1. Kiến thức
- HS biết : Củng cố lại đặc điểm thể loại cơ bản của những truyện dân gian đã học : truyền thuyết , cổ tích , truyện cười , truyện ngụ ngôn .
- HS hiểu : Nội dung , ý nghĩa đặc sắc về nghệ thuật của các truyện dân gian đã học
2. Kỹ năng
- So sánh sự giống và khác nhau giữa các truyện dân gian . Biết trình bày cảm nhận về truyện dân gian theo đặc trưng thể loại .
- Rèn kỹ năng đọc và kể diễn cảm truyện dân gian
3. Thái độ : Giáo dục các em lòng tự hào về truyền thống của dân tộc, lòng say mê tìm hiểu về kho tàng truyện dân gian và có ý thức giữ gìn những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc
II. NỘI DUNG HỌC TẬP: Nội dung , ý nghĩa đặc sắc về nghệ thuật của các truyện dân gian đã học
Bài 14 Tiết 54,55 Tuần 14 Văn bản : KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS biết : Củng cố lại đặc điểm thể loại cơ bản của những truyện dân gian đã học : truyền thuyết , cổ tích , truyện cười , truyện ngụ ngôn . - HS hiểu : Nội dung , ý nghĩa đặc sắc về nghệ thuật của các truyện dân gian đã học 2. Kỹ năng - So sánh sự giống và khác nhau giữa các truyện dân gian . Biết trình bày cảm nhận về truyện dân gian theo đặc trưng thể loại . - Rèn kỹ năng đọc và kể diễn cảm truyện dân gian 3. Thái độ : Giáo dục các em lòng tự hào về truyền thống của dân tộc, lòng say mê tìm hiểu về kho tàng truyện dân gian và có ý thức giữ gìn những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc II. NỘI DUNG HỌC TẬP: Nội dung , ý nghĩa đặc sắc về nghệ thuật của các truyện dân gian đã học III. CHUẨN BỊ - GV: Sách tham khảo, tư liệu - HS: Soạn bài theo gợi ý GV IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện(1 phút) 2 . Kiểm tra miệng: (3 phút) Hỏi : Thế nào là truyện cười ? ( 4 đ ) - Truyện cười là loại truyện dân gian kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo tiếng cười vui vẻ hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội Hỏi: Hãy nêu ý nghĩa của truyện “Treo biển” ( 3 đ ) - Truyện “Treo biển” phê phán những người không kiên định trong khi làm việc , khuyên nhủ chúng ta phải biết tiếp thu có chọn lọc những ý kiến góp ý Hỏi: Trong chương trình Ngữ văn 6, đã học những thể loại truyện dân gian nào ? ( 3 đ ) - Các thể loại truyện dân gian đã học : truyền thuyết , cổ tích , ngụ ngôn , truyện cười 3. Tiến trình bài học: (79 phút) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1 : Ôn lại định nghĩa các thể loại truyện dân gian đã học (15 phút) ? Trong chương trình Ngữ văn 6, đã học những thể loại truyện dân gian nào ? ( phiếu học tập ) - Các thể loại truyện dân gian đã học: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười ? Thế nào là truyện truyền thuyết ? - Truyền thuyết là những câu chuyện dân gian kể về những nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ , thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo . Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân ta về những nhân vật và sự kiện lịch sử được kể ? Hãy nêu khái niệm truyện cổ tích ? - Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số nhân vật quen thuộc : Nhân vật bất hạnh , nhân vật thông minh , ngốc nghếch , nhân vật có tài năng kỳ lạ Truyện thường có yếu tố hoang đường , thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác , cái tốt đối với cái xấu , của sự công bằng đối với sụ bất công ? Thế nào là truyện ngụ ngôn ? - Là loại truyện dân gian kể bằng văn xuôi hoặïc văn vần , thường mượn chuyện về loài vật , đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ , răng dạy con người một bài học nào đó trong cuộc sống ? Thế nào là truyện cười ? - Là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội Hoạt động 2 : Phân loại truyện dân gian (9 phút) ? Hãy kể tên các truyện dân gian đã học theo từng thể loại ? ( phiếu học tập ) – Bảøng phụ - Truyền thuyết : Con Rồng cháu Tiên , Bánh chưng bánh giầy , Thánh Gióng , Sơn Tinh Thủy Tinh , Sự tích hồ Gươm - Truyện cổ tích : Thạch Sanh , Em bé thông minh , Cây bút thần , Ông lão đánh cá và con cáø vàng - Truyện ngụ ngôn : Ếch ngồi đáy giếng , Thầy bói xem voi , Chân , Tay , Tai , Mắt Miệng - Truyện cười : Treo biển , Lợn cưới , áo mới Hoạt động 3 : Luyện đọc (10 phút) - Học sinh luyện đọc lại một số tác phẩm truyện dân gian đã học - Qua những câu chuyện dân gian đã học , em thích nhân vật , chi tiết nào nhất ? Vì sao ? Tiết 2(45 phút) Hoạt động 4 : Hướng dẫn tìm hiểu về đặc điểm tiêu biểu của từng thể loại (20 phút) Hoạt động 5 : Hướng dẫn so sánh các thể loại (10 phút) - Hoạt động nhóm : Thảo luận về sự giống và khác nhau giữa các thể loại ( phiếu học tập ) Hoạt động 6 : Thi kể chuyện(15 phút) - HS kể các câu chuyện dân gian đã học - Qua những câu chuyện dgian đã học , em thích nhân vật , chi tiết nào nhất? Vì sao ? - Lớp nhận xét – GV nhận xét , cho điểm I . Định nghĩa các thể loại 1. Truyền thuyết 2. Truyện cổ tích 3.Truyện ngụ ngôn 4 .Truyện cười II . Tên các truyện dân gian và thể loại T. thuyết Cổ tích Ngụ ngôn T. cười 1.CRCT 2. BCBG 3. TG 4. ST-TT 5. STHG 1. S Dừa 2.T Sanh 3. EBTM 4.CBT 5. ÔLĐ CVCCV 1. ENĐG 2. TBXV 3.CTTMM 1. T B 2.LCAM III. Luyện đọc : IV. Đặc điểm tiêu biểu của từng thể loại Thể loại Nhân vật Yếu tố kỳ ảo Cốt truyện Nội dung ý nghĩa Truyền thuyết thần , thánh , người rất phổ biến đơn giản Giải thích nguồn gốc dân tộc , phong tục , tập quán , thiên nhiên ; ước mơ chinh phục thiên nhiên và chiến thắng ngoại xâm của dân tộc Cổ tích người vẫn còn phổ biến phức tạp hơn Thể hiện niềm tin và ước mơ của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu Ngụ ngôn vật , đồ vật , người không ngắn gọn , triết lý xâu xa , bất ngờ Nêu lên những bài học về đạo đức , lẽ sống Truyện cười người không ngắn gọn tình huống bất ngờ Dùng đêû mua vui hoặc chế giễu , châm biếm , phê phán những thói hư , tật xấu trong xã hội V. So sánh các thể loại : a. Truyền thuyết và cổ tích : - Giống nhau : + Có yếu tố kỳ ảo + Nhân vật chính có nguồn gốc ra đời kỳ lạ , tài năng phi thường - Khác nhau : + Truyền thuyết : kể về nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử và cánh đánh giá của nhân dân về các sự kiện , nhân vật lịch sử đó ( được tin là có thật ) + Cổ tích : kể về cuộc đời của một số kiều nhân vật quen thuộc và thể hiện niềm tin , ước mơ của nhân dân về công lý xã hội ( không liên quan đến lịch sử , không có thật ) b. Ngụ ngôn và truyện cười : - Giống nhau : đều có yếu tố gây cười , ngắn gọn , tình huống bất ngờ - Khác nhau : về mục đích của từng thể loại VI. Thi kể chuyện : 4 .Tổng kết(Củng cố , rút gọn kiến thức)(3 phút) - Trò chơi : Hai nhóm thi đua viết tên những câu chuyện truyền thuyết và cổ tích đã học ( nhóm 1 viết tên truyện truyền thuyết , nhóm 2 viết tên truyện cổ tích ) - Giáo viên đọc cho học sinh nghe bài ca dao “ Truyện cổ nước mình “ Tôi yêu truyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại vừa tuyệt vời sâu sa Thương người rồi mới thương ta Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm Ở hiền thì lại gặp tiên Người ngay thì gặp người tiên độ trì Mang theo cổ tích tôi đi Nghe trong cuộc sống thì thầm tiếng xưa Vàng cơn nắng , trắng cơn mưa Con sông chảy có rặng dừa soi nghiêng Đời cha ông với đời tôi Như con sông với chân trời đã xa Chỉ còn truyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt ông cha của mình Rất công bằng , rất thông minh Vừa độ lượng lại đa tình đa mang Thị thơm thì dấu người thơm Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà Đẽo cày theo ý người ta Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì Tôi nghe truyện cổ thầm thì Lời cha ông dạy cũng vì đời sau Đậm đà cái tích trầu cau Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người Sẽ đi qua cuộc đời tôi Bấy nhiêu thời cũng chuyển đời xa xôi Nhưng bao truyện cổ trên đời Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm 5. Hướng dẫn học tập( Hướng dẫn HS tự học ở nhà)(4 phút) * Đối với bài học ở tiết học này - Học thuộc bài - Luyện đọc và tập kể lại những câu chuyện dân gian đã học . Nhớ lại nội dung , nghệ thuật của truyện * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo - Chuẩn bị tiết sau : Trả bài Kiểm tra Tiếng Việt + Xem lại khái niệm từ ( từ đơn , từ ghép , từ láy ) + Chữa lỗi dùng từ + Khái niệm danh từ , cách đặt câu có danh từ + Quy tắt viết hoa danh từ riêng V. PHỤ LỤC :Tư liệu VI. RÚT KINH NGHIỆM: a.Nội dung.................................................................................................................................................... ........................................ b.Phương pháp.................................................................................................................................................... ............................ c.Đồ dùng thiết bị dạy học .....................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: