Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Sông nước Cà Mau

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Bổ sung kiến thức về tác giả và tác phẩm văn học hiện đại.

- Hiểu và cản nhận được sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên sông nước Cà Mau, qua đó thấy được tình cảm gắn bó của tác giả đối với vùng đất này.

- Thấy được hình thức nghệ thuật độc đáo được sử dụng trong đoạn trích.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

 1. Kiến thức

- Sơ giản về tác giả và tác phẩm Đất rừng phương Nam.

- Vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người một vùng đất phương Nam.

- Hiểu biết hơn về vị trí địa lý, lịch sử và con người Cà Mau.

- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.

 2. Kỹ năng:

- Nắm bắt nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố miêu tả kết hợp thuyết minh.

- Đọc diễn cảm phù hợp với nội dung văn bản.

- Nhận biết các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản và vận dụng chúng khi làm văn miêu tả cảnh thiên nhiên.

- Nhận biết các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản và vận dụng chúng khi làm văn miêu tả cảnh thiên nhiên.

 

doc 9 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 25885Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Sông nước Cà Mau", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 77 
 Văn bản 
SÔNG NƯỚC CÀ MAU
( Trích Đất rừng Phương Nam ) - Đoàn Giỏi 
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Bổ sung kiến thức về tác giả và tác phẩm văn học hiện đại.
- Hiểu và cản nhận được sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên sông nước Cà Mau, qua đó thấy được tình cảm gắn bó của tác giả đối với vùng đất này.
- Thấy được hình thức nghệ thuật độc đáo được sử dụng trong đoạn trích.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
 1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả và tác phẩm Đất rừng phương Nam.
- Vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người một vùng đất phương Nam.
- Hiểu biết hơn về vị trí địa lý, lịch sử và con người Cà Mau.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.
 2. Kỹ năng:
- Nắm bắt nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố miêu tả kết hợp thuyết minh.
- Đọc diễn cảm phù hợp với nội dung văn bản.
- Nhận biết các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản và vận dụng chúng khi làm văn miêu tả cảnh thiên nhiên.
- Nhận biết các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản và vận dụng chúng khi làm văn miêu tả cảnh thiên nhiên.
*Kĩ năng sống: 
 + Giao tiếp phản hồi lắng nghe cảm nhận trình bày suy nghĩ của bản thân về nội dung và nghệ thuật của truyện.
	* GDMT: Liên hệ. Môi trường tự nhiên hoang dã.
3.Thái độ: 
	- Có tình yêu quê hương đất nước .
	- Có ý thức tôn trọng văn hóa và gìn giữ bảo vệ danh lam thắng cảnh, bảo vệ tài nguyên môi trường.
II/ PHƯƠNG PHÁP:
Đọc, nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, bình giảng, tổng hợp.
III/ CHUẨN BỊ:
 1/ Đối với GV: 
+ Soạn bài
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn, bản đồ Việt Nam.
+ Nghiên cứu về lịch sử địa phương tỉnh Cà Mau
+ Ảnh chân dung nhà văn Đoàn Giỏi, tranh ảnh thiên nhiên sông nước Cà Mau.
 2/ Đối với Học sinh: 
	Soạn bài, SGK.
III./ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
1/ Ổn định lớp: Giáo viên kiểm tra sĩ số và chấn chỉnh nề nếp của lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài soạn của học sinh 
Kiểm tra bài cũ lồng ghép trong quá trình dạy bài mới.
3/ Bài mới:
Tổ quốc tôi như một con tàu
Mũi thuyền xé sóng mũi Cà Mau
 Mảnh đất Cà Mau xinh tươi và đẹp giàu đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận của nhiều nhà văn, nhà thơ nhạc sĩ...
 Vậy dựa vào kiến thức về địa lý em hãy xác định vị trí của tỉnh Cà Mau.
 	Giáo viên treo bản đồ địa lí Việt Nam và chỉ vào địa lí Cà Mau. 
 HS Trả lời
GV: Đây là tỉnh Cà Mau điểm cực nam cuối cùng của Tổ quốc cách thủ đô Hà Nội thân yêu của chúng ta khoảng 2000 km về phía nam. Cà Mau thuộc vùng Tây Nam Bộ cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 412 km về phía nam. Với vị trí địa lý phía đông giáp với biển Đông, phía tây giáp với biển Đông và vịnh Thái Lan, phía bắc giáp với Kiên Giang và Bạc Liêu.
Hôm nay, chúng ta sẽ được đến với vùng Cà Mau để tìm hiểu xem vùng đất này có gì hấp dẫn, riêng biệt so với vùng đất liền của chúng ta qua bài học “Sông nước Cà Mau” của tác giả Đoàn Giỏi.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: HDHS đọc, tìm hiểu chung.
PP vấn đáp. KT động não.
I ĐỌC, TÌM HIỂU CHUNG:
- Nêu những hiểu biết của em về tác giả? tác phẩm?
GV: Giới thiệu 
 Tác giả tên khai sinh là Đoàn Giỏi ( 1925- 1989) ngoài ra còn có bút danh là Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ. Quê ở Châu Thành – Tiền Giang.
 Trong những năm chống thực dân Pháp, Đoàn Giỏi công tác trong ngành an ninh rồi làm công tác thông tin văn nghệ.Tập kết ra bắc, từ năm 1955 ông chuyển sang làm sáng tác và biên tập sách báo. Đoàn Giỏi là Uỷ viên BCH Hội nhà văn Việt Nam các khóa I,II,III.
Đề tài sáng tác thường viết cho thiếu nhi , giàu sức lôi cuốn hấp dẫn bởi chất hồn nhiên trong trẻo và đậm đà hơi thở của vùng đất phương Nam. 
Các tác phẩm chính : Những dòng chư máu Nam Kì 1940 (kí, 1948); Chiến sĩ Tháp Mười (kịch thơ, 1949),Cá bống mú( truyện ,1956), Đất rừng phương Nam ( truyện, 1957)
- GV giới thiệu cách đọc sau đó đọc mẫu đoạn 1.
- Yêu cầu đọc: giọng hăm hở, liệt kê, giới thiệu nhấn mạnh các tên riêng.
 GV cho HS tìm hiểu chú thích 3,5,10,11,12,15.
G/V- Em hãy nhận xét về ngôi kể và vị trí người miêu tả?
- Tác dụng của ngôi kể?
- Ngôi kể thứ nhất: Nhân vật bé An đồng thời là người kể chuyện, kể những điều mắt thấy, tai nghe.
Vị trí người miêu tả là người ở trên thuyền, dọc theo dòng sông, là người đang tận mắt chứng kiến những cảnh vật đang hiện lên trên dòng sông và hai bên bờ sông . Cảnh miêu tả vì vậy trở lên sinh động cụ thể như một cuộn phim quay chậm diễn ra trước mắt người đọc.
G/V- Hãy cho biết bố cục của văn bản? Nội dung của mỗi đoạn?
1.Tác giả:
- Tác giả Đoàn Giỏi ( 1925 - 1989) quê ở tỉnh Tiền Giang.
Ông viết văn từ thời kháng chiến chống Pháp. 
 Ông thường viết về thiên nhiên và cuộc sống con người Nam Bộ.
2. Tác phẩm:
- Bài văn Sông nước Cà Mau trích chương 18 của tác phẩm Đất rừng phương Nam (1957) là truyện dài nổi tiếng nhất của Đoàn Giỏi.
3. Đọc và giải nghĩa từ khó:
4. Bố cục:
Văn bản chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến....”lặng lẽ một màu xanh đơn điệu”
Þ Những ấn tượng chung về cảnh sông nước Cà Mau.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến...khói sóng ban mai.
Þ Cảnh kênh rạch, sông nước được giới thiệu tỉ mỉ, cụ thể, thấm đậm màu sắc địa phương.
+ Đoạn 3: Phần còn lại
Þ Đặc tả cảnh chợ Năm Căn.
Hoạt động 2:HD HS tìm hiểu chi tiết.
PP vấn đáp, phân tích tổng hợp , KT động não.
II.ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
HS : Đọc đoạn văn từ “ Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau đến một màu xanh đơn điệu”
Cảnh sông nước Cà Mau được giới thiệu như thế nào?
- Một vùng sông ngòi kênh rạch rất nhiều, bủa giăng chằng chịt như mạnh nhện.
- Màu sắc riêng biệt: Màu xanh của trời, nước, cây, lá rừng tạo thành một thế giới xanh, xanh bát ngát. 
- Âm thanh rì rào của gió, rừng, sóng biển đều ru vỗ triền miên
Nét đặc sắc về nghệ thuật trog đoạn văn trên ?
Biện pháp so sánh : Chi chít như mạng nhện
Điệp từ, tính từ chỉ màu sắc, cảm nhận bằng thị giác, thính giác
?- Em hình dung như thế nào về cảnh sông nước Cà Mau qua ấn tượng ban đầu của tác giả?
1. Giới thiệu chung về sông nước Cà Mau:
- Kênh rạch, sông ngòi: dày đặc NT:So sánh 
- Màu sắc: xanh điệp từ, 
- Tiếng sóng tính từ
 Chỉ màu sắc
 Thiên nhiên còn hoang sơ, đầy hấp dẫn và bí ẩn.
G/V- Hãy tìm những danh từ riêng trong đoạn văn?
- Cách đặt tên: Chà Là, Cái Keo, Bảy Háp, Mái Giầm, Ba khía, Bọ Mắt, Năm Căn
 HS : Làm bài tập trăc nghiệm:
Người Cà Mau quen gọi tên đất, tên sông theo cách nào?
 A.Theo danh từ mĩ lệ;
 B.Theo thói quen đời sống;
 C.Theo cách của ông cha để lại;
 D.Theo đặc điểm riêng biệt của đất, của sông.
Đáp án: D
?- Em có nhận xét gì về cách đặt tên?
Þ Cái tên dân dã mộc mạc theo lối dân gian. Những cái tên rất riêng ấy góp phần tạo nên màu sắc địa phương không thể trộn lẫn với các vùng sông nước khác
?- Những địa danh đó gợi ra đặc điểm gì về thiên nhiên và cuộc sống Cà Mau?
?- Đoạn văn có phải hoàn toàn thuộc văn miêu tả không? Vì sao?
Đoạn văn không chỉ tả cảnh mà còn xen kẻ thể loại văn thuyết minh. Giới thiệu cụ thể, chi tiết về cảnh quan, tập quán, phong tục một vùng đất nước
GV: Tích hợp lịch sử Cà Mau
Cà Mau là vùng đất trẻ mới được khai phá cách đây khoảng 300 năm .Qua nhiều lần thay đổi địa giới hành chính ngày 1/1/1997 Cà Mau được chia tách ra từ tinhhr Minh Hải cũ gồm Cà Mau và Bạc Liêu.
Tên gọi Cà Mau được hình thành do người Khơ me gọi vùng đất này là “ Tưk Kha – Mau” nói trại đi là Cà Mau hoặc Khơ Mâu có nghĩa là nước đen. Do nước đen là màu nước đặc trưng của lá tràm rừng U Minh bạt ngàn rụng xuống làm đổi màu nước.
 Do mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chăng chịt nên ở đây giao thông đường thủy rất phát triển . Đây cúng là điểm riêng biệt của vùng sông nước so với vùng đất liền của chúng ta. Chính nét riêng này cùng với thiên nhiên hoang sơ đầy bí ẩn và những thắng cảnh nổi tiếng đã tạo nên điểm du lich khá hẫm dẫn đối với những ai thích khám phá vùng sông nước.
 Ảnh Đất Mũi – Cà Mau
Đây là nơi cắm mốc tọa độ cuối cùng của Việt Nam 8037’30 vĩ Bắc, 104043’ kinh Đông thuộc địa phận xã Đất Mũi huyện Ngọc Hiển. Ngọc Hiển là tên một thầy giáo có công lao rất lớn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp .
 Ảnh Hòn Khoai - Cà Mau 
GV: Bình
Truyện kể rằng khi những cư dân Việt đầu tiên đặt chân lên vùng đất này tìm nước ngọt để uống họ phát hiện rằng ở đó có rất nhiều khoai. Vì vậy họ đặt tên là đảo Hòn Khoai. Nơi đây còn gắn liền với cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai do thầy giáo Phan Ngọc Hiển lãnh đạo thành công. 
 Ảnh hòn Đá Bạc – Cà Mau
Gọi là hòn Đá Bạc vì ở đó có rất nhiều đá màu bạc.
Đây là ảnh chùa Khơ me tọa lạc tại thành phố Cà Mau.
 Chùa Khơ me- Cà Mau
Và đây là cảng hàng không Cà Mau
 Cảng hàng không Cà Mau
?- Dòng sông và rừng đước Năm Căn được tác giả miêu tả bằng những chi tiết nổi bật nào?
- Dòng sông: Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác; cá hàng đàn đen trũi như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
- Rừng đước: Dựng cao ngất như hai dãy trường thành vô tận; cây đước ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh..
 Tượng đài, hình ảnh cây đước tại trung tâm tp Cà Mau.
Rừng đước đã trở thành biểu tượng tượng trưng cho sự hiên ngang, dũng mãnh của người Cà Mau.
GV: Theo em cách tả cảnh ở đây có gì độc đáo. Tác dụng của cách tả này?
- Dùng nhiều phép so sánh:( nước... như thác; cá... như người bơi ếch; đước... như hai dãy trường thành vô tận)
- Tác giả tả trực tiếp bằng thị giác, thính giác. Dùng nhiều so sánh ÞKhiến cảnh hiện lên cụ thể, sinh động.
?- Đoạn văn tả cảnh sông và đước Năm Căn đã tạo nên một thiên nhiên như thế nào trong tâm tưởng của em?
?- Em có nhận xét gì về cách dùng động từ của tác giả ở câu văn: "Thuyền chúng tôi chèo thoắt qua kênh bọ mắt, đổ ra con sông cửa lớn, xuôi về Năm Căn".
-Một câu văn dùng tới 3 động từ (thoát, đổ, xuôi) chỉ các trạng thái hoạt động khác nhau của con thuyền trong những không gian khác nhau.
- Thoắt qua : Diễn tả trạng thái vượt qua nơi khó khăn, nguy hiểm.
- Đổ ra: Diễn tả trạng thái từ nơi hẹp(kênh nhỏ) ra nơi rộng (sông lớn)
- Xuôi: Diễn tả trạng thái thuyền nhẹ nhàng trên dòng nước êm ả. Þ Cách dùng từ như vậy vừa tinh tế, vừa chính xác nó diễn tả trình tự xuôi theo dòng chảy của con thuyền.
* GV: Cà Mau không chỉ độc đáo ở cảnh thiên nhiên sông nước mà còn hấp dẫn ở cảnh sinh hoạt cộng đồng nơi chợ búa.
?- Quang cảnh chợ Năm Căn vừa quen thuộc, vừa lạ lùng hiện lên qua các chi tiết điển hình nào?
- Quen thuộc: Giống các chợ kề bên vùng Nam Bộ, lều lá nằm cạnh nhà tầng; gỗ chất thành đống, rất nhiều thuyền trên bến.
- Lạ lùng: Nhiều bến, nhiều lò than hầm, gỗ đước; nhà bè như những khu phố nổi, như chợ nổi trên sông; bán đủ thứ, nhiều dân tộc.
?- Ở đoạn văn trước tác giả chú ý đến miêu tả, ở đoạn văn này tác giả chú ý đến kể chuyện. ở đây bút pháp kể được tác giả sử dụng như thế nào?
Tác giả chú trọng liệt kê hàng loạt chi tiết về chợ năm Căn.
?- Qua cách kể của tác giả, em hình dung như thế nào về chợ Năm Căn?
GV cho HS thảo luận:
 Tìm những chi tiết thể hiện sự tấp nập, đông vui , trù phú và độc đáo của chợ Năm Căn?
Nghệ thuật tả cảnh chợ của tác giả?
Sự đông vui trù phú: Ngững đống gỗ chất cao như núi, những cột đáy, thuyền chài, thuyền buôn dập dềnh trên sóng, những bến vận hà nhộn nhịp, những lò than hầm gỗ đước, những ngôi nhà bè đêm sáng rực... như những khu phổ nổi.
Sự độc đáo: Chợ họp trên sông, mua vật dụng không cần ra khỏi thuyền, người bán hàng thuộc nhiều dân tộc khác nhau: người Hoa, Miên
Nghệ thuật : Từ láy, so sánh, liệt kê
Quan sát kĩ lưỡng, nhận xét tinh tế.
2. Cảnh kênh rạch, sông ngòi:
- Cách đặt tên : Theo đặc điểm riêng biệt của nó.
Nghệ thuật : Miêu tả, thuyết minh
 Thiên nhiên phong phú đa dạng, hoang sơ gắn bó với cuộc sống lao động của con người.
* Tả cảnh dòng sông Năm Căn: 
Dòng sông NT: So sánh, động 
Rừng đước từ mạnh
Þ Thiên nhiên mang vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ, trù phú, một vẻ đẹp chỉ có thời xa xưa.
3. Tả cảnh chợ Năm Căn:
- Quen thuộc: NT: So sánh, miêu tả
- Lạ lùng: 
Þ Cảnh tượng đông vui tấp nập, hấp dẫn.
Hoạt động 3
III. TỔNG KẾT:
?- Qua đoạn trích Sông nước Cà Mau, Em cảm nhận được gì về vùng đất?
?- Em có nhận xét gì về tác gỉa qua văn bản này?
?- Em học tập được gì từ nghệ thuật tả cảnh của tác giả?
GV: Bình
Sông nước Cà Mau là một đoạn trích độc đáo và hấp dẫn thể hiện sự am hiểu, tấm lòng gắn bó của nhà văn Đoàn Giỏi với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau.
Thiên nhiên phong phú hoang sơ mà tươi đẹp, sinh hoạt độc đáo và hấp dẫn .Đã từ lâu mảnh đất Cà Mau – cực nam của Tổ quốc đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho nhiểu nhà thơ, nhà văn.
“ Tổ quốc tôi như một con tàu
Mũi thuyền xé sóng- Mũi Cà Mau”
( Xuân Diệu- Mũi Cà Mau)
Đi đâu cúng nhớ quê hương
Ở đâu lòng cúng mến thương đất này
“Bồng bềnh sông rợn trời mây
Gió ru dừa nước, đước say bãi bồi”
(Tố Hữu- Một thoáng Cà Mau)
1. Nội dung: 
- Thiên nhiên phong phú hoang sơ mà tươi đẹp; Sinh hoạt độc đáo mà hấp dẫn.
- Tình yêu đất nước sâu sắc và vốn hiểu biết rất phong phú đã giúp tác giả miêu tả, giới thiệu sông nước Cà Mau tường tận, hấp dẫn đến như vậy.
2. Nghệ thuật: 
 Ngôi kể thứ nhất( tôi), trực tiếp quan sát, miêu tả cảnh từ trên thuyền
 Sử dụng nhiều phương thức và thủ pháp miêu tả( quan sát, so sánh, tưởng tượng), nhất là việc huy động nhiều giác quan để cảm nhận và tô đậm ấn tượng
 .
4. Ghi nhớ : ( SGK- Tr23)
Hoạt động 4:
IV. LUYỆN TẬP:
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về vùng Cà Mau qua bài Sông nước Cà Mau (Khoảng 5 câu).
* Dặn dò : HS về học nội dung bài học;
 + Làm bài tập sgk trang 23;
 +Xem trước bài “So sánh”.

Tài liệu đính kèm:

  • docSông nước Cà Mau (3).doc