I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Định nghĩa về từ, từ đơn, từ phức, các loại từ phức.
- Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt.
2. Kĩ năng:
a/ Kĩ năng bài dạy:
- Nhận diện, phân biệt được:
+ Từ và tiếng.
+ Từ đơn và từ phức.
+ Từ ghép và từ láy.
- Phân tích cấu tạo từ.
b/ Kĩ năng sống: giải quyết vấn đề, tư duy, tìm kiếm và xử lí thông tin, hợp tác.
3. Thái độ: Tuân thủ theo cấu tạo từ tiếng việt.
II. CHUẨN BỊ CUẢ GV VÀ HS:
GV: Bảng phụ.
HS : Vở soạn, bút dạ, phấn màu, bảng phụ.
III. PHƯƠNG PHÁP:
NS: 15/8/2013 NG:./8/2013 Tiết 3 TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Định nghĩa về từ, từ đơn, từ phức, các loại từ phức. - Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt. 2. Kĩ năng: a/ Kĩ năng bài dạy: - Nhận diện, phân biệt được: + Từ và tiếng. + Từ đơn và từ phức. + Từ ghép và từ láy. - Phân tích cấu tạo từ. b/ Kĩ năng sống: giải quyết vấn đề, tư duy, tìm kiếm và xử lí thông tin, hợp tác. 3. Thái độ: Tuân thủ theo cấu tạo từ tiếng việt. II. CHUẨN BỊ CUẢ GV VÀ HS: GV: Bảng phụ. HS : Vở soạn, bút dạ, phấn màu, bảng phụ. III. PHƯƠNG PHÁP: 1. Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình. 2. Kĩ thuật: Động não. IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY – GIÁO DỤC: 1. Ổn định tổ chức: ........................................................................................ 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3. Bài mới: ( PP: Thuyết trình) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt PP: Vấn đáp, thuyết trình. GV treo bảng phụ chứa ngữ liệu SGK. Gọi Hs đọc ví dụ SGK ? Trong văn bản trên mỗi từ đã được phân cách bằng dấu gạch chéo. Em hãy xác định số tiếng và số từ trong ví dụ? ? Em có nhận xét gì về số tiếng trong mỗi ví dụ trên? ? Các em có gặp những từ có số tiếng hơn 2 không? VD? ? Đơn vị cấu tạo từ TV là gì? ? 9 từ trong ví dụ trên khi kết hợp với nhau tạo ra gì? ? Khi nào 1 tiếng có thể coi là 1 từ? ? Từ các ví dụ trên, em hiểu từ là gì? Tích hợp TLV: GV: Trong cuộc sống hàng ngày, để diễn đạt điều mình muốn nói, muốn viết cần lựa chọn từ để sắp xếp thành câu, diễn đạt cho phù hợp với mục đích giao tiếp để người tiếp nhận hiểu được ý mình. ? Xác định từ và tiếng trong ví dụ sau? ? Dựa vào kiến thức đã học về từ đơn và từ phức ở cấp tiểu học, em hãy xác định từ đơn và từ phức trong ví dụ sau? ? Từ đơn và từ phức khác nhau ntn về cấu tạo? ? Từ đó, em hiểu thế nào là từ đơn? thế nào là từ phức? ? Xét các từ: chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy? Các từ này được tạo ra bằng cách nào? ? Em hiểu thế nào là từ ghép? ? Từ phức: trồng trọt được tạo nên có gì khác với từ ghép trên? ? Em hiểu thế nào là từ láy? GV yêu cầu HS hệ thống kiến thức bằng bản đồ tư duy. GV chốt lại kiến thức bằng bản đồ tư duy. ? Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi. ? Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu cấu tạo từ nào? ? Từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc trong câu trên? ? Tìm thêm các từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc theo kiểu: con cháu, anh chị, ông bà...? ? Nêu quy tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc? BT 4,5 hình thức thi tìm từ láy theo tổ. KNS: Hợp tác. H: Đọc H: Có 12 tiếng, 9 từ. H: - Có từ cấu tạo là 1 tiếng. - Có từ cấu tạo là 2 tiếng. - Có 3 tiếng: Hợp tác xã. - Có 4 tiếng: nhí nha nhí nhảnh, chủ nghĩa xã hội. H: Đơn vị cấu tạo từ TV là tiếng. H: Tạo ra 1 câu trọn vẹn diễn đạt 1 ý. H: Khi 1 tiếng có thể dùng tạo câu, tiếng ấy trở thành từ. H: Nghe H: Xác định từ và tiếng: VD: Từ/ đấy/nước/ ta/ chăm/ nghề/ trồng trọt/ chăn nuôi/ và/ có/ tục/ ngày / Tết/ làm/ bánh chưng/ bánh giầy. H: + Thần, dạy, dân, cách, và -> Có một tiếng=> Từ đơn. + Trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở.-> Có 2 tiếng trở lên => từ phức. H: Trả lời H: Ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. H: Do có quan hệ láy âm giữa các tiếng. H: Sơ đồ cấu tạo từ. Hs luyện tập nhanh H: Các từ nguồn gốc, con cháu... là từ ghép. H: Từ đồng nghĩa với từ trên là cội nguồn, tổ tiên... H: Trả lời. H: trả lời H: Cá nhân các nhóm lên bảng viết. I.Từ là gì? 1. Khảo sát ngữ liệu: - Tiếng dùng để tạo từ. - Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất để tạo thành câu. 2. Ghi nhớ: SGK II/ Từ đơn, từ phức: 1. Khảo sat ngữ liệu: SGK a/ Từ đơn: Là từ có một tiếng b/ Từ phức: Từ gồm hai hoặc nhiều tiếng - Từ ghép: Ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. - Từ láy: Có quan hệ láy âm giữa các tiếng. 2. Ghi nhớ: III/ Luyện tập: 1/ Bài tập 1 a. Các từ nguồn gốc, con cháu... là từ ghép. b.Từ đồng nghĩa với từ trên là cội nguồn, tổ tiên... c. Các từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: con cháu, ông bà, anh em... 2/ Bài tập 2: * Theo giới tính: Ông bà, cha mẹ, cậu mợ, anh chị... *Theo tôn ti trật tự: ông cháu, bà cháu.. BT3: - Chế biến: Bánh rán, nướng, hấp, tráng, nhúng... - Chất liệu: Tẻ, khoai, ngô, sữa, đậu xanh... - Tính chất: Dẻo, xốp, phồng... - Hình dáng: Gối, quấn thừng, tai voi... 4/ bài tập 4: - Từ láy miêu tả tiếng khóc: Nức nở, sụt sùi, rưng rúc, sụt sịt, ti tỉ... 4. Củng cố: (PP: Vấn đáp) *BT nâng cao: a, Cho các nhóm từ xác định từ ghép, từ láy? => Ruộng nương, ruộng rẫy, nương rẫy, ruộng vườn, vườn tược, đền chùa, đền đài, miếu mạo, lăng tẩm, lăng kính, lăng nhăng. b, Cho trước tiếng Làm. Hãy kết hợp với các tiếng khác để tạo thành 5 từ ghép và 5 từ láy? + 5 từ ghép: Làm việc, làm ăn, làm ra, làm nên, làm cho... + 5 từ láy: Làm lụng, làm lành, làm lẽ, làm lấy, làm liếc... 5. Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị bài mới: a/ Bài cũ: - Nắm chắc ghi nhớ về từ, từ đơn, từ phức và các loại từ phức. - Lấy bất kì một đoạn văn trong SGK và xác định từ đơn, từ phức và các loại từ phức. b/ Bài mới: - Chuẩn bị bài mới: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt - Trả lời câu hỏi: Mục đích giao tiếp, các kiểu văn bản và p.thức b.đạt. V. RÚT KINH NGHIỆM: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Từ Từ đơn Từ phức Từ láy Từ ghép Đẳng lập Chính phụ Láy âm Láy vần BẢN ĐỒ TƯ DUY
Tài liệu đính kèm: