Giáo án Ngữ văn 6 - Tập 1 - Tiết 5: Thánh Gióng - Đỗ Thị Huế

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước.

- Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong 1 tác phẩm truyền thuyết.

2. Kĩ năng:

a/ Kĩ năng bài dạy

- Rèn kĩ năng đọc –hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại

- Thực hiện thao tác phân tích 1 vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong văn bản.

- Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian.

b/ Kĩ năng sống: giải quyết vấn đề, tư duy, tìm kiếm và xử lí thông tin.

3.Thái độ: Tán thành với truyền thống anh hùng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Giáo dục tinh thần ngưỡng mộ, kính yêu những anh hùng có công với non sông, đất nước.

II. CHUẨN BỊ CUẢ GV VÀ HS:

GV: Tranh ảnh về một số di tích còn lại về truyền thuyết Thánh Gióng.

HS: Vở soạn, SBT

III. PHƯƠNG PHÁP:

 

doc 6 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2054Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tập 1 - Tiết 5: Thánh Gióng - Đỗ Thị Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:17/8/2013
NG:./8/2013
Tiết 5
	THÁNH GIÓNG
(Truyền thuyết)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước.
- Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong 1 tác phẩm truyền thuyết.
2. Kĩ năng:
a/ Kĩ năng bài dạy
- Rèn kĩ năng đọc –hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại
- Thực hiện thao tác phân tích 1 vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong văn bản.
- Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian.
b/ Kĩ năng sống: giải quyết vấn đề, tư duy, tìm kiếm và xử lí thông tin.
3.Thái độ: Tán thành với truyền thống anh hùng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Giáo dục tinh thần ngưỡng mộ, kính yêu những anh hùng có công với non sông, đất nước.
II. CHUẨN BỊ CUẢ GV VÀ HS:
GV: Tranh ảnh về một số di tích còn lại về truyền thuyết Thánh Gióng.
HS: Vở soạn, SBT
III. PHƯƠNG PHÁP: 
Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình.
Kĩ thuật: Động não.
	IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY – GIÁO DỤC:
1. Ổn định tổ chức: ........................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Giải thích ý nghĩa của hình ảnh bánh chưng, bánh giầy? Văn bản bánh chưng, bánh giầy có ý nghĩa gì?
* Yêu cầu:
- Bánh hình tròn tượng trưng cho trời -> bánh giầy.
- Bánh hình vuông tượng trưng cho đất -> bánh chưng.
	- Ý nghĩa: 
 	+ Suy tôn tài năng, phẩm chất con người trong việc xây dựng đất nước.
	+ Giải thích phong tục làm bánh chưng ngày tết.
	3. Bài mới: 
Đầu những năm 70, thế kỉ 20, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang sôi sục khắp hai miền Nam – Bắc, nhà thơ Tố Hữu đã làm sống lại hình tượng nhân vật Thánh Gióng qua đoạn thơ: 
Ôi sức trẻ xưa trai Phù Đổng:
	Vươn vai lớn bổng dậy ngàn cân
	Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa
	Nhổ bụi tre làng đuổi giặc Ân”
	Truyền thuyết Thánh Gióng là một trong những truyện cổ hay, đẹp nhất, bài ca chiến thắng ngoại xâm hào hùng nhất của nhân dân Việt Nam xưa. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
PP: Vấn đáp, thuyết trình, tổ chức cho HS tiếp nhận TPVH, nêu và GQVĐ.
? Cho biết tác phẩm thuộc thể loại nào đã học?
? Qua phần chuẩn bị bài ở nhà em thấy đâu là nhân vật trung tâm? 
GV nêu yêu cầu: Giọng ngạc nhiên, hồi hộp ở đoạn Gióng ra đời. Lời Gióng trả lời sứ giả đĩnh đạc, nghiêm trang. Đoạn cả làng nuôi Gióng đọc giọng háo hức, phấn khởi. Đoạn Gióng đánh giặc giọng khẩn trương, mạnh mẽ. Đoạn cuối giọng chậm, nhẹ.
GV đọc mẫu.
GV cho HS giải nghĩa từ khó.
? Truyện gồm những sự việc chính nào?
? Nhân vật chính của truyện là ai?
? Sự ra đời của Gióng được tác giả dân gian giới thiệu ntn? Sự ra đời của Gióng bình thường hay không?
? Em có nhận xét gì về các chi tiết trên?
? Theo em , những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo có ý nghĩa gì? (Đọc chi tiết đó, em có thích thú, có muốn theo dõi không?)
?Vì sao nhân dân muốn sự ra đời của Gióng kì lạ?
GV: sự kiện giặc Ân sang xâm chiếm bờ cõi. Vua cho sứ giả đi tìm người tài giỏi cứư nước đã làm thay đổi con người Gióng..
? Khi nghe lời rao của sứ giả, Gióng có sự thay đổi kỳ lạ ntn?
? Câu nói đó với ai? Trong hoàn cảnh nào? ý nghĩa của lời nói đó?
GV: “Không nói để khi bắt đầu nói thì điều quan trọng là nói lời yêu nước, cứu nước”. Ý thức đối với đất nước được đặt lên đầu tiên với người anh hùng.
? Gióng đòi roi sắt, ngựa sắt, giáp sắt để dánh giặc có ý nghĩa gì?
? Vua thực hiện luôn yêu cầu đó của Gióng chứng tỏ điều gì?
 Yêu cầu HS đọc đoạn 
“ Càng lạ hơn...giết giặc cứư nước”
? Nêu chi tiết kỳ lạ trong phần VB trên?
GV cung cấp thêm 1 số dị bản khác. Dân gian kể rằng khi Gióng lớn ăn những 3 nong cơm với 3 nong cà, uống một hơi nước cạn đà khúc sông.
?Theo em, chi tiết: Gióng lớn nhanh...bà con vui lòng...có ý nghĩa ntn?
GV: Gióng là con của muôn bà mẹ, của nhân dân. Người anh hùng từ dân mà ra, sức mạnh của dân tộc tập trung thể hiện trong sức mạnh của Gióng.
HS đọc: giặc đã đến...oai phong..
? Cậu bé Gióng đã trở thành tráng sĩ như thế nào?
? Bằng lời văn của mình, em hãy kể lại đoạn Gióng ra trận đánh giặc?
? Chi tiết: roi sắt gẫy.....có ý nghĩa như thế nào?
? Tại sao đánh giặc xong, Gióng lại bay về trời?
GV: đánh giặc xong, Gióng không hề đòi hỏi công danh. Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương. “ Anh hùng thế mới thật Anh hùng, thật vĩ đại. Cũng như nhân dân, đuổi xong giặc lại trở về với luống cày, với đồ nghề của mình không chờ khen thưởng gì”
? Ý nghĩa của hình tượng Thánh gióng?
? Cho biết các tranh trong SGK minh hoạ cho phần nào của truyện?
? Qua câu chuyện giúp em hiểu gì về tình cảm của nhân dân ta đối với người anh hùng?
? Chi tiết nào để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí em?
? Văn bản Thánh Gióng thể hiện nội dung nào?
? Nghệ thuật tiêu biểu của truyện là gì?
? Theo em tại sao Hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên “Hội khỏe Phù Đổng” ?
H: Thể loại truyền thuyết thời đại Hùng Vương.
H: Nhân vật trung tâm của truyện là người anh hùng giữ nước.
H: Nghe và thực hiện.
3 HS đọc và nhận xét
H: Đọc các chú thích: 1, 2, 4, 6, 10, 11, 17, 18, 19.
1/ Sự ra đời kỳ lạ của Gióng.
2/ Gióng gặp sứ giả, cả làng nuôi Gióng.
3/ Gióng cùng nhân dân chiến đáu và chiến thắng giặc Ân.
4/ Gióng bay về trời.
H: Thánh Gióng
H:
- Bà mẹ ướm vào vết chân to về thụ thai, mang thai 12 tháng mới sinh nở.
- Lên 3 không biết nói, biết cười, đặt đâu ngồi đấy.
H: Chi tiết kỳ ảo, được sáng tác bằng trí tưởng tượng của nhân dân ta.
Chi tiết cuốn hút, tạo sự tò mò, hấp dẫn với người đọc.
H: Họ mong có người tài đứng ra giúp dân khi hoạn nạn
H: Gióng cất tiếng nói.
H: Đọc câu nói của Gióng
H: Đó là lời yêu cầu cứu nước, là niềm tin sẽ chiến thắng giặc ngoại xâm
H: nghe
H: Đánh giặc cần lòng yêu nước và cả vũ khí sắc bén.
H: Đánh giặc cứu nước là ý chí của toàn dân tộc.
Gióng lớn nhanh như thổi.
H: Đọc
H: Gióng lớn lên bằng những thưc ăn, đồ mặc của nhân dân. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi dưỡng từ những cái bình thường nhất, bằng tinh thần đoàn kết của nhân dân.
H: Thần được nhân dân sinh ra nuôi nấng. Gióng gần gũi với nhân dân, mang tính con người.
H: Vươn vai một cái thành tráng sĩ.
H: Kể
H: Gióng đánh giặc bằng mọi thứ vũ khí mà non sông đất nước ban cho.
H: Gióng ra đời đã phi thường, ra đi cũg phi thường. Nhân dân muốn thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng, muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng nên đã để Gióng trở về với cõi vô biên, bất tử. Bay lên trời, Gióng là non nước, đất trời, là mọi người dân Văn Lang.
H: Tiêu biểu cho lòng yêu nước, tinh thần chóng giặc ngoại xâm của nhân dân ta trong buổi đầu dựng nước, giữ nước. 
H: Trả lời.
H: Gióng là tập hợp sức mạnh của toàn dân tộc.
Sự trân trọng và lòng biết ơn.
H: Trả lời.
H: Thánh Gióng là hình ảnh của thiếu nhi Việt Nam. Sức Phù Đổng từ lâu đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh và lòng yêu nước của tuổi trẻ.
I. Tìm hiểu chung: 
- Thể loại truyền thuyết thời đại Hùng Vương.
- Nhân vật trung tâm của truyện là người anh hùng giữ nước.
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Đọc – chú thích:
2. Kết cấu – bố cục:
3. Phân tích :
 3.1. Hình tượng Thánh Gióng - người anh hùng trong công cuộc giữ nước:
- Xuất thân bình dị nhưng cũng rất thần kì.
- Câu nói đầu tiên đòi đi đánh giặc lòng yêu nước sâu sắc.
- Cả làng, cả nước nuôi nấng, giúp đỡ Gióng chuẩn bị ra trận
ð Gióng là của nhân dân, đại diện cho sức mạnh của nhân dân
- Gióng cùng toàn dân chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm
3.2. Sự sống của Thánh Gióng trong lòng dân tộc 
 - Thánh Gióng bay về trời trở về cõi vô biên bất tử.
 - Dấu tích của những chiến công còn mãi.
4. Tổng kết:
4.1. Nội dung: 
- Truyện Thánh Gióng ca ngợi hình tượng người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trổi dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta. 
4.2 Nghệ thuật.
- Xây dựng người anh hùng cứu nước trong truyện mang màu sắc thần kỳ với những chi tiết nghệ thuật kỳ ảo, phi thường – hình tượng biểu tượng cho ý chí, sức mạnh của cộng đồng người Việt trước hiểm họa xâm lăng 
 - Cách thức xâu chuỗi những sự kiện lịch sử trong quá khứ với những hình ảnh thiên nhiên đất nước: truyền thuyết Thánh Gióng còn lý giải về ao hồ, núi Sóc, tre đằng ngà.
5. Luyện tập: 
4. Củng cố:
? Truyền thuyết thường liên quan đến sự thật lịch sử. Theo em, truyện Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử nào?
 - Thời đại Hùng Vương, chiến tranh tự vệ đã huy động sức mạnh của cả cộng đồng cư dân Việt cổ tuy nhỏ nhưng kiên quyết chống mọi đạo quân xâm lược để bảo vệ cộng đồng.
 - Hiện còn đền thờ Gióng ở Gia Lâm – Hà Nội, hàng năm có lễ hội Gióng.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị bài mới:
a/ Bài cũ:
- Tìm hiểu thêm về lễ hội làng Gióng (qua internet, sách báo, tư liệu) .
- Sưu tầm một tác phẩm nghệ thuật (tranh, truyện) hoặc vẽ tranh về hình tượng Thánh Gióng .
b/ Bài mới:
Soạn bài : Từ mượn.
Chú ý:
- Thế nào là từ thuần Việt và từ mượn ? Xem các ví dụ : 1,2,3,4 và trả lời câu hỏi .
- Tìm hiểu trong SGK về nguyên tắc mượn của tiếng Việt .
- Soạn và chuẩn bị các bài tập: 1,2,3,4,5 để thực hành luyện tập.
V. RÚT KINH NGHIỆM: 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docThánh Gióng - Đỗ Thị Huế.doc