Giáo án Ngữ văn 6 - Tập 1 - Ếch ngồi đáy giếng

A- Mục tiêucần đạt: Sau bài học này học sinh có được

- Nắm được định nghĩa truyện ngụ ngôn. Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số NT đặc sắc trong truyện.

- Biết liên hệ thực tế.

B- Chuẩn bị:

- Thầy: SGV, Thiết kế, tranh.

- Trò: Đọc, soạn bài.

C- Hoạt động dạy và học.

1. Tổ chức:

2. Kiểm tra:

Nêu ý nghĩa truyện “Ông lão đánh cá.”?trong truyện em thích nhất chi tiết nào ? vì sao ?

3.Bài mới: Ở các văn bản trước chúng ta đã được làm quen với hai thể loại văn học dân gian là truyền thuyết, cổ tích. Hôm nay cô cùng các em khám phá

thêm một thể loại văn học rất lí thúnữa đó là truyện ngụ ngôn qua truyện ếch ngồi đáy giếng.

 

doc 6 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 4817Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tập 1 - Ếch ngồi đáy giếng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày dạy TUẦN: 11
Tiết 39: ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG.
 (Truyện ngụ ngôn)
A- Mục tiêucần đạt: Sau bài học này học sinh có được
- Nắm được định nghĩa truyện ngụ ngôn. Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số NT đặc sắc trong truyện.
- Biết liên hệ thực tế. 
B- Chuẩn bị:
- Thầy: SGV, Thiết kế, tranh.
- Trò: Đọc, soạn bài.
C- Hoạt động dạy và học.
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra: 
Nêu ý nghĩa truyện “Ông lão đánh cá...”?trong truyện em thích nhất chi tiết nào ? vì sao ?
3.Bài mới: Ở các văn bản trước chúng ta đã được làm quen với hai thể loại văn học dân gian là truyền thuyết, cổ tích. Hôm nay cô cùng các em khám phá 
thêm một thể loại văn học rất lí thúnữa đó là truyện ngụ ngôn qua truyện ếch ngồi đáy giếng.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Gv hướng dẫn học sinh đọc
Hs tóm tắt
 ?Trước hết ta hiểu ngụ ngôn?
- Gv: ngụ ngôn: là lời nói có hàm ý, nghĩa là không nói thẳng, nói trực tiếp điều muốn nói.
? Em hiểu truyện ngụ ngôn là loại truyện như thế nào? (Về hình thức, nội dung, tác dụng)
GV: Truyện ngụ ngôn thường có hai nghĩa : nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen là nghĩa bề ngoài nghĩa cụ thể của chính câu chuyện kể dễ nhận ra. Nghĩa bóng là nghĩa gián tiếp nhưng lại là mục đích chính của người sử dụng.Thường thì truyện ngụ ngôn do dân gian sáng tạo nhưng cũng có những câu chuyện ngụ ngôn do một tác giả sáng tác như : La Phông Ten và Ê dốp 
- Gv: Văn bản tuy ngắn nhưng vẫn có 2 phần nội dung kể về 2 sự việc liên quan 1 chú ếch.
- Em hãy chỉ ra giới hạn và nội dung chính của mỗi phần trong văn bản?
Phần 1 : từ đầu-> chúa tể : Khi Ếch ở trong giếng
Phần 2 : còn lại : Khi Ếch ra ngoài
- Chúng ta sẽ phân tích văn bản này theo bố cục 2 phần.
HS đọc phần 1
? Ếch được giới thiệu, sống trong môi trường như thế nào?
? Giếng là không gian như thế nào?
 (Giếng được đào sâu trong lòng đất theo phương thẳng đứng khoảng 10-> 20m có miệng và đáy bằng nhau có thể xây bằng gạch xung quanh hoặc đất để cung cấp nước sinh hoạt cho con người gọi là giếng khơi hay giếng đất.. Ngày nay giếng khoan là chủ yếu nên còn rất ít giếng khơi được sử dụng trong các gia đình.)
? Em có nhận xét gì về môi trường sống của ếch?
? Ếch đã sống trong môi trường chật hẹp ấy nhiều hay ít? 
? Ếch đã có những hành động nào trong môi trường sống ấy?
? Ếch có suy nghĩ gì về xung quanh khi ở trong môi trường đó?
? Tưởng tượng đó của ếch có đúng không?
 Thực tế bầu trời rộng lớn, bao la vô cùng. Vậy mà ếch ta lại tưởng tượng trời chỉ bé bằng cái vung. Đó là 1 sự tưởng tượng chủ quan. Bởi lẽ nó đã ở trong không gian chật hẹp ấy đã quá lâu rồi).
? Còn bản thân ếch như thế nào?
? Chúa tể là gì?
? Phát hiện về nt ?
? Ếch suy nghĩ như vậy chứng tỏ Ếch có sự hiểu biết như thế nào? Từ đó hình thành tính cách của Ếch như thế nào?
- Với cách kể hết sức ngắn gọn, phần 1 đã giới thiệu 1 chú ếch sống lâu trong một không gian chật hẹp tầm nhìn hạn chế dẫn đến hiểu biết hạn hẹp. Nó chưa bao giờ sống thêm, biết thêm 1 thế giới, 1 môi trường nào khác ngoài cái không gian giếng chật hẹp của nó. Nó ít hiểu biết, 1 sự ít hiểu biết kéo dài lâu ngày cho nên quá chủ quan, kiêu ngạo. Sự chủ quan kiêu ngạo đó đã thành thói quen, thành bệnh của nó. Vậy khi không còn ở trong môi trường ấy thì Ếch sẽ sống ra sao ? Chúng ta sang phần 2.
? Ếch ra khỏi giếng bằng cách nào?
(mưa to¨nước tràn ¨ếch ra ngoài)
? Cách ra ngoài ấy thuộc về khách quan hay ý muốn chủ quan của ếch?
(Hoàn cảnh đưa đẩy chứ Ếch chưa có ý định ra khỏi giếng ấy- hoàn cảnh khách quan)
? Khi ra ngoài, môi trường sống có thay đổi không?
? Khi ấy Ếch có thái độ và hành động gì?
? Đi lại nghênh ngang là đi lại như thế nào? (Không coi ai ra gì, không cần tránh ai)
? Tại sao nó có thái độ và hành động như vậy? (Do sự hiểu biết hạn hẹp cùng với tính chủ quan kiêu ngạo, và ếch cử tưởng bầu trời chỉ như giếng mà thôi và xung quanh mình chỉ có những loài như cua, ốc, nhái tầm thường, nhỏ nhoi và mình vẫn là chúa tể - có nghĩa là nó vẫn giữ thói quen cũ không chịu đổi thay cho dù môi trường đã thay đổi)
? Sự chủ quan ấy dẫn đến hậu quả gì?
? Theo em, chịu kết cục bi thảm ấy là do đâu? Có phải do trời mưa không?
Không phải do trời mưa mà do tính chủ quan kiêu ngạo coi trời bằng vung gây lên.
- Chắc chắn đến tận lúc nằm bẹp tắc thở dưới móng chân trâu, ếch không hiểu nổi tai họa do đâu? Vậy là ếch đáng giận hay đáng thương?
Vừa giận vừa đáng thương. Giận vì Ếch hiểu biết quá hạn hẹp mà không chịu học hỏi , mở rộng tầm hiểu biết để dẫn đến cái chết. Thương vì đến chết Ếch cũng không hiểu lí do vì sao mình lại bị trâu giẫm bẹp.
? Câu chuyện có dừng lại ở việc của Ếch không?
- Không- qua truyện của Ếch muốn nói đến truyện của con người & đây là mục đích của truyện ngụ ngôn.
? Vậy truyện sử dụng nghệ thuật gì? (mượn truyện của loài vật để ẩn ý nói về con người chính là nghệ thuật ẩn dụ).
? Truyện phê phán & khuyên con người về điều gì? 
Gv chốt: Đây là câu chuyên ngụ ngôn mượn hình ảnh chú Ếch để nói bóng gió chuyện con người. Nói về hạng người hiểu biết hạn hẹp nhưng lại chủ quan, kiêu ngạo huênh hoang, ra vẻ ta đây. Khuyên chúng ta phải luôn biết học hỏi mở rộng tầm hiểu biết của mình.
Từ ý nghĩa sâu sắc đó mà nhan đề của truyện đã trở thành một thành ngữ là: “ếch ngồi đáy giếng”.
? Ý nghĩa của thành ngữ ?
- Chỉ người có sự hiểu biết hạn hẹp nhưng lại ra vẻ ta đây, huênh hoang, kiêu ngạo, chủ quan.
? Nét nt đặc sắc của truyện ?
? Nd của truyện ? ( Phần ý nghĩa – hs đọc lại )
? Nêu 1 hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “ếch ngồi....”
- Bạn A là Hs giỏi lớp 6C và tự coi mình là học giỏi nhất trường, không ai sánh kịp, lúc nào cũng cho là mình hơn mọi người về mọi mặt
? Qua câu chuyện của ếch, em rút ra được bài học gì cho bản thân ? (không chủ quan, kiêu ngạo, phải học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết).
-Lời kết: Các em đang được sống trong 1 môi trường giáo dục, được các thầy cô giáo dạy bảo nên người & khi có được những hiểu biết mỗi c.ta lại càng phải khiêm tốn không ngừng học hỏi nâng cao nhận thức về mọi mặt của đ/s xã hội để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ sau này lớn lên làm được nhiều điều có ích cho đất nước. 
I Đọc, tìm hiểu chung
1 Đọc,chú thích, tóm tắt
* Chú thích : dềnh 
* Tóm tắt
- Ếch sống lâu ngày trong giếng 
- Nó coi trời bằng vung
- Khi ra ngoài đi lại ngênh ngang, bị trâu giẫm bẹp.
2 Tìm hiểu chung
a. Thể loại : truyện ngụ ngôn
- Hình thức: truyện kể bằng văn vần, văn xuôi.
- Nội dung: mượn truyện loài vật, đồ vật, con người.
- Tác dụng: khuyên nhủ, răn dạy con người.
b. Bố cục: 2 phần.
II. Phân tích.
1. Khi ở trong giếng:
- Môi trường sống:
+ Trong giếng.
+ Chỉ có vài con vật bé nhỏ.
¦ Chật hẹp.
- Thời gian sống: lâu ngày.
- Hành động: kêu ồm ộp ¦ mọi vật hoảng sợ.
- Suy nghĩ: tưởng trời bé bằng cái vung.
- Nó oai như 1 vị chúa tể.
=> So sánh
=> Hiểu biết hạn hẹp nên kiêu ngạo, huênh hoang.
2. Khi ra bên ngoài:
-Mưa to - nước dềnh lên - ra ngoài => Môi trường sống thay đổi.
-Hành động & thái độ:
+Nghênh ngang đi lại khắp nơi.
+Kêu ồm ộp, nhâng nháo.
+Chẳng thèm để ý đến xung quanh.
- Hậu quả: bị trâu giẫm bẹp 
=> kết cục tất yếu.
3. Ý nghĩa.
- Mượn truyện của Ếch – h/ả ẩn dụ nói về con người:
=> Phê phán kẻ hiểu biết hạn hẹp nhưng lại huênh hoang.
=> Dù hoàn cảnh khó khăn vẫn phải mở rộng hiểu biết, nhìn xa trông rộng.
=> Không chủ quan kiêu ngạo .
III Tổng kết
1. Nghệ thuật: Ngôn ngữ cô đọng.
 So sánh, ẩn dụ.
2. Nội dung - ý nghĩa.
HS đọc ghi nhớ sgk
III- Luyện tập.
Bài 1: 2 câu quan trọng:
Câu 1: ếch cứ tưởng...
Câu 2: Nó nhâng nháo đưa cặp mắt....
4.Củng cố.
BT 1: Mục đích chủ yếu của truyện ngụ ngôn là:
Kể chuyện.
Thể hiện cảm xúc.
Gửi gắm ý tưởng, bài học.
Truyền đạt kinh nghiệm. 
BT 2: Truyện ngụ ngôn thiên về chức năng nào ?
Phản ánh cuộc sống.
Giáo dục con người.
Tố cáo xã hội.
Cải tạo con người và xã hội.
BT 3: Tính chất nổi bật nhất của truyện ngụ ngôn là gì ?
Ẩn dụ và kịch tính.
Lãng mạn.
Gắn với hiện thực.
Tưởng tượng kì ảo.
5: Hướng dẫn về nhà:
- Tìm hiểu tiết: "Thầy....".
- Làm VBT, soạn.

Tài liệu đính kèm:

  • docẾch ngồi đáy giếng (3).doc