I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Giúp học sinh:
+ Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện
+ Biết vận dụng câu chuyện vào thực tế đời sống
+ Rèn kỹ năng đọc, phân tích tác phẩm tự sự
II- CHUẨN BỊ
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định: .
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu những bài học từ truyện Thầy bói xem voi?
3. Hoạt động dạy học:
Ngày soạn:. Ngày dạy:.. Tiết 45. Văn bản CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG (Truyện ngụ ngôn) I- MỤC TIÊU BÀI HỌC - Giúp học sinh: + Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện + Biết vận dụng câu chuyện vào thực tế đời sống + Rèn kỹ năng đọc, phân tích tác phẩm tự sự II- CHUẨN BỊ III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định:.. 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu những bài học từ truyện Thầy bói xem voi? 3. Hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG - Em hãy nêu định nghĩa truyện ngụ ngôn? - GV: Hướng dẫn HS đọc văn bản + Đoạn đầu: giọng than thở, bất mãn + Đoạn Chân, Tay, Tai, Mắt đến gặp lão Miệng: giọng hăm hở, náo nức + Đoạn kết quả cuộc đình công: giọng uể oải, lờ đờ; - HS: Đọc văn bản - GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích - Ngày trước, Chân, Tay, tai Mắt, Miệng số với nhau như thế nào? + Họ sống hoà thuận, thân thiết - Điều gì đã xảy ra giữa họ? Ai là người phát hiện ra điều đó? + Giữa họ nảy sinh bất hoà, cô Mắt là người phát hiện ra → đúng chức năng của mắt (quan sát) - Vì sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng? - Nhìn bề ngoài công việ ccủa từng bộ phận, ý kiến của cô Mắt có đúng không? + Đúng vì lão Miệng không làm gì mà được hưởng tất cả. - Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai đã quyết định như thế nào? + Họ đình công - không làm việc nữa “xem lão Miệng có sống được không” - Kết quả cuộc đình công của họ? + Kết quả: Cả bọn thấy mệt mỏi rã rời: - Cô Mắt: lờ đờ, hai mi nặng trĩu - Cậu Chân, cậu Tay: không buồn cất mình - Bác Tai: nghe không rõ, lúc nào cũng ù ù như xay lúa ở trong - Lão Miệng: nhợt nhạt cả hai môi, hàm khô như rang - Truyện kết thúc như thế nào? + Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai nhận ra sai lầm, họ đến giảng hoà với lão Miệng và mọi người lại sống thân mật, hoà thuận với nhau. - Truyện khuyên nhủ, răn dạy chúng ta điều gì? - HS: Đọc ghi nhớ - Em hãy nêu định nghĩa tuyện ngụ ngôn? kể tên những truyện ngụ ngôn đã học? I – TÌM HIỂU CHUNG 1. Thể loại: 2. Đọc và tìm hiểu chú thích: - Đọc - Tìm hiểu chú thích II – PHÂN TÍCH 1. Chân, Tay, Tai, Mắt so bì với lão Miệng: - Họ thấy lão Miệng chẳng làm gì lại được hưởng thụ tất cả còn họ lao động vất vả lại chẳng được hưởng thụ gì → họ không làm việc nữa. 2. Bài học của truyện: - Cá nhân không thể tồn tại nếu tách khỏi cộng đồng - Mỗi hành động của cá nhân không chỉ tác động đến cá nhân ấy mà còn ảnh hưởng đến cả tập thể, cộng đồng. III - TỔNG KẾT - Ghi nhớ: SGK/116 IV - LUYỆN TẬP 4. Củng cố: - Em hãy tóm tắt truyện? 5. Hướng dẫn học bài: - Học ghi nhớ. Kể lại truyện - Ôn tập phần Tiếng Việt IV- RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY
Tài liệu đính kèm: