Giáo án Ngữ văn 6 - Tập 1 - Cây bút thần

A: Mức độ cần đạt:

 Giúp học sinh:

Hiểu nôị dung ý nghĩa của truyện cổ tích Cây bút thần và một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc tiêu biểu của truyện.

 Rèn kĩ năng đọc, kể diễn cảm , cảm thụ văn bản.

B: Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:

 1: Kiến thức:

 - Quan niệm của nhân dân về tài năng nghệ thuật và ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.

 - Cốt truyện hấp dẫn với nhiêu yếu tố thần kì.

2: Kĩ năng:

- Đọc- hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì về kiểu nhân vật thông minh tài giỏi.

- Nhận ra và phân tích được các chi tiết nghệ thuật kì ảo trong truyện.

- Kể lại được câu chuyện.

3. Thái độ: Có ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

C: Hoạt đồng trên lớp:

 Bài cũ:

Side câu hỏi trắc nghiệm.

 Bài mới:

Side hình ảnh cây bút.-> Vào bài mới.

 Truyện cổ tích kể về người thông minh tài giỏi có ở nhiều nước trên thế giới. Mỗi truyện đem đến cho bạn đọc 1 sư thích thú và suy nghĩ riêng. Truyện về cây bút thần cho ta hiểu thêm về điều gì?

 

doc 5 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 3238Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tập 1 - Cây bút thần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THAO GIẢNG
Môn: Ngữ văn 6
Ngày soạn: 20/10/2014
Ngày dạy : 30/10/2014
Lớp: 6D
 Bài 8 Tiết 37 -38 
 Hướng dẫn học thêm - Văn bản: 
 CÂY BÚT THẦN
 	 (Truyện cổ tích)
A: Mức độ cần đạt: 
 Giúp học sinh: 
Hiểu nôị dung ý nghĩa của truyện cổ tích Cây bút thần và một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc tiêu biểu của truyện.
 Rèn kĩ năng đọc, kể diễn cảm , cảm thụ văn bản. 
B: Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: 
 1: Kiến thức: 
 - Quan niệm của nhân dân về tài năng nghệ thuật và ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.
 - Cốt truyện hấp dẫn với nhiêu yếu tố thần kì.
2: Kĩ năng: 
Đọc- hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì về kiểu nhân vật thông minh tài giỏi.
 Nhận ra và phân tích được các chi tiết nghệ thuật kì ảo trong truyện.
 Kể lại được câu chuyện.
3. Thái độ: Có ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
C: Hoạt đồng trên lớp: 
 Bài cũ: 
Side câu hỏi trắc nghiệm.
 Bài mới: 
Side hình ảnh cây bút.-> Vào bài mới.
 Truyện cổ tích kể về người thông minh tài giỏi có ở nhiều nước trên thế giới. Mỗi truyện đem đến cho bạn đọc 1 sư thích thú và suy nghĩ riêng. Truyện về cây bút thần cho ta hiểu thêm về điều gì? 
 Hoạt động của giáo viên- học sinh
 Nội dung cần đạt
 H. Văn bản thuộc thể loại nào? 
* Thảo luận nhóm: 
N1H.Truyện có thể chia làm mấy đoạn? Hãy nêu ý chính của mỗi đoạn? 
1.Từ đầu -> lấy làm lạ.= ML học vẽ và có được cây bút thần.
2. Tiếp theo -> em vẽ cho thùng.= ML vẽ cho người nghèo khổ.
3. Tiếp theo -> phóng như bay = ML dùng bút thần để chống lại tên điạ chủ.
4. Tiếp theo -> lớp sóng hung dữ = ML dùng bút thần để chống lại tên vua.
5. Tiếp theo -> hết = Những truyền tụng về Mã Lương và cây bút thần.
H. Hãy chia bố cục văn bản theo các phần mở- thân- kết của truyện?
a. Từ đầu Þ lấy làm lạ: giới thiệu nhân vật
b. Tiếp Þ hung dữ: ML với cây bút thần (giúp người nghèo, trừng trị kẻ ác) 
c. Còn lại: Kết thúc truyện (Mã Lương sống mãi trong lòng dân) 
 gv: Có 2 cách chia bố cục của văn bản. 
 N2 H. Kể tóm tắt theo các sự việc chính: 
Gọi HS kể 
-Giới thiệu về Mã Lương và ước mơ của em.
-Mã Lương được thần thưởng cho cây bút thần.
-Mã Lương vẽ các sự vật trở thành vật thật,em vẽ cho người nghèo công cụ lao động.
-Mã Lương bị tên địa chủ bắt vẽ theo ý muốn của hắn,em kiên quyết không vẽ,em trừng trị hắn và bỏ đi vùng khác.
-Mã Lương sơ ý để lộ cây bút thần.
-Mã Lương dùng bút thần trừng trị tên vua độc ác.
-Truyền tụng về Mã Lương
Tóm tắt:
	Mã Lương là một em bé thông minh nghèo khổ, say mê học vẽ, vẽ giỏi, ao ước có một cây bút vẽ. Em được thần thưởng cho cây bút thần. Có bút thần trong tay em vẽ các sự vật trở thành vật thật. Em vẽ cho người nghèo công cụ lao động. Việc đến tai tên địa chủ, em bị hắn bắt về vẽ theo ý hắn. Mã Lương kiên quyết không vẽ rồi trừng trị hắn và bỏ đi vùng khác. Em vẽ tranh để kiếm sống, nhưng sơ ý để lộ tài năng. Vua biết được đã bắt em về vẽ theo ý muốn. Mã Lương chống lại nên bị bắt giam vào ngục. Vua cướp bút thần để vẽ nhưng không thành nên Mã Lương ra. Được thả, em vờ đồng ý, rồi vẽ biển, vẽ sóng to gió lớn trừng trị tên vua tham lam, độc ác. Sau đó, Mã Lương trở về với nhân dân, đem tài năng vẽ cho những người nghèo khổ.
- GV nhận xét
N3.H:Nhân vật trung tâm của truyện? Theo em, nhân vật Mã Lương thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?(khác với nhân vật Thạch Sanh điểm nào) NHân vật trung tâm gắn liền với hình tượng nghệ thuật nào xuyên suốt truyện?
Nhân vật có tài năng kì lạ, nhưng ko phải dũng sỹ có phép thuật mà là tài năng về nghệ thuật. 
GV: Mã Lương thuộc kiểu nhân vật người mồ côi, hoặc người thông minh. Trường hợp này vẫn có thể coi Mã Lương là kiểu truyện về hai như trên, nhưng xét về đặc điểm tiêu biểu thì Kiểu nhân vật có tài năng kỳ lạ là tiêu biểu hơn ở nhân vật này.
*Đó là kiểu nhân vật rất phổ biến trong truyện cổ tích. Đặc điểm tiêu biểu của nhân vật này là mỗi người có một tài năng kỳ lạ, nổi bật nào đó và luôn dùng tài năng đó để làm việc thiện, chống lại cái ác. Chẳng hạn như Thạch Sanh có tài diệt chằn tinh, đại bàng, gảy khúc đàn thần kì ... đó chính là điểm tương đồng của truyện cổ tích nước ta, dân tộc ta với các dân tộc khác...
- Mã Lương và Hình tượng cây bút thần xuyên suốt truyện, góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của truyện và ý đồ nghệ thuật của tác giả dân gian. 
GV: Chúng ta đã và đang tìm hiểu văn bản theo 2 hướng cơ bản : theo cấu trúc văn bản và theo nhân vật. 
H.Theo em văn bản này ta tìm hiểu theo hướng nào? 
Cấu trúc văn bản. 
H. Nhân vật Mã Lương được giới thiệu qua chi tiết nào? (Em biết những gì về hoàn cảnh của Mã Lương?Em có nhận xét gì về hoàn cảnh ấy? - sống trong hoàn cảnh nào?) 
H:Mã Lương có tài gì?Em hiểu gì về “ dốc lòng học vẽ? Vì sao em vẽ giỏi?
 Có tài vẽ, em học vẽ mọi lúc mọi nơi, mọi điều kiện, vẽ trong say mê. 
H.Em có nhận xét gì về đức tính của Mã Lương trong quá trình học vẽ? 
H:Mã Lương có ước mơ gì? Em nhận thấy ước mơ đó ra sao? 
 ƯỚc mơ có được cây bút. Ước mơ giản dị
* Niềm ước ao thật nhỏ nhẹ, giản dị mà đáng trân trọng bởi hoàn cảnh mồ côi, tự kiếm sống qua ngày bằng chính sức lao động của mình, rất vất vả khổ cực song vẫn không che lấp niềm đam mê nghệ thuật.
Và đáng trân trọng biết bao khi mong ước không là cuộc sống xa hoa xua đi nỗi cô đơn, bất hạnh của đời thường, mà chỉ là một cây bút viết để thỏa mãn ước mong của mình mà thôi...
H.Điều ước của em có thành hiện thực không? Cây bút thần đến với em trong hoàn cảnh nào?
* Thảo luận nhóm: 3 nhóm
N1:. Từ khi có bút thần, Mã Lương đã vẽ được tác phẩm như thế nào?
Chiếu side 
N2: Theo em điều gì đã giúp Mã Lương vẽ giỏi như vậy? (Đâu là nguồn gốc thực tế, đâu là nguồn gốc thần kì ?) nguyên nhân nào mang tính quyết định? 
- Nguyên nhân thực tế: Say mê, cần cù, chăm chỉ cùng với sự thông minh và khiếu vẽ sẵn có.
- N.nhân thần kì: Được thần cho cây bút thần bằng vàng có khả năng vẽ ra vật thật.
Đây cũng chính là nguyên nhân đã tô đậm, thần kì hóa tài vẽ của Mã Lương; Đây cũng là sự ban thưởng xứng đáng cho người say mê, có tâm, tài, chí, khổ công học tập.
N3: Tại sao cụ già không ban cho Mã Lương cây bút ngay từ đầu? 
Tài năng là do sự kiên trì rèn luyện chứ không phải muốn là có và đó cũng có thể là quá trình thử thách đối với Mã Lương
H.NHững nguyên nhân trên có quan hệ như thế nào với nhau?
*Những nguyên nhân trên có quan hệ chặt chẽ với nhau “Thần cho Mã Lương cây bút chứ không phải vật gì khác và cũng chỉ có Mã Lương chứ không ai khác được thần cho cây bút thần”. 
-> Phải có đủ các yếu tố trên thì Mã lương mới thành tài thực sự.Hai yếu tố đó không thể tách rời nhau mà có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau,hỗ trợ cho nhau để làm nên tài năng kì lạ của nhân vật. 
* Tóm lại: ML ko phải ngẫu nhiên mà có bút mà là hội tụ của 3 yếu tố: + Tài- năng khiếu.
 + Kiên trì khổ luyện
 + Có công cụ – bút thần
H.Theo em, nhân dân ta quan niệm như thế nào về nghệ thuật?( Nghệ thuật được nuôi dưỡng từ đâu?)
Nuôi dưỡng từ thực tế. Trong cuộc sống. Cuộc sống là khởi nguồn cho nghệ thuật
H.Việc Mã Lương vẽ mọi vật biến thành thật (vẽ chim, chim tung cánh, vẽ cá- cá trườn xuống nước) thể hiện ước mơ gì của nhân dân? 
Tác phẩm đạt đến trình độ tuyệt vời về nghệ thuật
* Liên hệ: 
H. : Em rút ra điều gì ở việc rèn luyện tài năng ở mỗi người?Sự thành công của Mã Lương khiến em nghĩ đến câu tục ngữ, danh ngôn nào về đức tính kiên trì?
(Hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về đức tính kiên trì?)
Có công mài sắt có ngày nên kim. 
Kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ. 
H. Nếu được bút thần em sẽ vẽ những gì? 
Củng cố, 
Side luyện tập
 I:Đọc , hiểu chung:
- Thể loại: cổ tích.
-Kiểu nhân vật chính: Nhân vật có tài năng kì lạ
II:Đọc –hiểu chi tiết:
1: Mã Lương học vẽ và có được cây bút:
- Hoàn cảnh-> Nghèo khổ, côi cút. 
- Bản thân: 
-> say mê, kiên trì khổ luyện thành tài. 
- Được thần thưởng cho bút.
-> Phần thưởng xứng đáng
 - > Phương tiện phát triển tài năng.
=> Quan niệm : nghệ thuật được nuôi dưỡng từ thực tế cuộc sống.
=> Ước mơ khả năng kì diệu của con người.

Tài liệu đính kèm:

  • docCây bút thần.doc