Giáo án Ngữ văn 6 - Tập 1 - Nguyễn Long Thạnh năm 2015

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết.

- Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi gống dân tộc qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.

- Hiểu được những nét chính về nghệ thuật của truyện.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

1. Kiến thức:

- Khái niệm thể loại truyền thuyết.

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.

- Bóng dáng lịch sử trong thời kỳ dựng nước của dân tộc ta qua một tác phẩm văn học dân gian thời kỳ dựng nước.

2. Kỹ năng:

- Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết

- Nhận ra những sự việc chính của truyện.

- Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kỳ ảo tiêu biểu trong truyện.

3. Thái độ:

- Cảm nhận được vẻ đẹp của truyện với hình tượng Tiên – Rồng rất đổi cao quý, rất mực tự hào.

- Bồi dưỡng lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc cho HS.

III. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh.

2. Học sinh: Soạn bài, đọc văn bản trước ở nhà.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY:

 

doc 46 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1466Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tập 1 - Nguyễn Long Thạnh năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hĩ, ý tưởng , thảo luận và chia sẻ những cảm nhận cá nhân về cách sử dụng từ đúng nghĩa.
3. Thái độ: Có ý thức dùng từ đúng nghĩa, không sử dụng từ khi không hiểu nghĩa. 
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Chuẩn bị một số từ ngữ, bài giảng.
2. Học sinh: Soạn bài, đọc lại các phần chú thích ở các văn bản đã học. 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY:
1. Ồn định lớp: Kiểm diện sỉ số.
2. Kiểm tra: Thế nào là từ thuần Việt, Từ mượn? Cho ví dụ? Nguyên tắc mượn từ?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới: Tiết học trước các em đã học giúp các em hiểu được từ là đơn vị ngôn ngữ có nghĩa. Vậy nghĩa của từ là gì? Có những cách giải thích nghĩa của từ thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
	* Vào bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu từ và cách giải nghĩa của từ
GV mời hs đọc 3 chú thích trong bài ngữ văn đã học ?
(?) Mỗi chú thích trên gồm có mấy bộ phận?
(?) Bộ phận nào trong chú thích nêu lên nghĩa của từ? Nghĩa của từ ứng với phần nào trong mô hình dưới ?
(?) Vậy em cho biết nghĩa của từ là gì? 
GV khái quát và cho HS rút rag hi nhớ
 Cho hs đọc lại ví dụ!
(?) Trong mỗi chú thích nghĩa của từ được giải thích bằng cách nào ?
(?) Theo em làm cách nào để hiểu đúng nghĩa của từ ?
(?) Vậy em hãy cho biết giải thích nghĩa của từ có mấy cách? Là những cách nào?
(?) Chúng ta cần lưu ý một số điều sau khi sử dụng 
* Lưu ý :
 Để dùng từ đúng à Phai nắm vững nghĩa của từ 
- Muốn hiểu nghĩa của từ à Phải đọc , học 
- Không hiểu từ à Tra từ điển 
- Không nắm chắc từ à không sử dụng vội
- GV khái quát và cho HS rút ra ghi nhớ
à Hầu hết nghĩa của từ là nội dung của những từ mượn.( Từ Hán Việt)
* HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS LT
- GV hướng dẫn HS làm bài tập trong SGK
Bài 1: Gv gọi Hs đọc một số chú thích
Bài 2: Hs đọc yêu cầu, làm việc nhóm .
Bài 4: Gv gợi ý cho Hs:Chọn cách sau đó giải thích
a, Nêu khái niệm
b, nêu khái niệm
c, dùng từ đồng nghĩa 
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Nghĩa của từ là gì ?
 Ví dụ:
- Tập quán: Thói quen được hình thành từ lâu đời, 
- Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm
- Nao núng: lung lay, không vững lòng tin 
 Hình thức Nội dung (nghĩa của từ)
à Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị
Ghi nhớ 1 : Sgk /35
2. Cách giải thích nghĩa của từ .
Ví dụ: Sgk/35
Từ
Nghĩa của từ
Cách giải thích
Tập quán 
Thói quen của một cộng đồng được hình thành từ lâu trong
 cuộc sống. 
Trình bày khái niệm 
Lẫm liệt 
Náo núng
Hùng dũng, oai nghiêm 
Lung lay không vững lòng tin ở mình 
Đưa ra từ đồng nghĩa 
Cao thượng
Chăm chỉ
 Trái với nhỏ 
 nhen, ti tiện,
 hèn mọn, hèn ha, đê hèn, 
 Trái với lười biếng, nhác.
Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích
Ghi nhớ 2 : Sgk /36
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 2/ /36
a/ Học tập c/ Học hỏi 
b/ Hỏi lỏm d/ Học hành 
Bài tập 3/36
a/ Trung bình .	 b/ Trung gian . 
 Bài tập 4/ 36
- Giếng : Hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất để lấy nước.
- Rung rinh: Chuyện động qua lại nhẹ nhàng, liên tiếp.
- Hèn nhát: Thiếu can đảm (đến mức đáng khinh bỉ)
Bài tập 5 / 36
-“Mất” theo cách giải nghĩa của Nụ là “không biết ở đâu”
Mất theo cách thông thường (mất cái ví, mất cái ống vôi) là không còn được sở hữu, không có, không thuộc về mình.
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
* Bài cũ: - Làm hết bài tập còn lại 
- Đọc trước “Sự việc và nhân vật trong văn tự sự”.
- Liệt kê các sự việc trong chuyện Sơn Tinh- Thủy Tinh
* Bài mới: Chuẩn bị bài “Sự việc và nhân vật trong văn tự sự”
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
.....................................................................................
–.------------------------------------------ & -------------------------------------------—
TUẦN 3
Tiết 12
Ngày soạn: 26/06/2015
 Ngày dạy: //
Tập làm văn:	SÖÏ VIEÄC VAØ NHAÂN VAÄT TRONG VAÊN BAÛN TÖÏ SÖÏ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được thế nào là sự việc, nhân vật trong văn bản tự sự.
- Hiểu được ý nghĩa của sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức:
- Hiểu được vai trò của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự.
- Ý nghĩa và mối quan hệ của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự.
2. Kỹ năng:
- Chỉ ra được sự việc, nhân vật trong một văn bản tự sự.
- Xác định sự việc, nhân vật trong một đề bài cụ thể. 
3. Thái độ: Tập trung khi đọc hoặc tạo lập văn bản để xác định đúng sự kiên, nhân vật.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tư liệu liên quan tới bài học.
2. Học sinh: Soạn bài, đọc lại các văn bản tự sự đã học.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY:
1. Ồn định lớp: Kiểm diện sỉ số.
2. Kiểm tra: Tự sự là gì? Đặc điểm của phương thức tự sự?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới: Tự sự phải có sự việc, nhân vật? Sự việc nhân vật trong văn tự sự như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
	* Vào bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự
(?) Em hãy liệt kê các sự việc theo trật tự liên tục của truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” ?
(?) Trong các sự việc trên, có sự việc nào thừa không? Các sự việc kết hợp với nhau theo quan hệ nào?
(?) Hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc?
(?) Có thể bỏ bớt sự việc nào không? Tại sao? 
à HSTL trong 3 phút
(?) Có thể đảo lộn thay đổi trật tự trước sau của các sự việc ấy không? 
(?) Qua những vấn đề vừa nêu, em cho biết ta có thể thay đổi kết quả Thuỷ Tinh thắng Sơn Tinh được không? Vì sao? 
(?) Từ đó, em nêu đặc điểm của sự việc trong văn tự sự.
(?) Nhưng nếu kể một câu chuyện mà chỉ có 7 sự việc như vậy truyện có hấp dẫn không? 
(?) Một truyện hay, theo em phải có sự việc cụ thể nào? Truyện phải nêu rõ mấy yếu tố? Hãy kể ra?
(?) Hãy chỉ ra 6 yếu tố ấy trong truyện ST,TT?
(?) Việc Sơn Tinh được giới thiệu là có tài có cần thiết không? Vì sao?
(?) Nếu bỏ sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể đi có được không? Vì sao?
(?) Sự việc trong truyện phải có ý nghĩa, người kể sự việc nhằm thể hiện thái độ yêu ghét của mình. Em hãy chỉ ra các chi tiết chứng tỏ người kể có thiện cảm với Sơn Tinh và vua Hùng. 
(?) Từ những phân tích trên, em hãy cho biết đặc điểm của sự việc trong văn tự sự
(?) Hãy kể tên các nhân vật trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh và cho biết:
à Ai là NV chính và có vai trò quan trọng nhất?
à Ai là kẻ được nói tới nhiều nhất?
à Ai là nhân vật phụ? Có cần thiết không? Có thể bỏ được không?
(?) Nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào?
(?) Hãy cho biết các nhân vật trong truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh” được kể như thế nào? 
(?) Từ đó, em hãy nêu đặc điểm của nhân vật trong văn tự sự.
GV khái quát và cho HS rút ra ghi nhớ
* HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1: Gv cho HS xem lại bảng đã lập.
- Hs: xác định nhân vật chính phụ, ý nghĩa có mặt của từng nhân vật.
-HS: tắt truyện STTT bằng sự việc chính.
Mục c, Hs phát biểu ý kiến.
Bài 2: GV gợi ý & hướng dẫn HS chọn sự việc.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1/ Đặc điểm của sự việc và NV trong văn tự sự
 a. Sự việc trong văn tự sự .
Ví dụ : Văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh 
- Sự việc khởi đầu: (1)
- Sự việc phát triển: (2),(3),(4)
- Sự việc cao trào: (5),(6)
- Sự việc kết thúc: (7)
à Sự việc trước là nguyên nhân dẫn đến sự việc sau, chúng được sắp xếp theo trật tự có ý nghĩa.
b. Các yếu tố trong văn tự sự :
- Ai làm ( nhân vật)
- Việc xảy ra ở đâu ( Địa điểm)
- Việc xảy ra lúc nào( Thời gian)
- Nguyên nhân
- Diễn biến ( quá trình)
- Kết thúc ra sao ( Kết quả)
=> 6 yếu tố thể hiện sự thú vị, sức hấp dẫn và vẻ đẹp của truyện.
*.Ghi nhớ ý 1 : SGK/38
2. Nhân vật trong văn tự sự 
Ví dụ 1:
- Nhân vật chính: Sơn Tinh,Thuỷ Tinh 
à Giới thiệu tên gọi, lai lịch, tài năng, việc làm (chủ yếu) 
- Nhân vật phụ: vua Hùng, Mỵ Nương
 à Tên gọi, lai lịch, sắc đẹp, tính tình
a. Nhân vật : Là người thực hiện các sự việc và được nói tới trong văn bản
b.Cách kể :
- Gọi tên, đặt tên
- Giới thiệu lai lịch, tài năng
- Chân dung, trang phục, dáng điệu
- Việc làm, lời nói, ý nghĩ
*.Ghi nhớ ý 1 : SGK/38
II. LUYỆN TẬP
Số 1(38-39)
a. Vai trò: Vua Hùng, Mị Nương à NV phụ.
 Sơn Tinh – Thủy Tinh à nhân vật chính.
b.Ý nghĩa: ST,TT là câu truyện tưởng tượng, kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong chế ngự thiên nhiên của người Cổ Việt. Từ đó suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các Vua Hùng.
c. Gọi hs tóm tắt dựa vào 7 sự việc đã nêu ở trên
Bài 2 : Tưởng tượng kể lại truyện “Một lần không vâng lời” .
Hoặc :
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: Sự việc trong văn tự sự 
- HS đọc các sự việc trong truyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh “ 
- GV ghi các sự việc lên bảng phụ . 
+ HS chỉ ra sự việc khởi đầu?Sự việc phát triển ? Sự việc cao trào ? Sự việc kết thúc ? 
-HS trả lời.
+ Hãy chỉ ra mối quan hệ giữa các sự việc ? ( các sự việc có liên quan với nhau ko ?)
+ Nếu bỏ đi một sự việc được không ? Vì sao ? 
+ Nếu kể một câu chuyện mà chỉ có bảy sự việc như vậy truyện có hấp dẫn không ? Vì sao?
-HS trình bày ý kiến
-GV chốt ý =>các sự việc có liên quan được sắp xếp theo trật tự có ý nghĩa ,không thể bỏ đi sự việc nào vì bỏ đi câu chuyện sẽ không có sự liên kết .nhưng nếu kể câu chuyện mà chỉ có 7 yếu tố trên câu chuyện sẽ đơn điệu
 + Hãy chỉ ra sự việc nào thể hiện mối thiện cảm của người kể đối với Sơn Tinh và Vua Hùng ? 
-HS trả lời
+ Có thể xóa bỏ sự việc “ Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh “ được không ? Vì sao ? 
+ Vậy một truyện hay phải có sự việc cụ thể chi tiết, bao gồm các yếu tố nào ? 
-GV chốt ý
GV hướng dẫn HS soạn phần 2 và luyện tập
I. Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự:
1. Sự việc trong văn tự sự 
(1) Vua Hùng kén rể .
(2) Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn . 
(3) Vua Hùng ra điều kiện chọn rể . 
(4) Sơn Tinh đến trước được vợ . 
(5) Thủy Tinh đến sau tức giận đánh Sơn Tinh 
(6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, Thủy Tinh thua . 
(7) Hằng năm Thủy tinh dâng nước đánh Sơn Tinh . 
Sự việc (1) : -> Khởi đầu 
Sự việc (2), (3), (4) -> phát triển 
Sự việc (5), (6) -> cao trào 
Sự việc (7) -> kết thúc 
=> Các sự việc được sắp xếp theo trật tự có ý nghĩa 
à Không thể bỏ đi sự việc nào vì đây là các sự việc chính.
=> Như vậy sự việc trong văn tự sự : gồm có 6 yếu tố: ai làm, xảy ra ở đâu, lúc nào, nguyên nhân, diễn biến, KQ.
 Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động II: Tìm hiểu về nhân vật:
+ Kể tên các nhân vật trong truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh “?
GV kẻ bảng – HS điền vào . 
+ Ai là nhân vật chính ; có vai trò quan trọng nhất ? Ai là kẻ được nói tới nhiều nhất ? 
+ Ai là nhân vật phụ ? 
+ Nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào? 
Học sinh đọc mục ghi nhớ 
Hoạt động III: Luyện tập 
Bài 1/38: HS đọc yêu cầu bài tập và tổ chức HS làm theo nhóm.
+ Chỉ ra những việc mà các nhân vật trong truyện “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh “ đã làm : 
- Vua Hùng - Sơn Tinh 
- Mỵ Nương - Thủy Tinh 
a. Nhận xét vai trò, ý nghĩa của các nhân vật : Đại diện nhóm trả lời – Gv nhận xét . 
b.HS tóm tắt truyện theo sự việc gắn với nhân vật chính ? GV chốt
c) Vì sao truyện đặt tên là Sơn Tinh – Thuỷ Tinh? Có thể đặt một vài nhan đề khác ?
Bài 2/39: GV hướng dẫn HS về nhà làm 
2. Nhận vật trong văn tự sự 
Nhân vật trong truyện Sơn Tinh – Thuỷ Tinh
Nhân vật 
Tên gọi 
Lai lịch 
Chân dung
Tài năng 
Việc làm
Vua hùng 
Hùng Vương 
Thứ 18 
Không 
Sơn Tinh 
Sơn Tinh
Núi Tản Viên 
Không
Có nhiều tài, đem sính lễ đến trước cầu hôn 
Cầu hôn
Vẫy tay 
mọc lên
 cồn bãi,
 núi đồi 
Thuỷ Tinh 
Thuỷ Tinh 
Chúa Vùng nước thẳm 
Không
Có nhiều tài lạ, hô mưa gọi gió 
Cầu 
hôn làm 
dông 
bão dâng 
nước
Mị nương 
Mị nương 
Con gái Vua Hùng thứ 18
Xinh đẹp tuyệt trần 
Lạc Hầu 
Lạc Hầu 
Đời vua Hùng 18
*Ghi nhớ: SGK /38
II.Luyện tập:
Bài 1/38: Những việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh đã làm:
Vua Hùng kén rể, ra điều kiện chọn rể
Mị nương theo Sơn Tinh về núi 
Sơn Tinh cầu hôn đem đủ lễ vật, rước Mị Nương, đánh với Thủy Tinh, hàng năm lại đánh nhau 
Thuỷ Tinh cầu hôn, đến sau dâng nước đánh Sơn Tinh – Thua rút quân về
a) Nhận xét vai trò ý nghĩa các nhân vật 
- Vua Hùng là nhân vật phụ nhưng không thể thiếu được vì ông là người quyết định cuộc hôn nhân
- Mị Nương là nhan vật phụ nhưng không thể thiếu được vì nếu không có nàng thì không có chuyện hai thần xung đột ghê gớm như thế.
- Thủy Tinh là nhân vật chính đối lập với Sơn Tinh được nói nhiều, ngang với Sơn Tinh. Hình ảnh thần thoại hoá sức mạnh của lũ, bão ở châu thổ Sông Hồng
- Sơn Tinh: nhân vật chính đối lập với Thủy Tinh, người anh hùng chống lũ của nhân dân Việt cổ
b) Tóm tắt truyện theo sự việc của các nhân vật chính
 c) Truyện đặt tên là Sơn Tinh – Thuỷ Tinh: Vì tên hai thần là nhân vật chính của truyện 
- Không nên đổi nhan đề của truyện thành các tên gọi khác vì tên thứ nhất chưa nói rõ nội dung chính của truyện, còn tên thứ hai lại thừa hai nhân vật Vua Hùng, Mị Nương chỉ đóng vai phụ
- Có thể đặt một vài nhan đề khác như: Bài ca thắng bão lụt,
Bài 2/39. Hãy tưởng tượng kể lại truyện “Một lần không vâng lời” 
- Các sự việc và diễn biến sự việc . 
- Nhân vật . 
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
* Bài cũ: Chỉ ra sự việc và nhân vật trong truyện Con Rồng, cháu Tiên
- Học thuộc ghi nhớ 
* Bài mới: Soạn “Sự Tích Hồ Gươm”
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
.....................................................................................
–.------------------------------------------ & -------------------------------------------—
TUẦN 4
Tiết 13
Ngày soạn: 26/06/2015
 Ngày dạy: //
Văn bản: 	 SÖÏ TÍCH HOÀ GÖÔM (Höôùng daãn ñoïc theâm)
 (Truyeàn thuyeát)
Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến xương tủy. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ giết giặc.
Sự tích hồ gươm Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ. Khi kéo lưới lên, chàng thấy nằng nặng, trong bụng mừng thầm, chắc là có cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, Thận chỉ thấy có một thanh sắt; chàng vứt luôn xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.
Sự tích hồ gươm Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay; Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại nhặt lên và ném xuống sông. Lần thứ ba, lại vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới. Lấy làm quái lạ, Thận đưa lại mồi lửa nhìn xem. Bỗng chàng reo lên:
- Ha ha! Một lưỡi gươm!
Sự tích hồ gươm Về sau Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái gan dạ không nề nguy hiểm. Một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tòng đến nhà Thận. Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lấy xem và thấy có hai chữ "Thuận Thiên" khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người vẫn không biết đó là báu vật.
Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng chạy tháo thân mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy một ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi rút lấy chuôi giắt vào lưng.
Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại tất cả các bạn trong đó có Lê Thận. Lê Lợi mới đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho mọi người nghe. Khi đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in.
Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:
- Ðây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!
Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng tiến. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía. Uy thanh của nghĩa quân vang khắp nơi. Họ không phải trốn tránh như trước mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương của giặc mới cướp được tiếp tế cho họ. Gươm thần đã mở đường cho họ đánh tràn ra mãi, cho đến lúc không còn bóng một tên giặc trên đất nước.
Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi - bấy giờ đã làm vua - cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Ðứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con rùa vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!".
Vua rút gươm quẳng về phía rùa vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.
Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.
(Theo Nguyễn Đổng Chi)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu và cảm nhận được nội dung ý nghĩa của truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm.
- Hiểu được vẻ đẹp của một số hình ảnh , chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa trong truyện.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm.
- Truyền thuyết địa danh.
- Cốt lõi loch sử trong một tác phẩm thuộc chuỗi truyền thuyết về người anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
2. Kỹ năng:
 a. Kĩ năng chuyên môn:
	- Đọc - hiểu văn bản thuyền thuyết.
	- Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của một số chi tiết tưởng tượng trong truyện. Kể lại được truyện.
 b. Kĩ năng sống :
- Tự nhận thức giá trị của lòng nhân ái, sự công bằng trong cuộc sống.
- Suy nghĩ sáng tạo và trình bày suy nghĩ về ý nghĩa và cách ứng xử thể hiện tinh thần nhân ái sự công bằng.
- Giao tiếp : Trình bày suy nghĩ ý, tưởng, cảm nhận của bản thânvề ý nghĩa của các tình tiết trong tác phẩm.
3. Thái độ: Yêu những cảnh đẹp gắn với lịch sử của quê hương, đất nước.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tích hợp với tập làm văn bài “Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự”, với tiếng Việt bài “Nghĩa của từ”. Tài liệu liên quan. Cảnh vua Lê trả gươm cho Rùa Vàng. 
2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản và sọan bài theo câu hỏi gợi ý. 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY:
1. Ồn định lớp: Kiểm diện sỉ số.
2. Kiểm tra: Kể tóm tắt truyện : “Sơn Tinh, Thủy tinh”. Nêu ý nghĩa của truyện.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới: Hồ Gươm là một di tích lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc mà rất nhiều nhà thơ ca ngợi: 
“ Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ, ngọn tháp bút
Viết thơ lên trời cao”
Giữa thủ đô Hà Nội, Hồ Gươm đẹp như một lãng hoa lộng lẫy và duyên dáng. Hồ này đầu tiên gọi là Hồ Lục Thuỷ, Hồ Tả Vọng đến thế kỷ 15 hồ mang tên là Hồ Gươm, Hồ Hoàn Kiếm gắn với sự tích nhân, gươm, và trả gươm thần của người anh hùng Lê lợi mà cô giới thiệu truyền thuyết Hồ Gươm.
	* Vào bài:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: Tìm hiểu chung 
GV giới thiệu về vị trí truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” trong các truyện dân gian, lịch sử? 
Hoạt động II: Đọc – Tìm hiểu văn bản
GV đọc mẫu một đoạn à Gợi ý cách đọc à gọi HS đọc tiếp 
HS đọc chú thích, giải nghĩa từ khó. 
GV hướng dẫn HS cách kể và cần lưu ý chính. Đức Long Quân cho mượn Gươm
Lê Thuận nhặt lưỡi gươm dưới nước 
Lê Lợi bắt được chuôi gươm trên rừng thanh gươm trong chiến đấu
Đất nước thanh bình, Long Quân cho người đòi lại gươm 
Hồ Tả vọng mang tên hồ Gươm
Đức Long Quân cho mượn thanh gươm thần trong hoàn cảnh nào? Buổi đầu thế lực của nghĩa quân ra sao? 
Lê Lợi nhận được thanh gươm trong hoàn cảnh nào? Lưỡi gươm? Chuôi gươm 
Lưỡi gươm và chuôi gươm xuất hiện ở hai địa điểm cách xa nhau nhưng ráp lại thì vừa in, điều này có ý nghĩa gì? 
Thanh gươm này có đặc điểm gì so với những thanh gươm bình thường 
Thuân Thiên nghĩa là gì? 
Ý nghĩa của hai chữ thuận thiên? 
Ngoài đặc điểm trên, thanh gươm còn có đặc điểm gì khác?
Thanh gươm đã phát sáng ở những thời điểm nào? 
Việc toả sáng ở những nơi ấy có ý nghĩa gì? 
Câu nói của Lê Thuận khi dâng gươm lên Lê Lợi có ý nghĩa gì? 
Từ khi có thanh gươm trong tay, nghĩa quân đã chiến đấu như thế nào? 
Câu văn “Gươm thần tung hoành, Gươm thần mở đường có ý nghĩa gì? 
Kết quả ra sao 
Khi để sạch bóng quân thù, đất nước đã hoà bình, Long Quân đã làm gì với thanh gươm? à (b)
Vì sao Long Quân đòi lại gươm? Vì sao địa điểm trả ở hồ Lục Thủy mà không phải ở Thanh Hoá ? 
Vì sao chỗ nhận gươm không phải là Thăng Long? Vì sao lại đổi tên là Hồ Hoàn Kiếm ? 
Ý nghĩa của chi tiết này? 
Hoạt động III: Tổng kết
HS khái quát nghệ thuật và ý nghĩa của truyện?
HS thực hiện ghi nhớ 
Hoạt động IV: Luyện tập 
GV hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2/43
I.Giới thiểu chung:
- Lê Lợi là linh hồn của cuộc kháng chiến vẻ vang của nhân dân ta chống giặc Minh xâm lược ở thế kỉ XV.
- Truyền thuyết địa danh : loại truyền thuyết giải thích nguồn gốc lịch sử của một địa danh.
- "Sự tích Hồ Gươm " là một trong những truyền thuyết tiêu biểu nhất về hồ Hoàn Kiếm và Lê Lợi.
II. Đọc – Hiểu văn bản:
1.Đọc- Từ khó:
+Thân truyện: Hai chàng trai đến cầu hôn
2.Phân tích 
a) Long quân cho mượn gươm 
* Hoàn cảnh ra đời của thanh Gươm:
- Đất nước bị giặc Minh xâm lược 
- Thế lực quân ta non yếu 
- Lưỡi gươm dưới nước, chuôi gươm trên rừng, ráp lại vừa như in 
à Sự đoàn kết đồng lòng của nhân dân miền ngược và miền xuôi
* Đặc điểm thanh Gươm:
- Lưỡi gươm khắc hai chữ thuận thiên à Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là hợp ý trời 
- Phát sáng 
Ở nhà Lê Thuận
Ở gốc cây đa
à Thúc giục Lê Lợi mau lên đường đánh giặc 
Lúc Trả gươm
à Thắng lợi lưu truyền mãi mãi 
Thanh gươm có sức mạnh kỳ diệu 
Thanh gươm tung hoành 
Xông xáo đi tìm giặc 
Gươm thần mở đường 
Thắng lợi của chính nghĩa, của lòng dân, ý trời hoàn hợp
b) Long Quân cho đòi gươm. 
Khi đất nước thanh bình 
Long Quân đòi gươm ở hồ Tả Vọng 
Hồ Tả Vọng đổi thành Hồ Hoàn Kiếm 
à Nguyện vọng của nhân dân. Yêu chuộng hoà Bình 
III. Tổng kết 
1. Nghệ thuật : 
- Xây dựng các tình tiết thể hiện ý nguyện, tinh thần của nhân dân ta đoàn kết một lòng đánh giặc xâm lược.
- Sử dụng một số hình ảnh chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa như gươm thần, Rùa Vàng (mang ý nghĩa tượng trưng cho khí th

Tài liệu đính kèm:

  • docTìm hiểu chung về văn tự sự - Nguyễn Long Thạnh.doc