Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) - Trần Thị Kiêm Dung

I.MỤC TIÊU

Giúp HS :

· Luyện tập sử dụng đúng dấu phẩy trong khi viết.

· Hiểu và ghi nhớ được tác dụng của dấu phẩy.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

· Bảng phụ viết sẵn nội dung hai bức thư trong mẫu chuyện Dấu chấm và dấu phẩy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1951Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) - Trần Thị Kiêm Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu Học Phú Túc
Tuần 32 Tiết 63 Ngày dạy :23.4.2008
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(Dấu phẩy)
I.MỤC TIÊU
Giúp HS :
Luyện tập sử dụng đúng dấu phẩy trong khi viết.
Hiểu và ghi nhớ được tác dụng của dấu phẩy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ viết sẵn nội dung hai bức thư trong mẫu chuyện Dấu chấm và dấu phẩy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
27ph
2ph
1.Ổn định
2.Bài cũ
- Cho HS làm bài tập trắc nghiệm:
1) Dấu phẩy trong câu Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn. Có tác dụng gì? Chọn câu trả lời đúng nhất.
a) Ngăn cách bộ phận trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
b) Ngăn cách các bộ phận cùng làm vị ngữ trong câu.
c) Cả hai tác dụng nêu trong các câu trả lời a,b.
- Gọi HS nhận xét.
- Hãy nêu tác dụng của dấu phẩy.
- GV nhận xét, ghi điểm.
Đáp án: 1c ; 2c
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu – ghi tựa
3.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập và hỏi: 
+ Đề bài yêu cầu gì?
- Gọi HS đọc mẫu chuyện Dấu chấm và dấu phẩy.
- Hỏi : Bức thư đầu là của ai ?
+ Bức thư thứ hai là của ai ?
- Yêu cầu HS tự làm bài. Nhắc HS cách làm bài :
+ Đọc kĩ hai bưc thư trong mẩu chuyện.
+ Căn cứ vào sự trọn vẹn về nghĩa, chia mỗi bức thư thành các câu. Đặt dấu chấm cuối mỗi câu, viết hoa chữ cái ngay sau dấu chấm.
+ Phân tích từng câu và đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp.
- Gọi HS nhận xét.
- Cho HS nêu tác dụng của mỗi dấu phẩy mới được bổ sung vào mỗi bức thư.
- GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Nhắc HS các bước làm bài :
+ Viết đoạn văn một cacùh tự nhiên theo đề bài.
+ Viết câu văn có sử dụng dấu phẩy và viết tác dụng của dấu phẩy.
- Gợi ý HS viết theo những gợi ý sau:
+ Trong giờ ra chơi, khung cảnh trường yên tĩnh hay nhộn nhịp?
+ Các bạn gái chơi trò gì, các bạn nam chơi trò gì?
+ Giờ chơi kết thúc như thế nào?
+ Sau khi hết giờ ra chơi trường em nhộn nhịp hay yên tĩnh?
+ Các em trở lại học tập ra sau?
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn, kiểm tra lại cách dùng từ, đặt câu, cách sử dụng dấu câu và nêu tác dụng của dấu phẩy trong đoạn văn.
- Gọi HS trình bày bài làm của mình.Đính 2 bảng phụ của HS làm bài lên bảng.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố – dặn dò.
- Hỏi : Dấu phẩy có tác dụng gì ?
-Về nhà hoàn thành đoạn văn, ghi nhớ các kiến thức về dấu phẩy, xem lại các kiến thức về dấu hai chấm.
-Nhận xét : 
-2 HS làm bài.
2) Dấu phẩy trong câu Con tàu chìm dần, nước ngập các bao lơn.Có tác dụng gì? Chọn câu trả lời đúng nhất.
a) Ngăn cách bộ phận trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
b) Ngăn cách các bộ phận cùng làm vị ngữ trong câu.
c) Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
- 1 HS nêu trước lớp.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
+ Yêu cầu có thể đặt dấu chấm và dấu phẩy vào những chỗ nào của hai bức thư.
- 1 HS đọc trước lớp.
+ Của anh chàng đang tập viết văn.
+ Là thư trả lời của Bớùc-na-Sô
- 2 HS làm trên giấy khổ to, cả lớp làm vào vở.
- Bức thứ nhất: 
+ Thưa ngài, tôi xin trân trọng gởi tới ngài  Dấu phẩy ngăn cách thành phần phụ hô ngữ với chủ ngữ và vị ngữ của câu.
+ Vì viết vội, tôi chưa kịp  Dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ và với chủ ngữ và vị ngữ của câu.
+  dấu chấm, dấu phẩy. Dấu phẩy ngăn cách các thành phần có cùng chức vụ ngữ pháp trong câu.
+  dấu chấm, dấu phẩy. Dấu phẩy ngăn cách các thành phần có cùng chức vụ ngữ pháp trong câu.
- Bức thư thứ hai:
+ Anh bạn trẻ ạ, tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh  Dấu phẩy ngắn cách thành phần hô ngữ với chủ ngữ và vị ngữ của câu.
+  dấu chấm, dấu phẩy. Dấu phẩy ngăn cách các thành phần có cùng chức vụ ngữ pháp trong câu.
+  bỏ chúng vào trong phong bì, gửi đến cho tôi. Dấu phẩy ngăn cách các thành phần có cùng chức vụ ngữ pháp trong câu.
- 1 HS đọc.
- 2 HS làm trên bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
- 2 HS trình bày.
Rút kinh nghiệm :
Trần Thị Kiêm Dung
Bài tham khảo
Tùng! Tùng! Tùng! Trống ra chơi đã điểm. Ngôi trường đang tĩnh lặng bỗng trở nên ồn ào,(1) náo nhiệt. Ngoài sân, (2) các bạn gái túm tụm chuyện trò hoặc nhảy dây, (3) các bạn nam thì đá câu, (4) đá bóng. Một lát sau, (5) ba tiếng trống lại cất lên, (6) tất cả chúng em trở về chỗ ngồi của mình. Giờ học mới bắt đầu, (7) ngôi trường lại trở nên yên tĩnh.
Đáp án: 
Các dấu phẩy 1, 4 ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ ngữ pháp trong câu.
Các dấu phẩy 2,5 ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
Các dấu phẩy 3, 6,7 ngăn cách các vế của câu ghép.
Trên sân trường, (1) đủ thứ trò chơi được bày ra: đá cầu,(2) nhẩy dây,(3) bắn bi, (4)đá banh Dưới gốc bàng mát rượi, (5) một nhóm bạn nữ nhanh chân xí chỗ chơi nhảy dây trước. Ngay giữa sân,(6) một nhóm bạn nam chơi đá cầu. Nhóm bạn chơi đá banh thì gọi nhau í ới. Vào giờ chơi,(7) sân trường thật là sội động, náo nhiệt.
 Đáp án: 
 Các dấu phẩy 1,5, 6, 7 ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
 Các dấu phẩy 2,3 4 ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
Sân trường em giờ ra chơi rất nhộn nhịp. Tất cả các trò chơi sôi động của trẻ em: nhảy dây,(1) kéo co,(2) đuổi bắt đều được thể hiện. Dưới gốc bàng, (3)mấy bạn nữ đang ngồi đọc truyện thỉnh thoảng lại cười rúc rích. Ở góc sân, (4) mấy bạn nam đang đá cầu. Trái cầu xinh xinh,(5) bay qua bay lại. Thu hút nhiều cổ động viên nhất là đám kéo co. Mỗi bên là đội tuyển của một lớp,(6) người này ôm ngang lưng người kia, (7) tất cả đều choãi chân, (8) ra sức kéo. Giờ ra chơi thật là vui.
 Đáp án:
 Các dấu phẩy 1,2 ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
 Các dấu phẩy 3, 4 ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
 Các dấu phẩy 5 ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
 Các dấu phẩy 6,7 ,8 ngăn cách các vế trong câu ghép.

Tài liệu đính kèm:

  • docÔn tập về dấu câu (Dấu phẩy) - Trần Thị Kiêm Dung.doc