Giáo án Ngữ văn 6 - Tập 1 - Tiết 5: Thánh gióng - Nguyễn Thị Phương

 A.Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức: Giúp HS:

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Thánh Gióng, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, sức mạnh phi thường quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng đánh giặc cứu nước.

- Nắm được nghệ thuật kể chuyện, cách kể chuyện, xây dựng nhân vật chính bằng các chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo và giàu ý nghĩa.

2. Kỹ năng: Luyện kĩ năng đọc- kể diễn cảm truyện, kĩ năng phân tích chi tiết, nhân vật, kết cấu truyền thuyết

3. Giáo dục học sinh lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, niềm tự hào dân tộc, tự hào về người anh hùng trong buổi bình minh của lịch sử

B. Chuẩn bị phương tiện dạy hoc: Tranh ảnh Thánh Gióng, Bài thơ về Thánh Gióng

C. Tổ chức giờ học

* Ổn định tổ chức.

* Kiểm tra bài cũ

- Kể ngắn gọn truyện " Bánh chưng bánh giày", nêu ý nghĩa của truyện?

- Trong truyện, theo em chi tiết nào hay nhất? Vì sao?

II. Bài mới:

- GV: Yêu nước là một chủ đề lớn của văn học Việt Nam nói chnug và của văn học dân gian nói riêng. Thánh Gióng là một truyện dân gian thể hiện chủ đề này.

- Truyện đề cao lòng yêu nước, đề cao người anh hùng dân tộc, truyện còn có nhiều chi tiết nghệ thuật hay chứng tỏ tài năng sáng tạo của tác giả dân gian.

 

doc 5 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 15044Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tập 1 - Tiết 5: Thánh gióng - Nguyễn Thị Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 5: Thánh Gióng
 A.Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp HS: 
- Nắm được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Thánh Gióng, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, sức mạnh phi thường quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng đánh giặc cứu nước.
- Nắm được nghệ thuật kể chuyện, cách kể chuyện, xây dựng nhân vật chính bằng các chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo và giàu ý nghĩa.
2. Kỹ năng: Luyện kĩ năng đọc- kể diễn cảm truyện, kĩ năng phân tích chi tiết, nhân vật, kết cấu truyền thuyết
3. Giáo dục học sinh lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, niềm tự hào dân tộc, tự hào về người anh hùng trong buổi bình minh của lịch sử
B. Chuẩn bị phương tiện dạy hoc: Tranh ảnh Thánh Gióng, Bài thơ về Thánh Gióng
C. Tổ chức giờ học
* ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ
- Kể ngắn gọn truyện " Bánh chưng bánh giày", nêu ý nghĩa của truyện?
- Trong truyện, theo em chi tiết nào hay nhất? Vì sao?
II. Bài mới:
- GV: Yêu nước là một chủ đề lớn của văn học Việt Nam nói chnug và của văn học dân gian nói riêng. Thánh Gióng là một truyện dân gian thể hiện chủ đề này.
- Truyện đề cao lòng yêu nước, đề cao người anh hùng dân tộc, truyện còn có nhiều chi tiết nghệ thuật hay chứng tỏ tài năng sáng tạo của tác giả dân gian.
Hoạt động của Thầy và trò
Yêu cầu đạt
GV hướng dẫn cách đọc: 
+ Giọng đọc, kể , ngạc nhiên, hồi hộp ở đoạn Gióng ra đời.
+ Lời gióng trả lời sứ giả cần đọc đĩnh đạc , trang nghiêm.
+ Cả làng nuôi Gióng đọc giọng phấn khởi , háo hức .
+ Đoạn Gióng đánh giặc: khẩn trương, mạnh mẽ, nhanh gấp.
+ Gióng bay về trời: chậm, nhẹ, thanh thản, xa vời, huyền thoại.
- GV đọc mẫu một đoạn 
 HS đọc tiếp.
I. Đọc và tìm hiểu chung:
1. Đọc văn bản - đọc chú thích.
? Văn bản gồm mấy phần?
2. Bố cục: 4 phần
+ Đầu -> nằm đấy( sự ra đời kỳ lạ của Gióng ).
+ Tiếp -> cứu nước (Gióng gặp sứ giả, cả làng nuôi Gióng).
+ Tiếp -> lên trời (gióng ra trận đánh giặc)
+ còn lại (Gióng bay về trời) 
? Vì sao truyện Thánh Gióng được xếp vào thể loại truyền thuyết ?
- Truyện có cốt lõi lịch sử : thời vua Hùng thực tế đất nước có giặc ngoại xâm , các di tích lịch sử còn lại ( câu 4- SGV)
- Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật, sự kiện lịch sử .
? Kể tên các nhân vật trong truyện? Nhân vật chính?
- Các nhân vật: vợ chồng ông lão ở làng Gióng, cậu bé (tráng sỹ Thánh Gióng), sứ giả, nhà vua, dân làng.
- Nhân vật chính: Thánh Gióng.
HS tóm tắt
3/ Tóm tắt : 
? Tìm những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo về nhân vật Thánh Gióng?
- Thánh Gióng ra đời kỳ lạ, là kết quả của việc dẫm lên vết chân to, lạ 
- Ba năm Gióng không biết nói cười, đặt đâu nằm đấy.
-> cho thấy Gióng là một con người khác thường (có thể nói theo quan niệm của người xưa đó là một vị thần được đầu thai vị thiên sứ nhà trời xuống giúp dân đánh giặc, nhưng Gióng lại được sinh ra từ bà mẹ nông dân -> điều đó cho thấy đây chính là vị anh hùng sinh ra từ nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng .
- Tiếng nói đầu tiên sau 3 năm là tiếng đòi đi đánh giặc
II. Tìm hiểu văn bản:
1/ Hình tượng nhân vật Thánh Gióng :
a/ Nguồn gốc ra đời: 
- Bà mẹ giẫm lên vết chân to -> thụ thai.
- Ba năm gióng không biết nói cười, đặt đâu nằm đấy.
- khác thường nhưng sinh ra từ nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng => ước mơ
? Câu nói đầu tiên của Gióng là câu nói nào? Với ai? Trong hoàn cảnh nào? Có ý nghĩa gì?
GV hỏi: ý nghĩa của những chi tiết kỳ ảo ấy?
- ý nghĩa: 
+ Ca ngợi ý thức đánh giặc cứu nước trong hình tượng Thánh Gióng -> ý thức đối với đất nước đặt lên hàng đầu đối với người anh hùng 
+ý thức đánh giặc cứu nước tạo cho người anh hùng những khả năng hành động khác thường , kỳ lạ ( liên hệ người anh hùnh Ngô Thị Tuyển vác hai hòm đạn 100kg )
+ Gióng là hình ảnh của nhân dân : nhân dân lúc bình thường âm thầm, lặng lẽ giống như Gióng ba năm không biết nói cười . Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến thì họ rất cần mẫn đứng ra cứu nước đầu tiên cũng như Gióng vua vừa kêu gọi đã đáp ứng lời cứu nước không chờ đến lời kêu gọi thứ hai -> phản ánh khă năng đánh giặc luôn tiềm ẩn trong nhân dân .
+ Chi tiết kỳ lạ này hàm chứa một sự thật rằng ở một đất nước luôn bị giặc ngoại xâm như nước ta thì nhu cầu đánh giặc cũng phải luôn thường trực từ tuổi bé thơ đáp ứng lời kêu gọi của tổ quốc.
Liên hệ câu thơ của Tố Hữu: 
“Ôi Việt nam xứ sở lạ lùng
Đến em thơ cũng hoá những anh hùng 
Đến ong dại cũng luyện thành dũng sĩ.
ý nghĩa: 
- Để đánh đuổi giặc mạnh, không phải chỉ có tinh thần ý chí , mà cần phải có cả vũ khí lợi hại .
b/ Câu nói đầu tiên:
- Tiếng nói đòi đi đánh giặc.
- ý nghĩa: -> ca ngợi lòng yêu nứoc, trí căm thù giặc, bảo vệ đât nước, việc cứu nước đặt lên hàng đầu.
-> tiềm ẩn trong nhân dân 
GV hỏi: Việc Thánh Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt có ý nghĩa gì?
- Phản ánh thành tựu văn hoá kỹ thuật thời đại Hùng Vương( sản xuất vũ khí bằng kim loại - thời đại đồ sắt ) 
- ý nghĩa: 
-> sức mạnh của Gióng cũng là sức mạnh của nhân dân , Nhân dân ủng hộ, hun đúc , bồi đắp nên người anh hùng cứư nước.
- Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt ->đánh giặc phải có vũ khí -> phản ánh đất nước biết chế tạo ra công cụ bằng sắt 
? Việc dân làng góp gạo nuôi Gióng có ý nghĩa gì?
- ý nghĩa: 
-> sức mạnh của Gióng cũng là sức mạnh của nhân dân , Nhân dân ủng hộ, hun đúc , bồi đắp nên người anh hùng cứư nước.
+ Sức mạnh của người dũng sĩ được nuôi dưỡng từ những cái bình thường , giản dị ( GV nói thêm: ngày nay ở hội Gióng nhân dân vẫn tổ chức cuộc thi nấu cơm, hái cà nuôi Gióng ) 
c/ Nhân dân góp gạo nuôi chú bé đánh giặc: 
 - ý nghĩa: 
+ Gióng lớn lên trong sự che chở nuôi dưỡng của nhân dân ---> sức mạnh của Gióng cũng là sức mạnh của nhân dân - nuôi dưỡng từ cái bình thường , giản dị.
Gióng lớn nhanh như thổi và thành tráng sỹ, điều đó muốn gửi gắm điều gì?-
 Gióng vươn vai -> tráng sỹ oai phong, lẫm liệt muốn nói đến sức sống, mãnh liệt, kỳ diệu của Gióng là sức mạnh của nhân dân khi có giặc ngoại xâm. 
- Sức mạnh của tình đoàn kết các tầng lớp nhân dân mỗi khi có giặc 
-> Chính là ước mơ của nhân dân có sức mạnh để đi đánh giặc. 
GV: có một dị bản khác: Gióng ăn bảy nong cơm, ba nong cà uống một hơi nước, cạn đã khúc sông, mặc thì vải xô không đủ phải lấy cả bông lau mới che kín được thân.
Bình: cái độc đáo của trí tưởng tượng phong phú và lòng yêu nước là mới hôm qua trong thời bình, đứa bé còn nhỏ ; hôm nay, khi đất nước lâm nguy nó vươn vai một cái tức thì cao lớn mười trượng , dường như hễ nhiệm vụ nặng nề bao nhiêu thì nó càng cao lớn bấy nhiêu để thừa sức giết giặc - Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí tinh thần của một dân tộc trước nạn ngoại xâm. Khi lịch sử đặt ravấn đề sống còn cấp bách thì tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì dân tộc vụt lớn dậy như thế mới tự mình thay đổi tư thế, tầm vóc của mình.
d/ Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ: -> sức sống, mãnh liệt, kỳ diệu của Gióng, nhân dân-> Sức mạnh của tình đoàn kết mỗi khi có giặc 
 => ước mơ . 
? Em có nhận xét gì về trận đánh của gióng ? nhận xét về cách tả, kể của tác giả? 
- Là một bức tranh hoành tráng , kỳ vĩ ,cực tả và ngợi ca sức mạnh nhân dân chống xâm lược - giọng kể hào hứng, phấn chấn .
? Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết ấy có ý nghĩa gì?
- Gióng không chỉ đánh giặc bằng vũ khí (kim loại) mà còn cả cây cỏ của đất nước - "gậy tre, chông tre, gậy tầm vông..."
"Súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc" (Hồ Chí minh)
e/ Gióng ra trận đánh giặc: 
- Gióng không chỉ đánh giặc bằng vũ khí (kim loại) mà còn cả cây cỏ của đất nước.
? Đánh giặc xong, Gióng cởi áo giáp bay thẳng về trơì. Đây là chi tiết kỳ ảo, hoang đường nhưng có ý nghĩa sâu sắc? Vì sao?
- Gióng không về triều nhận bổng lộc, danh lợi mà ra đi một cách vô tư, thanh thản, nhẹ nhàng, ung dung. Gióng để lại chiến công, dấu tích cho quê hương.
- Gióng bay lên trời -> Gióng là non nước, đất trời, biểu tượng của người dân Văn Lang -> hình ảnh đẹp, bất tử, sống mãi trong lòng dân.
g/ Gióng đáng tan giặc, bay về trời :
-> hình ảnh đẹp, bất tử, sống mãi trong lòng dân.
? Hình tượng Thánh Gióng có ý nghĩa gì?
Thánh Gióng là biểu tượng rực rỡ của anh hùng cứu nước ( lần đầu tiên đưa vào văn học ) là hình ảnh đẹp của truyền thống đoàn kết, đánh giặc, là ước mơ, là sức mạnh để thắng giặc ngoại xâm.
- Cơ sở lịch sử của truyện: thời Hùng Vương, giặc Ân phương Bắc sang xâm lược nước ta
? Thánh Gióng" có liên quan đến sự thật lịch sử nào?
+ Vua Hùng thứ 6 đã cùng nhân dân đánh giắc.
+ Giai đoạn đó vũ khí của người Việt cổ chủ yếu làm bằng sắt.
+ Dấu ấn của ngựa sắt còn đền thờ Thánh Gióng.
? Nêu ý nghĩa của truyện?
-> Truyện đề cập đến sức mạnh của lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, sức mạnh phi thường, ước mơ chiến thắng giặc ngoại xâm của nhân dân ta từ buổi đầu lịch sử.
2/ ý nghĩa của hình tượng truyện : 
- Ghi nhớ sgk 
? ấn tượng sâu sắc của em về Thánh Gióng?
? Tại sao hội thi thể thao nhà truơng lại gọi là " Hội khoẻ Phù đổng"
III. Luyện tập
1. Baì 1: Có lòng yêu nước dũng cảm phi thường, không màn danh lợi. HS kể lại truyện.
2. Bài tập 2:
Gọi là "Hội khoẻ Phù Đổng" vì đó là hội thi biểu dương sức khoẻ, lấy ý nghĩa từ câu truyện truyền thuyết đẹp đẽ: chàng trai Phù Đổng (Thánh Gióng) là biểu tượng của lòng yêu nướ
* Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Kể lại truyệnThánh Gióng.
- Nêu ý nghĩa của truyện.
- Chuẩn bị tiết " Từ mượn"

Tài liệu đính kèm:

  • docThánh Gióng - Nguyễn Thị Phương.doc