A. Mục tiêu cần đạt :
1. kiến thức:
- Khái niệm nghĩa của từ
- Cách giải thích nghĩa của từ
2. Kĩ năng:
- Giải thích nghĩa của từ.
- Dùng từ đúng nghĩa trong nói ,viết.
- Tra từ điển hiểu nghĩa của từ.
3. Thái độ:
- HS học tập nghiêm túc và biết sử dụng từ chính xác.
B. Chuẩn bị:
1 . GV : Bảng phụ
2. HS : chuẩn bị bài
C. Tiến trình dạy, học:
1. Tổ chức:
Si số: 6A.
Si số: 6B.
2. Kiểm tra bài cũ:
H: Em hiểu thế nào là từ mượn? Nguyên tắc từ mượn?
Tiết 10: Bài 3 Ngày soạn: 28 tháng 9 năm 2013 Ngày dạy: 03 tháng 9 năm 2013 Tiếng việt NGHĨA CỦA TỪ A. Mục tiêu cần đạt : 1. kiến thức: - Khái niệm nghĩa của từ - Cách giải thích nghĩa của từ 2. Kĩ năng: - Giải thích nghĩa của từ. - Dùng từ đúng nghĩa trong nói ,viết. - Tra từ điển hiểu nghĩa của từ. 3. Thái độ: - HS học tập nghiêm túc và biết sử dụng từ chính xác. B. Chuẩn bị: 1 . GV : Bảng phụ 2. HS : chuẩn bị bài C. Tiến trình dạy, học: 1. Tổ chức: Si số: 6A.............................. Si số: 6B............................... 2. Kiểm tra bài cũ: H: Em hiểu thế nào là từ mượn? Nguyên tắc từ mượn? 3. Bài mới Hoạt động GV và HS Nội dung kiến thức Cho hs quan sát sơ đồ Từ: + Mặt hình thức: Âm tiết ->Tiếng -> Từ ->Câu -> Đoạn văn + Mặt nội dung: Biểu vật , biểu niệm, biểu thái. VD: Từ Gà - Mặt nội dung: biểu niệm chỉ loài chim nuôi để lấy thịt và trứng, mỏ cứng, nhọn, bay kém. Con trống biết gáy. GD: Mặt nội dung của từ chính là nghĩa của từ. Vậy nghĩa của từ là gì chúng ta cùng tìm hiểu VD sau - Gv yêu cầu hs xem vd sgk.tr35 ?: Lấy dấu làm chuẩn thì các chú thích trên gồm mấy phần? là những phần nào? - Mỗi chú thích gồm 2 bộ phận Phần từ để giải nghĩa Phần giải nghĩa của từ đứng sau dấu 2 chấm ? Bộ phận nào trong chú thích nêu lên nghĩa của từ? ? Nghĩa của từ ứng với phần nào trong mô hình SGK ? ? Em hiểu thế nào là nghĩa của từ ? - GV cho hs đọc lại các chú thích ở phần I Xét từ tập quán ? Em chỉ ra cách giải nghĩa của từ đó ? Tập quán: Khái niệm mà từ đưa ra - GV cho ví dụ: VD1:Người Việt Nam có tập quán ăn trầu VD2:Bạn Nam có thói quen ăn quà vặt ? Theo em ở 2 VD cô đưa ra từ tập quán và từ thói quen có thể thay thế cho nhau được không? Tại sao? - VD1 có thể dùng cả 2 từ VD2 không dùng được từ tập quán Vì: Từ tập quán có phạm vi biểu đạt rộng thường gắn với chủ thể là số đông. Còn từ thói quen có phạm vi biểu đạt hẹp thường gắn với chủ thể là một cá thể. ? Qua ví dụ này em cho biết cách giải nghĩa của từ? - GV cho hs đọc phần giải nghĩa từ Lẫm liệt -GV đưa ra 3 ví dụ sau: a.Tư thế lẫm liệt của người anh hùng b.Tư thế hùng dũng của người anh hùng c. Tư thế oai nghiệm của người anh hùng ? Ở 3 từ gạch chân trên có thể thay thế cho nhau được không? Tại sao? - Thay thế cho nhau được vì chúng không làm nội dung thông báo và ý nghĩa sắc thái của câu thay đổi ? 3 từ thay thế cho nhau được gọi là từ gì? Nhấn mạnh: Vậy từ lẫm liệt đã được giải nghĩa bằng từ đồng nghĩa. - Gv cho hs tìm hiểu tiếp từ Nao núng: ? Khác với từ lẫm liệt ở từ nao núng người ta giải nghĩa từ này ntn? - Giải nghĩa bằng từ trái nghĩa ? Em nào có thể tìm những từ trái nghĩa với từ cao thượng, sáng sủa? Cao thượng>< nhỏ nhen, ti tiện, đê hèn, hèn hạ... Sáng sủa>< tối tăm, u ám, nhem nhuốc... ? Vậy theo em người ta có thể giải nghĩa của từ bằng cách nào nữa? - Giải nghĩa bằng cách đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích * Bài tập nhanh: ? Em giải nghĩa các từ sau: Cây, Xe đạp, Bâng khuâng? GN: - Cây: là từ đơn chỉ có một tiếng,chỉ một loài thực vật sống nhờ vào sự quang hợp ánh sáng... - Xe đạp: là từ ghép 2 tiếng , chỉ một loại phương tiện đi lại mà phải đạp bằng chân mới chuyển động được. - Bâng khuâng: Từ láy 2 tiếng chỉ một trạng thái bâng khuâng không rõ rệt của con người. Vậy qua tìm hiểu ở trên em hiểu thế nào là nghĩa của tư và cách giải nghĩa của từ. - GV yêu cầu hs đọc 2 ghi nhớ SGK.tr35 - GV cho hs làm bài tập trong thời gian nhanh nhất để chấm. Đáp án: từ học hành từ học lỏm học hỏi học tập - GV cho hs điền từ, nhận xét Đáp án: trung bình trung gian trung niên - GV cho hs giải nghĩa các từ sgk: + Giếng : là hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất để lấy nước. + Rung rinh: là chuyển động qua lại liên tiếp. + Hèn nhát: là thiếu can đảm đến mức hèn nhát đáng khinh bỉ. I/ Thế nào là nghĩa của từ. Ví dụ: SGK. Tr35 Nhận xét - Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị - Thường đứng sau dấu 2 chấm II/ Cách giải nghĩa của từ: - Có 2 cách giải nghĩa của từ +C1: Trình bày khái niệm mà từ biểu thị +C2: Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích. *Ghi nhớ: SGK.tr35 III/ Luyện tập Bài 2: SGK.36 Bài 3: SGK.tr36 Bài 4: SGK.tr36 4.Củng cố: Nội dung bài học 5. Dặn dò: Học bài và làm các bài tập còn lại Chuẩn bị bài nhân vật và sự việc trong văn tự sự
Tài liệu đính kèm: