1. Cấu tạo từ của Tiếng Việt
ã TIẾNG là đơn vị cấu tạo nên từ.
ã TỪ là đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu.
ã TỪ ĐƠN : Từ do một tiếng tạo thành .VD: cây, đứng, đẹp, vui
ã TỪ PHỨC: Từ do 2 hoặc nhiều tiếng tạo thành . VD : trồng trọt, sách vở, xinh xắn, hợp tác xã, chủ nghĩa xã hội
ã TỪ LÁY : Là từ phức mà giữa các tiếng có quan hệ láy âm. VD : Khanh khách, Xinh xinh, long lanh, lom khom
ã TỪ GHÉP :Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
2. Nghĩa của từ
ã NGHĨA CỦA TỪ là nội dung( sự vật,tính chất,hoạt động, quan hệ )mà từ biểu thị.
ã NGHĨA GỐC là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành nên các nghĩa khác
ã NGHĨA CHUYỂN là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc
VD: Mũi ( DT) 1. Bộ phận nhô cao ở mặt người và động vật, là cơ quan để thở và ngửi. ( Nghĩa gốc )
Ôn tập Tiếng Việt 6 I. Kiến thức cơ bản 1. Cấu tạo từ của Tiếng Việt Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ. Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu. Từ đơn : Từ do một tiếng tạo thành .VD: cây, đứng, đẹp, vui Từ phức: Từ do 2 hoặc nhiều tiếng tạo thành . VD : trồng trọt, sách vở, xinh xắn, hợp tác xã, chủ nghĩa xã hội Từ láy : Là từ phức mà giữa các tiếng có quan hệ láy âm. VD : Khanh khách, Xinh xinh, long lanh, lom khom Từ ghép :Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. 2. Nghĩa của từ Nghĩa của từ là nội dung( sự vật,tính chất,hoạt động, quan hệ)mà từ biểu thị. Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành nên các nghĩa khác Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc VD: Mũi ( DT) 1. Bộ phận nhô cao ở mặt người và động vật, là cơ quan để thở và ngửi. ( Nghĩa gốc ) 2. Bộ phận có đầu nhô ra ở phía trước của một số vật : mũi thuyền mũi kéo, mũi giầy( Nghĩa chuyển ) 3. Mỏm đất nhô ra biển : mũi Cà Mau ( Nghĩa chuyển) Giải nghĩa từ : Có thể giải nghĩa từ bằng 2 cách chính : + Trình bày khái niệm mà từ biểu thị . VD : Trạng nguyên : học vị cao nhất trong hệ thống thi cử chữ Hán ngày trước. + Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích VD: Lẫm liệt : hùng dũng , oai nghiêm 3. Phân loại từ theo nguồn gốc Từ thuần Việt : là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra ( phần lớn là từ đơn,biểu thị các sự vật, hành động, trạng thái ,tính chất sinh hoạt trong nền kinh tế nông nghiệp) VD: Lúa , ngô. khoai, sắn, nhanh , chậm,cày ,cuốc, mua, bán, vui, buồn Từ mượn : Là những từ vay mượn của tiếng nước ngoài đẻ biểu thị những sự vật,hiện tượng,đặc điểm mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị. - Từ mượn tiếng Hán là bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt. - Từ mượn của các ngôn ngữ khác : Pháp , Anh, Nga 4. Lỗi dùng từ : Lỗi lặp từ : Sự dùng từ trùng lặp gây cảm giác nặng nề nhàm chán. Lỗi lẫn lộn các từ gần âm: VD : Tham quan- thăm quan, hủ tục – thủ tục Lỗi dùng từ không đúng nghĩa. 5. Từ loại và cụm từ Danh từ + Khái niệm : Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm. + Khả năng kết hợp : kết hợp với số từ , lượng từ ở phía trước, chỉ từ và một số từ khác ở phía sau để tạo thành cụm danh từ. + Chức vụ ngữ pháp : Chủ yếu làm chủ ngữ, khi làm vị ngữ cần có từ là đứng trước . + Phân loại : DT chỉ đơn vị tự nhiên DT chỉ đơn vị DT chỉ đv quy ước chính xác DT DT chỉ đơn vị quy ước. DT chỉ đv quy ước ước chừng DT chung DT chỉ sự vật DT riêng Cụm danh từ : +Khái niệm : Là loại tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. +Mô hình cụm DT : 3 phần : Phần trước phần trung tâm và phần sau + Hoạt động trong câu giống như danh từ Động từ + Khái niệm : Là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật. + Khả năng kết hợp : Thường kết hợp với những từ đã ,sẽ,đang,không, chưa,chẳng, hãy, đừng, chớ, cũng ,vẫn, cứ ,cònđể tạo thành cụm động từ + Chức vụ ngữ pháp : Chủ yếu là làm vị ngữ . Khi làm chủ ngữ ĐT mất khả năng kết hợp với các từ đã ,sẽ. đang. + Phân loại : ĐT tình thái ( thường đòi hỏi ĐT khác đi kèm ) ĐT ĐT chỉ hành động ĐT chỉ hành động, trạng thái. ĐT chỉ trạng thái Cụm động từ : + Khái niệm : Là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. + Cấu tạo phức tạp hơn động từ nhưng hoạt động trong câu giống như động từ. + Mô hình cụm ĐT : 3 phần : Phần trước phần trung tâm và phần sau Tính từ +Khái niệm : TT là những từ chỉ đặc điểm ,tính chất của sự vật, hành động, trạng thái + Khả năng kết hợp : Có thể kết hợp với các từ đã ,sẽ, đang, rất, hơi, quá , lắmđể tạo thành cụm tính từ . Kết hợp hạn chế với hãy ,đừng, chớ + Chức vụ ngữ pháp : Có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu . Khả năng làm vị ngữ cuả TT hạn chế hơn ĐT + Phân loại : TT chỉ đặc điểm tương đối .( Có thể kết hợp với từ chỉ mức độ : rất ,hơi, quá) TT TT chỉ đặc điểm tuyệt đối.( Không thể kết hợp với từ chỉ mức độ ) Cụm tính từ : ( Xem SGK ) Số từ : Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Lượng từ : là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. Có 2 nhóm lượng từ : - Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể : cả ,tất cả, hết thảy, toàn bộ - Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp ( những , các , mấy ...) hay phân phối ( mọi, mỗi, từng) Chỉ từ : Là những từ dùng để trỏ vào sự vật , nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm DT, ngoài ra nó còn làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ của câu . II. Bai tap Bài 1: Cho đoạn văn sau:" Một hôm , Mã Lương vẽ con cò trắng không mắt. Vì một chút sơ ý, em đánh rơi một giọt mực xuống bức tranh. Giọt mực rơi đúng chỗ mắt cò. Thế là cò mở mắt ,xoè cánh bay đi. Mấy kẻ mách lẻo đến tố giác với nhà vua...Vua phái triều thần đến đón Mã Lương về kinh đô" - Tìm các từ mượn có trong đoạn văn trên. - Tìm 5 từ đơn, 5 từ phức có trong đoạn văn trên. - Tìm các danh từ riêng, danh từ chung, danh từ chỉ đơn vị trong đoạn văn trên. - Giải nghĩa các từ : Kinh đô, mách lẻo, tố giác và cho biết con đã giải nghĩa từ đó bằng cách nào? Bài 2: Hãy điền các từ : học hỏi, học lỏm, học hành, vào chỗ trống trước những câu dưới đây sao cho phù hợp : a)...........................: Học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng b)...........................: Nghe và nhìn thấy người ta làm rồi mới làm theo chứ không được ai trực tiếp dạy bảo c)............................: Tìm tòi, hỏi han để học tập Bài 3: Tìm những danh từ riêng viết chưa đúng quy tắc và sửa lại : - Bộ giáo dục và đào tạo - Huân chương sao vàng - Ma- lai - xi- a - Trần hưng Đạo - In đô Nê -xi -A - Học sinh tiên tiến
Tài liệu đính kèm: