A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm
- Hiểu được vẻ đẹp của một số hình ảnh, chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa trong truyện.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm.
- Truyền thuyết điah danh.
- Cốt lõi lịch sử trong một tác phẩm thuộc chuỗi truyền thuyết về người anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu văn bản truyền thuyết.
- Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của một số chi tiết tưởng tượng trong truyện.
- Kể lại được truyện.
3. Thái độ:
- Tự hào về người anh hùng dân tộc và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Tuần: 4 Ngày soạn: 10/09/2014 Tiết: 13 Ngày dạy: 12/09//2014 Văn bản: Hướng dẫn đọc thêm: SỰ TÍCH HỒ GƯƠM (Truyền thuyết) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm - Hiểu được vẻ đẹp của một số hình ảnh, chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa trong truyện. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm. - Truyền thuyết điah danh. - Cốt lõi lịch sử trong một tác phẩm thuộc chuỗi truyền thuyết về người anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. 2. Kĩ năng: - Đọc- hiểu văn bản truyền thuyết. - Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của một số chi tiết tưởng tượng trong truyện. - Kể lại được truyện. 3. Thái độ: - Tự hào về người anh hùng dân tộc và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. C. PHƯƠNG PHÁP - Phát vấn, phân tích, liên hệ thực tế. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp : Kiểm diện HS - Lớp 6a2: Sĩ số: , Vắng.(P:.;KP..) 2. Bài cũ : Kiểm tra 15 phút - Đề, đáp án, ma trận, hướng dẫn chấm xem cuối giáo án. 3. Bài mới: - Hồ Gươm vừa là một di tích lịch sử nổi tiếng vừa là một danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp của thủ đô Hà Nội. Tên gọi Hồ Gươm gắn lền với truyền thuyết Sự tích Hồ Gương mà hôm nay cô muốn giới thiệu với các em. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY Giới thiệu chung GV: Giới thiệu người anh hùng Lê Lợi và loại truyền truyết địa danh. Đọc hiểu văn bản: GV: Hướng dẫn Hs đọc chậm rãi, rõ ràng, gợi không khí cổ xưa HS: 2, 3 học sinh đọc truyện. GV, HS cùng nhận xét. GV: Yêu cầu HS đọc chú thích SGK. 1, 3, 4, 6, 12. GV: hỏi một số từ khó. GV: HS kể tóm tắt văn bản.( Có nhận xét). GV: Trong hoàn cảnh nào Long Quân cho mượn gươm? Cách cho mượn ra sao? Ý nghĩa như thế nào ? HS:( Thảo luận ) Giặc Minh đô hộ nước ta.Ở vùng Lam Sơn nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng nhưng buổi đầu còn non yếu. Lê Thận được lưỡi gươm dưới nước.Lê lợi được chuôi gươm trên rừng ->Tinh thần đoàn kết đánh giặc của nhân dân miền ngược và miền xuôi. GV:Thanh gươm phát sáng khi gặp Lê lợi thể hiện ý nghĩa gì ? HS: Chọn người tài để giao gươm báu, nhân dân một lòng trông đợi, tin tưởng vào Lê Lợi và nghĩa quân. GV: Sức mạnh của gươm thần trong việc giúp nghĩa quân Lam Sơn ? HS: Gươm Thần giúp Lê Lợi & nhân dân chiến thắng quân Minh xâm lược. GV: Long Quân đòi gươm trong hoàn cảnh nào? Em có nhận xét gì về cảnh trả gươm ? HS: Suy nghĩ và trả lời GV phân tích: Đất nước thanh bình. Lê Lợi lên làm vua, dời Đô về Thăng Long. Một hôm vua dạo thuyền rồng trên hồ Tả Vọng, rùa vàng ngốc đầu đòi gươm. Cảnh trả gươm rất đẹp, kì ảo. Từ đó hồ Tả Vọng mang tên hồ Hoàn Kiếm. GV: Việc Lê Lợi hoàn gươm thể hiện những ý nghĩa gì ? HS:Việc trả gươm chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc :Tình cảm yêu chuộng hoà bình của nhân dân ta. GV: Hình ảnh rùa vàng tượng trưng cho điều gì? HS: Thần tượng trưng cho tổ tiên, khí thiêng sông núi, tư tưởng, tình cảm & trí tuệ của nhân dân. GV: Chỉ ra một số đặc điểm nghệ thuật của truyện? HS: Trả lời. GV: Truyện có ý nghĩa như thế nào ? HS: Thảo luận và trình bày. Ca ngợi tính chất nhân dân, toàn dân, chính nghĩa của khởi nghĩa Lam Sơn . - Đề cao, suy tôn Lê Lợi & nhà Lê. - Giải thích nguồn gốc tên gọi hồ Hoàn Kiếm. HS đọc ghi nhớ. GV : Giảng & phân tích lại toàn bài. Luyện tập : Bài 2: Nếu Lê Lợi trực tiêp nhận được lưỡi gươm, chuôi gươm thì tác phẩm không thể hiện sự đồng lòng nhất trí, tinh thần đoàn kết cao độ của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến. Bài 3: Hs về nhà suy nghĩ. Hướng dẫn tự học - Xem lại bài giảng để chon chi tiết phân tích ý nghĩa như chi tiết nhận gươm, lưỡi gươm chóe sáng, trả gươm. - Đọc báo hoặc lên mạng Internet. - Yêu cầu kể và nắm ý nghĩa các truyền thuyết đã học. - Đọc và bám sát nhân vật chính để tóm tắt truyện. I .Giới thiệu chung 1. Tác giả - Lê Lợi là linh hồn của khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược thế kỉ XV. - Truyền thuyết địa danh: Giải thích nguồn gốc lịch sử của một địa danh. 2. Tác phẩm: - Sự tích hồ Gươm là một trong những truyền thuyết tiêu biểu nhất viết về hồ Hoàn Kiếm và Lê Lợi. II. Đọc hiểu văn bản: 1.Đọc-tìm hiểu từ khó a. Đọc-tóm tắt b. Từ khó 2.Tìm hiểu văn bản: a.Phương thức biểu đạt: tự sự b. Phân tích: b1/Long Quân cho mượn gươm : - Giặc Minh xâm lược nước ta. - Quân Lam Sơn nổi dậy nhưng còn non yếu. - Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm Thần. - Lưỡi gươm dưới nước,chuôi gươm trên rừng, ráp lại vừa như in -> tinh thần đoàn kết đánh giặc. - Lưỡi gươm khắc hai chữ huận thiên -> Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là chính nghĩa, hợp ý trời. b2/Nguồn gốc lịch sử của hồ Hoàn Kiếm - Gươm Thần giúp Lê lợi và nhân dân chiến thắng giặc Minh. - Đất nước hoà bình. Lê Lợi lên làm vua. - Long Quân sai rùa vàng đòi lại gươm thần ở hồ Tả Vọng. Hồ Tả Vọng đổi thành Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm ->Nguyện vọng của nhân dân.Yêu chuộng hoà Bình 3.Tổng kết: a. Nghệ thuật: - Xây dựng tình tiết thể hiện tinh thần đoàn kết đánh giặc của nhân dân ta. - Sử dụng một số chi tiết kì ảo mang ý nghĩa tượng trưng cho hồn thiêng sông núi, cho sức mạnh chính nghĩa của cuộc kháng chiến. b. Nội dung: c. Ý nghĩa: - Giải thích tên gọi hồ Gươm, hồ Hoàn Kiếm. - Ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo. - Thể hiện ý nghuyện đoạn kết và khát vọng hòa bình của dân tộc. III. Hướng dẫn tự học * Bài cũ: - Đọc kĩ truyện để có thể kể lại được truyện. Phân tích ý nghĩa một chi tiết tưởng tượng trong truyện. Sưu tầm các bài viết về Hồ Gươm. Ôn tập các tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết. * Bài mới: Soạn bài “Chủ đề, dàn bài của bài văn tự sự” KIỂM TRA 15 PHÚT * MA TRẬN Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng số Đọc – hiểu văn bản - Thể loại truyền thuyết. - Đề tài văn bản “Thánh Gióng”. - Xác định kiểu nhân vật. - Nhân vật chính, ngôi kể trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. - Dàn bài của một bài văn tự sự. - Sự việc chính trong văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. Số câu Số điểm 2 1.0 4 3.5 1 0.5 7 5.0 Tạo lập văn bản - Viết đoạn văn tóm tắt truyền thuyết “Thánh Gióng”. Số câu Số điểm 1 5.0 1 5.0 Tổng số Số câu Số điểm 2 1.0 4 3.5 1 0.5 1 5.0 8 10.0 *. ĐỀ KIỂM TRA I.Trắc nghiệm: (3điểm) Câu 1: Truyền thuyết “Thánh Gióng” viết về đề tài gì? A. Truyền thuyết về người anh hùng cứu nước; B. Truyền thuyết về nguồn gốc dân tộc; C. Truyền thuyết về nguồn gốc sự vật; D. Truyền thuyết giải về thích hiện tượng tự nhiên. Câu 2: “Sơn Tinh, Thủy Tinh” là văn bản thuộc thể loại: A. Cổ tích; B. Truyền thuyết; C. Tiểu thuyết; D. truyện ngắn. Câu 3: Văn bản “Thánh Gióng” viết về kiểu nhân vật nào? A. Anh hùng trong chiến tranh; B. Anh hùng thời hiện đại; C. Anh hùng lao động; D. Anh hùng giữ nước. Câu 4: Đâu là sự việc chính trong văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh”? A.Hùng Vương kén rể; B.Có hai chàng trai đến cầu hôn. C.Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương. D. Sơn Tinh và Thủy Tinh đánh nhau. Câu 5: Nhân vật chính trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” là ai? A. Sơn Tinh. B.Thủy Tinh. C.Sơn Tinh Và Thủy Tinh. D.Vua Hùng. Câu 6 : Văn bản “Thánh Gióng” kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ ba. C. Ngôi thứ hai. D. Ngôi thứ hai số nhiều. II.Tự luận:(7.0 điểm) Câu 1: (2 điểm) Thế nào là truyền thuyết? Câu 2: (5.0 điểm) Viết đoạn văn (Từ 7-10 câu) tóm tắt văn bản “Thánh Gióng”. * ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM: I. Trắc nghiệm:(2.0 điểm) Mỗi câu đúng 0.5 điểm CÂU 1 2 3 4 5 6 ĐÁP ÁN A B D D C B II.Tự luận: (7.0 điểm) Câu Hướng dẫn chấm Điểm 1 Thế nào là truyền thuyết? - Là một loại truyện dân gian kể về nhân vật, sự kiện liên quan đến lịch sử, có yếu tố tưởng tượng, hoang đường, kỳ ảo. 2.0 điểm 2 Viết đoạn văn (Từ 7-10 câu) tóm tắt văn bản “Thánh Gióng”. - Gióng sinh ra trong một gia đình nông dân, cha mẹ ăn ở hiền lành, hiếm muộn con cái. Một hôm bà ra đồng gặp một dấu chân to, ướm thử, về nhà bà thụ thai, 12 tháng sau Gióng ra đời, ba năm không nói, không cười. Khi nghe sứ giả chuyền tin, Gióng cất tiếng nói đòi đi đánh giăc. Từ đó Gióng lớn nhanh như thổi, Cơm ăn không đủ no, quần áo vừa mặc đã đứt chỉ, cả làng phải góp gạo nuôi Gióng. Giặc đến Gióng vươn vai thành một tráng sĩ, cầm chiếc gậy sắt, mặc áo giáp sắt, cưỡi con ngựa sắt đi đánh giặc. Gậy sắt gẫy giong nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí. Đánh tan giặc Gióng bay về trời. Ngày nay vẫn còn vết tích Giongs để lại. 5.0 điểm * Lưu ý: ( Chuù yù : Treân ñaây chæ laø ñaùp aùn sô löôïc, tuøy töøng ñoái töôïng hoïc sinh cuï theå ôû ñòa phöông maø giaùo vieân chaám vaø cho ñieåm thích hôïp.) *. THỐNG KÊ ĐIỂM: Lớp Sĩ số Điểm >= 5 Điểm 8 => 10 Điểm dưới 5 Điểm 0 => 3 Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 6A2 E. RÚT KINH NGHIỆM: Tuần: 4 Ngày soạn:10/09/2014 Tiết: 14 Ngày dạy: 12/09/2014 Tập làm văn: CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu thế nào là chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự. - Hiểu mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Yêu cầu về sự thống nhất chủ đề trong một văn bản tự sự. - Những biểu hiện của mối quan hệ giữa chủ đề, sự việc trong bài văn tự sự. - Bố cục của bài văn tự sự. 2. Kĩ năng: - Tìm chủ đề, làm dàn bài và viết được phần mở bài cho bài văn tự sự. 3.Thái độ: - Chăm chỉ tiếp thu bài để có thể áp dụng viết được phần mở bài. C. PHƯƠNG PHÁP: - Thuyết trình, phát vấn, tháo luận nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp : - Lớp 6a2: Sỉ số: , Vắng.(P:.;KP..) 2. Bài cũ : - Sự việc trong văn tự sự được trình bày như thế nào ? - Nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào ? 3. Bài mới : - Có bao giờ các em nghĩ mình sẽ viết một văn bản tự sự không? Nêu cố gắng các em cũng có thể viết được. Hôm trước các em đã tìm hiểu nhân vật và sự việc trong văn bản tự sự. Hôm nay các em sẽ làm quen chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự. Từ lập dàn bài đến viết văn bản không còn xa đâu các em. HOẠY ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI DẠY Tìm hiểu chung * Chủ đề HS: Đọc văn bản. GV:Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa bệnh cho chú bé con nông dân bị gãy đùi nói lên phẩm chất gì của Tuệ Tĩnh? HS: hết lòng cứu giúp người bệnh không màng trả ơn. GV: ý nào giới thiệu chủ đề? HS: Hai câu mở đầu văn bản GV: Sự việc trong phần thân bài thể hiện chủ đề như thế nào? HS: Tuệ Tĩnh làm hai việc. - Từ chối việc chữa bệnh cho người nhà giàu trước. Vì bệnh ông ta nhẹ. - Chữa ngay cho con trai người nông dân .Vì bệnh chú bé nguy hiểm. GV: Chủ đề là gì? quan hệ của sự việc và chủ đề? HS: Là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn dặt ra trong văn bản.Chủ đề của văn tự sự thể hiện qua việc làm. GV: Trong 3 tên truyện sau : "Tuệ Tĩnh và hai người bện, Tấm lòng thương người của thầy Tuệ Tĩnh, Y đức của Tuệ Tĩnh", tên truyện nào phù hợp ? Vì sao ? Em hãy đặc tên cho truyện này ? HSTLN và trình bày: Cả 3 tên truyện trên đều phù hợp nhưng chúng có sắc thái khác nhau. - Tuệ Tĩnh & hai người bệnh.(Tình huống buộc phải lựa chọn). - Tấm lòng thương người của thầy Tuệ tĩnh. (Tấm lòng) - Y đức của Tuệ Tĩnh. ( Tấm lòng ) - Có thể đặt tên truyện: Một lòng vì người bệnh * Dàn bài GV: Các phần : Mở bài, thân bài, kết bài thực hiện những yêu cầu ( nhiệm vụ ) gì của bài văn tự sự ? HS : trả lời, đọc ghi nhớ. Luyện tập : Bài 1 HS: Đọc truyện GV: sử dụng phương pháp phát vấn, gợi cho Hs trả lời từng câu hỏi nhỏ. HS: Trả lời theo trình tự câu hỏi. Bài 2: Gv cho thêm bài tập để rèn kĩ năng cho Hs Hướng dẫn tự học - Học thuộc lòng ghi nhớ, xem lại các bài tập để nắm vững chủ đề. - Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự : +Muốn tìm hiểu 1 đề văn tự sự ta phải làm như thế nào ? + Làm thế nào để có 1 dàn ý của bài văn tự sự ? + Để viết được mộy bài văn tự sự em phải tiến hành các bước như thế nào ? I.Tìm hiểu chung 1.Chủ đề của bài văn tự sự: a. Ví dụ: sgk/44 - Nói về phẩm chất thương người của Tuệ Tĩnh. - Vấn đề này thể hiện rõ trong hai câu đầu -> chủ đề: Là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn dặt ra trong văn bản. - Chủ đề được thể hiện qua sự thống nhất giữa nhan đề, lời kể, nhân vật, sự việc. 2.Dàn bài của bài văn tự sự Bao gồm 3 phần. -Mở bài : Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc. -Thân bài : Kể diễn biến của sự việc. - Kết bài : Kể kết cục của sự việc. * Ghi nhớ : sgk/45 II. Luyện tập : Bài 1/45. Truyện Phần thưởng: a.Chủ đề: Tố cáo tên cận thần tham lam bằng cách chơi khăm nó một vố. Chủ đề thể hiện tập trung ở việc người nông dân xin được thưởng 50 roi và đề nghị chia đều phần thưởng đó. b.Mở bài : Câu 1. - Thân bài : Tiếp đến hai mươi nhăm roi Kết bài : câu cuối. Bài 2: Dựa vào truyện Thánh Gióng hãy lập dàn bài cho truyện? Viết phần mở bài? a.Mở bài: giới thiệu nguồn gốc xuất thân của Gióng Thân bài:Quá trình khôn lớn trưởng thành của Gióng khi có giặc An xâm lược và chiến công phi thường của Gióng. Kết bài: Vết tích lịch sử. b. Viết mở bài III. Hướng dẫn tự học: * Bài cũ: - Nắm được bài văn tự sự cần có chủ đề thống nhất và bố cục rõ ràng. - Xác định chủ đề và dàn ý của một truyện dân gian đã học. * Bài mới: Soạn bài: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự E. RÚT KING NGHIỆM Tuần: 4 Ngày soạn:10/09/2014 Tiết: 15-16 Ngày dạy: 13/09/2014 Tập làm văn: TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ. HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT SỐ 1 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Biết tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1.Kiến thức: - Cấu trúc, yêu cầu của đề văn tự sự. - Tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập ý,lập dàn ý khi làm bài văn tự sự. - Những căn cứ để lập ý và lập dàn ý. 2. Kĩ năng: - Tìm hiểu đề:đọc kĩ đề, nhận ra những yêu cầu của đề và cách làm một bài văn tự sự. - Bước đầu biết dùng lời văn của mình để viết bài văn tự sự. 3. Thái độ: - Thận trọng không bỏ qua các bước khi làm văn. C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, thuyết trình, tích hợp văn bản. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: - Lớp 6a2: Sĩ số: , Vắng.(P:.;KP..) 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút - Đề, đáp án, ma trận, hướng dẫn chấm xem cuối giáo án. 3. Bài mới : - Trước khi làm một bài văn tự sự cầm phải xác định đúng yêu cầu của đề. Để viết được một bài văn tự sự các em phải vận dụng cách làm văn tự sự để viết bài văn hoàn chỉnh. Tiết học này sẽ giúp các em kĩ năng tìm hiểu đề và các bước làm văn. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG KIẾN THỨC Tìm hiểu chung GV: HS đọc kỹ các đề trong sách . GV: Lời văn đề (1) nêu ra những yêu cầu gì ? Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó ? HS: yêu cầu kể câu chuyện mà em thích, nhờ vào chữ “Kể câu chuyện mà em thích”. GV: Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể có phải là đề tự sự không? HS: Phải vì cách diễn đạt của đề giống như một bài văn . GV: Từ trọng tâm trong mỗi đề bài trên là từ nào? Hãy gạch chân và cho biết đề yêu cầu làm nổi bật điều gì ? HS: Trả lời. GV: Nhận xét & kết luận. GV: Giới thiệu cách làm văn tự sự qua các bước cụ thể. TIẾT 16 GV: Chọn 1 đề cho HS tâp lập ý & lập dàn ý. Gv ghi đề (1) lên bảng. Gv treo bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận. HSTL 7 phút và trình bày. Tìm hiểu đề GV: Đề nêu ra những yêu cầu nào buộc em phải thực hiện ? - Kể một câu chuyện mà em thích. - Yêu cầu : Câu chuyện , sự việc mà em thích. GV: Lập ý: các em có thể chọn truyện mà em thích để kể. (Các truyện đã được học ) . Vd : Truyện Thánh Gióng. - Gióng ra đời kì lạ - Lớn nhanh như thổi - Đánh thắng giặc An. - Truyện đề cao tinh thần sẵn sàng đánh giặc và tinh thần quyết chiến, quyết thắng của Thánh Gióng. Lập dàn ý GV: Em dự định mở đầu như thế nào ? Kể chuyện như thế nào & kết thúc ra sao ? Vd:Truyện Thánh Gióng. -Mb: Nên giới thiệu chủ đề, nhân vật chính của truyện. - TB: Câu chuyện liên quan đến Thánh Gióng. - Kb: Ý nghĩa của truyện Tập viết lời kể: Gv yêu cầu Hs lấy giấy nháp luyện viết. Cho Hs đọc mẫu một số đoạn. 1.Thánh Gióng là một vị anh hùng đành giặc nổi tiếng trong truyền thuyết. Đã lên 3 mà thánh Gióng không biết nói, biết cười, biết đi. Một hôm ... 2.Ngày xưa tại làng Gióng có một chú bé rất lạ.Đã lên 3 mà không biết nói, biết cười, biết đi. Một hôm 3.Ngày xưa giặc An xâm phạm bờ cõi nước ta, Vua sai sứ giả đi cầu người tài ra đánh giặc khi tới làng Gióng có một đứa trẻ lên ba mà không biết nói, biết cười, biết đi. Tự nhiên nói được, bảo mẹ ra mời sứ giả vào. Chú bé ấy là Thánh Gióng. 4.Người nước ta không ai là không biết Thánh Gióng. Thánh Gióng là một người đặc biệt . Khi đã ba tuổi mà không biết nói, biết cười, biết đi Cách diễn đạt trên khác nhau ở chỗ nào ? HS: đọc phần ghi nhớ SGK. Luyện tập: GV: Ghi vào giấy dàn ý. Em viết theo yêu cầu của đề bài trên . Ví dụ kể chuyện Thánh Gióng: a. Mở bài: Từ đầu đặt đâu thì nằm đấy (Giới thiệu sự ra đời kì lạ của Gióng) b. Thân bài: Bấy giờ bay lên trời (Kể diễn biến các sự việc) - Giặc Ân đến xâm lược, Vua sai sứ giả đi tìm người cứu nước, Gióng xin đi đánh giặc. - Bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng, Gióng trở thành một tráng sĩ mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt đi đánh giặc. - Soi sắt gãy Gióng nhổ tre đánh giặc. - Giặc tan Gióng và ngựa đến núi Sóc Sơn cùng bay về trời. c. Kết bài: Còn lại (Vua nhớ công ơn lập đền thờ, phong Phù Đổng Thiên Vương, hiện nay ở làng Phù Đổng vẫn còn một số dấu vết) Hướng dẫn tự học - Xem lại các bước làm bài văn tự sự. - Chọn một truyện, đọc kĩ, thực hiện các bước làm bài văn tự sự để viết thành văn bản. I. Tìm hiểu chung 1. Đề văn tự sự : - Cấu trúc: Chứa từ yêu cầu: kể, tường thuật hoặc nêu ra đề tài. - Cần đọc kĩ đề để xác định nội dung tự sự. 2.Cách làm bài văn tự sư: * Các bước làm văn a.Tìm hiểu đề: Xác định yêu cầu, nội dung b.Lập ý: Xác định nội dung, diễn biến, nhân vật, sự việc, ý nghĩa câu chuyện. c.Lập dàn ý: Là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau. Ví dụ: Đề bài: Kể một chuyện em thích bằng lời văn của em. a.Tìm hiểu đề - Yêu cầu: kể ngôi thứ nhất - Nội dung: Câu chuyện em thích b.Lập ý : Ví dụ: Truyện Thánh Gióng. - Gióng ra đời kì lạ - Lớn nhanh như thổi - Đánh thắng giặc An. - Truyện đề cao tinh thần sẵn sàng đánh giặc và tinh thần quyết chiến, quyết thắng của Thánh Gióng. c.Lập dàn ý: - Mở bài: Giới thiệu tên truyện và nhân vật chính. - Thân bài: Kể theo diễn biến câu chuyện với các sự kiện chính. - Kết bài: Rút ra ý nghĩa của truyện. d.Viết lời kể: * Ghi nhớ Sgk/48 II. Luyện tập: Ghi vào vở dàn ý câu chuyện em thích. III. Hướng dẫn tự học: * Bài cũ: -Tìm hiểu đề, lập dàn ý và viết thành văn một đề văn tự sự. Hướng dẫn làm bài viết số 1: Đề: “Kể lại một truyền thuyết đã học bằng lời văn của em” (GV lưu ý HS: Độ dài không được quá 400 chữ) - Có thể chọn 1 trong 3 truyện: Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh - Yêu cầu: kể đúng thứ tự các sự việc, các nhân vật và nội dung truyện. *Bài mới: Chuẩn bị bài cho tiết sau “Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ”. E: RÚT KINH NGHIỆM: ..
Tài liệu đính kèm: