I/. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức:
- Hs hiểu các lỗi dùng từ: lặp từ, lẫn lộn các từ gần âm.
- Hs biết cách chữa các lỗi lặp từ, lẫn lộn các từ gần âm.
2/. Kỹ năng:
- Bước đầu biết phát hiện lỗi dùng từ, phân tích nguyên nhân mắc lỗi.
- Dùng từ chính xác khi nói, viết.
3/. Thái độ: HS có ý thức tránh mắc lỗi khi dùng từ.
II/. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Lỗi lặp từ.
- Lỗi lẫn lộn các từ gần âm.
- Luyện tập.
III/. CHUẨN BỊ:
1. GV: Nghiên cứu bài, bảng phụ
2. HS: Học bài, soạn bài ở nhà.
Bài 6 - Tiết 23 Tuần 6 Tiếng Việt: CHỮA LỖI DÙNG TỪ (Tích hợp rèn KNS) I/. MỤC TIÊU: 1/. Kiến thức: - Hs hiểu các lỗi dùng từ: lặp từ, lẫn lộn các từ gần âm. - Hs biết cách chữa các lỗi lặp từ, lẫn lộn các từ gần âm. 2/. Kỹ năng: - Bước đầu biết phát hiện lỗi dùng từ, phân tích nguyên nhân mắc lỗi. - Dùng từ chính xác khi nói, viết. 3/. Thái độ: HS có ý thức tránh mắc lỗi khi dùng từ. II/. NỘI DUNG HỌC TẬP: Lỗi lặp từ. Lỗi lẫn lộn các từ gần âm. Luyện tập. III/. CHUẨN BỊ: 1. GV: Nghiên cứu bài, bảng phụ 2. HS: Học bài, soạn bài ở nhà. IV/. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 2. Kiểm tra miệng 1/. Từ có mấy nghĩa? Cho ví dụ? Trong từ nhiều nghĩa có những nghĩa nào? 2/. Thông thường trong câu từ có bao nhiêu nghĩa? * Trả lời: 1/. Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. Ví dụ:xe đạp, từ mũi + Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu. + Nghĩa chuyển được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. 2/. Từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển. 3. Tiến trình bài học HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC HĐ 1: (1 phút) Vào bài: GV giới thiệu bài. HĐ 2: (10 phút) Phát hiện và sửa lỗi lặp từ - GV gọi HS đọc câu 1 SGK. ? Gạch chân những từ ngữ giống nhau trong những câu vừa đọc. " HS thực hiện ? Việc lặp đi lặp lại từ tre ở ví dụ a có gì khác việc lặp từ ở ví dụ b. - Cùng là hiện tượng lặp nhưng có tác dụng khác nhau: - Câu a phép lặp được dùng với mục đích tạo ra nhịp điệu hài hòa cho một đoạn văn xuôi giàu chất trữ tình. - Câu b là lặp lỗi do diễn đạt kém. ? Hãy chữa lại câu mắc lỗi lặp từ. b. - Truyện dân gian có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc. - Em thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. HĐ 3: (10 phút) Sửa lỗi lẫn lộn các từ gần âm. - HS đọc câu a, b mục II, GV treo bảng phụ a. Ngày mai chúng em sẽ đi thăm quan viện bảo tàng của tỉnh. b. Ông họa sĩ già nhấp nhái bộ ria mép quen thuộc. ? Yêu cầu HS gạch dưới các từ sai âm. ? Tại sao có lỗi dùng sai như vậy? Cách sửa lỗi cụ thể. * Cách sửa: - Thay thăm quan bằng tham quan - Thay nhấp nhái bằng mấp máy ? Giải thích nghĩa tham quan và mấp mái - Tham quan: xem tận mắt để mở rộng hiểu biết hoặc để học tập kinh nghiệm. - Mấp máy: cử động khẽ, liên tiếp. * Từ có hai mặt: hình thức và nội dung. Hai mặt này luôn gắn với nhau, vì vậy sai về hình thức sẽ dẫn đến sai về nội dung. ? Muốn tránh mắc lỗi dùng sai âm ta phải làm gì? " HS trả lời HĐ 4: (15 phút) Hướng dẫn luyện tập - HS đọc bài tập 1 và chỉ ra những từ trùng lặp - GV hướng dẫn a. Bỏ các từ: bạn, ai, cũng, rất, lấy, làm, bạn Lan b. Bỏ: câu chuyện ấy Thay câu chuyện này bằng câu chuyện ấy Thay những nhân vật ấy bằng đại từ họ c. Bỏ: lớn lên (trùng nghĩa với trưởng thành) - HS đọc bài tập 2 ? Thay từ dùng sai bằng từ khác và cho biết nguyên nhân mắc lỗi. " HS thực hiện * Qua bài Gv kết hợp rèn KNS cho hs: Dùng từ chính xác, tránh lặp từ, diễn đạt phải lưu loát I. Lỗi lặp từ: 1/ a. Lặp từ tre 7 lần Lặp từ giữ 4 lần Lặp từ anh hùng 2 lần b. Lặp truyện dân gian 2 lần 2/ - Câu a: tạo nhịp điệu hài hòa cho một đoạn. - Câu b: lỗi lặp do diễn đạt kém. II. Lẫn lộn các từ gần âm: 1/ Từ dùng sai: a. thăm quan b. nhấp nhái * Cách sửa: - Thay thăm quan bằng tham quan. - Thay nhấp nhái bằng mấp máy. => Muốn tránh mắc lỗi dùng sai âm ta phải hiểu đúng nghĩa của từ. III. Luyện tập: 1/. Lược bỏ từ ngữ lặp: a. Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều rất quý mến. b. Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện ấy vì họ đều là những người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp. c. Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành. 2/. Thay từ dùng sai bằng từ khác: a. Thay linh động bằng sinh động. b. Thay thủ tục bằng hủ tục. c. Thay bàng quang bằng bàng quan. * Nguyên nhân mắc lỗi: Lẫn lộn các từ gần âm, nhớ không chính xác hình thức ngữ âm. 4. Tổng kết: ? Khi dùng từ chúng ta thường mắc những lỗi nào? - Lỗi lặp từ và lẫn lộn các từ gần âm. ? Gạch chân những từ dùng không đúng trong câu văn sau: - Những yếu tố kỳ ảo tạo nên giá trị tản mạn trong truyện cổ tích. * Trả lời: - Thay tản mạn bằng lãng mạn. 5. Hướng dẫn học tập: * Đối với bài học ở tiết này: - Xem lại phần bài học và bài tập. - Khi viết câu văn, đoạn văn hoặc bài văn tránh mắc phải các lỗi trên. - Nhận ra hai lỗi sai trong bài tập làm văn số 1 đã làm. * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Chuẩn bị: Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) + Dùng từ không đúng. + Làm trước các bài tập SGK trang 75-76 V/. PHỤ LỤC: VI/. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: