I, Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh.
- Khái niệm về từ.
- Đơn vị cấu tạo từ, tiếng.
- Các kiểu cấu tạo từ.
II, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :
Tiết 3 : TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT I, Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh. - Khái niệm về từ. - Đơn vị cấu tạo từ, tiếng. - Các kiểu cấu tạo từ. II, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học : Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1 :Lập danh sách từ và tiếng trong câu. 1, Lập danh sách các tiếng & các từ trong câu sau: Biết rằng mỗi từ đã được phân cách với từ khác bằng dấu gạch chéo. - Thần / dạy / dân / cách / trồng / trọt / chăn nuôi / và / cách / ăn ở. ( Con Rồng, cháu Tiên ) ?Các đơn vị gọi là tiếng và từ có gì khác nhau ? + Tiếng là âm thanh được phát ra. Mỗi tiếng là một âm tiết. + Từ là tiếng, là những tiếng kết hợp lại nhưng mang ý nghĩa. Nó là đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu. ?Khi nào một tiếng được coi là một từ ? Khi một tiếng có thể dùng để tạo câu, tiếng ấy trở thành từ. * Cho HS đọc phần ghi nhớ. * Hoạt động 2 : Phân loại các từ. Dựa vào các kiến thức đã học ở bậc tiểu học, hãy điền các từ trong câu dưới đây vào bảng phân loại. Từ / đấy / nước / ta / chăm / nghề / trồng trọt / chăn nuôi / và / có / tục / ngày / tết / làm / bánh chưng / bánh giầy. ( Bánh chưng, bánh giầy ) Kiểu cấu tạo từ Ví dụ Từ đơn Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, tết, làm. Từ phức Từ ghép - Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy. Từ láy - Trồng trọt * Hoạt động 3 : ?Cấu tạo của từ ghép & tứ láy có gì giống & khác nhau ? Cho ví dụ ? HS : Thảo luận & trình bày. GV + HS : Cùng nhận xét. + Khác : - Từ ghép : Ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. - Từ láy : có quan hệ láy âm giữa các tiếng với nhau. + Giống : Gồm 2 tiếng trở lên. * Hoạt động 4 : Hệ thống hoá kiến thức. - Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK. ( học thuộc lòng ). *Hoạt động 5 1, Bài tập 1/ 14 : a. Từ ghép : Nguồn gốc, con cháu. b. Từ đồng nghĩa với “ nguồn gốc “ : cội nguồn, tổ tiên c, Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc : Cậu mợ, cô dì 2, Bài tập 2/14 : Qui tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc. - Theo giới tính : ( Nam nữ ) : Oâng bà, cha mẹ, anh chị., cậu mợ - Theo bậc : ( trên dưới ) : Bác cháu, chị em, dì cháu 3, Bài tập 3/14 : Diền từ thích hợp : - cách chế biến : Bánh rán, bánh nướng, bánh hấp, bánh nhúng - Chất liệu làm bánh : Bánh nếp, bánh tẻ, bánh khoai, bánh đậu xanh - Tính chất của bánh : Bánh dẻo, bánh phồng - Hình dáng của bánh : Bánh gối, bánh tai yến 4, Bài tập 4/14 : - Miêu tả tiếng khóc của người : Thút thít. - Những từ có cùng tác dụng : nức nở, sụt sùi 5, Bài tập 5/ 15 : các từ láy tả : - Tiếng cười : Khanh khách, khúc khích .. - Tiếng nói : Khàn khàn, lè nhè, thỏ thẻ .. - Dáng điệu : Lả lướt, nghênh nghng IV, Củng cố – dặn dò : * Củng cố : - TỪ là gì ? - Thế nào là từ đơn, từ phức ? Cho ví dụ ? * Dặn dò : - Chuẩn bị bài cho tiết sau : TỪ MƯỢN Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk. I, Từ là gì ?: 1, Danh sách các tiếng : Một tiếng Hai tiếng Thần, dạy, dân, cách, và. Trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở. 2, Danh sách các từ : - có 12 tiếng. - Có 9 tiếng. 3, Đặc điểm của từ : - Tiếng dùng để tạo từ. - từ dùng để tạo câu. * Ghi nhớ : - Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu. II, Từ đơn và từ phức : 1, Từ đơn : Là từ chỉ có một tiếng. 2, Từ phức : Là từ gồm cò 2 hoặc nhiều tiếng trở lên. * Ghi nhớ : Sgk/14. III, Luyện tập : * Chọn ý đúng : 1, Đơn vị cấu tạo từ của tiếng Việt là gì ? A, Tiếng. B, Từ. C, Ngữ . D, Câu . 2, Từ phức gồm bao nhiêu tiếng ? A, một tiếng. B, Hai tiếng. C, Nhiều hơn hai. D, Hai hoặc nhiều hơn hai.
Tài liệu đính kèm: