Giáo án Ngữ văn 6 - Tập 1 - Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

A. Mục tiêu cần đạt :

- Giúp hs hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện : chân, tai ,tay, mắt, miệng .

- HS biết rút ra bài học về cách sống, về các mối quan hệ giữa các thành viên trong xã hội qua câu chuyện lý thú của các bộ phận trong cơ thể người .

- Rèn luyện kỹ năng kể chuyện bằng các ngôi kể khác nhau.

- GD hs có ý thức giữ gìn mối đoàn kết, gắn bó, nương tựa vào nhau .

B. Phương tiện thực hiện :

- Chuẩn bị : SGK, SGV, tài liệu tham khảo.

C. Tổ chức giờ học :

* Bài cũ : Nêu bài học rút ra từ 3 truyện: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo ?

* Bài mới:

GV: Đây là một truyện ngụ ngôn mà trong đó nhân vật là những bộ phận của cơ thể con người đã được nhân hoá. Truyện mượn các bộ phận cơ thể người để nói chuyên con người .

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2455Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tập 1 - Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 :
Tiết 45 : Chân , tay, tai, mắt, miệng .
A. Mục tiêu cần đạt :
- Giúp hs hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện : chân, tai ,tay, mắt, miệng .
- HS biết rút ra bài học về cách sống, về các mối quan hệ giữa các thành viên trong xã hội qua câu chuyện lý thú của các bộ phận trong cơ thể người .
- Rèn luyện kỹ năng kể chuyện bằng các ngôi kể khác nhau.
- GD hs có ý thức giữ gìn mối đoàn kết, gắn bó, nương tựa vào nhau .
B. Phương tiện thực hiện :
- Chuẩn bị : SGK, SGV, tài liệu tham khảo. 
C. Tổ chức giờ học : 
* Bài cũ : Nêu bài học rút ra từ 3 truyện: ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo ? 
* Bài mới: 
GV: Đây là một truyện ngụ ngôn mà trong đó nhân vật là những bộ phận của cơ thể con người đã được nhân hoá. Truyện mượn các bộ phận cơ thể người để nói chuyên con người .
- GV gọi hs đọc phân vai 
- Đọc : Đúng tính cách nhân vật :
+ Cô Mắt : ấm ức .
+ cậu Chân, Tay: bực bội, đồng tình .
+ bác Tai: ba phải
I. Đọc - kể- giải thích từ khó:
1. Đọc - kể .
2. Giải thích từ khó .
- GV gọi hs giải thích từ khó : hăm hở, lờ đờ, tê liệt, ăn không ngồi rồi .
H: Truyện có bố cục ntn? 
- Đoạn đầu: than thở, bất mãn-> Chân, Tay đi gặp lão Miệng thì hăm hở, nóng vội -> sau đó thì uể oải, lờ đờ -> đoạn cuối hối hận khi nhận ra sai lầm của mình .
3. Bố cục : 
- Nguyên nhân , tình huống.
- Hành động- kết quả.
- Bài học rút ra .
H: Truyện có bao nhiêu nhân vật? Cách đặt tên cho nhân vật gợi cho em suy nghĩ gì? 
- Có 5 nhân vật nhưng lão Miệng là nhân vật đáng chú ý hơn vì là đầu mối của truyện -> lấy ngay tên các bộ phận cơ thể người để dặt tên cho nhân vật -> dụng ý nghệ thuật
II. Tìm hiểu truyện :
1. Nhân vật: có 5 nhân vật
 -> cách đặt tên của nhân vật giản dị -> có dụng ý nghệ thuật.
H: tại sao lại gọi cô mắt, cậu Tay, cậu Chân...? 
- Miêu tả đặc điểm của nhân vật phù hợp .
+Cô Mắt: nhìn -> duyên dáng .
+ Chân, Tay: quen làm việc -> cậu -> khoẻ .
+ Bác Tai: nghe-> ba phải.
+ Miệng: ăn, mọi người ghét -> lão .
- Biện pháp nhân hoá - ẩn dụ .
+ Xưng hô: cô, cậu, bác lão -> phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng
H: Vì sao cô Mắt, cậu Tay, Chân lại so bì với lão Miệng? 
- So bì với lão Miệng vì họ làm việc quanh năm mệt nhọc , còn lão Miện chẳng làm gì chỉ ngồi ăn không.
H: Việc so bì của các nhân vật trên đúng hay sai? 
- Có phần đúng, có phần sai.
+ Đúng: nhìn bề ngoài về công việc cuả từng bộ phận thì các nhân vật khác phải làm việc, lao động còn lão Miệng không phải làm mà chỉ hưởng thụ .
+ Sai: vì các nhân vật chưa nhìn thấy sự thống nhất chặt chẽ bên trong giữa các nhân vật. Nhờ miệng ăn mà nuôi dưỡng các bộ phận khác 
- Cách miêu tả phù hợp với cách biểu hiện của từng bộ phận :
+ Chân tay không muốn hoạt động .
+ Mắt lờ đờ muốn ngủ mà không thể ngủ.
+ Tai lúc nào cũng ù ù như xay lúa.
+ Miệng nhợt nhạt, nhệch ra trề ra.
- Sự thống nhất cao độ của các bộ phận, cơ quan tạo nên sự sống cho cơ thể, suy rộng ra là sự thống nhất của cả xã hội, cộng đồng.
H: Các biện pháp mà các nhân vật đưa ra để trừng trị lão Miệng ntn? 
- Biện pháp: Phản đối không làm.
H: Kết quả ra sao? 
H: Nhận xét về cách miêu tả từng nhân vật có gì lý thú?
- Cách miêu tả phù hợp với cách biểu hiện của từng bộ phận:
+ Chân tay không muốn hoạt động.
+ Mắt lờ đờ muốn ngủ mà không thể ngủ.
+ Tai lúc nào cũng ù ù như xay lúa.
+ Miệng nhợt nhạt, nhệch ra trề ra .
- Hậu quả : 
+ Lão Miệng bị bỏ đói.
+ Cả 5 nhân vật mệt mỏi, uể oải, chán chường.
H: Cách tả trên còn cho thấy điều gì về mối quan hệ giữa các bộ phận cơ thể suy rộng ra là quan hệ nào trong xã hội?
H: Cuối cùng Chân, Tay, Tai, mắt phải làm gì? 
- Sự thống nhất cao độ của các bộ phận, cơ quan tạo nên sự sống cho cơ thể, suy rộng ra là sự thống nhất của cả xã hội, cộng đồng.
- Kết thúc : 4 nhân vật phải làm lành với lão Miệng, sống hoà thuận trong niềm vui lao động.
H: Câu chuyện nói về các bộ phận cơ thể người nhưng mục đích muốn nói với chúng ta điều gì?
- Bài học: Trong một tập thể, cộng đồng xã hội, mỗi thành viên không thể sống đơn độc tách biệt mà cần đoàn kết gắn bó, nương tựa vào nhau để cùng tồn tại và phát triển. Do đó, phải biêt hợp tác, tôn trọng lẫn nhau, là con đường sống và phát triển của xã hội, thời đại chúng ta hiện nay, so bì, tị nạnh, kèn cựa, nhỏ nhen là những tính xấu cần tránh, cần phải phê phán.
- Bài học: Trong một tập thể, cộng đồng xã hội, mỗi thành viên không thể sống đơn độc tách biệt mà cần đoàn kết gắn bó, nương tựa vào nhau để cùng tồn tại và phát triển. Do đó, phải biết hợp tác, tôn trọng lẫn nhau.
III. Luyện tập:
- Ba đặc điểm của truyện ngụ ngôn.
Truyện ngụ ngôn có đặc điểm là:
+ Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần.
+ Thường mựợn truyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người.
+ Nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
- HS nêu các truyện ngụ ngôn đã học: 4 truyện.
- Nhập vai nhân vật chân để kể lại truyện.
IV. Hướng dẫn học ở nhà
- Nắm được nd và ý nghĩa của truyện
- Ôn tập tiếng Việt để kiểm tra.
.................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docChân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (2).doc