Giáo án Ngữ văn 6 - Tập 1 - Bài 6 - Nguyễn Thị Na

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Hiểu và cảm nhận những nét đặc sắc về nghệ thuật và giá trị nội dung của truyện

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC:

1. Kiến thức

- Nhóm truyện cổ tích ca ngợi người dũng sĩ

- Niềm tin thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà của tác giả dân gian và nghệ thuật tự sự dân gian của truyện cổ tích Thạch Sanh

2. Kĩ năng

- Bước đầu biết cách đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại

- Bước đầu biết trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mình về các nhân vật và các chi tiết đặc sắc trong truyện.

- Kể lại được một câu chuyện cổ tích.

3. Thái độ

- Yêu những việc làm tốt đẹp, ghét những điều xấu, điều ác.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 Vấn đáp – Phân tích – Bình giảng

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 

doc 8 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1558Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tập 1 - Bài 6 - Nguyễn Thị Na", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 Ngày soạn:18/09/2014
 Tiết PPCT: 21-22 Ngày dạy:21/09/2014
	Văn bản: 	THẠCH SANH 
 (Truyện cổ tích)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu và cảm nhận những nét đặc sắc về nghệ thuật và giá trị nội dung của truyện
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC:
1. Kiến thức
- Nhóm truyện cổ tích ca ngợi người dũng sĩ
- Niềm tin thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà của tác giả dân gian và nghệ thuật tự sự dân gian của truyện cổ tích Thạch Sanh
2. Kĩ năng
- Bước đầu biết cách đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại
- Bước đầu biết trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mình về các nhân vật và các chi tiết đặc sắc trong truyện.
- Kể lại được một câu chuyện cổ tích.
3. Thái độ
- Yêu những việc làm tốt đẹp, ghét những điều xấu, điều ác.
C. PHƯƠNG PHÁP: 
 Vấn đáp – Phân tích – Bình giảng
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh
 LỚP 6A4: VẮNG..
LỚP 6A5: VẮNG..
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài cũ của HS. 
3. Bài mới: 
Trong kho tàng văn học dân gian, bên cạnh truyền thuyết lấp lánh những sự thật lịch sử xen lẫn chi tiết kì ảo hoang đường thì còn có thể loại cổ tích rất hay khiến cho nhiều thế hệ yêu thích.Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về truyện cổ tích Thạch Sanh.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
 TIẾT 21
Hoạt động 1: GIỚI THIỆU CHUNG
GV cho HS tìm hiểu sơ lược về khái niệm truyện cổ tích
Hoạt động 2:ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 
Gv hướng dẫn HS đọc văn bản chậm rãi, lắng sâu, Gv đọc mẫu.
- Hs: Đọc hết văn bản, giải nghĩa một số từ khó
- Gv & Hs tóm tắt truyện, Hs tóm tắt 
- Gv:Có thể chia văn bản thành mấy phần
- Hs: 3 phần 
GV: Theo em nhân vật chính trong truyện là ai? 
GV:Thạch Sanh ra đời có gì khác thường?có gì bình thường?
GV: Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy là tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?
HẾT TIẾT 21 CHUYỂN TIẾT 22
GV: Trước khi kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã trải qua những thử thách nào? 
GV: Em có nhận xét gì về những thử thách đó?
 Những thử thách sau bao giờ cũng cao hơn thử thách trước
GV: Vậy kết cục về số phận của Thạch Sanh như thế nào?
GV: Qua những lần thử thách, Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất quý báu gì?
GV: Từ nhân vật Thạch Sanh, em học tập được điều gì khi đối xử với bạn bè trong môi trường học đường?
GV:Trong truyện này, đối lập với nhân vật Thạch Sanh là nhân vật nào? 
GV: Lí Thông đã làm những gì để hại Thạch sanh?
LT: Lợi dụng, lừa gạt, ám hại và cướp công TS. Vong ơn, bội nghĩa, nham hiểm Bị sét đánh, hóa bọ hung -Gieo gió gặp bão TS: Thạch Sanh là người chất phác, thật thà, dũng cảm –được lấy công chúa và làm vua.-Ơ hiền, gặp lành”
GV:Qua đây em thấy, nhân vật Lí Thông là người như thế nào? 
GV: Vậy kết cục về số phận Lý Thông như thế nào?
GV: Qua cách kết thúc này nhân dân muốn thể hiện ước mơ gì?
GV: Hãy nhắc lại ý nghĩa, nội dung, nghệ thuật đặc sắc của truyện.
.
LUYỆN TẬP
HS thay nhau kể
Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Bài cũ:
- Bám sát nhân vật chính Thạch Sanh để kể diễn cảm truyện theo trình tự các chiến công
Bài mới: Đọc trước các ví dụ và trả lời các câu hỏi.
I. GIỚI THIỆU CHUNG
- Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ cứu người bị hại
- Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin vào đạo đức công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
 1.Đọc
 2.Tìm hiểu văn bản
a.Bố cục: 3 phần
* Mở truyện: Nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh
* Thân truyện: Những chiến công của Thạch Sanh
* Kết truyện:Thạch Sanh nối ngôi vua
b. Phân tích
b.1. Sự ra đời của Thạh Sanh 
- Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai vào bà lão, sinh ra Thạch Sanh.
- Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh.
- Được thần dạy võ nghệ và nhiều phép thần
- TS Sống và lớn lên bằng nghề đốn củi.
à Nhân vật Thạch Sanh rất gần gũi với nhân dân lao động. Sự kì lạ ấy hứa hẹn sẽ lập nên nhiều chiến công.
b.2 Những chiến công của Thạch Sanh:
- Dùng búa tiêu diệt chằn tinh.
- Tiêu diệt đại bàng cứu công chúa. Cứu thái tử con vua Thủy Tề.
à Thạch Sanh là người chất phác, thật thà, dũng cảm, có tài năng.
- Tha tội chết cho mẹ con Lí Thông
- Gãy đàn thu phục kẻ thù, nấu cơm đãi lính
à Thạch Sanh rất nhân hậu, độ lượng, yêu chuộng hòa bình.
- Thạch Sanh kết hôn với công chúa, lên làm vua.
* Thạch Sanh là người thật thà, chất phác; dũng cảm và tài năng, có lòng nhân đạo và yêu hoà bình.
b.3. Nhân vật Lí Thông :
- Lừa Thạch Sanh đi canh miếu để thế mạng cho mình.
- Lấp hang để giết Thạch Sanh.
- Cướp công của Thạch sanh : diệt chằn tinh, cứu công chúa.
à Lí Thông là kể xảo trá, vong ơn bội nghĩa, độc ác, cuối cùng bị trừng trị thích đáng.
3.Tổng kết
a.Nghệ thuật
- Sử dụng nhiều chi tiết thần kì: Cung tên vàng, tiếng đàn, niêu cơm
- Tình hướng truyện hấp dẫn, tự nhiên
- Kết thúc có hậu.
b.Nội dung
*Ý nghĩa: Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng của những con người chính nghĩa, lương thiện.
III. LUYỆN TẬP
Kể diễn cảm truyện Thạch Sanh
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: 
- Đọc kĩ truyện, nhớ các chiến công của Thạch Sanh; kể lại được từng chiến công theo đúng trình tự.
- Tập trình bày những cảm nhận, suy nghĩ về các chiến công của Thạch Sanh.
* Bài mới: Soạn bài Chữa lỗi dùng từ. 
E. RÚT KINH NGHIỆM
.
Tuần 6 Ngày soạn: 22/09 /2014
Tiết PPCT:23 Ngày dạy: 25/09/2014
Tiếng việt: CHỮA LỖI DÙNG TỪ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nhận ra các lỗi do lặp từ và lẫn loan giữa các từ gần âm
- Biết cách chữa các lỗi do lặp từ và lẫn loan những từ gần âm
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC:
1. Kiến thức
- Các lỗi dùng từ: lặp từ, lẫn loan những từ gần âm
- Cách chữa các lỗi lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm
2. Kĩ năng
- Bước đầu có kĩ năng phát hiện lỗi, phân tích nguyên nhân mắc lỗi dùng từ
- Dùng từ chính xác khi nói viết
3. Thái độ
- Tránh các lỗi dùng từ đã nêu khi giao tiếp
C. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn – Thảo luận – Quy nạp
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh
LỚP 6A4: VẮNG..
LỚP 6A5: VẮNG..
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Lấy 1 ví dụ về từ nhiều nghĩa. Đặt câu với từ nhiều nghĩa vừa tìm
3. Bài mới: 
Trong lời nói hằng ngày của chúng ta và ngay cả trong văn viết việc dùng nghĩa, sai lỗi chính tả rất phổ biến. Để giúp các em khắc phục những sai sót khi dung từ, chúng ta cùng tìm hiểu bài học này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Hoạt động 1: TÌM HIỂU CHUNG
Lặp từ 
- GV treo bảng phụ, cho học sinh đọc và gạch dưới những từ giống nhau trong hai đoạn văn trên.
GV: Việc lặp từ ở câu a có gì khác so với việc lặp từ ở câu b.(Xác định tác dụng của việc lặp từ trong câu)
GV: Từ việc phân tích trên, em cho biết đâu là phép lặp, đâu là lỗi lặp? Em sẽ sửa lại câu có lỗi lặp như thế nào?
- GV treo bảng phụ nêu một số ví dụ để các em phân biệt giữa phép lặp và lỗi lặp.
a/ Trời xanh đây là của chúng ta 
 Núi rừng đây là của chúng ta
b/ Trường em trồng rất nhiều cây bàng. Cứ mỗi độ đông về, lá bàng rơi đầy sân và chúng em thay nhau quét lá bàng.
 c/“Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh đạo vĩ đại. Gần trọn cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cho dân nước không chỉ lo cho vận mệnh chung của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chăm chút đến cuộc sống của mỗi người dân. Vì vậy không ai không kính yêu chủ tịch Hồ Chí Minh”. 
(?) Hãy tìm và thay thế những từ bị lặp lại bằng từ khác thích hợp hơn.
 (Thảo luận)
(?) Theo em, do đâu mà chúng ta mắc phải lỗi lặp từ? Làm thế nào để khắc phục? (HSTL)
+Lẫn lộn giữa các từ gần âm
(?) Trong 2 câu trên bảng phụ những từ nào dùng không đúng?
(?) Theo em nguyên nhân mắc các lỗi trên là gì? 
- GV: Vì thế, chúng ta nên cẩn thận, dùng từ cho chính xác. Nếu không nhớ rõ nghĩa của từ hoặc không nhớ hình thức ngữ âm của từ thì không nên dùng.
(?) Hãy viết lại các từ dùng sai cho đúng
Hoạt động 2 : LUYỆN TẬP
Bài 1: Hãy lược bỏ những từ trùng lặp trong các câu sau :
 a. Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng đều rất lấy làm quí mến bạn Lan .
b. Sau khi nghe cô giáo kể câu chuyện ấy, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện ấy vì nhân vật ấy ( họ ) đều là những nhân vật ( người ) có phẩm chất đạo đức tốt đẹp c. Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưỡng thành, lớn lên.
Bài 2: Hãy thay từ dùng sai trong các câu dưới đây bằng những từ khác. Theo em nguyên nhân chủ yếu của việc dùng sai đó là gì ?
- Hs: Tìm từ thay thế, giaỉ thích vì sao.
Hoạt động 3:HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Bài cũ:
- Xem lại cách sửa một số lỗi dùng từ trong bài, phát hiện lỗi dùng từ trong vở của các em. – 
Bài mới:
Chuẩn bị bài cho tiết sau:Chữa lỗi dùng từ ( tt ).
Đọc bài, phát hiện lỗi và tìm cách sửa lỗi trước.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Lặp từ 
- Tre: lặp lại 7 lần.
- Giữ: lặp lại 4 lần.
-Anh hùng: lặp lại 2 lần
à Nhằm mục đích nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu hài hòa như một bài thơ cho văn xuôi
b/ Truyện dân gian ( 2lần )
- Đây là lỗi lặp. Có thể sửa lại thành 
- Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo.
2. Lẫn lộn các từ gần âm
a. Thăm quan à tham quan.
b. Nhấp nháy à mấp máy.
- Nguyên nhân: không nhớ chính xác hình thức ngữ âm của từ.
II. LUYỆN TẬP
Bài 1 .
a. Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều rất quí mến (bỏ: bạn, ai, cũng, rất, lấy, làm, Lan).
b. Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những câu chuyện trong nhân vật ấy, vì họ đều là những người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.( bỏ “câu chuyện ấy” thay “ Câu chuyện này” bằng “Chuyện ấy”, Thay “nhân vật ấy” bằng đại từ thay thế “họ”, thay “những nhân vật” bằng “những người”.
c. Quá trình con người vượt núi cũng là quá trình con người trưởng thành.(bỏ “lớn lên” vì nghĩa của từ này trùng với “trưởng thành”
Bài 2: a. Có thể sửa lại như sau:
 Tiếng Việt có khả năng diễn tả sinh động mọi trạng thái tình cảm của con người( sinh động: có khả năng gợi ra những hình ảnh nhiều dáng vẻ khác nhau, hợp với hiện thực của đời sống, linh động: không quá câu nệ vào nguyên tắc).
b. Có một số bạn còn bàng quan với lớp.
(bàng quan: đứng ngoài cuộc mà nhìn, coi là không có quan hệ với mình, bàng quang: bọng chứa nước tiểu)
- hủ tục: phong tục đã lỗi thời
- thủ tục: những việc phải làm theo qui định)
 àNguyên nhân mắc lỗi: nhớ không chính xác hình thức ngữ âm.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: Nhớ hai lỗi dùng từ: Lặp từ, lẫn lộn từ gần âm để có ý thức tránh mắc lỗi.
- Lập bảng phân biệt từ gần âm để dùng từ chính xác.
* Bài mới: Soạn bài Chữa lỗi dùng từ ( tt ) .
E. RÚT KINH NGHIỆM
..
Tuần 6 Ngày soạn: 22/09/2014
Tiết PPCT: 24 Ngày dạy:25/09/2014
Tiếng việt: CHỮA LỖI DÙNG TỪ( Tiếp theo)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nhận biết lỗi do dùng từ không đúng nghĩa
- Biết cách chữa lỗi do dùng từ không đúng nghĩa
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Lỗi do dùng từ không đúng nghĩa
- Cách chữa lỗi do dùng từ không đúng nghĩa
2. Kĩ năng
- Nhận biết từ dùng không đúng nghĩa
- Dùng từ chính xác, tránh lỗi về nghĩa của từ
3. Thái độ
- Có thái độ đúng đắn khi nói năng và sử dụng từ ngữ
C. PHƯƠNG PHÁP: 
 Phát vấn – Quy nạp
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: 
LỚP 6A4: VẮNG..
LỚP 6A5: VẮNG..
2. Kiểm tra bài cũ
- Đọc đoạn văn sau, xác định xem đoạn văn có lỗi dùng từ không? Đó là những lỗi nào? Hãy sửa lại cho phù hợp: “Bé Tin dễ thương lắm. Bé Tin có khuôn mặt tròn và xinh. Và đôi mắt bé Tin cứ sáng lấp lánh như sao. Và nhất là cài miệng bé luôn cười chúm chím thật đáng yêu”
3. Bài mới: 
Trong khi giao tiếp cũng như tạo lập một văn bản chúng ta vẫn có thói quen sử dụng một số từ ngữ chưa đúng nghĩa, chưa đúng hoàn cảnh. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ đi phát hiện và sửa các lỗi hay mắc phải khi nói và viết.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
 Hoạt động 1: TÌM HIỂU CHUNG
- GV mời học sinh đọc các câu trong bảng phụ.
(?) Theo em, các câu trên, từ nào dùng chưa đúng?
(?) Vì sao những từ ấy là những từ dùng sai?
(?) Vậy nghĩa đúng của các từ trên là gì?
(?) Qua việc giải nghĩa từ, em hãy đặt câu với mỗi từ ấy.
(?) Hãy thay các từ trên bằng những từ khác cho hợp nghĩa.
(?) Những nguyên nhân chính dẫn đến việc dùng sai nghĩa là gì?
(?) Vậy có thể khắc phục những lỗi sai ấy bằng cách nào?
Hoạt động 2: LUYỆN TẬP
GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong SGK
Bài 1: HS trả lời nhanh
Bài 2: GV gọi hs lên bảng làm
 Bài 3: GV gọi hs đứng tại chỗ trả lời.,
Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Bài cũ: - Trao đổi vở cho nhau. Phát hiện và sửa lỗi cho nhau. Từ đó lập bảng phân biệt từ dùng đúng dùng sai
 Bài mới: Đọc trước bài và soạn các câu hỏi trong phần Đọc – hiểu văn bản.
- Hướng dẫn kiểm tra văn 
Cách ôn tập: Tóm tắt truyện, nắm thể loại, kiểu nhân vật và ý nghĩa của truyện
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Dùng từ không đúng nghĩa
Ví dụ: 
- Yếu điểm ® khuyết điểm
- Đề bạt ® bầu, chọn, cử
- Chứng thực ® chứng kiến
2. Ghi nhớ: SGK
+ Nguyên nhân:
 - Không biết nghĩa
 - Hiểu sai nghĩa
 - Hiểu nghĩa không đầy đủ
+ Cách khắc phục: 
 - Không hiểu hoặc hiểu chưa rõ nghĩa thì chưa dùng
 - Khi chưa hiểu nghĩa ta cần tra từ điển
II. LUYỆN TẬP
Bài 1: Các kết hợp đúng:
Bản tuyên ngôn	
 Tương lai xán lạn
Bôn ba hải ngoại	
 Bức tranh thủy mặc 	
 Nói năng tuỳ tiện
Bài 2: 
a. Khinh khỉnh: tỏ ra kiêu ngạo và lạnh nhạt; ra vẻ không thèm để ý đến người đang tiếp xúc với mình
b. Khẩn trương: nhanh, gấp và có phần căng thẳng
c. Băn khoăn: không yên lòng vì có những điều phải suy nghĩa, lo liệu
Bài 3: HS thảo luận (2 nhóm 1 câu)
- Thay từ “đá” bằng từ “đấm” hoặc thay từ “tống” bằng từ “tung”
- Thay từ “thực thà” bằng “thành khẩn”, thay từ “bao biện” bằng “ngụy biện”
- Thay từ “tinh tú” bằng “tinh tuý”
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Bài cũ:
- Lập bảng phân biệt các từ dùng sai, dùng đúng.
- Xem lại các bài tập chữa lỗi dùng từ để tránh sai
Bài mới: Soạn bài Em bé thông minh
+ Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra Văn: 
- GV phát đề cương cho HS ôn tập.
- Đọc lại các văn bản đã học, nắm ghi nhớ từng bài
- Nắm thể loại của từng văn bản.
- So sánh sự giống và khác nhau của 2 thể loại truyền thuyết và cổ tích. 
E. RÚT KINH NGHIỆM
..

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngữ Văn 6 Tuần 6 - Nguyễn Thị Na.doc