Giáo án Ngữ văn 6 - Tập 1 - Em bé thông minh

I, Mục tiêu cần đạt : Giúp HS:

 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện & một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật thông minh trong truyện

 - Kể lại được truyện .

II, Chuẩn bị :

 1, Giáo viên : Đọc văn bản, tài liệu, giáo án.

 2, Học sinh : Học bài cũ, soạn bài mới.

III, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy & học :

 1, On định lớp :

 2, Bài cũ :

 3, Bài mới :

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 6127Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tập 1 - Em bé thông minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 25 & 26 :
	EM BÉ THÔNG MINH 
I, Mục tiêu cần đạt : Giúp HS:
 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện & một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật thông minh trong truyện 
 - Kể lại được truyện .
II, Chuẩn bị :
 1, Giáo viên : Đọc văn bản, tài liệu, giáo án.
 2, Học sinh : Học bài cũ, soạn bài mới.
III, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy & học :
 1, Oån định lớp :
 2, Bài cũ :
 3, Bài mới : 
?
?
?
?
 * Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS đọc văn bản .
 Mỗi HS đọc mỗi đoạn . Mỗi đoạn là một phần thử thách đối với em bé .
Đoạn 1 : Từ đầu ... về tâu Vua .
Đoạn 2 : Tiếp đó ... ăn mừng với nhau rồi.
Đoạn 3 : Tiếp đó ... ban thưởng rất hậu. 
Đoạn 4 : Còn lại .
 + Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích.
 * Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
Hình thức dùng câu đốthử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích không ? Tác dụng của hình thức này ?
 - Dùng câu đố thử tài nhân vật là chi tiết rất phổ biến trong truyện cổ dân gian nói chung & trong truyện cổ tích nói riêng .
 + Tác dụng : Tạo ra hử thách để nhân vật bộc lộ tài năng phẩm chất . Vì câu đố đóng vai trò quan trọng trong việc thử tài.
 - Tạo tình huống cho câu chuyện phát triển .
 - Gây hứng thú hồi họp cho người nghe.
Sự mưu trí thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần? Lần sau có khó hơn lần trước không ? Vì sao ? 
HS : Thảo luận & trình bày.
GV : Nhận xét .
 + Mưu trí thông minh của em bé được thử thách qua 4 lần.
 - Lần 1 : Đáp lại câu đố của Viên quan : Trâu cày một ngày được mấy đường.
 - Lần 2 : Đáp lại thử thách của Vua : Bắt dân làng nuôi 3 con trâu đực sao cho đẻ thành 9 con sau 1 năm để nạp cho Vua .
 - Lần 3 : Cũng là lời thử thách của Vua : Từ 1 con chim sẻ làm thành 3 mâm cỗ.
 - Lần 4 : Thử thách của sứ thần nước ngoài : Xâ chỉ qua ruột ốc.
 Lần đố sau khó hơn lần đố trước. Vì : 
 + xét về người đố : Lần đầu là viên quan . hai lần tiếp theo là Vua & cuối cùng là Sứ thần nước ngoài.
 + Tính chất oái oăm của câu đố ngày một tăng :
 - Lần 1 : Để làm nổi bật sự oái oăm của câu đố & tài trí của cậu bé. Truyện chỉ so sánh cậu bé với 1 người đó là cha của cậu bé
 - Lần 2 : So sánh cậu bé với toàn thể dân làng. ( Dâ làng lo lắng không biết làm sao coi đó là tai nạn ).
 - Lần 3 ‘; So sánh cậu bé với Vua . Cậu bé làm Vua thán phục.
 - Lần 4 : So sánh cậu bé với cả Vua quan đại thần có công trạng & các nhà thông thái.
Câu đố của sứ thần làm tất cả vò đầu suy nghĩ, lắc đàu , bó tay . Riêng cậu bé vừa đùa vừa nghịch ở sau nhà vừa đáp ... 
Trong những lần thử thách em bé đã dùng cách gì để giải những câu đố oái oăm đó ? Theo em nhữnh cách ấy lý thú ở chỗ nào ? 
 - HS : Trả lời .
 - GV : Nhận xét, kết luận .
 - Lần 1: Đố lại viên quan .
 - Lần 2 : Để Vua tự nói ra sự vô lý, phi lý của điều mà Vua đã đố 
 - Lần 3 : Cũng bằng cách đố lại.
 - Lần 4 : Dùng kinh nghiệm đời sống dân gian .
+ Lý thú :
 - Đẩy thế bí về người ra câu đố , lấy gậy ông đập lưng ông .
 - Làm cho người ra câu đố tự thấy cái vô lý, phi lý cái điều mà họ nói. 
 - Những lời giải đố không dựa vào kiến thức đời sống.
 - Làm cho người ra câu đố, người chứng kiến, người nghe ngạc nhiên vì sự bất ngờ, giản dị & hồn nhiên của lời giải.
 - Những lời giải chứng tỏ trí tuệ thông minh hơn người.
Hãy nêu ý nghĩa của truyện ? 
Học sinh : Trả lời. 
GV : Nhận xét.
. Đề cao trí thông minh ( Nhờ kinh nghiệm đời sống ).
 . Ýù nghĩa hài hước.
 * Hoạt động 4 : Hướng dẫn HS thực hiện phần ghi nhớ.
Cho HS đọc ghi nhớ SGK . GV phân tích các ý để HS nắm bài dễ dàng hơn .
 * Hoạt động 5 : Hướng dẫn HS phần luyện tập .
 + Câu 1 : Kể diễn cảm truyện này ?
 Cho HS kể chuyện . Theo yêu cầu giống bài trước.
 + Câu 2 : Kể 1 câu chuyện về em bé thông minh.
 IV, Củng cố & dặn dò : 
 * Củng cố : 
1, Mục đích chính của truyện “ Em bé thông minh “ là gì ?
 A. Gây cười.
 B, Phê phán những kẻ ngu dốt.
 C, Khẳng định sức mạnh của con người .
 D, Ca ngợi, khẳng định trí tuệ, tài năng của con người.
* Dặn dò : 
 - HS : - Học & làm bài tập còn lại.
 - Chuẩn bị bài cho tiết sau : 
 CHỮA LỖI DÙNG TỪ ( TT).
HS chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk .
I, Đọc & kể :
II, Tìm hiểu truyện :
 1, Nhân vật em bé : 
 Là con của một người nông dân bình thường nhưng rất thông minh, tài giỏi.
 2, Sự thử thách của em bé :
 Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua 4 lần. Mặc dù tính chất oái oăm của câu đố ngày một tăng , nhưng với sự tài trí của em bévẫn vượt qua . Tạo điều kiện vui vẻ hồn nhiên trong đời sống.
 III, Tổng kết : ( ghi nhớ SGK ) .
 IV, Luyện tập :

Tài liệu đính kèm:

  • docEm bé thông minh (3).doc