Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Ẩn dụ

I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp học sinh

-Nắm được khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ.

-Hiểu và nhớ được các tác dụng của ẩn dụ. Biết phân tích ý nghĩa, tác dụng của ẩn dụ.

II-CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK-SGV và bảng phụ.

2.Học sinh: Học bài và chuẩn bị bài.

III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC:

 

doc 5 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1701Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Ẩn dụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 95
Ngày soạn:
Ngày dạy:
ẨN DỤ
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp học sinh
-Nắm được khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ.
-Hiểu và nhớ được các tác dụng của ẩn dụ. Biết phân tích ý nghĩa, tác dụng của ẩn dụ.
II-CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK-SGV và bảng phụ.
2.Học sinh: Học bài và chuẩn bị bài.
III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1 (5/ )
²Khởi động
-Oån định
-Kiểm tra bài cũ
-Bài mới
-Kiểm tra sỉ số lớp
HỎI:
1/Nhân hoá là gì?
 2/Xác định phép nhân hoá và cho biết chúng thuộc kiểu nhân hoá nào?
“Núi cao chi lắm núi ơi?
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương”
-Y/c HS nhận xét bổ sung
-GV nhận xét và công bố điểm
Các tiết học vừa rồi các em đã được tìm hiểu các biện pháp tu từ “So sánh”, “ Nhân hoá”. Tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu thêm một biện pháp tu từ nữa đó là “Aån dụ”
-Ghi tựa bài lên bảng
-Báo cáo sỉ số
-Cá nhân trả lời:
1/Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật.bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người
2/Phép nhân hoá:núi ơi ðtrò chuyện, xưng hô với vật như đối với người
- HS nhận xét bổ sung
-Lắng nghe
-Lắng nghe và ghi vào tập
HOẠT ĐỘNG 2
²Hình thành kiến thức mới
I-ẨN DỤ LÀ GÌ?
Ghi nhớ
Aån dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
II-CÁC KIỂU ẨN DỤ:
Ghi nhớ
Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp là:
-Aån dụ hình thức
-Aån dụ cách thức
-Aån dụ phẩm chất
-Aån dụ chuyển đổi cảm giác
-GV treo bảng phụ khổ thơ trong SGK
-Y/c HS nhìn bảng phụ và đọc khổ thơ
Hỏi:Cụm từ “Người Cha” dùng để chỉ ai?
Hỏi:Vì sao có thể ví như vậy?
Hỏi:Cách nói này có gì giống và khác với phép so sánh?
Hỏi:Vậy muốn phân tích được ẩn dụ thì cần phải làm gì?
Hỏi:Vậy ẩn dụ là gì?.Aån dụ có tác dụng gì?
-Y/c HS đọc ghi nhớ
-GV chốt ý và ghi nội dung bài học
-GV treo bảng phụ yêu cầu (1) SGK
-Yêu cầu HS đọc yêu cầu (1)
Hỏi:Các từ in đậm được dùng để chỉ hiện tượng, sự vật nào?.Vì sao có thể ví như vậy?
-GV treo bảng phụ yêu cầu (2)
-Yêu cầu HS đọc yêu cầu (2)
Hỏi: “Giòn tan” thường dùng nêu đặc điểm của cái gì?.Đây là sự cảm nhận của giác quan nào?
Hỏi: “Nắng” có thể dùng vị giác để cảm nhận được không?
Hỏi:Sử dụng từ “Giòn tan” để nói về “nắng”là gì? 
Hỏi:Vậy nắng giòn tan là gì?
Hỏi:Vậy cách dùng từ trong cụm từ in đậm nắng giòn tan có gì đặc biệt so với cách nói thông thường?
Hỏi:Từ những ví dụ đã phân tích hãy nêu lên một số kiểu tương đồng giữa các sự vật, sự việc thường được sử dụng để tạo phép ẩn dụ?
Hỏi:Vậy có mấy kiểu ẩn dụ kể ra?
-Y/c HS đọc ghi nhớ
-GV chốt ý và ghi nội dung bài học
-Quan sát bảng phụ
-Cá nhân đọc
-Cá nhân trả lời: chỉ Bác Hồ
-Cá nhân trả lời:Vì Bác Hồ với Người Cha có những phẩm chất giống nhau (tuổi tác, tình thương yêu, sự chăm sóc chu đáo..)
-Cá nhân trả lời:
+Giống:đều có vế so sánh Người Cha và vế được so sánh Bác Hồ, có nét tương đồng
+Khác:ẩn đi sự vật sự việc được so sánh(Vế A) phương diện so sánh,từ so sánh,chỉ còn lại sự vật, sự việc được so sánh(Vế B)
-Cá nhân trả lời:phải từ từ ngữ ẩn dụ(B) tìm đến được (A):sự vật,sự việc được so sánh.Để hiểu được chúng , phải đặt chúng trong khung cảnh sử dụng chung (trong câu hoặc trong văn bản)
-Cá nhân trả lời: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
-Cá nhân đọc
-Lắng nghe và ghi bài
-Quan sát bảng phụ
-Cá nhân đọc
-Cá nhân trả lời:
+Thắp:chỉ sự nở hoa.Vì chúng giống nhau về cách thức thực hiện
+Lửa hồng:chỉ màu đỏ của hoa râm bụt.Vì hai sự vật ấy có hình thức tương đồng
-Quan sát bảng phụ
-Cá nhân đọc
-Cá nhân trả lời:bánh ð vị giác
-Cá nhân trả lời:không
-Cá nhân trả lời: là có sự chuyển đổi cảm giác
-Cá nhân trả lời:là nắng to,rực rỡ
-Cá nhân trả lời: có sự chuyển đổi cảm giác
-Cá nhân trả lời:
+lửa hồng-màu đỏðẩn dụ dựa vào sự tương đồng về hình thức của các sự vật, hiện tượng ðAån dụ hình thức .
+thắp-nở hoa ð ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về cách thức thực hiện hành động ðAån dụ cách thức
 +Người Cha-Bác Hồ ðẩn dụ dựa vào sự tương đồng về phẩm chất giữa các sự vật, hiện tượng ðAån dụ phẩm chất
+(nắng) giòn tan-(nắng)” to,rực rỡ” ðẩn dụ dựa vào sự tương đồng về cảm giác ðAån dụ chuyển đổi cảm giác
-Cá nhân trả lời:4 kiểu. Đó là:
+Aån dụ hình thức
+Aån dụ cách thức
+Aån dụ phẩm chất
+Aån dụ chuyển đổi cảm giác
-Cá nhân đọc
-Lắng nghe và ghi bài
HOẠT ĐỘNG 3 (15/)
III-LUYỆN TẬP:
 Bài tập 1: 
-So sánh đặc điểm và nêu tác dụng của ba cách diễn đạt:
(1)Diễn đạt bình thường
(2)Có sử dụng so sánh
(3)Có sử dụng ẩn dụðcâu nói có tính hàm xúc cao hơn
 Bài tập 2:
-Các ẩn dụ và nêu nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau:
a/ăn quả-kẻ trồng cây
ăn quả: có nét tương đồng về cách thức với “sự hưởng thụ thành quả lao động” còn kẻ trồng cây có nét tương đồng về phẩm chất với “người lao động, người gây dựng”.
b/mực, đen; đèn, sáng:
+mực, đen: có nét tương đồng về phẩm chất với cái xấu
+đèn,sáng: có nét tương đồng về phẩm chất với cái tốt, cái hay, cái tiến bộ
c/thuyền, bến:
+thuyền chỉ người đi xa, 
+bến chỉ người ở lại
ð tương đồng về phẩm chất
d/Mặt trời (câu thứ hai) tương đồng về phẩm chất dùng để chỉ Bác Hồ
 Bài tập 3:
-Các ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và tác dụng:
a/ chảy b/chảy
c/ mỏng d/ướt
ðsinh động, hấp dẫn
-Y/c HS đọc bài tập 
-Y/c HS xác định yêu cầu của bài tập
-Y/c HS trình bày
-Y/c HS nhận xét và bổ sung
-GV nhận xét
-Y/c HS đọc bài tập 
-Y/c HS xác định yêu cầu của bài tập
-Y/c HS trình bày
-Y/c HS nhận xét và bổ sung
-GV nhận xét
-Y/c HS đọc bài tập 
-Y/c HS xác định yêu cầu của bài tập
-Y/c HS trình bày
-Y/c HS nhận xét vàbổ sung
-GV nhận xét chung
-Cá nhân đọc
-HS xác định yêu cầu của bài tập
- HS trình bày
- HS nhận xét và bổ sung
-Lắng nghe
-Cá nhân đọc
-HS xác định yêu cầu của bài tập
- HS trình bày
- HS nhận xét và bổ sung
-Lắng nghe
-Cá nhân đọc
-HS xác định yêu cầu của bài tập
- HS trình bày
- HS nhận xét vàbổ sung
-Lắng nghe
HOẠT ĐỘNG 4 ( 5/ )
²Củng cố
²Dặn dò
-GV treo bảng phụ câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ nào?
Một tiếng chim kêu sáng cả rừng
 (Khương Hữu Dụng)
a/ Aån dụ hình thức
b/ Aån dụ cách thức
c/ Aån dụ phẩm chất
d/ Aån dụ chuyển đổi cảm giác
Câu 2:Hình ảnh “mặt trời” trong câu thơ nào dưới đây được dùng theo lối ẩn dụ?
a/Mặt trời mọc ở đằng đông.
b/Thấy anh như thấy mặt trời.
Chói chang khó ngó, trao lời khó trao
c/Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
 Mặt trời chân lí chói qua tim
d/Bác như ánh mặt trời xua tan màn đêm giá lạnh.
-Y/c HS nhìn bảng phụ đọc
-Y/c HS trình bày
-Y/c HS nhận xét và bổ sung
-GV nhận xét chung
-Về nhà học bài và chuẩn bị bài Luyện nói về văn miêu tả cần:
+Đọc đoạn văn ở bài tập 1 và tập tả lại quang cảnh lớp học trong “Buổi học cuối cùng”
+Từ truyện “Buổi học cuối cùng” để tả về hình ảnh thầy giáo Ha-men thì các em về nhà trả lời các câu hỏi gợi ý ở bài tập 2 SGK (trang 71) chỉ ghi vắn tắt các ý và các chi tiết, tránh viết thành văn để đọc theo
+Lập dàn ý cho đề văn ở bài tập 3
-Nhận xét lớp học
-Cá nhân đọc
-Cá nhân trình bày:1c – 2c
-Cá nhân nhận xét và bổ sung
-Lắng nghe
-Lắng nghe tiếp thu để chuẩn bị

Tài liệu đính kèm:

  • docẨn dụ (2).doc