I/Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số nét đặc sắc nghệ thuật của truyện.
- Biết liên hệ các truyện trên với những tình huống, hoàn cảnh thực tế phù hợp.
II/Chuẩn bị:
- Giáo viên: Soạn bài, đọc tư liệu tham kham khảo
- Học sinh: Soạn bài
III/Các hoạt động dạy-học:
- Kiểm tra bài cũ:
1) Nêu kết thúc truyện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng”? - Nhận xét về cách kết
thúc đó?
2) Truyện để lại cho em bài học gì?
- Bài mới:
Bài soạn Ngữ văn 6 Tuần 10 -Tiết 39 Văn bản: ếch ngồi đáy giếng Người soạn : Nguyễn Thị Tâm Tổ KHXH – Trường THCS Quỳnh Hoa . I/Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn. - Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số nét đặc sắc nghệ thuật của truyện. - Biết liên hệ các truyện trên với những tình huống, hoàn cảnh thực tế phù hợp. II/Chuẩn bị: - Giáo viên: Soạn bài, đọc tư liệu tham kham khảo - Học sinh: Soạn bài III/Các hoạt động dạy-học: - Kiểm tra bài cũ: 1) Nêu kết thúc truyện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng”? - Nhận xét về cách kết thúc đó? 2) Truyện để lại cho em bài học gì? - Bài mới: ? Đọc chú thích sao?- Em hiểu gì về truyện ngụ ngôn? ? Giải thích “ ngụ ngôn”? - Lời nói có ngụ ý - Hướng dẫn đọc: chậm bình tĩnh, xen chút hài hước - Giáo viên,học sinh đọc ? Nhâng nháo là gì? trái với nhâng nháo là gì? ? Truyện kể ở ngôi thứ mấy? Trình tự kể? - Ngôi thứ ba- trình tự thời gian ? Tóm tắt truyện? ? Nhân vật chính của truyện là ai? ? Em hiểu gì về loài vật này? ? Trong thực tế con ếch có biết nói, có tâm trạng thái độ không? tác giả sử dụng nghệ thuật gì ? - nhân hoá ? Câu chuyện về con ếch được kể ở những thời điểm nào? - Quan sát văn bản ? Chỉ ra hai đoạn văn tương ứng với hai nội dung trên? - Từ đầu đến oai như một vị chúa tể - Còn lại ? Vận dụng cách giải nghĩa từ, hãy giải nghĩa từ giếng? - Hố đào sâu vào lòng đất,lấy nước sinh hoạt ? Đọc lại đoạn 1 ? Từ việc hiểu nghĩa từ giếng em có nhận xet gì về không gian đáy giếng? ? Trong không gian ấy ếch cùng sống với ai? - cua, ốc, nhái ? Hàng ngày ếch thường làm gì? - kêu ồm ộp ? Nghe tiếng kêu ấy, cua cáy, ốc, nhái có tâm trạng như thế nào? - hoảng sợ ? Vậy em có nhận xét gì về cuộc sống của ếch nơi đáy giếng? - Cuộc sống đơn giản, trì trệ, buồn tẻ, nhàm chán ? ếch có cảm nhận được cuộc sống ấy không? ngược lại nó tự thấy mình như thế nào? - oai như một vị chúa tể ? chúa tể là gì? ? Từ đáy giếng nhìn lên bầu trời nó thấy bầu trờ như thế nào? - như cái vung ? Vì sao ếch chỉ thấy bầu trời như một cái vung, còn nó thì oai như một vị chúa tể - vì sống lâu ngày trong giếng - xung quanh chỉ có vài con vật bé nhỏ - hàng ngày ếch kêu ồm ộp, các con vật kia hoảng sợ - GV bình ? Theo em ếch có muốn thay đổi cuộc sống của mình không? - Không, ếch tự bằng lòng với ngôi vị chúa tể ở vương quốc đáy giếng ? Qua sự việc trên em hiểu gì về nhận thức và tính cách của ếch? ? Mượn chuyện về một chú ếch hiểu biết nông cạn lại huênh hoang, ngạo mạn, theo em tác giả dân gian muốn ám chỉ một bộ phận người nào trong xã hội? -Người hiểu biêt ít, nông cạn, tự cho mình tài giỏi ? Với những người có cách sống, tính cách như vậy em sẽ dành cho họ thái độ như thế nào? - phê phán, chế giễu, coi thường ? Đọc đoạn hai ? Từ đáy giếng ếch ra ngoài bằng cách nào? - mưa to, nước tràn, ếch ra ngoài ? Cách ra ngoài của ếch là do ý muốn chủ quan của ếch hay do khách quan? - khách quan ? Lúc này môi trường, hoàn cảnh sống của ếch có thay đổi không? - có thay đổi ? Em có nhận xét gì về không gian này? ? ếch có cảm nhận được sự thay đổi này không? chi tiết nào chứng tỏ điều đó ? ? Vì sao ếch lại có thái độ như vậy? - tưởng bầu trời vẫn là bầu trời giếng - xung quanh vẫn cua, ốc, nhái - mình vẫn là chúa tể ? Thái độ này cho ta thấy rõ tính cách gì của ếch? - chủ quan kiêu ngạo - GV bình ? Kết cục chuyện gì đã xảy ra? ? Vì sao ếch bị trâu giẫm bẹp? ? Theo em ếch đáng giận? đáng thương? vì sao? - đáng thương: vì thịt nát xương tan dưới gót chân trâu - đáng giận: vì kém hiểu biết lại chủ quan, kiêu ngạo ? Qua sự việc này tác giả dân gian muốn nhắc nhở chúng ta điều gì? - Học sinh thảo luận bàn (1 phút) 1/ Qua truyện “ếch ngồi đáy giếng’’, em rút ra bài học gì? 2/ ý nghĩa bài học đó? ? Tìm những câu thành ngữ, tục ngữ có nội dung như trên? - Học sinh tìm ? Liên hệ hiện tượng này trong cuộc sống xung quanh em? - GV bổ xung, giảng giải. Tìm những câu thành ngữ, tục ngữ có ý khuyên nhủ con người phải học tập để mở rộng tầm hiểu biết? - Học sinh tìm - Giáo viên chiếu một số câu lên cho học sinh tham khảo ? Có ý kiến cho rằng: môi trường, hoàn cảnh sống quyết định đến sự hiểu biết của con người? ý kiến của em như thế nào? - Học sinh suy nghĩ trả lời cá nhân - Học sinh thảo luận bàn: 1 phút ? Tìm những chi tiết, hình ảnh ẩn dụ trong truyện? ý nghĩa của những hình ảnh đó? - GV chiếu đáp án lên màn hình ? Từ đó em hiểu gì về ngôn ngữ của truyện ngụ ngôn? ? Em có nhận xét gì về hình thức và kết thúc của truyện? - GV khái quát lại đây chính là ý nghĩa của văn bản - Học sinh tìm trong văn bản - GV nhặn xét sửa - Học sinh giải nghĩa và đặt câu - Lớp nhận xét – gv bổ xung * Củng cố- hướng dẫn về nhà: - Nắm chắc nội dung truyện, ý nghĩa truyện - Tìm hiện tượng “ếch ngồi đáy giếng” trong cuộc sống – nhận xét - Tìm đọc một số truyện ngụ nhôn – tự rút ra bài học - Soạn bài : Thầy bói xem voi I/ Đọc - hiểu chú thích: + Khái niệm truyện ngụ ngôn: - Mượn loài vật , đồ vật, con người để nói chuyện con người - Khuyên nhủ, răn dạy + Giải thích từ II/Đọc hiểu văn bản: Con ếch - ở trong giếng - ở ngoài giếng - Không gian: chật hẹp tối tăm, khép kín, không thay đổi - Hiểu biết nông cạn, huênh hoang, ngạo mạn - Không gian: rộng mở - nghênh ngang, nhâng nháo không để ý xung quanh - Bị trâu giẫm bẹp - Không nhận thức rõ giới hạn hiểu biết của mình, chủ quan kiêu ngạo sẽ thất bại thảm hại, thậm chí bằng cả tính mạng của mình - Không nên chủ quan kiêu ngạo coi thường xung quanh - Không ngừng học tập để mở rộng tầm hiểu biết - Khuyên bảo, nhắc nhở mọi người ở mọi lĩnh vực, nghề nghiệp, khác nhau - Ngôn ngữ giàu ngụ ý - Ngắn gọn - Kết thúc bất ngờ III/ ý nghĩa văn bản: IV/ Luyện tập: Bài 1: Tìm 2 câu văn trong văn bản em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa truyện? Bài 2: Giải nghĩa thành ngữ ếch ngồi đay giếng?đặt câu với thành ngữ này?
Tài liệu đính kèm: