Giáo án Ngữ văn 6 - Tập 1 - Ngôi kể trong văn tự sự - Nguyễn Phương Bắc - THCS Lâm Thao

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC

* Kiến thức cần đạt:Giúp học sinh:nắm vững đặc điểm của hai loại ngôi kể: ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3, tác dụng của từng loại ngôi kể .

* Kỹ năng cần rèn:Phân tích các ngôi kể trong các truyện đã học, đã đọc, chuẩn bị lựa chọn sử dụng ngôi kể thích hợp trong bài viết của mình.

* Giáo dục tư tưởng:Vận dụng những kiến thức trong bài học khi viết văn tự sự

II.TRỌNG TÂM:Tiết 33 Mục I, tiết 34:luyện tập

III.CHUẨN BỊ

*Giáo viên: Giáo án, đọc các tài liệu có liên quan

*Học sinh: Soạn bài và học bài ở nhà trước khi đến lớp

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 8958Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tập 1 - Ngôi kể trong văn tự sự - Nguyễn Phương Bắc - THCS Lâm Thao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 15 tháng 10 năm 2009
Ngày dạy: tháng 10 năm 2009
Tuần 9
Tiết 33-34 : Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự
I.Mục tiêu bài học
* Kiến thức cần đạt :Giúp học sinh :nắm vững đặc điểm của hai loại ngôi kể : ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3, tác dụng của từng loại ngôi kể .
* Kỹ năng cần rèn :Phân tích các ngôi kể trong các truyện đã học, đã đọc, chuẩn bị lựa chọn sử dụng ngôi kể thích hợp trong bài viết của mình.
* Giáo dục tư tưởng :Vận dụng những kiến thức trong bài học khi viết văn tự sự
II.Trọng tâm :Tiết 33 Mục I, tiết 34:luyện tập
III.Chuẩn bị
*Giáo viên : Giáo án, đọc các tài liệu có liên quan 
*Học sinh : Soạn bài và học bài ở nhà trước khi đến lớp
IV.Tiến trình bài dạy
A.Kiểm tra bài cũ : (4’)
Câu hỏi : Yêu cầu học sinh trình bày Hs trình bày, Gv và lớp nhận xét
phần chuẩn bị ở bài Luyện nói Gv kết luận bổ sung, đánh giá
B.Bài mới (36’ ) 
1.Vào bài (1’)Khi kể chuyện, người kể thường đứng ở ngôi nào ?
 Vì sao có khi người kể xưng ‘tôi’, có khi không ? Khi xứng ‘tôi’, tác giả nên chọn ngôi kể như thế nào ? Chúng ta sẽ trả lời những câu hỏi đó trong bài hôm nay.
2.Nội dung bài dạy(35’
Tg
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức
15’
05’
10’
10’
Tiết 33
Yêu cầu hs đọc mục I trả lời câu hỏi
? Đoạn 1 được kể theo ngôi nào? Dựa vào dấu hiệu nào để nhận ra điều đó ?
? Đoạn 2 được kể theo ngôi nào? Làm sao nhận ra điều đó?
? Người xưng "tôi" trong đoạn 2 là nhân vật (Dế Mèn) hay tác giả (Tô Hoài) ?
? Trong hai ngôi kể trên, ngôi kể nào có thể tự do, không bị hạn chế?
? Còn ngôi kể nào chỉ được kể những gì mình biết và trải qua?
? Để kể chuyện cho linh hoạt, thú vị, người kể cần phải làm gì?
? Ngôi kể là gì ? Có mấy loại ngôi kể thường gặp ?
? Theo em ngôi kể thứ 3 có ưu, nhược điểm gì ?
? Hãy nêu đặc điểm của từng loại ngôi kể ?
? Ngôi thứ 3 ?
Hs thảo luận, trả lời
Gv nhận xét, bổ sung, đánh giá
? Ngôi thứ nhất ?
? Vai trò của các ngôi kể như thế nào trong văn tự sự ?
Hs thảo luận, trả lời
Gv nhận xét, bổ sung, đánh giá
? Ngôi thứ nhất ? ưu, nhược điểm ?
? Ngôi thứ 3 ? ưu, nhược điểm ?
Học sinh đọc ghi nhớ SGK
I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự.
1. Ví dụ: (Sgk)
- Đoạn 1: Kể theo ngôi thứ ba, người kể giấu mình, không biết ai kể, gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng.
- Đoạn 2: Kể theo ngôi thứ nhất: người kể hiện diện, xưng "tôi":Dế Mèn.
- Dế mèn
- Người kể xưng "tôi" trong tác phẩm không nhất thiết chính là tác giả.
- Ngôi kể thứ ba, người kể có thể linh hoạt kể tự do những gì diễn ra với nhân vật.
- Ngôi kể thứ nhất, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình biết và đã trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình.
- Để kể chuyện cho linh hoạt, thú vị, người kể có thể lựa chọn ngôi kể thích hợp.
a. Ngôi kể : 
- Là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện.
- Khi người kể xưng tôi à ngôi thứ nhất.
- Khi người kể giấu mình, gọi sự vật bằng tên của chúng, kể như người ta kể, thì gọi là ngôi kể thứ ba.
2. Các ngôi kể thường gặp trong tác phẩm tự sự :
a. Ngôi kể thứ 3.
- Người kể gọi tên các nhân vật : chính tên của chúng, tự giấu mình đi như là không có mặt.
- Người kể có thể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
- Đây là ngôi kể hay được sử dụng.
b. Ngôi kể thứ nhất.
- Đây là cách chọn ngôi kể thứ nhất.
- Người kể xưng tôi và có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, thấy, nghĩ...
- Đây cũng là cách kể thường gặp trong văn tự sự.
3. Vai trò của các ngôi kể trong văn tự sự.
Khi kể, người ta có thể hoàn toàn tự do lựa chọn ngôi kể (hoặc ngôi thứ 3, hoặc ngôi thứ nhất).
a. Ngôi kể thứ nhất : có hai kĩ năng.
- Nhân vật ‘tôi’, chính là tác giả (thường gặp hồi kí, tự truyện).
- Nhiều khi ‘tôi’ không phải là tác giả mà hoàn toàn do tác giả sáng tạo ra. Khi ấy ‘tôi’, chỉ là một nhân vật trong truyện tự kể về mình, về những điều mình tai nghe, mắt thấy...
- Khi đã sử dụng ngôi thứ nhất, tác giả vẫn có thể thay đổi người kể, nhân vật kể chuyện.
- Ưu điểm : tính chủ quan.
- Nhược điểm : tính khách quan
b. Ngôi kể thứ 3
- Người kể giấu mình, gọi tên các nhân vật bằng chính tên của chúng.
- Ưu điểm : tính khách quan.
- Nhược điểm : tính chủ quan
* Ghi nhớ : SGK
C.Luyện tập(35’)
HS suy nghĩ, thảo luận và làm bài tập Gv gọi lên trình bày, lớp nhận xét, Gv kết luận, đánh giá
? Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn thành ngôi thứ ba và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì mới cho đoạn văn?
Hs đọc xác định yêu cầu đề bài, thảo luận theo bàn, đại diện trả lời
Gv nhận xét, bổ sung, đánh giá.
? Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn thành ngôi thứ nhất và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì khác cho đoạn văn?
Hs đọc xác định yêu cầu đề bài
? Truyện Cây bút thần kể theo ngôi nào? Vì sao như vậy?
HS suy nghĩ, thảo luận và làm bài tập Gv gọi lên trình bày, lớp nhận xét, Gv kết luận, đánh giá
? Vì sao trong các truyện cổ tích, truyền thuyết người ta hay kể chuyện theo ngôi thứ ba mà không kể theo ngôi thứ nhất?
II. Luyện tập
Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1 : Thay ngôi kể từ thứ 1 sang ngôi thứ 3 ?
Làm thế nào để thay thế ? Sau khi thay, nhận xét so sánh hai đoạn văn cũ, mới.
Định hướng. Thay các từ ‘Tôi’ bằng từ ‘Dế mèn’
- Đoạn mới nhiều tính khách quan, như là đang xảy ra, hiển hiện trước mắt người đọc qua giọng kể của người trong cuộc.
Bài 2 : 
- Thay tất cả từ ‘Thanh’ bằng từ ‘tôi’.
- Nhận xét tương tự câu 1.
Thay đổi ngôi kể thứ ba thành thứ nhất -> mang ý tự kể -> tô đậm thêm sắc thái tình cảm của đoạn văn (nội dung không thay đổi).
Bài 3 : Truyện ‘ Cây bút thần’ kể theo ngôi thứ 3. Vì không có nhân vật nào xưng tôi khi kể. Người kể có thể linh hoạt, tự do kể những gì diễn ra với nhân vật Mã Lương.
Bài 4 : Trong truyền thuyết, cổ tích người ta hay kể chuyện theo ngôi thứ 3 mà không kể theo ngôi thứ nhất. Vì
- Giữ không khí truyền thuyết, cổ tích.
- Giữ khoảng cách rõ rệt giữa người kể và cả các nhân vật trong truyện.
- Vì đây là những câu chuyện kể của tập thể và được lưu truyền từ đời này sang đời khác trong dân gian, chứ không phải theo quan sát, nhận xét của bản thân người kể.
D.Củng cố(1’)
 - Nhắc lại những kiến thức đã học trong bài
E.Hướng dẫn học sinh về nhà(1’)
 - Học bài, làm bài tập còn lại
 - Làm bài tập Sbt và chuẩn bị bài Thứ tự kể trong văn tự sự

Tài liệu đính kèm:

  • docNgôi kể trong văn tự sự - Nguyễn Phương Bắc - THCS Lâm Thao.doc