I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Cách làm bài văn tả người, bố cục, thứ tự miêu tả; Cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả người.
2. Kĩ năng
- Quan sát và lựa chọn các chi tiết cần thiết cho bài văn miêu tả.
- Trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo một trình tự hợp lí.
- Viết một đoạn văn, bài văn tả cảnh.
- Bước đầu trình bày một đoạn văn, bài văn tả người trước tập thể lớp.
II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ( 3’)
Nêu bố cục của bài văn tả cảnh ?
Trả lời : Bố cục bài văn tả cảnh thường có ba phần :
- Mở bài : Giới thiệu cảnh được tả.
- Thân bài : Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một trình tự.
- Kết bài : Thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.
3. Bài mới
Lời vào bài: (1’) Bên cạnh những bài văn tả cảnh thiên nhiên loài vật chúng ta còn tả người, làm thế nào để tả người cho đúng? Hôm nay chúng ta cùng nhau đi vào tìm hiểu bài “Phương pháp tả người”.
Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / Tuần: 24 Tiết : 92 Tập làm văn: PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Cách làm bài văn tả người, bố cục, thứ tự miêu tả; Cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả người. 2. Kĩ năng - Quan sát và lựa chọn các chi tiết cần thiết cho bài văn miêu tả. - Trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo một trình tự hợp lí. - Viết một đoạn văn, bài văn tả cảnh. - Bước đầu trình bày một đoạn văn, bài văn tả người trước tập thể lớp. II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Ổn định lớp( 1’) Kiểm tra bài cũ( 3’) Nêu bố cục của bài văn tả cảnh ? Trả lời : Bố cục bài văn tả cảnh thường có ba phần : - Mở bài : Giới thiệu cảnh được tả. - Thân bài : Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một trình tự. - Kết bài : Thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó. Bài mới Lời vào bài: (1’) Bên cạnh những bài văn tả cảnh thiên nhiên loài vật chúng ta còn tả người, làm thế nào để tả người cho đúng? Hôm nay chúng ta cùng nhau đi vào tìm hiểu bài “Phương pháp tả người”. TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 15’ HĐ1: Tìm hiểu về phương pháp viết đoạn văn, bài văn tả người. - GV: Gọi 3 HS đọc 3 đoạn văn GV cho HS thảo luận ( 3’ ) GV chia lớp thành 3 nhóm : Nhóm 1 : Đoạn 1 Nhóm 2 : Đoạn 2 Nhóm 3 : Đoạn 3 GV ghi câu hỏi lên bảng ? Em hãy xác định đối tượng miêu tả trong đoạn văn ? ? Em hãy cho biết người đó có đặc điểm gì nổi bật? ? Đặc điểm đó được thể hiện ở những từ ngữ, hình ảnh nào ? ? Những chi tiết đó được trình bày theo thứ tự nào ? Gọi nhóm khác nhận xét chéo GV nhận xét : Chữ viết , chính tả, trình bày , nội dung ,.. ? Em hãy cho biết các đoạn văn trên đoạn nào tập trung khắc họa chân dung nhân vật? đoạn nào tả người gắn với công việc? ? Em hãy cho biết yêu cầu lựa chọn chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn có khác nhau không? ? Các chi tiết phải được trình bày như thế nào ? GV : + Đoạn 2 : Khắc họa chân dung. + Đoạn 1,3 : Tả người gắn với công việc. => Khi tả chân dung , ta thường lựa chọn các chi tiết tả ngoại hình nên thường sử dụng các tính từ, danh từ . Khi tả người gắn với công việc thường lựa chọn các chi tiết tả hành động nên ta thường dùng các động từ, tính từ. Và các chi tiết quan sát phải được trình bày một cách hợp lí. Hỏi chốt : ? Theo em muốn làm một bài văn tả người ta cần phải làm gì? GV chuyển ý : ? Đoạn văn thứ 3 gần như một bài văn miêu tả hoàn chỉnh có ba phần, em hãy chỉ ra và nêu nội dung chính của mỗi phần? ? Nếu phải đặt tên cho bài văn này thì em sẽ đặt là gì? Hỏi chốt : Từ bố cục trên , em hãy cho biết bố cục của bài văn tả người thường có mấy phần ? Nêu nội dung của từng phần ? GV chuyển ý HS đọc HS thảo luận trên bảng nhóm Đại diện nhóm lên bảng trình bày Nhóm 1 : + Đoạn 1: - Đối tượng : Dượng Hương Thư - Đặc điểm: Có tài vượt thác, có sức khỏe phi thường. - Từ ngữ, hình ảnh : Như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. - Trình tự : Tả vóc dáng -> tả chi tiết Nhóm 2 trình bày : + Đoạn 2: - Đối tượng : Cai Tứ - Đặc điểm: người đàn ông gian xảo. - Từ ngữ, hình ảnh : Người thấp và gầy, tuổi độ bốn lăm năm mươi. Mặt lão vuông nhưng hai má hóp lại, lông mày lổm chổm trên gò xương, lấp lánh đôi mắt gian hùng, mũi gồ sống mương, cái mồm toe toét tối om như cửa hang, răng vàng hợm của - Trình tự : Vóc dáng -> chi tiết Nhóm 3 trình bày : + Đoạn 3: - Đối tượng : Quắm Đen và ông Cản Ngũ => - Đặc điểm : Hai đô vật khỏe mạnh , cuộc đấu vật diễn ra sống động - Từ ngữ, hình ảnh : + Quắm đen: lăn xả, đánh ráo riết, thế đánh lắt léo, hóc hiểm, vờn tả, đánh hữu, dứ trên, đánh dưới, thoát biến, thoát hóa,. + Ông Cản Ngũ: lờ đờ, chậm chạp, lúng túng, bước hụt , hai tay dang rộng , mất đà chúi xuống, đứng như cây trồng giữa xới, - Trình tự : Hành động theo diễn biến của trận đấu vật. HS nhận xét - Tả chân dung nhân vật đoạn 2, tả người gắn với công việc 1,3. -Đoạn 2 : Tả chân dung Đoạn 1, 3 : Tả người gắn với công việc. -Đoạn 2 : Tập trung lựa chọn các chi tiết tả ngoại hình. - Đoạn 1, 3 : Tập trung lựa chọn các chi tiết miêu tả hành động. - Trình bày theo thứ tự hợp lí . - Xác định đối tượng cần tả - Quan sát, lựa chọn chi tiết tiêu biểu. - Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự hợp lí. MB: Từ đầu lên ầm ầm.” => Sự chuẩn bị của keo vật. TB: “ Ngay nhịp trống đầu ngang bụng vậy” => Diễn biến của keo vật KB: “ Các đô ngồi đắng quá chừng”. => Sự kinh ngạc của mọi người trước thần lực của ông Cản Ngũ. - Keo vật thách đấu. Hội vật đền đô. Cuộc đọ sức. Cuộc thách đấu I. Phương pháp viết đoạn văn, bài văn tả người 1. Những bước cơ bản để làm một đoạn văn , bài văn tả người - Xác định đối tượng cần tả. - Quan sát, lựa chọn chi tiết tiêu biểu. - Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự hợp lí. 2. Bố cục một bài văn tả người - Mở bài: Giới thiệu người được tả. - Thân bài: Miêu tả chi tiết( ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói,..) - Kết bài: Nhận xét, nêu cảm nghĩ của mình về người được tả. 20’ HĐ2: Luyện tập: Chuyển ý Gọi HS đọc BT 1 BT 1: ? Em hãy nêu các chi tiết tiêu biểu mà em sẽ lựa chọn khi miêu tả các đối tượng sau đây: - Một em bé chừng 4 – 5 tuổi. Một cụ già cao tuổi. Cô giáo em đang say sưa giảng bài trên lớp. Gọi HS đọc BT 2 BT2 : Lập dàn ý cho đề bài : Tả cô giáo của em đang say sưa giảng bài trên lớp. - Mở bài : Giới thiệu cô giáo ( Tên gì ? Dạy môn gì ? ..) - Thân bài : + Tả ngoại hình : Tuổi , vóc dáng , mái tóc, khuôn mặt, đôi mắt, nụ cười, nước da ,... + Tả hành động, cử chỉ : Lời giảng, bước đi , động tác khi giảng bài , viết bảng, khi nhắc nhở học sinh ,... - Kết bài : Tình cảm của em đối với cô giáo. Gọi HS đọc BT 3 BT 3: - Gọi HS đọc BT 3 ? Em hãy chọn từ phù hợp điền vào chỗ trống? HS đọc BT 1: - Mắt đen long lánh, hay cười toe toét, răng sún, nói ngọng, chưa sõi, tai vễnh, da trắng hồng , mịn, tinh nghịch, hồn nhiên, - Da nhăn nhưng đỏ hồng hào, có những đốm đồi mồi ,mắt nheo, đeo kính khi đọc sách, chậm chạp, tóc bạc như cước, lưng còng, miệng móm mém - Dáng điệu dịu dàng, quan tâm tận tình; giọng nói nhỏ nhẹ, trong trẻo, ấm áp lôi cuốn, đôi mắt trìu mến, tận tụy với nghề, yêu mến học sinh, HS đọc BT 2 : Lập dàn ý HS đọc - Mặt trời; Gấc; đồng nung - Thiên tướng Võ Tòng, Thần Sấm,.. II/ Luyện tập : BT 1: - Những đặc điểm tiêu biểu cho từng đối tượng: + Em bé từ 4 đến 5 tuổi (tả chân dung): khuôn mặt (má, đôi mắt, miệng, tóc,);đặc điểm về hình dáng, quần áo, bàn tay, ; đặc điểm giọng nói, cử chỉ, tính tình, hành động + Một cụ già (tả chân dung; có thể là ông, bà em hay một người nào đó): chú ý miêu tả đặc điểm thể hiện hay một vẻ riêng của chân dung người già; hình dáng (lưng còng, dáng đi, màu quần áo, tóc,); khuôn mặt (da nhăn nheo, mắt, miệng,); giọng nói; tính tình, + Cô giáo đang giảng bài (tả người đang hoạt động): cô giáo dạy môn gì?; giờ học về nội dung gì?; giọng cô giảng bài ra sao; khi giảng, cô biểu lộ sắc thái như thế nào? (nét mặt, cử chỉ, giọng nói,), cô viết ,bảng, nét chữ,... BT2 : Lập dàn ý cho đề bài : Tả cô giáo của em đang say sưa giảng bài trên lớp. - Mở bài : Giới thiệu cô giáo ( Tên gì ? Dạy môn gì ? ..) - Thân bài : + Tả ngoại hình : Tuổi , vóc dáng , mái tóc, khuôn mặt, đôi mắt, nụ cười, nước da ,... + Tả hành động, cử chỉ : Lời giảng, bước đi , động tác khi giảng bài , viết bảng, khi nhắc nhở học sinh ,... - Kết bài : Tình cảm của em đối với cô giáo. BT 3: - Mặt trời; Gấc; đồng nung - Thiên tướng, Võ Tòng, Thần Sấm,.. Củng cố ( 3’ ) ? Theo em muốn làm một bài văn tả người chúng ta cần phải làm gì? ? Bố cục của một bài văn tả người gồm mấy phần? Nội dung chính mỗi phần là gì? Dặn dò ( 2’) Về nhà làm bài tập 2 vào vở bài tập Học bài cũ Chuẩn bị bài mới bài “ Luyện nói về văn miêu tả”
Tài liệu đính kèm: