I. Mục tiêu cần đạt
1. Về kiến thức
- Cảm nhận được tình yêu thương lớn lao của Bác Hồ dành cho bộ đội,dân công và tình cảm của người chiến sĩ đối với Người trong bài ‘‘ Đêm nay Bác không ngủ’’.
- Nắm được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài thơ.
2. Về kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu
- Kĩ năng đọc diễn cảm
3. Về thái độ
II. Phần chuẩn bị của giáo viên
- Soạn giáo án
- Có tranh minh họa
III. Yêu cầu chuẩn bị
- Giáo viên: Soạn giáo án
- Học sinh: Soạn bài đầy đủ
Giáo án Môn ngữ văn Tiết 93,94: Đêm nay Bác không ngủ - Người soạn: Nguyễn Thị Trang - Ngày soạn: 14/09/2010 I. Mục tiêu cần đạt 1. Về kiến thức - Cảm nhận được tình yêu thương lớn lao của Bác Hồ dành cho bộ đội,dân công và tình cảm của người chiến sĩ đối với Người trong bài ‘‘ Đêm nay Bác không ngủ’’. - Nắm được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài thơ. 2. Về kĩ năng - Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu - Kĩ năng đọc diễn cảm 3. Về thái độ II. Phần chuẩn bị của giáo viên Soạn giáo án Có tranh minh họa III. Yêu cầu chuẩn bị - Giáo viên: Soạn giáo án Học sinh: Soạn bài đầy đủ IV. Thiết kế bài giảng. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. Bài “ Buổi học cuối cùng ’’của Anphôngxơ Đôđê Câu hỏi 1: Em hiểu thế nào về tên truyện: ‘‘ Buổi học cuối cùng’’? Câu hỏi 2: Em hãy chỉ ra những chi tiết thể hiện tâm trạng của Phrăng trên đường tới trường? Hoạt động 2: Dẫn vào bài Bài “ Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ là một trong những bài thơ thành công sớm nhất viết về Bác Hồ và đã rất quen thuộc với đông đảo công chúng văn học qua nhiều thế hệ. Bài thơ được viết dựa trên những sự kiện có thực. Năm 1950, trong chiến Dịch Biên giới, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận chỉ huy cuộc chiến đấu. Đầu năm 1951, Minh Huệ ở Nghệ An, gặp một người là bộ đội vừa từ Việt Bắc về. Người bạn ấy kể cho nhà thơ một kỉ niệm được gặp Bác trong một đêm trên đường đi Chiến dịch Biên giới. Câu chuyện gây xúc động cho Minh Huệ và ông đã dựa vào đó để sáng tác bài thơ này. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: - Giáo viên hỏi: Em hãy nêu những nét chính về tiểu sử tác giả Minh Huệ? 2. Tác phẩm: - Giáo viên hỏi: Em hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ? - Giáo viên hỏi: Theo em văn bản "Đêm nay Bác không ngủ" kết hợp những phương thức biểu đạt nào? II. Đọc và hiểu văn bản 1. Đọc - Giáo viên đọc mẫu một đoạn. Hướng dân một vài học sinh đọc tiếp nối nhau. 2. Giải thích từ khó - Yêu cầu học sinh dựa vào mục chú thích (SGK,tr66), giải thích lại một số từ: + Đội viên Vệ quốc + Đinh ninh 3. Thể thơ và bố cục - Giới thiệu về thể thơ của bài. - Giáo viên hỏi: Theo em bài thơ chia làm mấy đoạn, nội dung chính từng đoạn? 4. Phân tích a. Phân tích cái nhìn và tâm trạng của anh đội viên đối với Bác Hồ. - Giáo viên hỏi: Anh đội viên đã có suy nghĩ và thái độ như thế nào đối với Bác qua hai lần thức giấc rồi lần lượt tìm các dẫn chứng cụ thể trong bài thơ. b. Hình tượng Bác Hồ - Giáo viên hỏi: Hình ảnh Bác Hồ được hiện ra qua cái nhìn của anh đội viên và miêu tả từ những phương diện nào? - Giáo viên hỏi: em hãy tìm những dẫn chứng cụ thể về từng phương miêu tả ấy và nhận xét? - Giáo viên: yêu cầu học sinh đọc khổ thơ cuối và yêu cầu học sinh cho biết nghĩa của khổ thơ đó. - Giáo viên hỏi: theo em bài thơ có những nghệ thuật đặc sắc gì? III. Tổng kết - Yêu cầu 1 hoặc 2 hoặc sinh đọc lại phần ghi nhớ. - Học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi. - Học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi - Học sinh suy nghĩ và trả lời - Học sinh đọc bài. - Học sinh đọc chú thích và trả lời. - Học sinh đọc lại bài thơ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - Học sinh suy nghĩ và trả lời. - Học sinh suy nghĩ và trả lời. - - Học sinh suy nghĩ và trả lời. - Học sinh đọc kĩ bài thơ để tìm dẫn chứng và nêu nhận xét. - Đọc đoạn thơ cuối và trả lời. - Học sinh suy nghĩ và trả lời. - Đọc phần ghi nhớ - Minh Huệ tên khai sinh Nguyễn Thái (1927) quê Nghệ An, làm thơ từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Ông giữ chức vụ chủ tịch hội Văn nghệt tỉnh Nghệ An. Ngoài thơ, ông còn viết truyện, kí và phê bình - Bài thơ "Đêm nay bác không ngủ" được lấy từ sự kiện lịch sử chiến dịch biên giời 1950 và được sáng tác 1951 - Phương thức biểu đạt: Kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố tự sự và trữ tình.Thêm yếu tố miêu tả. - Cần đọc với nhịp chậm, giọng thấp ở đoạn đầu và nhịp nhanh hơn, giọng lên cao hơn một chút ở đoạn sau. - Đội viên Vệ quốc: Chiến sĩ bộ đội Việt Nam thời chống Pháp. - Đinh ninh: Tin chắc vào một điều gì đó. - Thể thơ: ngũ ngôn (5 tiếng một dòng thơ, bốn dòng một khổ thơ) - Bố cục: + 9 khổ thơ đầu: Lần thức dậy thứ nhất của anh đội viên . + 7 khổ thơ tiếp: Lần thức dậy thứ 3 của anh đội viên. Lần thứ nhất: - Ngạc nhiên, băn khoăn đến khắc khoải (khổ 1) - Nhìn, theo dõi những cử chỉ, hành động của Bác(Khổ 2,3,4) Điệp từ "càng" diễn tả tình thương tăng cấp. - Mơ màng như nằm trong giấc mộng đẹp đẽ, ấm áp (khổ 5) - So sánh, ẩn dụ: Bóng Bác - ngọn lửa hồng => Tình cảm thân thiết, ngưỡng mộ của anh đội viên với Bác. - Thổn thức, thầm thì... (khổ 6) => Sự xúc động => Thương yêu, cảm phục trước tấm lòng của Bác Lần thứ 3: - Hốt hoảng, giật mình, nằng nặc mời Bác ngủ + Từ láy "nằng nặc + đảo trật tự ngôn từ, lặp lại các cụm từ "mời Bác ngủ", Bác ơi! Bác ơi mời Bác ngủ" => diễn tả tăng dần mức độ bồn chồn, tình cảm lo lắng chân thành mộc mạc của người đội viên với Bác. - Lòng vui sướng mênh mông. Anh thức luôn cùng Bác => Niềm vui của anh đội viên khi hiểu được tấm lòng và sự vĩ đại của Bác. => Qua diễn biến tâm trạng của người chiến sĩ, bài thơ đã biểu hiện cụ thể và chân thực tình cảm của anh, cũng là tình cảm chung của bộ đội và nhân dân ta đối với Bác Hồ. Đó là lòng yêu kính vừa thiêng liêng vừa gần gũi, là lòng biết ơn và niềm hạnh phúc được nhận tình yêu thương và sự chăm sóc của Bác Hồ, là niềm tự hào về vị lãnh tụ vĩ đại mà bình dị. - Các phương diện: Hình dáng, tư thế, vẻ mặt, cử chỉ, hành động và lời nói. - Hình dáng, tư thế: Lần đầu thức dậy, anh đội viên thấy Bác ngồi lặng yên bên bếp lửz, vẻ mặt trầm ngâm như đang nghĩ ngợi chăm chú về một điều gì. Đến lần thứ 3 thức dây, anh đội viên thấy Bác trong tư thế “ngồi đinh ninh/ Chòm râu im phăng phắc” - Cử chỉ và hành động: Bác đốt lửa, dém chăn cho từng người một, nhón chân nhẹ nhàng. - Lời nói:Nhẹ nhành và bộc lộ sự lo lắng đối với tất cả bộ đội và nhân dân: ‘‘Bác thương đoàn dân côngMong trời mau mau sáng’’ => Qua các chi tiết miêu tả ở trên, hình ảnh Bác Hồ hiện lên trong bài thơ thật giản dị, gần gũi, chân thực mà hết sức lớn lao. Bài thơ đã thể hiện một cách cảm động, tự nhiên mà sâu sắc tấm lòng yêu thương mênh mông, sâu nặng, sự chăm lo ân cần, chu đáo của Bác Hồ với chiến sĩ và đồng bào - Khổ thơ cuối đã nâng nghĩa của câu chuyện , của sự việc lên một tầm khái quát lớn, làm người đọc thấu hiểu một chân lí đơn giản mà lớn lao: “Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh ’’ - Cái đêm Bác không ngủ miêu tả trong bài thơ chỉ là một đêm trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Việc Bác không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công đã là một ‘’lẽ thường tình’’ của cuộc đời Bác, vì Bác là Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ cảu dân tộc và người cha thân yêu của quân đội ta, cuộc đời người dành trọn vẹn cho nhân dann tổ quốc. Dó chính là cái lẽ sống ‘‘ nâng niu tất cả chỉ quên mình’’của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu. - Kết hợp miêu tả, kể chuyện với biểu hiện cảm xúc truyền cảm, thể thơ năm chữ thích hợp với bài thơ có yếu tố kể chuyện. - Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, tình cảm yêu kính cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. - Bài thơ sử dụng thể thơ năm chữ, có nhiều vần liền thích hợp với lối kể chuyện, kết hợp miêu tả, kể với biểu cảm, có nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động.
Tài liệu đính kèm: