Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Lượm - Nguyễn Thị Minh

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 - Vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng và ý nghĩa cao cả trong sự hi sinh của nhân vật Lượm.

 - Tình cảm yêu mến, trân trọng của tác giả dành cho nhân vật Lượm.

 - Nét đặc săc trong nghệ thuật tả nhân vật kết hợp với tự sự và bộc lộ cảm xúc.

 2. Kĩ năng:

 - Đọc diễn cảm bài thơ (bài thơ tự sự được viết theo thể thơ bốn chữ có sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm và xen lời đối thoại).

 - Phát hiện và phân tích ý nghĩa của các từ láy, hình ảnh hoán dụ và những lời đối thoại trong bài thơ.

 3.Thái độ:

 - Học sinh có tình cảm yêu thương, cảm phục biết ơn đối với sự hi sinh cao cả của chú bé Lượm.

 

docx 7 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 14901Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Lượm - Nguyễn Thị Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHH: Nguyễn Thị Minh
GSTT: Phan Ngọc Châu
Tuần : 27, Tiết:103
Lớp day: 6A3
Ngày soạn: 28/02/2014
Ngày dạy: 04/03/ 2014
 Văn bản LƯỢM
 ( Tố Hữu )
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 - Vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng và ý nghĩa cao cả trong sự hi sinh của nhân vật Lượm.
 - Tình cảm yêu mến, trân trọng của tác giả dành cho nhân vật Lượm.
 - Nét đặc săc trong nghệ thuật tả nhân vật kết hợp với tự sự và bộc lộ cảm xúc.
 2. Kĩ năng:
 - Đọc diễn cảm bài thơ (bài thơ tự sự được viết theo thể thơ bốn chữ có sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm và xen lời đối thoại).
 - Phát hiện và phân tích ý nghĩa của các từ láy, hình ảnh hoán dụ và những lời đối thoại trong bài thơ.
 3.Thái độ:
 - Học sinh có tình cảm yêu thương, cảm phục biết ơn đối với sự hi sinh cao cả của chú bé Lượm.	
B. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh ảnh.
 2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa, bài soạn .
C.TỔ CHƯC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Kiểm tra kiến thức cũ:
 - Đọc thuộc lòng 3 khổ thơ đầu của bài thơ “ đêm nay Bác không ngủ”.
 -Nêu nội dung của bài thơ “ đêm nay Bác không ngủ”.
2. Giảng kiến thức mới:
Hồi đầu kháng chiến chống Pháp, nhà thơ Tố Hữu (27-28 tuổi) vừa ở Hà Nội trở về thành phố Huế quê hương đang đánh Pháp quyết liệt, tình cờ gặp chú bé liên lạc Lượm nhí nhảnh, vui tươi. Ít lâu sau, nhà thơ lại nghe tin Lượm hi sinh anh dũng trên đường công tác. Xúc động nghẹn ngào, nhớ thương và cảm phục, Tố Hữu đã viết bài thơ tự sự mà hôm nay chúng ta học, đó là bài “Lượm”. 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
 NỘI DUNG GHI BẢNG
-Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung về bài thơ.
Gọi HS đọc chú thíc, SGK/75.
Đọc chú thích, SGK/75
Gv gọi hs tóm tắt tác giả, tác phẩm " hs tóm tắt.
(?) Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả.
àTố Hữu: tên thật Nguyễn Kim Thành (1920 - 2002 ), quê ở Thừa Thiên – Huế.
àNhà cách mạng, nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại Việt Nam.
(?) Bài thơ “Lượm” được sáng tác vào năm nào .
àBài thơ được sáng tác năm 1949, in trong tập “Việt Bắc”.
(?) Các em đã soạn bài ở nhà vậy ai cho cô biết bài thơ “Lượm” được viết theo thể thơ nào.
à -Thể thơ bốn chữ, nhịp thơ 2/2.
 - Thơ tự sự, ngôi kể thứ 3.
(?) Dựa vào bài soạn em nào hãy cho cô biết bố cục của bài thơ được chia được mấy phần?
à Bố cục(3 phần)
- Phần 1: Từ ngày huế... xa dầnàNhớ lại cuộc gặp tình cờ giữa nhà thơ và Lượm.
- Phần 2: Từ xa dần ... giữ đồngà Chuyến công tác tác cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.
- Phần 3: Đoạn còn lạià Hình ảnh Lượm sống mãi.
GV chuyển ý: Để xem câu chuyện về chú bé Lượm như thế nào? chúng ta sang phần (II. Tìm hiểu văn bản).
GV: Hướng dẫn cho học sinh đọc (chú ý thay đổi giọng và nhịp đọc thích hợp với từng câu, từng đoạn.
Giọng vui tươi, sôi nổi, nhí nhảnh ở đoạn đầu và đoạn điệp khúc cuối cùng; giọng đối thoại giữa hai chú cháu; giọng ngắt, ngừng ở những câu thơ đặc biệt 2 tiếng...
Gv đọc mẫu một đoạn " mời một học sinh đọc tiếp. Sau đó nhận xét cách đọc của học sinh.
Gv mời một em đọc phần chú thích các từ khó"hs đọc bài.
Gv Mời một học sinh đọc lại đoạn đầu" hs đọc bài hs đọc bài. 
(?) Ai cho cô biết chú bé Lượm và tác giả gặp nhau trong hoàn cảnh nào?
 à Hoàn cảnh: Ngày Huế đổ máu ở Hàng bè.( gv thuyết giảng, đây là biện pháp nghệ thuật hoán dụ mà các em sẽ tìm hiểu ở tiết sau.)
(?) Hình dáng chú bé Lượm như thế nào?
à Bé loắt choắt. 
(?) Trang phục như thế nào?
à Cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch.
(?) Cử chỉ như thế nào?
à Nhanh nhẹn, hồn nhiên, yêu đời (Thoăn thoắt, nghênh nghênh, huýt sáo).
(?) Lời nói của chú bé Lượm như thế nào?
à Tự nhiên, chân thật (cháu đi liên lạc ở nhà).
GV chốt ý: Từ láy, phép so sánh gợi lên hình ảnh chú bé liên lạc nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hồn nhiên.
GV chuyển ý: để xem chú bé liên lạc dũng cảm, gan dạ như thế nào, chúng ta sang phần 2 (Hình ảnh Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng).
G mời một em đọc tiếp đoạn thơ Từ “xa dần ... giữ đồng”."hs đọc bài.HS: Thực hiện theo yêu cầu.
 (?) Ai cho cô biết hoàn cảnh liên ở đây như thế nào?
 àkhó khăn, nguy hiểm “vụt qua mặt trận đạn bay vèo vèo”.
(?) Trong hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm như thế thì chúng ta thấy hình ảnh chú bé Lượm hiện lên như thế nào ?
àDũng cảm, nhanh nhẹn, hăng hái trong nhiệm vụ “vụt qua mặt trận Sợ chi hiểm nghèo”.
(?) Nhìn vào sách em nào cho cô biết tư thế lúc Lượm hy sinh?
à “ Cháu nằm trên lúagiữa đồng”.
GVthuyết giảng dù hồn đã lìa khỏi xác nhưng vẫn hòa quyện với đồng lúa quê hương, hình ảnh miêu tả vừa hiện thưc, vừa lãng mạn.
GV: cái chết của Lượm gợi cho em những tình cảm và suy nghĩ gì ?
àXót thương, cảm phục.
GV chuyển ý: sau sự hy sinh cao cả ấy thì hình ảnh của Lượm như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sang (phần 3 hình ảnh Lượm sống mãi).
GV: Câu hỏi tu từ “ Lượm ơi, còn không?” có ý nghĩa như thế nào.
à Bộc lộ sự đau xót ngỡ ngàng (như không muốn tin rằng Lượm không còn nữa).
(?) Câu hỏi tu từ “Lượm ơi, còn không?”, và phép lập nguyên vẹn hai khổ thơ cuối có tác dụng gì?
à khẳng định Lượm hy sinh nhưng vẫn còn sống mãi trong tâm trí mọi người.
GV chốt ý: Bài thơ nói đến cái chết, nói đến sự mất mát hi sinh nhưng không bi lụy. đau xót vì sự hi sinh anh dũng của Lượm tác giả lại càng tự hào vì một đất nước đã sinh ra biết bao anh hung và cả những anh hung nhỏ tuổi.
(?) Sau khi tìm hiểu bài thơ thì em nào có thể nhắc lại được nội dung và nghệ thuật .
à Nội dung.
Gv thuyết giảng kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc, bài thơ đã khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.
Nghệ thuật.
Thể thơ bốn chữ, nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu đã góp phần tạo nên thành công trong nghê thuật xây dựng hình tượng nhân vật.
(?) Em biết các anh hung nhỏ tuổi nào trong kháng chiến chống ngoại xâm ?
Trần Quốc Toản, Kim Đồng, Lê Văn Tám, Nguyễn Bá Ngọc
I.Tìm hiểu chung.
1.Tác giả
-Tố Hữu: tên thật Nguyễn Kim Thành (1920 - 2002 ), quê ở Thừa Thiên – Huế.
- Nhà cách mạng, nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại Việt Nam. 
2.Tác phẩm.
a) Hoàn cảnh sáng tác:
- Bài thơ được sáng tác năm 1949, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
b) Thể loại:
- Thể thơ bốn chữ, nhịp thơ 2/2.
- Thơ tự sự, ngôi kể thứ 3.
d) Bố cục: (3 phần)
- Phần 1: Từ ngày huế... xa dầnàNhớ lại cuộc gặp tình cờ giữa nhà thơ và Lượm.
- Phần 2: Từ xa dần ... giữ đồngà Chuyến công tác tác cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.
- Phần 3: Đoạn còn lạià Hình ảnh Lượm sống mãi.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Hình ảnh chú bé Lượm trong lần gặp tình cờ với nhà thơ.
Hoàn cảnh: Ngày Huế đổ máu ở Hàng Bè.
Hình dáng: bé loắt choắt. 
Trang phục: cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch.
-Cử chỉ: nhanh nhẹn, hồn nhiên, yêu đời (Thoăn thoắt, nghênh nghênh, huýt sáo).
-Lời nói: Tự nhiên, chân thật (cháu đi liên lạc ở nhà).
 è Từ láy, phép so sánh gợi lên hình ảnh chú bé liên lạc nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hồn nhiên.
2. Hình ảnh Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng.
-Hoàn cảnh: khó khăn, nguy hiểm “vụt qua mặt trận đạn bay vèo vèo”.
 -Hình ảnh Lượm: dũng cảm, nhanh nhẹn, hăng hái trong nhiệm vụ “vụt qua mặt trậnSợ chi hiêm nghèo”.
- Tư thế lúc hy sinh: Cháu nằm trên lúagiữa đồn nhug”.
à Dù hồn đã lìa khỏi xác nhưng vẫn hòa quyện với đồng lúa quê hương, hình ảnh miêu tả vừa hiện thưc, vừa lãng mạn.
èXót thương, cảm phục.
3. Hình ảnh Lượm sống mãi.
-“Lượm ơi, còn không?” bộc lộ sự đau sót ngỡ ngàng (như không muốn tin rằng Lượm không còn nữa).
-Câu hỏi tu từ, phép lập khẳng định Lượm hy sinh nhưng vẫn còn sống mãi trong tâm trí mọi người.
III. Tổng kết
1.Nội dung.
Bằng cách kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc, bài thơ đã khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.
2.Nghệ thuật.
Thể thơ bốn chữ, nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu đã góp phần tạo nên thành công trong nghê thuật xây dựng hình tượng nhân vật.
3. Củng cố bài giảng
 4. hướng dẫn học tập ở nhà: 
- Học thuộc lòng ghi nhớ SGK.
- Làm bài tập còn lại.
 - Soạn bài tập làm thơ 4 chữ.
RÚT KINH NGHIỆM:
1.Phương Pháp	
2. Nội dung 	
 Bình Dương,Ngàytháng 03 năm 2014.
 Giáo viên hướng dẫn kí duyệt
 Nguyễn Thị Minh

Tài liệu đính kèm:

  • docxLượm - Phan Ngọc Châu.docx