Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Bài 26

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp học sinh

- Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên làng quê. Thấy được tâm hồn nhạy cảm, sự hiểu biết và lòng yêu thiên nhiên làng quê của tác giả.

- Hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả tinh tế của tác giả.

2. Kĩ năng:

Rèn kĩ năng quan sát khi miêu tả, sử dụng được một số biện pháp nghệ thuật khi miêu tả.

3. Thái độ:

 Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên nơi quê hương mình.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

- GV: ảnh chân dung tác giả

- HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK

III. Tiến trình bài dạy:

1.Kiểm tra (4'): Em hiểu như thế nào về câu " Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc " ?

2. Bài mới:

* Giới thiệu bài (1'):

 

doc 27 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1836Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Bài 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HD học sinh tìm hiểu đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là
GV treo bảng phụ ghi ví dụ SGK
HS đọc ví dụ trên bảng phụ 
HS thảo luận nhóm (theo bàn)
GV giao nhiệm vụ: Xác định CN - VN trong 2 ví dụ trên ? 
 Đại diện nhóm trình bày kết quả
 Nhóm khác nhận xét- GV nhận xét.
- VN của các câu trên có từ là không ? Các vị ngữ đó do những từ hoặc cụm từ loại nào tạo thành ?
- Chọn từ hoặc cụm từ phủ định thích hợp điền vào trước vị ngữ các câu trên: Không, không phải, chưa, chưa phải ?
(Phú ông không mừng lắm
Chúng tôi không tụ họp ở góc sân )
- Qua phân tích ví dụ em thấy, câu trần thuật đơn không có từ là có đặc điểm gì ?
 HS đọc ghi nhớ
HĐ2(10'): Hướng dẫn học sinh tìm hiểu câu miêu tả và câu tồn tại.
HS đọc ví dụ SGK
- Xác định CN - VN trong các câu trên ?
 GV gọi HS lên bảng gạch chân các từ 
- Trong hai câu trên, câu nào miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm sự vật nêu ở CN?
- Câu nào nêu sự tồn tại, xuất hiện hoặc tiêu biến của sự vật ?
- Chọn một trong hai câu điền vào chỗ trống ? Giải thích vì sao em chọn như vậy ?
HS đọc ghi nhớ 
HĐ3(15') Hướng dẫn học sinh luyện tập
GV chia lớp làm 3 nhóm thảo luận
Xác định CN, VN trong các câu 
Đại diện nhó trình bày kết quả
Nhóm khác nhận xét
GV nhận xét, kết luận.
GV nêu yêu cầu bài tập 2
HS viết bài- GV gọi 2, 3 em đọc đoạn văn
và chỉ ra câu tồn tại.
I. Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là:
* Ví dụ : 
a. Phú ông mừng lắm.
 CN VN
b. Chúng tôi tụ họp ở góc sân.
 CN VN
- VN của các câu trên không được kết hợp với từ.
- VN do tính từ và cụm động từ tạo thành 
- Có thể điền vào VN các từ :Không, chưa.
* Ghi nhớ (SGK)
II. Câu miêu tả và câu tồn tại:
* Ví dụ 1:
 a. Đằng cuối bãi, hai cậu bé con 
	TN	CN
tiến lại.
 VN 
b. Đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé 
 TN	 VN	CN
con.
- Câu a: Câu miêu tả CN đứng trước VN
- Câu b: Câu tồn tại CN đứng sau VN
* Ví dụ 2: 
Chọn câu: b vì hai cậu bé con lần đầu xuất hiện trong đoạn trích. Nếu đưa hai cậu bé con lên đầu câu thì có nghĩa là những nhân vật đó đã được biết từ trước.
* Ghi nhớ (SGK)
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1: Xác định CN - VN :
a. Bóng tre/ trùm lên âu yếm làng 
 CN 	VN
bản, xóm thôn. 
Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng/ mái đình, mái chùa cổ kính. 
 V 	CN
Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một 
	 C	VN
nền văn hoá lâu đời 
b. Bên hàng xóm tôi có cái hang 
	 V	CN
của Dế Choắt .
Dế Choắt/ là tên tôi đã đặt cho nó 
 CN	VN
một cách chế giễu và trịch thượng thế.
c. Dưới gốc tre tua tủa/ những mầm 
	VN	CN
măng mọc thẳng.
Măng /trồi lên nhọn hoắt như một 
CN	VN
mũi gai khổng lồ xuyên qua luỹ đất mà trỗi dậy.
2. Bài tập 2: Viết đoạn văn tả cảnh trường em trong đó có sử dụng câu tồn tại.
3. Củng cố (3'): 
- Câu trần thuật đơn không có từ là có đặc điểm gì ? 
- Có mấy loại câu trần thuật đơn không có từ là ?
4. Hướng dẫn học ở nhà (2')
- Học kĩ bài 
- Làm bài tập số 3 
- Ôn tập phần TLV về văn miêu tả, giờ sau học.
 Tiết: 119 - Tập làm văn
Ôn tập văn miêu tả
Dạy 6a:........./4/ 2010
 6b:........./ 4/ 2010
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS :
- Nắm vững đặc điểm và yêu cầu của một bài văn miêu tả.
- Nhận biết và phân biệt được đoạn văn miêu tả, đoạn tự sự.
- Thông qua các bài tập thực hành tự rút ra những điểm cần ghi nhớ chung cho cả văn tả cảnh và văn tả người.
2. Kĩ năng:
	Rèn kĩ năng viết văn miêu tả
3. Thái độ:
Thấy được tác dụng của việc vận dụng các thao tác quan sát, tưởng tượng, nhận xét, so sánh, liên tưởngtrong văn tả cảnh và tả người.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Đọc tài liệu về văn tả cảnh và văn tả người, nắm chắc kiến thức văn miêu tả
- HS: Ôn tập kiến thức văn miêu tả
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra: Kết hợp trong bài
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài (1'):
Hoạt động của thầy- Trò
Nội dung
HĐ1(15'): Hướng dẫn học sinh so sánh sự giống và khác nhau giữa tự sự và văn miêu tả; giữa văn tả cảnh và tả người.
GVcho học sinh thảo luận nhóm (nhóm bàn)
GV giao nhiệm vụ:
- So sánh sự giống và khác nhau giữa văn miêu tả và văn tự sự ?
Đại diện nhóm trả lời
Nhóm khác nhận xét
GV nhận xét, kết luận.
- So sánh sự giống và khác giữa văn tả cảnh và văn tả người ?
HS thảo luận nhóm (nhóm bàn)
Đại diện nhóm trả lời
Nhóm khác nhận xét
GV nhận xét, kết luận
HĐ2(24'): Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Học sinh đọc yêu cầu bài tập
 HS đọc đoạn trích SGK
 Lớp thảo luận nhóm
 GV giao nhiệm vụ: Tìm cái hay, độc đáo trong đoạn văn và giải thích vì sao?
Đại diện nhóm trả lời
Nhóm khác nhận xét
GV nhận xét, kết luận
GV hướng dẫn HS lập dàn ý sơ lược.
 Kiểm tra 3 HS
GV nhận xét, chữa bài
Học sinh đọc yêu cầu bài tập
 GV hướng dẫn HS tìm chi tiết 
 HS tìm và đọc các đoạn văn và giải thích vì sao?
- Chỉ ra những liên tưởng, ví von, so sánh trong các đoạn văn đã tìm được.
HS đọc ghi nhớ
I. Lý thuyết:
* Điểm giống và khác nhau giữa văn miêu tả và văn tự sự.
+ Giống nhau:
Có đối tượng (kể và tả)
+ Khác nhau:
- Tự sự: hành động chính mà tác giả sử dụng là hành động kể: có sự việc, đối tượng, diễn biến, kết quả
- Miêu tả: Sử dụng hành động tả: có đối tượng tả, đặc điểm riêng của đối tượng qua hình ảnh, chi tiết
* Điểm giống và khác giữa văn tả cảnh và văn tả người
+ Giống nhau: cùng xác định đối tượng tả, tả chi tiết theo trình tự, có nhận xét, cảm nghĩ về đối tượng mình tả.
+ Khác nhau:
- Tả cảnh: tả bao quát đến tả từng bộ phận
- Tả người: tả hình dáng đến tính tình qua lời nói, cử chỉ, thái độ
II. Bài tập:
1. Bài tập 1:
 Cái độc đáo trong đoạn văn 
- Lựa chọn các chi tiết tiêu biểu, hình ảnh đặc sắc, thể hiện được linh hồn của cảnh vật .
- Có những liên tưởng, so sánh độc đáo.
- Ngôn ngữ phong phú, diễn đạt sống động, sắc sảo.
- Thể hiện rõ tình cảm , thái độ của người viết đối với cảnh vật.
2 Bài tập 2:
 Lập dàn ý cho bài văn tả cảnh đầm sen đang nở:
* Mở bài: Giới thiệu đầm sen
* Thân bài: Tả đầm sen:
- Tả bao quát cảnh đầm sen
- Tả cụ thể : 
+ Lá sen 
+ Hoa sen: Cánh hoa, nhuỵ hoa, hương hoa
+ Tác dụng của hoa sen
 * Kết luận: Đầm sen gợi cho em cảm xúc gì ?
3. Bài tập 3:
 Chọn lọc các chi tiết tiêu biêu để tả em bé đang tập đi, tập nói: 
- Nhận xét chung 
- Tả khuôn mặt, dáng đi, cách học nói ...
4. Bài tập 4:
 Tìm đoạn văn miêu tả và đoạn văn tự sự trong 2 bài :" Bài học đường đời đầu tiên" và " Buổi học cuối cùng"
* Ghi nhớ (SGK)
3. Củng cố (3'):
- Khi làm văn miêu tả cần chú ý điều gì?
- Điểm giống và khác giữa văn tả cảnh và văn tả người ?
4. Hướng dẫn học ở nhà (2'):
- Ôn tập văn miêu tả, văn tự sự
- Ôn tập kĩ văn miêu tả để viết bài số 7: Miêu tả sáng tạo; Chuẩn bị bài: Chữa lỗi chủ ngữ,vị ng
Tiết:120 
Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS :
- Hiểu thế nào là câu sai về chủ ngữ và vịu ngữ
- Tự phát hiện ra những câu sai về chủ ngữ và vị ngữ
2. Kĩ năng:
	Rèn kĩ năng sử dụng câu phải có đủ thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ.
3. Thái độ
	 Rèn luyện ý thức sử dụng câu đủ chủ ngữ, vị ngữ trong khi viết văn.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Bảng phụ ghi ví dụ 
- HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra (4') : Thế nào là câu trần thuật đơn không có từ là ? cho ví dụ ?
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài (1'):
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1(10'): Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thế nào là câu thiếu chủ ngữ.
GV treo bảng phụ ghi ví dụ phần I SGK
- Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong ví dụ ?
- Ví dụ a thiếu chủ ngữ, em hãy chữa lại câu này cho đủ thành phần chính ?
 HS chữa câu sai:Thêm CN vào câu a:
"cho ta thấy"
HĐ2(10'): Hướng dẫn học sinh tìm hiểu câu thiếu vị ngữ.
GV treo bảng phụ ghi ví dụ phần II SGK
GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận (3')
GV giao nhiệm vụ: Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong ví dụ ?
Đại diện nhóm trả lời
Nhóm khác nhận xét
GV nhận xét, kết luận
- Em hãy chữa lại câu viết sai cho đúng ?
( câu b thêm cụm từ: Em rất thích hình ảnh; câu c thêm cụm từ: là bạn thân của tôi.)
HĐ3(15'): Hướng dẫn học sinh luyện tập
- Em sẽ đạt câu hỏi như thế nào cho các ý a, b, c để xác định có đủ chủ ngữ và vị ngữ ?
GV gọi 3 học sinh lên bảng làm bài 
HS khác nhận xét
GV nhận xét, chữa bài.
HS đọc yêu cầu bài tập 2
GV gợi ý học sinh làm bài tập: Đặt câu hỏi như bài tập 1 sẽ xác định được câu nào viết sai. 
GV nêu yêu cầu bài tập 3
GV gọi học sinh lên bảng điền
Lớp nhận xét
GV nhận xét, chữa bài.
 HS thảo luận nhóm tìm từ thích hợp, lên bảng điền từ 
 GV hướng dẫn HS nhận xét, rút ra kết luận đúng.
I. Câu thiếu chủ ngữ:
 * Ví dụ:
a. Qua truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí",
 TN
 cho thấy Dế Mèn biết phục thiện.
 VN
 -> Thiếu chủ ngữ
b. Qua truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí",
	TN
 em /thấy Dế Mèn biết phục thiện.
 CN VN
 -> Đủ chủ ngữ và vị ngữ
II. Câu thiếu vị ngữ:
* Ví dụ: 
a. Thánh Gióng/ cưỡi ngựa sắt, vung 
CN VN
roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
 -> Câu đủ thành phần
b. Hình ảnh/ Thánh Gióng cưỡi ngựa 
 DTTT	Phụ ngữ
sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù. -> Câu thiếu vị ngữ
c. Bạn Lan,/ người học giỏi  6A.
 CN giải thích cho CN
-> Câu thiếu vị ngữ.
d. Bạn Lan là người họclớp 6A
 CN	VN
 -> Câu đủ thành phần
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1: Đặt câu hỏi để kiểm tra xem các câu dưới đây có thiếu CN,VN không?
a.- Ai không làm gì nữa ?(Câu hỏi xác định chủ ngữ) - bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay
- Từ hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay như thế nào ? (Câu xác định vị ngữ) - không làm gì nữa.
b. - Ai đẻ được ? ( Hổ) - Câu xác định CN
 - Hổ làm sao ?(đẻ được) - Câu xác định VN
c. - Ai già rồi chết ? (Bác Tiều) - Xác định CN
 - Hơn mười năm sau Bác Tiều làm sao ? (gìa rồi chết) - Câu xác định VN
2. Bài tập 2: Trong số các câu dưới đây câu nào viết sai? Vì sao?
a. Kết quả năm học đầu tiên ở trường 
	CN
THCS đã động viên em rất nhiều.
VN
b. Với Kết quả năm học đầu tiên ở trường THCS đã động viên em rất nhiều. -> Thiếu CN
c. Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể. -> Thiếu vị ngữ.
d. Chúng tôi thích nghe kể những 
 CN	VN
câu chuyện dân gian.
Câu b, c viết sai vì thiếu VN
3. Bài tập 3:
a. Chúng em 
b. Chim
c. Hoa
d. Trẻ em
4. Bài tập 4:
Điền những từ thích hợp vào chỗ trống:
a. Hải học rất tốt
b. Dế Mèn đã phục thiện.
c. Mặt trời đã lên cao
d. chúng tôi đi tham quan
3. Củng cố (3'):
- GV lưu ý học sinh câu thiếu chủ ngữ và vị ngữ sẽ không đủ nòng cốt câu
- GV hệ thống toàn bài.
4. Hướng dẫn học ở nhà (2'):
 - Ôn tập kiến thức câu trần thuật đơn
- Làm bài tập 5 SGK Tr 130
- Chuẩnn bị viết bài số 7 Văn miêu tả sáng tạo.
Tiết:123- Văn bản
Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử
Dạy 6a: / 4/ 2010	( Theo Thuý Lan, báo Người Hà Nội)
 6b: / 4/ 2010	
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Bước đầu nắm được khái niệm về văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc học loại văn bản đó.
- Hiểu được ý nghĩa làm chứng nhân lịch sử của cầu Long Biên, từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương đất nước, với các di tích lịch sử.
- Thấy được vị trí và tác dụng của các yếu tố nghệ thuật đã tạo nên sức hấp dẫn của bài bút kí mang nhiều tích chất hồi kí này.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm bút kí dưới thể văn nhật dụng
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tình yêu đất nước, biết giữ gìn các di tích lịch sử.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Sưu tầm tranh ảnh, thiết kế giáo án trên Powerpoint
 - HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài (1'):
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1(7'): Hướng dẫn học sinh đọc văn bản và tìm hiểu chú thích.
GV hướng dẫn đọc: Bài bút kí có xen yếu tố hồi kí, hoà trộn với cảm xúc hồi ức của người viết, vì thế đọc rõ ràng, làm rõ những thông tin về cây cầu, đồng thời thể hiện rõ cảm xúc của tác giả.
GV đọc mẫu - HS đọc tiếp
- Thế nào là văn bản nhật dụng ?
GV trình chiếu học sinh lựa chọn phương án văn bản nhật dụng.
GV nêu ý nghĩa của việc học các văn bản nhật dụng 
 HS đọc các chú thích khó SGK
GV trình chiếu nhấn mạnh một số chú thích khó: 
-Văn bản có thể chia làm mấy phần? nội dung mỗi phần đó? ( 3 phần)
GV trình chiếu bố cục.
(P1: Nói tổng quát về cầu Long Biên trong một thế kỉ tồn tại.
P2: Cầu Long Biên - một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội.
P3: Khẳng định ý nghĩa lịch sự của cầu Long Biên trong xã hội hiện đại.)
HĐ3(4'):Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần giới thiệu chung về cây cầu Long Biên
GV trình chiếu cây cầu Long Biên
- Trong phần này tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính ?
(Thuyết minh)
- Tác giả thuyết minh về cây cầu trên những phương diện nào?
(Vị trí câu cầu, năm xây dựng, người thiết kế, quá trình tồn tại)
- Cầu Long Biên xây dựng năm nào ? hoàn thành năm nào ? ai thiết kế ?
- Hiện tại cây cầu có ý nghĩa gì ?
- Mục đích xây dựng câu của Pháp là gì?
- Vì sao cây cầu lại rút về vị trí khiêm nhường?
- Tại sao cầu Long Biên được coi là chứng nhân lịch sử ?
- Giới thiệu về cây cầu tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào ?
(Nghệ thuật nhân hoá)
HĐ4(15'): Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Cầu Long Biên qua những chặng đường lịch sử.
- Cây cầu đã chứng kiến thời kì lịch sử nào?
GV trình chiếu các giai đoạn lịch sử mà cầu chứng kiến.
- Nhìn từ xa cây cầu được giới thiệu như thế nào ?
 - Trong kháng chiến chống Pháp, cây cầu đã chứng kiến sự kiện gì?
- Qua lời miêu tả của tác giả, em có nhận xét gì về cây cầu ? (Đẹp vững vàng, to lớn)
- Nhờ vào đâu thực dân Pháp có thể xây dựng được cây cầu to đẹp như thế ?
(Cảnh ăn ở khổ cực của dân phu Việt Nam với những cảnh đối xử tàn nhẫn của các ông chủ người Pháp, dân Việt Nam chết trong quá trình làm cầu)
GV trình chiếu quá trình Pháp xây dựng cầu
GV trình chiếu câu hỏi thảo luận: Để có được cây cầu nhân dân ta đã phải đổi biết bao mồ hôi xương máu, vậy tại sao nó lại trở lên thân thương với người dân Hà Nội đến vậy? Riêng trong tâm hồn nhà văn cây cầu có ý nghĩa gì?
- Bài ca dao và bài hát Ngày về đưa vào bài có tác dụng gì ?
(Là kỉ niệm của mỗi người dân, cán bộ, học sinh- Tăng ý nghĩa chân thực vì những ấn tượng, tình cảm trực tiếp bộc lộ tại thời điểm đó)
- Trong kháng chiến chống Mĩ cây cầu được kể như thế nào?
- Cảnh vật ấy cho ta biết điều gì về lịch sử?
- ở phần này tác giả sử dụng ngôi kể như thế nào ? Phương thức biểu đạt nào là chủ yếu ?
- So sánh cách kể đoạn này với đoạn trên về ngôi kể, phương thức biểu đạt, từ ngữ, tình cảm của người viết ?
 GV: Cây cầu là chứng nhân trong 2 cuộc kháng chiến của dân tộc, cây cầu vừa chứng kiến (chống Pháp), vừa chịu đau thương (chống Mĩ)- GV trình chiếu.
- Những ngày nước lũ, cây cầu có vai trò như thế nào ?
HĐ5(4'): Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa của cây cầu
GV trình chiếu cây cầu Long Biên ngày nay
- Ngày nay cây cầu có ý nghĩa như thế nào?
- Vì sao nhịp cầu bằng sắt của cây cầu lại trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim?
GV: Cầu Long biên trở thành "người đương thời" của bao thế hệ, như nhân vật bất tử chịu đựng, nhìn thấy, xúc động trước đổi thay thăng trầm của đất nước, con người
HĐ6(4'): Hướng dẫn học sinh tổng kết văn bản
- Em cảm nhận được điều sâu sắc nào từ văn bản ?
- Qua bài viết, tác giả đã truyền tới em tình cảm nào về cầu Long Biên ?
- Em học tập được gì về sự sáng tạo lời văn trong văn bản này ?
GV trình chiếu hệ thống bài học.
 HS đọc ghi nhớ
HĐ7(3'): Hướng dẫn học sinh làm bài tập
GV trình chiếu bài tập
HS lựa chọn phương án đúng
GV trình chiếu đáp án.
- ở địa phương em có di tích hoặc danh lam thắng cảnh nào có thể coi là chứng nhân lịch sử địa phương ?
HS phát biểu
GV trình chiếu Cây đa Tân trào, lán Nà Lừa, Đình Tân Trào giới thiệu về di tích lịch sử này.
I. Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích :
1. Đọc văn bản:
2. Chú thích:
- Văn bản nhật dụng:
- Từ khó:
- Bố cục: 3 phần
I
I. Tìm hiểu văn bản
1. Giới thiệu chung về cây cầu Long Biên
- Cầu bắc qua sông Hồng
- Xây dựng năm 1898, hoàn thành năm 1902
- Do kiến trúc sư người Pháp thiết kế.
- Cầu chứng kiến những sự kiện lịch sử trong 1 thế kỉ qua.
- Hiện tại ở vị trí khiêm nhường nhưng giữ vai trò là chứng nhân lịch sử.
2. Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử
a. Chứng nhân trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp:
 Chứng kiến cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, lòng dũng cảm của Trung đoàn Thủ đô.
b. Nhân chứng trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước:
+ Cây cầu trở thành mục tiêu ném bom dữ dội
+ Bị đánh 10 lần, hỏng 7 nhịp và 4 trụ lớn.
+ Đợt 2: hỏng 100m.
c. Chứng nhân trong những ngày nước lũ:
Là cây cầu nối thuận tiện đi lại, dẻo dai, vững chắc. 
3. ý nghĩa của cây cầu 
 Cây cầu là cầu nối giữa Việt Nam với thế giới
III. Tổng kết:
- Nội dung:
- Nghệ thuật
* Ghi nhớ ( SGK)
IV. Bài tập:
Bài 1: Cầu Long Biên không phải là chứng nhân cho những sự kiện lịch sử nào?
A- Cách mạng tháng tám thành công tại Hà Nội.
B- Những ngày đầu năm 1947, trung đoàn thủ đô bí mật ra đi.
C- Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
D- Chiến thắng điện biên phủ trên không năm 1972.
Bài 2:Tác giả so sánh chiếc cầu
 Long Biên với hình ảnh gì ?
A. Như dải lụa uốn lượn.
B. Như chiếc lược cài trên mái tóc.
C. Như một sợi dây thừng.
D. Như một sợi chỉ mềm.
3. Củng cố (3'): 
- Thế nào là văn bản nhật dụng?
- Các di tích lịc sử có ý nghĩa như thế nào đối với quê hương, đất nước?
4. Hướng dẫn học ở nhà (2'):
- Nắm chắc nội dung bài học 
- Tìm các di tích lịch sử có ý nghĩa ở quê em.
- Chuẩn bị bài: Viết đơn, soạn : Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
Tiết:124- tập làm văn
Viết đơn
Dạy 6a:..... /4/ 2010
Dạy 6b:..... /4/ 2010
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp HS : 
- Hiểu các tình huống cần viết đơn: Khi nào cần viết đơn, viết đơn để làm gì?
	- Biết cách viết đơn đúng quy cách và nhận ra những sai xót thường gặp trong khi viết đơn.
2. Kĩ năng:
	Luyện kĩ năng viết đơn, thể văn hành chính
3.Thái độ:
	Học sinh có ý thức vận dụng các thao tác viét đơn vào những tình huống cần thiết
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
- GV: Một số trường hợp cần viết đơn trong thực tế, mẫu đơn viết sẵn 
- HS: Đọc trước bài và tìm hướng trả lời câu hỏi trong SGK
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra (4'): Văn miêu tả người có điểm gì giống và khác văn miêu tả cảnh ?
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài(1'):
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1(10'): Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khi nào cần viết đơn
HS đọc các tình huống SGK- thảo luận - Tình huống nào cần viết đơn?
( Cả 4 tình huống đều phải viết đơn )
- Từ các tình huống đó, em hãy rút ra nhận xét: Khi nào cần viết đơn?
HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Trường hợp nào cần viết đơn? gửi cho ai?
(Trường hợp 1: Gửi cơ quan công an địa phương; Trường hợp 2: Gửi BGH nhà trường:Trường hợp 4: Gửi BGH trường mới )
- Tại sao trường hợp 3 không phải viết đơn ? vậy sẽ viết loại văn bản nào ?
( Trường hợp 3 không nêu nguyện vọng cần giải quyết nên chỉ viết bản tường trình hoặc bản kiểm điểm)
HĐ2(10'): Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các loại đơn và các nội dung không thể thiếu trong đơn
- HS quan sát hai loại đơn
- Các mục trong đơn được trình bày ntn?
- Các điểm giống nhau giữa hai đơn?
( Giống: đơn gửi cho ai? ai gửi đơn? nguyện vọng? 
 Khác: Mẫu in sẵn: phần kê khai bản thân đầy đủ hơn, phần ghi nội dung đơn chỉ ghi nguyện vọng, không ghi lí do. Đơn không theo mẫu: Phần kê khai bản thân không cần chi tiết, phần nội dung ghi cả lí do và nguyện vọng)
- Phần nào không thể thiếu trong đơn?
HĐ3(15'): Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách thức viết đơn.
GV cho học sinh quan sát đơn viết theo mẫu
HS quan sát lại hai đơn trên 
? - Khi viết đơn theo mẫu cần viết như thế nào ?
- Viết đơn không theo mẫu cần viết như thế nào ?
- Em rút ra cách thức viết đơn như thế nào ?
HS đọc nội dung lưu ý SGK
HS đọc ghi nhớ
I. Khi nào cần viết đơn ?
1. Bài tập 1:
Cả 4 tình huống đều phải viết đơn
- Khi muốn đề đạt nguyện vọng với một người hay một cơ quan, tổ chức có quyền hạn giải quyết vấn đề đó.
2. Bài tập 2:
II. Các loại đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn:
1. Các loại đơn:
- Đơn theo mẫu
- Đơn không theo mẫu
2. Nội dung không thể thiếu:
- Đơn gửi ai?
- Ai gửi đơn?
- Nguyện vọng gì?
III. Cách thức viết đơn 
 - Viết đơn theo mẫu: Điền vào chỗ trống những nội dung cần thiết
- Đơn không theo mẫu: SGK 
* Ghi nhớ: SGK Tr 134
3. Củng cố (3'):
- Khi nào cần viết đơn?
- Những nội dung không thể thiếu trong đơn?
4. Hướng dẫn học ở nhà (2'):
- Học kĩ bài, nắm được cách viết đơn 
- Luyện viết đơn không theo mẫu .
- Soạn: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
TUần 32 ( tiết 125- 128)
Tiết:125 - Văn bản 
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Dạy 6a:..................
 6B:..................
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS : 
- Thấy được mối quan hệ giữa thiên nhiên với con người của người dân da đỏ là mối quan hệ gia đình, máu thịt. Bức thư đã nêu lên một vấn đề bức xúc có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay: Bảo vệ và giữ gìn sự trong sạch của thiên nhiên, môi trường.
- Thấy được tác dụng của việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật nhân hoá, so sánh và dùng từ lặp.
	- Tích hợp với giáo dục bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng:
	Rèn kĩ năng tìm hiểu, phân tích 1 bức thư có nội dung chính luận
3. Thái độ:
Giáo dục học sinh biết giữ gìn sự trong sạch của thiên nhiên, môi trường quanh ta.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Đọc tài liệu SGK tự nhiên - xã hội lớp 5 ( phần 1); Những tư liệu về người da đỏ.
- HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra (4'): Vì sao nói cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử ?
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài (1'): Năm 1854, tổng thống thứ 14 của Mĩ là Phreng- klin Pi-ơ-xơ tỏ ý muốn mua đất của người da đỏ. Tù trưởng Xi- át- tơn của bộ lạc da đỏ Đu- oa- mix và Su- qua mix đã viết bức thư trả lời tỏ ý không muốn bán mảnh đất quê hương của mình cho người da trắng mặc dù người da đỏ rất nghèo. Tại sao lại như vậy ? bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1(15'): Hướng dẫn học sinh đọc văn bản và hiểu chú thích
 GV hướng dẫn đọc: Lời lẽ trong bức thư có tính chất như một tuyên ngôn, vì vậy cần đọc bằng một chất giọng mạnh mẽ, khúc chiết.
GV đọc mẫu đoạn 1- H

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 29,30,31,32.DỌC.doc