Giáo án Ngữ văn 6, tập 1 - Bìa 13, 14, 15

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp hs

- Tập giải quyết một số đề bài tự sự tưởng tượng sáng tạo.

- Tự lập dàn bài cho đề tưởng tượng.

- GDHS ý thức tự tưởng tượng trong khi làm bài.

- Ra đề bài về chủ đề môi trường bị thay đổi để giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường.

II. Chuẩn bị:

- GV: Bảng phụ ghi dàn bài để cho HS đối chiếu.

- HS: Lập trước các dàn bài của các đề trong sgk

III. Tiến trình dạy – học:

1. Kiểm tra bài cũ:

? Em hiểu thế nào là kể chuyện tưởng tượng?

2. Bài mới:

 

doc 6 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1823Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6, tập 1 - Bìa 13, 14, 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16 Ngày day: 7, 9/12
Tiết: 59 & *	LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp hs
- Tập giải quyết một số đề bài tự sự tưởng tượng sáng tạo.
- Tự lập dàn bài cho đề tưởng tượng.
- GDHS ý thức tự tưởng tượng trong khi làm bài.
- Ra đề bài về chủ đề môi trường bị thay đổi để giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Bảng phụ ghi dàn bài để cho HS đối chiếu.
- HS: Lập trước các dàn bài của các đề trong sgk
III. Tiến trình dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ:
? Em hiểu thế nào là kể chuyện tưởng tượng?
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: HD HS ôn lại phần lí thuyết:
 Gv cho hs ôn lại khái niệm kể chuyện tưởng tượng.
HĐ 2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu một số bài tập.
GV: Bài văn kể chuyện gồm mấy phần, nội dung của các phần ntn? Em hãy thực hiện cho đề bài văn?
HS: Bài văn kể chuyện tưởng tượng gồm ba phần
GV: Sau 10 năm tuổi em sẽ là bao nhiêu? Khi đó em là người ntn?
HS: Sau 10 năm nữa tuổi em sắp xỉ gần gấp đôi tuổi bây giờ. Lúc đó có thể em đã thành đạt về một lĩnh vực nào đó trong xã hội.
GV: Trường sau 10 năm có sự thay đổi như thế nào?
HS: Cổng trường, sân trường, phòng học có thể khang trang hơn, có thể có nhiều phòng đã bị thay thế bằng những phòng khác..., có thể có nhiều nhà cao tầng mọc lên thay thế cho những phòng học dột nát trước đây. Sân trường có nhiều bóng mát hơn.
GV: Khi trở lại trường cũ gặp lại thầy cô, bạn bè em sẽ có cảm tưởng ntn? 
HS: Cảnh gặp mặt sẽ rất vui vẻ, kể cho nhau nghe nhiều câu chuyện. thầy cô đã già đi nhiều, tóc đã bạc, nhiều thầy cô đã về hưu. Bạn bè cũng khác xưa nhiều lắm...
GV: Trước sự thay đổi như thế em có suy nghĩ gì?
 HS: Xao xuyến, không muốn rời đi.
GV: HD HS chọn loài động vật gần gũi ở đia phương như: cò, tôm, cá...
Gợi ý cho học sinh về những biến đổi của khí hậu môi trường:
- Những biến đổi về môi trường : thủng tầng ôzôn, nhiệt độ trái đất nóng lên, băng ở Bắc cực tan, thiên tai, lũ lụt, sóng thần, hạn hán... đang đe dọa sự sống của các loài động vật và cả con người...
- Khí hậu biến đổi khiến môi trường sống biến đổi theo: Băng tan gây khó khăn cho loài gấu trắng Bắc cực. Cháy rừng đe dọa sự sống của các sinh vật trong rừng. Hạn hán gây ra sa mạc hóa các vùng đất màu mỡ, gây ra tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng.
- Ngoài ra còn ô nhiễm nguồn nước do rác thải của nhà máy khiến cho SV bị chết. Tràn dầu do dắm tàu...
Hđ3: Thực hiện luyện kể
- Gv cho hs thực hiện bài tự kể của mình
- Hs kể chuyện- gv nhận xét và uốn nắn cách kể.
I/ Ôn lại nội dung kể chuyện tưởng tượng.
II/ Luyện tập:
 Đề bài1: Em hãy tưởng tượng sự thay đổi của trường em sau 10 năm.
 Dàn bài
A. Mở bài: Em về thăm trường cũ vào dịp nào, lí do về thăm trường cũ.(ví dụ ngày hội trường)
B. Thân bài:
- Cổng trường, tên trường đẹp hơn...
- Cây cối, vườn hoa có gì thay đổi...
- Nhà trường có thêm những ngôi nhà mới nào...
- Các phòng thiết bị hiện đại: Phòng vi tính, phòng thí nghiệm, phòng thư viện...
- Các thầy cô giáo quen thuộc đã già đi, thầy cô có nhận ra em không? Em và thây cô đã nói gì với nhau. Có thêm những thầy cô giáo mới...
- Các bạn cùng lớp giờ đã lớn: Bạn này làm kĩ sư, bạn kia làm bác sĩ, bạn nọ đã du học nước ngoài, có bạn đã đi làm nhiều năm, có bạn gái đã lấy chồng ...
C. Kết bài: 
- Cảnh chia tay.
- Tâm trạng lúc chia tay: Cảm động, yêu thương và tự hào về nhà trường, về bạn bè...
Đề bài 2: Háy tưởng tượng bạ là một động vật hoang dã, nơi sinh sống của bạn đang bị đe dọa bởi những biến động của khí hậu và mmooi trường. Bạn hãy viết một bức thư gửi cho con người trên Trái Đất, bày tỏ với họ xem con người có thể làm gì nhằm giúp bạn sống sót.
DÀN BÀI
 A. Mở bài: Giới thiệu mình là một loài vật nào đó, nơi mình đang ở bị đe dọa vê môi trường, viết thư cho người Trái Đất...
B. Thân bài:
Nêu nguy cơ đe dọa:
- Khan hiếm thức ăn, mất nguồn nước uống, mất nơi trú ngụ (tùy loài mà tưởng tượng)
- Đề xuất được những việc con người càn làm để loài động vật em hóa than được sống sót.
C. Kết bài: Khẳng định bảo vệ môi trường cứu loài động vật cũng là bảo vệ đời sống và sự sinh tồn của loài người. 
3. Củng cố: Gv củng cố lại nội dung toàn tiết học.
4. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Gv dặn hs học bài, tập tưởng tượng.
- Chuẩn bị bài: Động từ
 --------------------------------------------------------------------------------
Tuần 16 Ngày dạy: 11/12
Tiết 60	CỤM ĐỘNG TỪ
I. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp hs
- Nắm được đặc điểm và cấu tạo của cụm động từ.
- Phân biệt được khả năng kết hợp của cụm động từ.
- Thực hành để nhận biết cụm động từ và cấu tạo cụm động từ.
II. Chuaån bò:
GV: Baûng phuï ghi ví duï
HS: Soaïn caùc caâu hoûi trong sgk
III. Tieán trình leân lôùp:
1. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy nêu đặc điểm của động từ vaø chức năng cú pháp của động từ?
2. Giôùi thieäu baøi:	
3. Tiến trình dạy- học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Noäi dung
Hđ1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học
Bước1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu đặc điểm của cụm động từ
- Gv gọi hs đọc bài tập trong sgk
? Em hãy chỉ ra các từ in đậm trong sgk bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
nào?
 HS: Traû lôøi
GV: Em hãy nhắc lại đặc điểm của động từ?
- Hstl đặc điểm của động từ đã học ở tiết tröôùc.
 Động từ kết hợp với một số phụ ngữ đi kèm để tạo cụm động từ.
GV: Em hiểu thế nào là cụm động từ?
HS: Cụm động từ là do một tổ hợp gồm nhiều từ do động từ và một số phụ ngữ khác đi kèm.
GV: Hoạt động và ý nghĩa của cụm động từ trong câu ntn?
Bước 2: Gv cho hs tìm hiểu về cấu tạo của cụm động từ.
GV: hướng dẫn hs tìm hiểu các ví dụ trong sgk và kẻ mô hình cụm động từ.
GV: cho hs xác định cụm động từ trong câu rồi cho hs điền vào mô hình
GV: Em hãy cho biết nội dung ý nghĩa của các phần của cụm động từ?
HS: Phần trung tâm của cụm động từ thường do động từ đảm nhiệm.
 Phần trước có ý nghĩa của các phụ ngữ chỉ không gian, sự tiếp diễn tương tự, sự khẳng định hay phủ định.
 Phần sau là những từ đối tượng, địa điểm, hướng...
Hđ3: Gv cho hs thực hiện phần bài tập trong sgk
Bài tập 2, 3 gv cho hs thực hiện theo nhóm. 
- Đại diện các nhóm trình bày .
Bài tập 3 gv hướng dẫn hs viết đoạn văn ngắn có sử dụng động từ..
I/ Đặc điểm của cụm động từ
1. Ví dụ: Sgk
Các từ in đậm đó bổ sung ý nghĩa cho các động 
từ đi kèm
 Đã (đi) nhiều nơi.
 Cũng (ra) những câu đố oái oăm
 Để (hỏi) mọi người.
2. Keát luaän: Cụm động từ laø một tổ hợp gồm nhiều từ do động từ và một số phụ ngữ khác đi kèm.
- Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và cấu tạo phức tạp hơn động từ.
- Hoạt động trong câu của cụm động từ giống động từ
II/ Cấu tạo cụm động từ.
 Mô hình cụm động từ
P. trước
P. T . T
 P Sau
đã
cũng
để
đi
ra
hỏi
nhiều nơi.
những câu đố oái oăm.
mọi người.
- Phần trung tâm : thường do động từ đảm nhiệm.
- Phần trước: Là những từ chỉ không gian, sự tiếp diễn tương tự, khuyến khích hay ngăn cản.
- Phần sau: Là những từ chỉ đối tượng, địa điểm, hướng.
*Ghi nhớ: Sgk/ 148.
III/ Luyện tập:
Bài tập1,2: Xác định cụm động từ và điền vào mô hình cụm động từ.
P.trước
 P.T.T
 P. sau
đang
muốn
đành
để có thì giờ
đùa nghịch
yêu thương
kén
tìm cách giữ
đi hỏi
ở sau nhà
Mị Nương hết mực.
cho con một người chồng
 sứ thần ở công quán
ý kiến em bé thông 
minh nọ
Bài tập 3: Viết đoạn văn có sử dụng động từ.
4. Củng cố: Gv củng cố lại phần kiến thức đã học.
5. Hướng dẫn học ở nhà: học bài và chuẩn bị bài: Tính từ và cụm tính từ
 -----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần: 16 Ngày dạy: 11/12
Tiết: 63 	TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ
I. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp hs
- Nắm được đặc điểm của tính từ và một số tính từ cơ bản.
- Nắm được cấu tạo của cụm tính từ.
- Giúp hs biết cách sử dụng tính từ và cụm tính từ.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi ví dụ, bài tập
- HS: Đọc và làm trước các ví dụ, bài tập
III. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: 
? Cụm động từ là gì? Lấy ví dụ, vẽ mô hình cụm động từ và điển ví dụ vào mô hình cho phù hợp.
2. Bài mới:
	Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu đặc điểm của tính từ và cấu tạo cụm tính từ.
Bước1: Tìm hiểu đặc điểm của tính từ.
HS: đọc ví dụ sgk
GV: Em hãy tìm những từ chỉ tính chất, đặc điểm của sự vật, sự việc trong câu?
HS: Từ chỉ đặc điểm sự vật: bé, oai.
 Từ chỉ tính chất, màu sắc: vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi.
GV: Em hãy so sánh khả năng kết hợp với các từ xung quanh của động và tính từ?
HS: Động từ và tính từ đều có khả năng kết hợp với các từ chỉ thời gian và sự tiếp diễn tương tự(đã, sẽ, đang, cũng, vẫn.) nhưng với các từ ( hãy, đừng, chớ) thì sự kết hợp của tính từ bị hạn chế.
GV: Em hãy so sánh chức vụ ngữ pháp ở trong câu của động từ và tính từ?
HS:Tính từ và động từ đều có khả năng làm chủ ngữ trong câu. Song đối với tính từ làm vị ngữ thì bị hạn chế hơn so với động từ.
Bước 2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu các loại tính từ.
GV: trong các tính từ vừa tìm được ở ví dụ, tính từ nào có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ và những từ nào không thể kết hợp được?
Bước 3: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu cấu tạo cụm tính từ.
HS: đọc ví dụ trong sgk.
GV: Em hãy xác định cụm tính từ trong câu?
HS: Đã rất yên tĩnh.
 Nhỏ lại.
 Sáng vằng vặc ở trên không.
GV: Dựa vào đặc điểm của cụm tính từ, em hãy điền vào mô hình của cụm tính từ?
HS: điền vào mô hình cụm tính từ
GV: Em hãy nêu ý nghĩa của các phần trong cụm tính từ?
HS: dựa vào ghi nhớ sgk để trả lời.
Hđ2: Gv cho hs thực hiện phần luyện tập trong sgk
GV: Hãy xác định cụm tính từ và điền vào mô hình.
- GV cho hs thực hiện bài tập 1 và 2 theo nhóm học tập. 
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV kết luận và ghi bảng
GV: Việc dùng các tính từ và phụ từ so sánh có tác dụng phê bình và so sánh ntn?
GV: Em có suy nghĩ gì về cách dùng động từ và tính từ trong những lần ông lão ra biển gặp cá vàng?
I. Đặc điểm của tính từ.
1. Ví dụ: sgk
- bé, oai: " Từ chỉ đặc điểm sự vật
- vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi: " Từ chỉ tính chất màu sắc.
2. Kết luận:
- Tính từ kết hợp được với: đã, sẽ, đang, vẫn, cũng. Nhưng kết hợp với: hãy, đừng, chớ lại bị hạn chế.
- Tính từ làm chủ ngữ khi làm vị ngữ bị hạn chế hơn so với động từ
* Ghi nhớ: sgk/154.
II. Các loại tính từ
- Tính từ chỉ đặc điểm tương đối có thể kết hợp được với những từ chỉ mức độ
- Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối không thể kết hợp với các từ chỉ mức độ.
* Ghi nhớ: sgk/154.
III. Cấu tạo cụm tính từ
1. Ví dụ: Sgk
Mô hình cụm tính từ.
 P trước
 P. T.T
 P. sau
đã rất
 yên tĩnh
 nhỏ
lại
 sáng
vằng vặc ở trên không
* Ghi nhớ: Sgk/155.
IV. Luyện tập:
Bài tập1,2: xác định cụm tính từ và điền vào mô hình
P.trước
P.T.T
P.sau
sun sun
như con đĩa
chần chẫn
như cái đòn càn
bè bè
như quạt thóc
tun tủn
như chổi sể cùn
sừng sửng
như cột đình
- Từ ngữ gợi hình, gợi cảm( từ láy).
- Từ ngữ so sánh tầm thường.
- Nhận thức hạn hẹp, chủ quan.
Bài tập 3: so sánh cách dùng từ và tính từ
- gợn sóng êm ả.
- nổi sóng.
- nổi sóng dữ dội 
- nổi sóng mù mịt.
- nổi sóng ầm ầm.
" mạnh mẽ và dữ dội hơn
Kí duyệt: 7/12/2009
Nguyễn Thị Hương
3. Củng cố: GV củng cố khái quát lại nội dung bài học.
4. Dặn dò: GV dặn hs học bài và về chuẩn bị bài: Ôn tập văn học.
 ------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 16.doc