Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Bài 21

I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs

- Cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ của thiên nhiên trên sông Thu Bồn và vẻ đẹp của người lao động được miêu tả trong bài.

- Nắm được nghệ thuật miêu tả phối hợp giữa khung cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người.

- Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm.

- GDHS lòng tự hào về những cảnh đẹp của quê hương, đất nước và ý thức tôn trọng quý mến những người lao động.

II/Chuẩn bị:

- GV: Tranh ảnh minh họa, chân dung nhà văn

- HS: Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn học bài

III. Tiến trình bài dạy:

1. Kiểm tra bài cũ: ( Gv kiểm tra vở soạn của hs)

2. Tiến trình dạy- học bài mới:

 

doc 13 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2856Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Bài 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trí ấy có thích hợp không? vì sao?
? Qua những chi tiết trên em hãy cho biết tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì khi miêu tả?
 ? Cảnh con thuyền vượt thác được tác giả miêu tả ntn? Em hãy chỉ ra các chi tiết đó?
 ? Với cảnh vượt thác như vậy nhân vật dượng Hương Thư hiện lên ntn?
 ? Em có nhân xét gì về cách miêu tả của tác giả về hình ảnh dượng Hương Thư?
 ? Theo em ở đoạn trích này tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào?
? Em hãy so sánh cây cổ thụ ở đoạn đầu và đoạn cuối để cho biết tác giả đã sử dụng cách chuyển nghĩa nào? Nêu ý nghĩa của từng trường hợp?
? Em hãy nêu những nét khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài?
Hđ3: Gv hướng dẫn hs thực hiện phần tổng kết.
- Hs dựa vào ghi nhớ sgk để trả lời cho câu hỏi.
Hđ4: Thực hiện phần luyện tập
- Gv hướng dẫn hs so sánh cách miêu tả trong bài sông nước Cà Mau và bài vượt thác.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm
2. Đọc, tìm hiểu chú thích
3. Bố cục: ba phần:
 - Đ1: Từ đầu" Nhiều thác nước: Cảnh dòng sông và hai bên bờ.
 - Đ2: Tiếp" Thác Cổ Cò: Cảnh vượt thác của dượng Hương Thư.
 - Đ3: Còn lại: Cảnh sau vượt thác.
II. Đọc- hiểu văn bản
1/ Cảnh dòng sông và hai bên bờ
- Sông êm đềm.
- Hai bên bờ sông rộng rãi.
" Miêu tả theo trình tự không gian trên cuộc hành trình vượt thác.
- Thuyền nhớ rừng, nhớ núi.
- Dáng trầm ngâm
" Nhân hoá và miêu tả tinh tế.
- Thác nước dữ dội.
- Sông quanh co.
- Núi cao sừng sững
" Cảnh thiên nhiên hùng vĩ
] Vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên trên Sông Thu Bồn.
2/ Nhân vật dượng Hương Thư
- Như pho tượng đồng đúc.
- Co người phóng sào.
- Giống như lực sĩ của trường sơn oai linh hùng vĩ
" Nghệ thuật so sánh
] Người có vóc dáng khoẻ mạnh, con người dũng mảnh và hào hùng trước cảnh thiên nhiên.
III/ Tổng kết:
* Ghi nhớ: sgk/ 41.
IV/ Luyện tập:
3. Hướng dẫn học ở nhà: - Học cách miêu tả trong bài Vượt thác
 - Chuẩn bị bài So Sánh tiếp theo.
 --------------------------------------------------------
Tuần 23
Tiết 96 SO SÁNH (tt)
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp hs
- Nắm được hai kiểu so sánh cơ bản: ngang bằng và không ngang bằng.
- Hiểu tác dụng chính của phép so sánh.
- Bước đầu biết rạo lập được một số phép so sánh.
- Rèn kĩ năng sử dụng phép so sánh đúng lúc, đúng chỗ và có tính giáo dục.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi ví dụ
- HS: Soạn bài
III.Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ:
 So sánh là gì? Lấy ví dụ
2. Tiến trình dạy- học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hđ1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu các kiểu so sánh
- Gv gọi hs đọc các ví dụ trong sgk
? Em hãy chỉ ra các trường hợp so sánh của khổ thơ? trong trường hợp đó từ so sánh là từ nào?
 Những ngôi sao thức chẳng bằng mẹ thức vì chúng con.
mẹ là ngọn gió của con.
Từ so sánh trong các câu trên là: chẳng bằng và là.
? Dựa vào ví dụ đó em hãy cho biết co những kiểu so sánh nào?
? Em hãy cho một ví dụ có kiểu so sánh ngang bằng và không ngang bằng?
 - Hs đưa ra ví dụ và gv nhận xét.
? Để chỉ ý ngang bằng và không ngang bằng người ta thường dùng những từ nào khác?
HĐ 2: - Gv chuyển sang phần 2
- Gv hướng dẫn hs tìm hiểu tác dụng của phép so sánh.
Gv đưa đoạn trích lên bảng phụ - gọi hs đọc 
? Theo em đoạn văn tác giả miêu tả về vấn đề gì?
- Hstl-Gvkl:
Đoạn văn miêu tả về chiếc lá rơi.
? Hãy tìm các từ và kiểu so sánh trong đoạn văn trên?
- Gv cho hs thảo luận nhóm học tập
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình
- Các nhóm khác nhận xét và gvkl:
Tựa, như là kiểu so sánh ngang bằng.
Không bằng là kiểu so sánh hơn kém.
? Theo em việc tác giả sử dụng phép so sánh trong đoạn văn có tác dụng gì?
 Việc so sánh đó giúp người đọc, người nghe hình dung được những cách rụng khác nhau của lá. Tạo hình ảnh cụ thể sinh động, đồng thời tạo nên lối nói hàm súc, cô đọng.
- Gv cho hs khái quát lại bằng khái niệm trong sgk
Hđ2: Gv hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập trong sgk.
Bài tập1: Gv cho hs thực hiện theo nhóm học tập
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Gvkl và ghi bảng:
Bài tập 3: Gv cho hs viết đoạn văn trong đó có sử dụng phép so sánh (hai kiểu đã học)
- Gv đưa vídụ lên bảng bằng đoạn trích viết sẵn
I/ Các kiểu so sánh
Ví dụ: SGK
- Chẳng bằng: so sánh hơn kém.
- Là: so sánh ngang bằng
" So sánh ngang bằng: như, tựa như, dường như, giống, bao nhiêu...bấy nhiêu, ...
" So sánh không ngang bằng: chưa bằng, chẳng bằng, hơn...
* Ghi nhớ: sgk/42.
II/ Tác dụng của phép so sánh
Ví dụ: SGK
- Tựa, như: ngang bằng.
- Không bằng: hơn kém.
" Tạo hình ảnh cụ thể, sinh động
(Đối với sự vật, sự việc). Đồng thời tạo lối nói hàm súc, cô đọng
(Đối với tư tưởng tình cảm của tác giả)
* Ghi nhớ: sgk/42.
II/ Luyện tập
Bài tập1: Chỉ ra phép so sánh và kiểu so sánh. phân tích tác dụng của kiểu so sánh.
a, Nước gương trong = Tâm hồn là buổi trưa hè] So sánh ngang bằng
b, Con đi trăm núi = Chưa bằng nỗi tái tê lòng bầm; Con đi đánh giặc = chưa bằng khó nhọc đời bầm] So sánh hơn kém
c, Như nằm trong giấc mộng] So sánh ngang bằng
 ấm hơn ngọn lửa hồng] So sánh không ngang bằng.
Bài tập 3: Viết đoạn văn
Ví dụ: Dòng thác dữ dội như con thú dữ, muốn nuốt chửng con thuyền của dượng Hương Thư. Nhưng con thuyền của dượng Hương Thư vẫn cưỡi lên sóng mà tiến về phía trước. Nước dữ dội chẳng bằng ý chí gan thép của hiệp sĩ trường sơn dày dạn trận mạc.
 3 Củng cố: Nội dung bài học
 4. Dặn dò: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị bài chương trình địa phương- phần tiếng Việt.
 -----------------------------------------------------------
Tiết 87	CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
	 (Phần tiếng Việt)
I/ Mục tiêu cần đạt: 
Giúp hs
- Nhận biết và sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm của địa phương.
- Có ý thức khắc phục các lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm đó.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi ví dụ
- HS: Soạn bài
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: 
? Em hãy nêu tác dụng của phép so sánh?( Đáp án tiết 86)
2. Tiến trình dạy- học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hđ1: hs hướng dẫn hs viết đúng các phụ âm dễ mắc lỗi.
Bứơc1: Gv đọc chính tả cho hs viết một đoạn trong bài vượt thác (đến Phường Rạch" Hoà Phước)
Bước 2: Gv kiểm tra và ghi các từ hs viết sai lên bảng cho hs khác sửa lỗi
- Hs sữa lỗi theo hướng dẫn của gv
Hđ2: Gv hướng dẫn hs xác định vần để điền vào chỗ trống.
- Gv cho hs thực hiện phần bài tập bằng cách điền phần vần vào để có từ đúng.
Hđ3: Gv hướng dẫn hs sửa lỗi chính tả.
- Gv đưa đoạn trích (đồ dùng trực quan)
- Hs sửa lỗi chính tả
- Gvkl:
I/ Viết đúng phụ âm
- Viết chính tả
- Sửa lỗi chính tả:
 Chắc bụng, suốt buổi, sẵn sàng, đứt đuôi, xuống, cản, tụt xuống
II/ Tìm vần thích hợp điền vào chỗ trống.
Ví dụ:
- Bó buộc, chẫu chuộc, dưa chuột, bị chuột rút.
- Tan tác, ngan ngát, ngang ngược, xây xước, ngược xuôi.
- Vượt thác, rừng đước, căn dặn, cắn răng, lên đàng, đánh đàn, đàng hoàng.
III/ Sửa lỗi chính tả
- Cho đoạn văn sau em hãy sửa lỗi chính tả cho đúng
" Chíng để tôn vin buổi học cuối cùn này mà thầy đã vậng bộ y phụt đẹp nhứt, và bây giờ tôi hiểu vì sao các cụ già trong làn lại đến ngồi ở cúi lớp học. Điều đó như muống nói rằng các cụ tiết đã không lui tới ngôi trườn này thường xuyêng hơn. Dườn như đó cũng là một cách để tạ ơn thầy giáo.
3/ Củng cố: Gv củng cố nội dung bài học
4/ Dặn dò: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị bài phương pháp tả cảnh.
 ----------------------------------------------------------------
Tiết 88	PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH
 VIẾT BÀI SỐ 5 (Ở NHÀ)
A/ Mục tiêu cần đạt:
 Giúp hs
- Nắm được cáh tả cảnh và hình thức trình bày một bài văn tả cảnh.
- Luyện tập khả năng quan sát và lựa chọn, kĩ năng trình bày những điều quan sát lựa chọn theo một trình tự hợp lý.
- Rèn luyện kĩ năng làm bài văn tả cảnh đúng trình tự, đúng đặc trưng của bài văn miêu tả.
- Tích hợp môi trường (Ra đề bài về môi trường cho HS viết bài ở nhà)
II. Chuẩn bị:
--GV: Bảng phụ ghi ví dụ
- HS: Soạn bài
III Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs
2. Tiến trình dạy- học bài mới
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
Hđ1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học
- Gv gọi hs đọc các ví dụ trong sgk/ 45, 46.
- Gv chia nhóm học tập để hs thảo luận nhóm trong thời gian 10 phút.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Gv cho các nhóm khác nhận xét sau đó kết luận lại và ghi bảng
? Qua bài văn luỹ làng , theo em bài văn đó có các phần như thế nào? Nêu nội dung chính của các phần?
? Bài văn tả cảnh gồm mấy phần?
Hđ2: Gv cho hs thực hiện phần luyện tập trong sgk
Bài tập1: Để tả quang cảnh lớp học trong giờ viết tập làm văn cần chú ý những hình ảnh tiêu biểu, cụ thể nào?
- Gv gợi ý để các em thực hiện theo trình tự: trước, trong , lúc gần hết giờ và lúc hết giờ làm bài.
? Dựa vào đó em hãy cho biết trình tự bài văn đó là trình tự nào?
 Miêu tả theo trình tự thời gian và trình tự không gian.
- Gv cho hs viết phần mở bài và phần kết bài cho đề bài trên.
Hđ3: Gv ra đề cho hs về nhà viết bài.(chọn một trong hai đề)
I/ Phương pháp viết bài văntả cảnh
Ví dụ: SGK.
- Đoạn a: Miêu tả cảnh vượt thác
 Dáng vẻ, thái độ của nhân vật phản ánh cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ.
- Đoạn b: Miêu tả con sông năm căn. tác giả trình bày những điều quan sát được theo một trình tự nhất định (nước, thuyền, cá, rừng đước, cây đước).
- Đoạn c: Luỹ làng
Đ1: Giới thiệu khái quát luỹ làng (từ đầu" của luỹ)
Đ2: Miêu tả các tầng lớp của luỹ làng (tiếp" không rõ)
Đ3: Cảm nghĩ của tác giả về hình ảnh mầm măng (còn lại)
Bài văn tả cảnh gồm ba phần
Phần mở bài: Nêu khái quát cảnh định tả.
Phần thân bài: Miêu tả đặc điểm, tính chất của cảnh.
Phần kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân về cảnh được tả.
* Ghi nhớ (sgk)
II/ Luyện tập
Bài tập1: Tả quang cảnh lớp học trong giờ tập làm văn.
a, Những hình ảnh tiêu biểu, cụ thể.
+ Trước giờ làm bài: hs tranh thủ xem lại dàn ý và nội dung của các bài đã soạn sẵn ở nhà.
+ Trong giờ làm văn:
- Lúc chép đề: Miêu tả thái độ của hs khi gv đọc đề (vui mừng hay thất vọng)
- Lúc làm bài: Tả theo trình tự thời gian:
 Dáng vẻ hs làm bài (cắm cúi làm, vẻ mặt hân hoan phấn khởi, hay nhìn ra cửa sổ, cắn bút, nhìn lén bài làm của bạn)
 - Hành động, cử chỉ của thầy cô (đi lại, ngồi nhìn xuống, nhắc nhở hs khi không nghiêm túc)
- Lúc gần hết giờ:
 + Miêu tả sự vội vã của hs.
 + Gv nhắc nhở hs những điều cần thiết
- Lúc hết giờ:
Miêu tả thái độ của hs (hớn hở, buồn rầu, phân vân)
b, Trình tự miêu tả:
- Trình tự thời gian
- Trình tự không gian.
c, Viết phần mở bài và kết bài
III/ Viết bài số 5
Đề bài: Em hãy tả lại quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi.
Đề bài: Em hãy tả lại dòng sông quê em
4/ Củng cố: Nội dung bài học
5/ Dặn dò: Dặn hs về nhà viết bài và nạp bài vào tiết văn kếtiếp
	 Chuẩn bị bài : Buổi học cuối cùng
 --------------------------------------------------------------
 Kí duyệt ngày 25-1-2010
Nguyễn Thị Hương
Tuần 24
Tiết 89,90	văn bản	 BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
	(An- phông-xơ Đô- đê)
I/ Mục tiêu cần đạt: 
Giúp hs
- Nắm được cốt truyện, nhân vật và tư tưởng của truyện. qua câu chuyện buổi học cuối cùng ở vùng An dát, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu tượng cụ thể là tình yêu tiếng nói dân tộc.
- Nắm được tác dụng của phương thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất và nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động và ngoại hình.
- Rèn kĩ năng phân tích truyện nước ngoài.
- GDHS tình yêu quê hương, đất nước, yêu tiếng mẹ đẻ của chính mình(tiếng Việt)
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh ảnh, chân dung nhà văn
- HS: Soạn bài
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ:
	Miêu tả hình ảnh Dượng Hương Thư trong bài Vượt thác
2.Tiến trình dạy- học bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hđ1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu sơ lược về tác giả và tác phẩm
- Gv gọi hs đọc chú thích* trong sgk/54.
? Em hiểu gì về tác giả và tác phẩm?
- Hs dựa vào chú thích* sgk để trả lời.
- Gvkl và hướng dẫn hs học chú thích* sgk/54.
-- Gv hướng dẫn hs cách đọc.
- Gv đọc mẫu đoạn đầu- gọi 2 hs đọc tiếp đến hết.
? Theo em truyện có thể được chia làm mấy đoạn? Nội dung của các đoạn ntn?
HĐ 2:
? Theo em truyện được kể theo lời nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy?
Truyện được kể theo lời của nhân vật Phrăng(nhân vật chính của truyện). Đó là cách kể theo ngôi thứ nhất.
- Gv nhắc lại để hs nhớ lại tác dụng của ngôi kể này.
? Truyện diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian, địa điểm nào?
 Truyện diễn ra tại làng An dát, sau chiến tranh Pháp- Phổ (1870-1871)
? Truyện có những nhân vật nào? Nhân vật nào gây cho em nhiều ấn tượng nhất?
 Truyện có nhân vật Phrăng và thầy giáo Ha- men. Thầy Ha- men là người gây nhiều ấn tượng nhất.
? Vào buổi sáng diễn ra buổi học cuối cùng chú bé Phrăng đã thấy có gì khác lạ trên đường?
 Buổi sáng hôm đó chú đã thấy có nhiều người đứng xem bảng dán cáo thị tại uỷ ban xã.
? Không khí buổi học có gì khác so với những buổi học trước. Điều đó khiến cho Phrăng có những cảm nhận ntn?
 Lớp học yên tĩnh, trang nghiêm Phrăng dù đến muộn cũng không bị thầy quở mắng mà lại rất dịu dàng. 
Tất cả như muốn báo hiệu một điều nghiêm trọng khác thường của buổi học.
 Tiết 90
? Em hãy tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng của Phrăng trong buổi học cuối cùng này?
 Phrăng định trốn học vì đã trễ giờ và sợ thầy hỏi bài. Thế nhưng cuối cùng em đã cưỡng lại ý định ấy và đến lớp học.
? Khi vào lớp tâm trạng của Phrăng diễn ra ntn?
 Khi biết đây là buổi học cuối cùng của tiếng Pháp, cậu cảm thấy choáng váng, sững sờ và cậu hiểu ra nguyên nhân của mọi sự khác lạ trong buổi sáng nay.
? Em thấy ý thức của Phrăng trong buổi học cuối cùng này có gì khác?
 Cậu nuối tiếc và ân hận vì thời gian qua đã bỏ phí. Hôm nay cậu chăm chú nghe giảng và cảm thấy rất dễ hiểu.
? Theo em tại sao Phrăng lại có tâm trạng như thế trong buổi học cuối cùng này? Để làm nổi bật tâm trạng của Phrăng tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
 Tác giả đã miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật. Tâm trạng của Phrăng lúc này là hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp (Thứ ngôn ngữ của dân tộc mình)và tha thiết muốn học nhưng không còn điều kiện nữa.
 ? Em hãy tìm những chi tiết miêu tả thầy Ha- men trong buổi học cuối cùng? (về ngoại hình, hành động và cử chỉ)
 Thầy Ha men trong buổi học cuối cùng hiện lên với những nét khác thường như thầy mặc áo rơ đanh gốt, mũ lụa đen có thêu. Thứ trang phục mà thầy chỉ dành để mặc cho ngày phát thưởng hay những ngày lễ lớn.
Thái độ của thầy hôm nay cũng dịu dàng, hành động khác thường, nói bằng tiếng pháp, kiên nhẫn giảng giải cho hs và viết bằng chữ Rông.
? Vì sao thầy lại nói bằng tiếng Pháp trong buổi học cuối cùng này và lại giảng kĩ như vậy? Điều đó thể hiện vấn đề gì?
 Tiếng Pháp là ngôn ngữ của nước Pháp, là thứ tiếng của một dân tộc, một đất nước. Cho nên chỉ trong chốc lát nữa thứ tiếng này được thay thế bằng một thứ tiếng khác. Vì vậy thầy cảm thấy buồn, trong buổi học này thầy nói bằng tiếng Pháp chứng tỏ thái độ yêu quý và giữ gìn trau dồi tiếng mẹ đẻ là cần thiết, là thiêng liêng.
- Gv liên hệ thực tế và tiếng việt, gdhs thái độ yêu quý ngôn ngữ của dân tộc mình.
? Em có suy nghĩ gì về lời nói của thầy Ha- men trong đoạn cuối của truyện?
- Gv cho hs thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày và nhân xét.
 Thầy Ha- men nhắc nhở mọi người hãy biết yêu quý và giữ gìn tiếng nói dân tộc. Nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ.
? Trong buổi học này các nhân vật khác được tác giả miêu tả ntn?
 Họ đều tham gia học một cách đầy đủ, sớm hơn mọi khi và đọc bài một cách chăm chú.
Cụ Hô- de đeo kính lên và nâng cuốn sách vở lòng bằng hai tay, đánh vần từng chữ theo bọn trẻ, giọng cụ run run và xúc động.
? Qua đó ta hiểu được gì ở các nhân vật này?
 Họ là những người yêu tiếng Pháp, yêu nước Pháp.
Hđ3: Gv cho hs thực hiện phần tổng kết
- Gv cho hs đọc phần ghi nhớ trong sgk/55.
Hđ4: Thực hiện phần luyện tập
- Gv yêu cầu hs kể tóm tắt truyện.
I. Tìm hiểu chung:
1.Tác giả, tác phẩm:
 (Xem chú thích*sgk)
2. Đọc, tìm hiểu từ khó
3. Bố cục: 3 phần
- Phần1( Từ đầu" Vắng mặt con):Quang cảnh trước buổi học qua sự quan sát của Phrăng.
- Phần2(Tiếp" Cuối cùng này): Diễn biến của buổi học.
- Phần 3(Còn lại): Cảnh kết thúc.
II/ Đọc và hiểu văn bản:
1. Quang cảnh buổi học cuối cùng:
- Nhiều người xem bảng cáo thị.
- Lớp học yên tĩnh.
- Thầy không quở mắng như mọi khi.
] Buổi học khác lạ.
2/ Tâm trạng của Phrăng.
- Phrăng có ý định trốn học vì trể giờ và sợ thầy hỏi bài.
- Khi biết đây là buổi học cuối cùng, Phrăng choáng váng, giận mình vì thời gian qua đã bỏ phí việc học.
- Nuối tiếc, ân hận.
- Chăm chú nghe giảng và dễ hiểu.
 " Diễn biến tâm lý.
] Hiểu ý nghĩa thiêng liêngcủa việc học tiếng Pháp (tiếng mẹ đẻ)
và tha thiết muốn học nhưng không còn cơ hội nữa.
2/ Nhân vật thầy Ha- men.
- Trang phục: mặc áo rơ đanh gốt, đội mũ len có thêu ren.
- Thái độ: dịu dàng, nhiệt tình, kiên nhẫn và nói bằng tiếng Pháp.
] Thể hiện thái độ yêu quý tiếng của dân tộc mình, đất nước mình. Đó là đều cần thiết và thiêng liêng nhất. Thầy Ha- men muốn nhắc nhở mọi người hãy biết yêu quý và giữ gìn tiếng nói của dân tộc nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ.
3/ Các nhân vật khác
- Tham gia lớp học một cách đầy đủ, sớm hơn mọi khi.
- Cụ Hô- de nâng cuốn sách vỡ lòng và đánh vần theo bọn trẻ, giọng run run.
] Họ là những người yêu nước Pháp, yêu tiếng Pháp.
III/ Tổng kết: 
*Ghi nhớ: sgk/55.
IV/ Luyện tập: 
Kể tóm tắt câu chuyện
3/ Củng cố: Nội dung bài học.
4/ Dặn dò: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị bài nhân hoá.
 ----------------------------------------------------------------------
Tiết 91	NHÂN HOÁ
I/ Mục tiêu cần đạt: 
Giúp hs
- Nắm được khái niệm nhân hoá và các kiểu nhânhoá.
- Nắm được tác dụng chính của nhânhoá.
- Biết dùng các kiểu nhân hoá trong bài viết của mình.
- GDHS biết cách dùng phép nhân hoá đúng nơi, đúng chỗ và có tính thẩm mĩ.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi ví dụ
- HS: Soạn bài
III/ Các bước lên lớp
1. Kiểm tra bài cũ:
 Có những kiểu so sám nào? Tác dụng của những kiểu so sánh đó?
2. Tiến trình dạy- học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hđ1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học
 Gv hướng dẫn hs tìm hiểu khái niệm về phép nhân hoá
- Gv cho hs đọc đoạn trích trong sgk
? Em hãy cho biết bầu trời được tác giả gọi ntn? Cách gọi đó có tác dụng gì?
 Bầu trời được gọi là ông. có tác dụng làm cho bầu trời gần gũi với con người hơn.
? Em hãy chỉ ra các hoạt động của các sự vật nêu trong đoạn trích?
 Trời- mặc áo giáp đen/ Mía- múa gươm/ Kiến- hành quân.
? Cách miêu tả như vậy có ý nghĩa gì? Hành động đó thường là của ai?
 Tất cả hành động đó là của con người, cách nói như vậy sẽ tạo nên tính biểu cảm trong câu thơ.
? Vậy em hiểu thế nào là nhân hoá?
HĐ2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu về các kiểu nhân hoá.
- Gv gọi hs đọc ví dụ trong sgk
? Em hãy cho biết các từ in đậm trong ví dụ được dùng với mục đích gì?
Hđ3: Gv hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập.
Bài tâp1: Gv cho hs xác định phép nhân hoá, kiểu nhân hoá và nêu tác dụng.
- Hs thực hiện 
- GV ghi bảng
Bài tập 2: Gv cho hs so sánh cách diễn đạt với bài tập1.
- Gv hướng dẫn để hs tự nhận biết ra cách nhân hoá sẽ làm cho đoạn văn sinh động và hấp dẫn hơn
Bài tâp4: Tìm phép nhân hoá và kiểu nhân hoá.
Bài tập 5: Gv cho hs tự viết đoạn văn trong đó có sử dụng phép nhân hoá
- Gv cho hs đọc bài viết và nhận xét.
I/ Nhân hoá là gì?
Ví dụ: SGK
* Nhận xét:
- Trời= ông" Gọi
- Trời-mặc áo, ra trận.
- Mía- múa gươm. " Miêu tả 
- Kiến- hành quân. hành động.
* Kết luận: Tả, gọi con vật, cây cối, đồ vật...bằng từ để tả, gọi người. giúp cho các sự vật đó gần gũi với con người.
II/ Các kiểu nhân hoá.
Ví dụ: SGK
a, Dùng từ gọi người để gọi vật
b, Dùng từ chỉ hành động, tính chất của người để chỉ hành động, tính chất của vật
c, Nói chuyện, xưng hô với vật như với người.
] Có ba kiểu nhân hoá.
III/ Luyện tập:
Bài tập1: Xác định phép, kiểu và tác dụng của nhân hoá.
- Tàu mẹ, tàu con, xe anh, xe em
" Dùng từ gọi người để gọi vật.
- Bến cảng đông vui, tíu tít, bận rộn" Chỉ hành động, tính chất của người để chỉ hành động, tính chất của vật
] Có tác dụng làm cho quang cảnh bến cảng sống động hơn, người đọc dễ hình dung được cảnh nhộn nhịp, bận rộn của các phương tiện có trên cảng.
Bài tập 2: So sánh cách diễn đạt với bài tập 1.
Bài tập 4: Tìm phép nhân hoá và kiểu nhân hoá:
a, - Núi ơi" Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.
- Núi che, thấy" Dùng từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ vật.
b, Cua cá tấp nập, cò, sếu, vạc... cãi cọ om sòm" Dùng từ chỉ tính chất của người để chỉ vật.
c, Chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước" Dùng từ chỉ hành động, tính chất của người để chỉ vật
d, Cây: Bị thương, thân mình, vết thương, cục máu" Dùng từ chỉ tính chất, hành động của người để chỉ vật
] Làm cho sự vật được miêu tả trở nên gần gũi, sống động hơn.
Bài tập 5: Hs viết bài.
3/ Củng cố: Gv khái quát lại nội dung bài học
4/ Dặn dò: Gv dặn hs học bài , làm bài tập 3.
	 Chuẩn bị bài phương pháp tả người.
 -------------------------------------------------------------------
Tuần 24
Tiết 92	PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp hs hiểu:
- Cách tả người và hình thức, bố cục của một đoạn văn, bài văn tả người.
- Rèn kĩ năng quan sát và lựa chọn, kĩ năng trình bày những điều quan sát, lựa chọn được theo một trình tự hợp lý.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi ví dụ
- HS: Soạn bài
III. Các bước lên lớp
1. Kiểm tra bài cũ:
 ? Thế nào là phương pháp miêu tả cảnh?
2. Tiến trình dạy- học bài mới 
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung
Hđ1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu đoạn văn, bài văn tả người.
- Gv cho hs thảo luận theo nhóm học tập
- Đại diện các nhóm trình bày két quả- các nhóm khác chú ý lắng nghe và nhận xét.
? Bố cục một bài văn tả người gồm có mấy phần?
HS đọc ghi nhớ
Hđ2: Gv cho hs thực hiện phần luyện tập
Bài tập1: Chọn chi tiết tiêu biểu khi tả .
? Để tả một em bé chừng 4-5 tuổi em cần chọn những chi tiết tiêu biểu nào?
? Một cụ già cao tuổi có những nét giống em bé đó không? Vậy những nét tiêu biểu để tả cụ già cao tuổi là những nét nào?
- Hstl-Gvkl và ghi bảng:
Bài tập 3: Điền từ vào chỗ trống
I. Phương pháp viết đo

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 23,24.doc