vua Trần Anh Vương?– chiếu máy
? Thái độ của vua Trần Anh Vương diễn biến ra sao trước cách xử xự của Thái y lệnh? (Máy)
GV: Trước cách xử sự của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương từ chỗ quở trách, chuyển sang mừng rỡ, khen ngợi: “ Ngươi thật là bậc lương y chân chính đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, biết thương xót đám con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi.”
? Từ thái độ của Trần Anh Vương với Phạm Bân và hiểu biết về lịch sử đời Trần em thấy nhà vua có phẩm chất gì?
GVnx
? Qua phân tích và quan sát lại bố cục văn bản, thử nêu ý kiến của em vì sao tác giả lại giành một lượng nội dung khá nhiều để kể lại phần thử thách và bộc lộ y đức của Thái y lệnh?
 GV chốt: Tập trung cho việc kể về tình huống thử thách hết sức gay cấn mà qua đó phẩm chất Thái y lệnh bộc lộ, tác giả rất thành công trong cách làm nổi bật hình ảnh một người thầy thuốc được người đời trọng vọng bởi tấm lòng nhân đức, bản lĩnh và trí tuệ. Đây cũng là bài học thực tế giúp các em có nhận thức và biết lựa chọn sự việc sao cho phù hợp với chủ đè trong bài làm văn của mình.
Việc làm của Phạm Bân đem lại hạnh phúc gì, các em chuyển sang phần 3.
? Sống chân tình, làm việc chân chính, Thái y lệnh đã được hưởng hạnh phúc gi? (Máy)
? Vì sao ông lại có được hạnh phúc như vậy? (Máy)
GV chốt ý: Chính lòng nhân ái, y đức và bản lĩnh của một lương y chân chính đã làm thay đổi suy nghĩ của vua Trần Anh Tông và danh tiếng của Thái y lệnh mãi lưu truyền hậu thế.
? Cách kết thúc truyện không nói đến nhân vật mà chỉ nói đến con cháu ông có đề cao được y đức của vị thái y lệnh không? Có nhân mạnh và khắc sâu chủ đề của truyện không?
GV: Không trực tiếp nói về lương y mà nói về con cháu của ông: đây là hình thức ca ngợi và khẳng định cái phúc của luật nhân quả.
? Qua việc làm của thầy thuốc họ Phạm em học tập được gì về cách sống để thể hiện tấm lòng yêu thương đùm bọc , giúp đỡ người khác? (Máy)
Nhóm 1:
? Câu chuyện về bậc lương y nhà Trần gợi cho em những suy nghĩ gì? (Máy)
GV chốt: Ý nghĩa giáo huấn cũng là một trong những đặc điểm của truyện trung đại.
Nhóm 2:
? Qua câu chuyện này có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau bài học gì? (Máy)
GVnx
? Em hãy kể tên những danh y nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam và thế giới mà em biết?
Gvnx chiếu máy:
- Danh y Tuệ Tĩnh: Tuệ Tĩnh chính tên là Nguyễn Bá Tĩnh được coi là người khai sáng nền y học dân tộc Việt Nam. 
- Danh y Lê Hữu Trác: Lê Hữu Trác, tự Hải Thượng Lãn Ông, một danh y thời Lê mạt, tác giả bộ sách nghiên cứu cứu y học Việt Nam đồ sộ "Hải thượng y tông tâm tĩnh". 
- Hippocrate sinh khoảng năm 460 và mất 377 trước công nguyên, ông được giới y học và loài người suy tôn là bậc Thánh y, không những vì tài năng của ông vào thời cổ đại này mà còn vì cái khuôn thước mà ông đóng vào nghề y, trở nên biểu trưng của ngành Y đã 2.500 năm nay.Lời thề của Hippocrate “Tôi không lấy tiền thù lao quá đáng và sẽ săn sóc miễn phí cho người nghèo”. 
- Châm ngôn: Thầy thuốc như mẹ hiền.
- Hết lòng tận tình với bệnh nhân và tận tâm với nghề nghiệp. 
? Em hãy khái quát nội dung và nghệ thuật của chuyện?
 Gv nhận xét,chiếu bản đồ tư duy và phần ghi nhớ.
Gv chiếu máy bài tập trắc nghiệm:
? Việc vị Thái y lệnh kháng chỉ nhà vua, quyết tâm cứu người bệnh trọng thể hiện thái độ và đức tính gì?
A. Coi thường nhà Vua 
B. Coi thường cái chết
C. Quyết tâm cứu người
D. ThÓ hiÖn y ®øc cao c¶
? Một vị lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương cần có những phẩm chất gì?
A. BiÕt nghe lÖnh vua
B. Giái vÒ nghÒ nghiÖp
C. Quyết tâm cứu người
D. Cã lßng nh©n ®øc.
? Nhan đề văn bản này nguyên văn chữ Hán Là Y thiện dụng tâm 
(y: chữa bệnh, thầy thuốc; thiện: giỏi, tốt lành; dụng: dùng, đem dùng; tâm: lòng, tấm lòng). Có sách dịch nhan đề trên là Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng, ở đây dịch: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. Vậy có gì khác nhau? Em tán thành cách nào? Lí do?
HS trả lời
HS nghe
HS trả lời
3 HS đọc nối tiếp
HS kể
HS trả lời
HS: 3 phần
-Phần 1: Từ đầu đến trọng vọng => Giới thiệu thái y lệnh Phạm Bân.
-Phần 2: Tiếp đến mong mỏi => y đức của thái y lệnh
- Phần 3: Còn lại => Hạnh phúc chân chính của bậc lương y
HS đọc đoạn đầu
HS trả lời
-Lai lịch: Cụ tổ bên ngoại của tác giả.
- Chức tước: Thái y lệnh
- Nghề nghiệp: Nghề y gia truyền.
- NhiÖm vô : Phô tr¸ch viÖc kh¸m, ch÷a bÖnh cho vua vµ hoµng téc.
HS
- Có địa vị xã hội.
- Là thầy thuốc giỏi.
HS: Thương người nghèo, trị bệnh cứu sống được nhiều dân thường.
HS thảo luận nhóm, trả lời.
+ Đem của cải trong nhà ra mua thuốc tốt, tích trữ thích gạo.
+ Cho người bệnh nghèo ở trong nhà mình , cấp cơm cháo, chữa trị.
+ Dẫu bệnh dầm dề máu mủ không né tránh
+ Người bệnh chữa khỏi rồi đi.
+ Năm đói dựng thêm nhà cho kẻ đói khát, bệnh tật đến ở.
+ Cứu sống được hàng ngàn người.
HS: Chọn lọc những chi tiết có ý nghĩa, những hình ảnh thực để nêu bật việc làm của Phạm Bân.
HS trả lời 
HS: Xác định chuyện thật-> đặc điểm truyện trung đại và giới thiệu chủ đề văn bản.
HS: Cùng một lúc phải lựa chọn một trong hai việc:
- Người đàn bà dân thường bệnh nguy kịch, máu chảy như xối. Mặt mày xanh lét
-Một quý nhân trong cung bị sốt 
HS: Hai bệnh nhân 
-Nếu chữa bệnh cho người nông dân: Làm đúng lương tâm thầy thuốc à Mắc tội khi quân, có thể mất mạng
-Nếu chữa bệnh cho bậc quý nhân: Trọn bổn phận bề tôi, bảo toàn mạng sống, đợc hưởng danh lợi à Trái với lương tâm thầy thuốc 
Hs: “ Mệnh sống của người nhà này chỉ trong khoảnh khắc. Tôi hãy cứu họ trước, lát nữa sẽ đến vương phủ.
HS: Câu chuyện thầy thuốc Tuệ Tĩnh vì thầy thuốc Tuệ Tĩnh và Thái y lệnh đều hết lòng yêu thương người bệnh, không phân biệt sang hèn, ai nguy kịch thì chữa trước.
HS: Chữa cho người bệnh nguy kịch trước.
HS: Đó chính là nét đẹp thương người như thể thương thânà tính nhân văn của dân tộc Việt Nam được giữ gìn và phát huy.
HS đọc: “Phận làm tôi, sao được như vậy? Ông định cứu tính mạng người ta mà không cứu tính mạng mình chăng?”
HS: Đây là một tình huống thử thách gay go đối với y đức và bản lĩnh của vị Thái y lệnh:
-Giữa việc cứu người dân thường lâm bệnh nguy cấp, nếu không cứu ngay thì chết và phận làm tôi.
- Giữa việc cứu người dân thường lâm bệnh nguy cấp với tính mệnh của mình trước quyền uy của nhà vua.
HS: Tôi có mắc tội cũng không biết làm thế nào.Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu.Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát tội.Tội tôi xin chịu.
HS: Ông đặt mạng sống của người bệnh lên trên hết. Trị bệnh vì người chứ không vì mình. Tin ở việc mình làm, không sợ quyền uy.
HS: Cán bộ phải thường xuyên săn sóc người bệnh như anh em ruột thít của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn.
HS
HS trả lời:
HS: Ngài đến yết kiến, vương quở trách. Ngài bỏ mũ ra, tạ tội, bầy tỏ lòng thành của mình.
HS trả lời: Vua 
+ Lúc đầu tức giận
+ Sau ca ngợi.
HS: Chứng tỏ Trần Anh Vương cũng là một vị minh quân đời Trần: Sáng suốt và nhân đức.Ở thời đại nhà Trần, nước ta đã sản sinh ra được những con người cao đẹp như thế.
HS trả lời
HS đọc đoạn cuối: Về sau à hết
HS trả lời
HS trả lời
HS: Có. Tài đức Thái y lệnh họ Phạm sống mãi vì được con cháu kế tục xứng đáng.
HS : 
- Mình vì mọi người, không phân biệt đối xử sang hèn.
-Thương người như
thể thương thân.
-Lương y như từ mẫu
HS thảo luận nhóm: Câu chuyện ca ngợi một vị lương y nhằm giáo dục con cháu phải tu dưỡng y đức – đạo đức. Đó là cái gốc của người thầy thuốc chân chính, của con người.
HS thảo luận nhóm: Chẳng những giỏi nghề mà còn phải có tấm lòng nhân đức 
“Lương y như từ mẫu”.
HS: Danh y Tuệ Tĩnh, Lê Hữu Trác, Hippocrate,
HS: 
Nghệ thuật
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí.
- Cốt truyện đơn giản, giản dị.
- Xây dựng, khai thác tình huống truyện tiêu biểu, kịch tính, gay cấn.
- Ngôn ngữ đối thoại tự nhiên, sắc sảo, hàm súc.
Nội dung : 
- Ca ngợi phẩm chất cao quý của vị lương y họ Phạm - một lương y chân chính: vừa giỏi về nghề lại giàu y đức.
HS trả lời
HS trả lời
HS:
- Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng:Dường như chỉ có tấm lòng là đủ
- Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng: Vừa có tấm lòng, vừa có tài năng nghề nghiệp.
-> Chọn Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
I. Đọc – Tìm hiểu chung:
1. Tác giả- tác phẩm
 - Hồ Nguyên Trừng (1374 – 1446), con trưởng Hồ Quý Ly.
-Văn bản trích từ thiên thứ 8 của tác phẩm “Nam ông mộng lục”. 
2. Đọc và kể:
3. Từ khó:
4. Thể loại:
- Truyện trung đại
- Phương thức biểu đạt: Tự sự.
5. Bố cục: 3 phần
II. Đọc – Hiểu nội dung:
1.Giới thiệu thái y lệnh Phạm Bân:
-Một lương y có tài trị bệnh, có đức thương người, hết lòng vì người bệnh không vụ lợi.
2. Y đức của Thái y lệnh được thử thách và bộ lộ:
- Tình huống: Có hai người bệnh
+ Người dân bệnh nặng
+ Quý nhân trong cung bị sốt.
àChữa cho người dân thường bệnh nguy kịch trước.
-Kết quả: Cả hai người bệnh được cứu sống.
àGiỏi chuyên môn, nhân đức, thương yêu người bệnh, không phân biệt sang hèn, không sợ quyền uy.
3. Hạnh phúc chân chính của bậc lương y:
- Sự thành đạt, vinh hiển của con cháu.
- Sự ca ngợi của người đời.
=> Thắng lợi của y đức, của bản lĩnh trong đó có lòng nhân ái và trí tuệ.
III. TỔNG KẾT:
IV. LUYỆN TẬP:
BT 1:
Đáp án D
BT 2:
Đáp án B và D
BT3:Bài tập ô chữ
BT4: (BT 2 SGK)
Dặn dò: Học ghi nhớ
 Làm BT 1 SGK
 Ôn tập chuẩn bị thi học kì I

Tài liệu đính kèm:

  • docxThầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.docx