I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh
- Thế nào là từ mượn? Các hình thức mượn từ?
*Kĩ năng cần rèn: Luyện kỹ năng sử dụng từ mượn trong nói, viết
*.Giáo dục tư tưởng :Bước đầu sử dụng từ mượn một cách hợp lý trong nói viết.
II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: Phần lý thuyết
III.CHUẨN BỊ
*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, từ điển Hán Việt
*Học sinh: Trả lời trước các câu hỏi trong mục I và II, xem lại các từ khó trong văn bản Thánh Gióng
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
A/Kiểm tra bài cũ (4) Từ là gì ? Ví dụ HS trả lời, GV nhận xét
B/Bài mới (36)
1.Vào bài (1) Trong văn bản Thánh Gióng có rất nhiều từ, từ đơn, từ phức có đa số các từ ta hiểu nó một cách dễ dàng nhưng trong đó có tới 19 từ cần phải được chú thích. Trong số 19 từ này có tới 14 từ người ta gọi là từ mượn. Vậy thế nào là từ mượn ? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
2.Nội dung bài dạy (35)
Ngày soạn: tháng năm 2009 Ngày dạy: tháng năm 2009 Tuần 2 Tiết : 6 Từ mượn I. Mục tiêu bài học: * Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh - Thế nào là từ mượn ? Các hình thức mượn từ ? *Kĩ năng cần rèn: Luyện kỹ năng sử dụng từ mượn trong nói, viết *.Giáo dục tư tưởng :Bước đầu sử dụng từ mượn một cách hợp lý trong nói viết. II.Trọng tâm của bài: Phần lý thuyết III.Chuẩn bị *Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, từ điển Hán Việt *Học sinh: Trả lời trước các câu hỏi trong mục I và II, xem lại các từ khó trong văn bản Thánh Gióng IV. Tiến trình bài dạy: A/Kiểm tra bài cũ (4’) Từ là gì ? Ví dụ HS trả lời, GV nhận xét B/Bài mới (36’) 1.Vào bài (1’) Trong văn bản Thánh Gióng có rất nhiều từ, từ đơn, từ phức có đa số các từ ta hiểu nó một cách dễ dàng nhưng trong đó có tới 19 từ cần phải được chú thích. Trong số 19 từ này có tới 14 từ người ta gọi là từ mượn. Vậy thế nào là từ mượn ? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay. 2.Nội dung bài dạy (35’) Tg 15’ 05’ 15’ Hoạt động của Thầy và trò Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm ? GV treo bảng phụ :Trong câu ‘Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sỹ mình cao muôn trượng’ Có những từ Hán Việt nào ? ? Đặt câu này trong văn bản Thánh Gióng, hãy giải thích nghĩa của 2 từ đó ? Giáo viên chốt : 2 từ mượn được dùng ở đây rất phù hợp tạo nên sắc thái trang trọng cho câu văn ? Hãy tìm những từ ghép Hán Việt có yếu tố sỹ đứng sau : ? Vậy 2 từ ấy là từ mượn của tiếng nước nào ? ? Em có nhận xét gì về cách viết của các từ trong nhóm từ ở ví dụ 2 ? Vì sao lại có những cách viết khác nhau như vậy? ? Những từ mượn trên có cách viết khác nhau ấy có nguồn gốc từ ngôn ngữ nào ? GV chốt lại vấn đề Vậy theo em : ? Từ mượn là gì ? ? Bộ phận quan trọng nhất trong vốn từ mượn Tiếng Việt có nguồn gốc của nước nào ? ? Ngoài ra còn có nguồn gốc từ các tiếng nước nào ? ? Các từ mượn tiếng ấn - Âu có mấy cách viết ? Cho ví dụ ? HS dựa vào ghi nhớ để trả lời Hoạt động 2 : Tìm hiểu nguyên tắc mượn từ GV treo bảng phụ :Học sinh đọc đoạn trích ý kiến của chủ tịch Hồ Chí Minh ? Mặt tích cực của việc mượn từ là gì ? ? Mặt tiêu cực của việc lạm dụng từ mượn từ là gì ? ? Liên hệ thực tế Giáo viên chốt : - Khi cần thiết Tiếng Việt chưa có hoặc khó dịch thì phải mượn - Khi Tiếng Việt đã có từ thì không nên mượn tùy tiện Hoạt động 3 : hướng dẫn HS làm BT HS làm bài tập theo nhóm, đại diện trình bày, giáo viện nhận xét, bổ sung, đánh giá Nội dung kiến thức I. Từ thuần Việt và từ mượn 1.Ví dụ 1: ‘Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sỹ mình cao muôn trượng’ 2.Nhận xét Các từ Hán Việt: trượng ,tráng sỹ * Trượng : đơn vị đo độ dài bằng 10 thước TQ cổ (0,33m), ở đây hiểu là rất cao * Tráng sỹ : người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn. Tráng : khỏe mạnh, to lớn, cường tráng Sỹ : người trí thức thời xưa và những người được tôn trọng nói chung. - Hiệp sỹ, thi sỹ, dũng sỹ, chiến sỹ, bác sỹ, chí sỹ, nghệ sỹ... à Từ mượn tiếng Trung Quốc cổ, được đọc theo cách phát âm của người Việt nên gọi là từ Hán Việt *. Ví dụ 2 : Sứ giả, ti vi, xà phòng, giang sơn, in – tơ - nét - Có từ được viết như từ thuần Việt : Ti vi, xà phòng - Có từ phải gạch ngang để nối các tiếng : Ra-di-ô, in-tơ-nét à Các từ mượn đã được Việt hóa cao thì viết giống như từ thuần Việt à Các từ mượn chưa được Việt hóa cao khi viết phải có gạch nối giữa các tiếng * Nguồn gốc từ ngôn ngữ ấn - Âu Tiếng Anh, tiếng Pháp, Nga... * Nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc cổ – Hán cổ VD : sứ giả, giang sơn, gan, buồm, điện 3.Kết luận: Từ mượn có 2 nguồn chính là tiếng Hán, tiếng ấn - Âu - Từ mượn tiếng ấn - Âu có 2 cách viết khác nhau. * Ghi nhớ : Học sinh đọc phần ghi nhớ ở sách giáo khoa (trang 39). II. Nguyên tắc mượn từ 1. Mặt tích cực - Mượn từ là một cách làm giàu Tiếng Việt 2. Mặt tiêu cực - Lạm dụng việc mượn từ sẽ làm cho Tiếng Việt kém trong sáng - Nhiều biểu hiện lạm dụng tiếng nước ngoài, có khi còn viết sai rất ngớ ngẩn * Ghi nhớ : sách giáo khoa III- Luyện tập Bài tập 1 : a) Mượn tiếng Hán : vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ b) Mượn tiếng Hán : Gia nhân c) Mượn tiếng Anh : Pốp, Mai – cơn – Giắc – Xơn, in-tơ-nét Bài tập2 : a) Khán giả : khán = xem, giả = người à người xem Thính giả : thính = nghe, giả = người à người nghe Độc giả : Độc = đọc, giả = người à người đọc b) Yếu điểm : yếu = quan trọng, điểm = chỗ Yếu lược : yếu = quan trọng, lược = tóm tắt Yếu nhân : yếu = quan trọng, nhân = người Bài tập 3 : a) Tên gọi các đơn vị đo lường : Mét, lý, ki-lô-mét b) Tên gọi các bộ phận xe đạp : Ghi-đông, gác-đờ-bu, pê-đan c) Tên gọi một số đồ vật : Ra-đi-ô, u-ô-lông, sa-lông C.Luyện tập(3’) làm bài tập 4 a) Các từ mượn : phôn, fan, nốc ao b) Có thể dùng trong hoàn cảnh gián tiếp với bạn bè, người thân, viết tin đăng báo Không thể dùng trong nghi thức giao tiếp trang trọng như hội nghị... D.Củng cố(1’) Kể một số từ mượn mà em biết ? E.Hướng dẫn về nhà(1’) - Học thuộc lý thuyết, làm lại các bài tập vào vở - Chuẩn bị bài: .Tìm hiểu chung về tự sự
Tài liệu đính kèm: