Giáo án Ngữ văn 6 - Tập 1 - Kể chuyện tưởng tượng - Nguyễn Phương Bắc

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh

- Giúp học sinh bước đầu nắm được nội dung, yêu cầu của kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản.

*Kĩ năng cần rèn:

- Học sinh chuẩn bị chọn đề tài, tìm tòi nội dung, cốt truyện để viết một bài kể chuyện sáng tạo.

*.Giáo dục tư tưởng

- Thảo luận về vai trò của tưởng tượng tự do trong kể chuyện sáng tạo, phân biệt mức độ giữa truyện sáng tạo, truyện đời thường.

II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: Mục I

III.CHUẨN BỊ

*Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo

*Học sinh: Học bài cũ và soạn bài trước ở nhà

 

doc 2 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 3434Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tập 1 - Kể chuyện tưởng tượng - Nguyễn Phương Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng năm 2008
Ngày dạy: tháng năm 2008
 Tuần 14 Bài 12 - 13 
 Tiết : 53 Kể chuyện tưởng tượng
I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh
- Giúp học sinh bước đầu nắm được nội dung, yêu cầu của kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản.
*Kĩ năng cần rèn:
- Học sinh chuẩn bị chọn đề tài, tìm tòi nội dung, cốt truyện để viết một bài kể chuyện sáng tạo.
*.Giáo dục tư tưởng
- Thảo luận về vai trò của tưởng tượng tự do trong kể chuyện sáng tạo, phân biệt mức độ giữa truyện sáng tạo, truyện đời thường.
II.Trọng tâm của bài: Mục I
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Học bài cũ và soạn bài trước ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’) 
 ? Em hãy nêu các bước làm một bài Hs trả lời(4 bước: tìm hiểu đề, 
 văn kể chuyện đời thường tìm ý và lập dàn ý, viết bài, đọc lại 
B/Bài mới (36’) sửa lỗi
1.Vào bài (1’) Kể chuyện thế nào cho đúng cho hay, để có những tình tiết hấp dẫn thì chúng ta thường phải dùng chi tiết tưởng tượng. Bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm kiến thức để làm bài văn tưởng tượng.
2.Nội dung bài dạy (35’)
Hoạt động 1(15’)	
I. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng.
 (Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng)
* Học sinh kể tóm tắt truyện ngụ ngôn : Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. Giáo viên nêu câu hỏi.
? Truyện này có thật ? Nhân vật có thật ? Sự việc có thật ?
? Vì sao em biết rõ đây là truyện ngụ ngôn dân gian hoàn toàn do tưởng tượng mà có ?
? Người kể đã vận dụng tưởng tượng như thế nào ?
? Tưởng tượng đóng vai trò như thế nào ? ở trong truyện này ?
? Có phải tất cả mọi chi tiết, sự việc trong truyện đều là bịa đặt hay không ? Vì sao em biết ?
? Chi tiết nào dựa vào sự thật ?
? Chi tiết nào tưởng tượng ?
* Truyện : Lục súc thành công, giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu à giáo viên cho học sinh thảo luận theo hệ thống những câu hỏi trên.
* Ghi nhớ : SGK
Hoạt động 2: (15’)
II. Luyện tập (Hướng dẫn luyện tập ở lớp)
- Học sinh chọn một trong các đề ở SGK để tìm ý, lập dàn ý cho đề.
Đề 1 : Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh trong điều kiện ngày nay...
Dàn ý :
* Mở bài :
- Trận lũ lụt khủng khiếp năm 2000 ở đồng bằng sông Cửa Long.
- Thuỷ Tinh – Sơn Tinh lại đại chiến với nhau trên chiến trường mới này.
* Thân bài :
- Cảnh Thuỷ Tinh khiêu chiến, tấn công vẫn với những vũ khí cũ nhưng mạnh gấp bội, tàn ác gấp bội
- Cảnh Sơn Tinh thời nay chống lũ lụt : Huy động sức mạnh tổng lực : Đất, đá, xe ben,...
- Các phương tiện thông tin hiện đại : vô tuyến, điện thoại di động...
- Cảnh bộ đội, công an, giúp nhân dân chống lũ..
- Cả nước quyên góp lá lành đùm lá rách.
- Cảnh những chiến sĩ hy sinh vì dân.
* Kết bài : Cuối cùng, Thuỷ Tinh lại một lần nữa chịu thua những chàng Sơn Tinh của thế kỉ 21.
Hoạt động 3(5’) : Hướng dẫn làm bài tập ở nhà.
Tìm hiểu vai trò của tưởng tượng, nhân hóa trong một số truyện ngụ ngôn đã học, trong truyện ‘Dế mèn phiêu lưu kí’ của Tô
C.Luyện tập(3’)
- Hãy tưởng tượng em trong 10 năm nữa ? Hs trả lời, gv nhận xét bổ sung
D.Củng cố(1’) đánh giá
- Nhấn mạnh nội dung bài học
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
- Học bài và làm bài tập
- Chuẩn bị bài Luyện tập văn tưởng tượng

Tài liệu đính kèm:

  • docKể chuyện tưởng tượng - Nguyễn Phương Bắc.doc