Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Bài 21: Tiết 86: So sánh (tiếp theo)

1. Kiểm tra bài cũ:

- So sánh là gì? Lấy ví dụ.

- Em hãy cho biết mô hình của phép so sánh?

 Đáp án:

* Mô hình dầy đủ của một phép so sánh gồm:

- Vế A ( nêu tên sự vật, sự việc được so sánh)

- Vế B ( Nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A)

- Từ ngữ chỉ phương diện so sánh

- Từ ngữ chỉ ý so sánh ( gọi tắt là từ so sánh)

* Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể thay đổi ít nhiều:

- Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt.

- Vế B có thể đảo lên trước vế A cùng từ so sánh

2. Giới thiệu bài: Qua tiết học trước cá em đã biết thế nào là so sánh, so sánh còn có những kiểu nào, tác dụng ra sao . cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu trong bai học hôm nay. Mời các em mở SGK trang 41.

 

doc 2 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 9183Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Bài 21: Tiết 86: So sánh (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 86 SO SÁNH (tiếp theo)
1. Kiểm tra bài cũ:
- So sánh là gì? Lấy ví dụ.
- Em hãy cho biết mô hình của phép so sánh?
 Đáp án: 
* Mô hình dầy đủ của một phép so sánh gồm:
- Vế A ( nêu tên sự vật, sự việc được so sánh)
- Vế B ( Nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A)
- Từ ngữ chỉ phương diện so sánh
- Từ ngữ chỉ ý so sánh ( gọi tắt là từ so sánh)
* Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể thay đổi ít nhiều:
- Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt.
- Vế B có thể đảo lên trước vế A cùng từ so sánh
2. Giới thiệu bài: Qua tiết học trước cá em đã biết thế nào là so sánh, so sánh còn có những kiểu nào, tác dụng ra sao ... cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu trong bai học hôm nay. Mời các em mở SGK trang 41.
3. Bài mới:
Hoạt động thầy - trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu các kiểu so sánh
HS: Đọc 4 câu thơ
GV: Tìm phép so sánh trong khổ thơ đó
HS: Tìm – gạch chân phép so sánh
GV: Từ dùng để so sánh trong phép so sánh (1) là từ nào? Từ dùng để so sánh trong phép (2) là từ nào?
- Khoanh tròn từ so sánh. (Chẳng bằng, là)
HS: Đọc ghi nhớ
GV: Tìm thêm những từ chỉ ý so sánh ngang bằng hoặc không ngang bằng?
 ? Trong những từ ngữ vừa tìm được, từ nào chỉ so sánh ngang bằng, từ nào chỉ so sánh không ngang bằng?
GV chuyển ý: Hai kiểu so sánh ngang bằng và không ngang bằng có tác dụng ntn cô trò chúng ta chuyển sang mục II.
GV: Tìm phép so sánh trong đoạn văn dưới đây?
HS: Gạch chân câu văn có phép so sánh
GV: Sự vật nào được so sánh và so sánh trong hoàn cảnh nào?
HS: Sự vật được đem ra so sánh là chiếc lá ( sự vật vô tri, vô giác)
- Hoàn cảnh: đã rụng, đã rời cành, đã kết thúc một kiếp sống theo qui luật tự nhên.
GV: Phép so sánh có tác dụng gì đối với việc miêu tả sự vật, sự việc?
HS: Tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động, giúp ng đọc (nghe) dễ hình dung sự vật, sự việc được m/t.
Cụ thể trong đv trên phép so sánh giúp ng đọc hình dung được những cáh rụng khác nhau của lá.
GV: Phép so sánh có tác dụng gì đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết?
HS: Tạo ra lối nói hàm súc, giúp ng đọc (nghe) dễ nắm bắt tư tưởng, tình cảm của người viết (nói)
Cụ thể trong đoạn văn phép so sánh thể hiện quan điểm của tác giả về sự sống và cái chết.
GV: Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình sau khi đọc đoạn văn này?
HS: - Đoạn văn hay, giàu hình ảnh, xúc động
 - Trân trọng ngòi bút tài hoa, tinh tế của tác giả.
GV: Em có cảm xúc đó là nhờ đâu?
HS: Tác giả sử dụng phép so sánh linh hoạt , tài tình: chỉ là chiếc lá thôi mà có đủ cung bậc tình cảm vui buồn của con người được gởi gắm trong đó.
I. Các kiểu so sánh:
1. Ví dụ:
* Nhận xét:
- Những ngôi sao – mẹ đã thức --> so sánh hơn kém
- Mẹ - ngọn gió --> So sánh ngang bằng
* Kết luận:
- So sánh ngang bằng: A là B
- So sánh không ngang bằng: A chẳng bằng B
* Ghi nhớ: SGK
2. Từ ngữ chỉ so sánh: như, tựa, hơn, hơn là, kém, kém hơn, khác, ...
II. Tác dụng của so sánh:
 Ví dụ: 
* Nhận xét:
- Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc: Giúp người đọc hình dung những cách rụng khác nhau của lá.
- Đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm: Thể hiện quan niệm của tác giả về sự sống và cái chết
* Ghi nhớ (SGK)

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 23.doc